Sáng kiến kinh nghiệm Một số cách thức giúp học sinh nắm bắt tác phẩm tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng môn Ngữ văn ở THPT số 2 Thành phố Lào Cai

Sáng kiến kinh nghiệm Một số cách thức giúp học sinh nắm bắt tác phẩm tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng môn Ngữ văn ở THPT số 2 Thành phố Lào Cai

 Khi vào hoạt động tìm hiểu văn bản tác phẩm, Gv có thể kết hợp nhiều phương pháp tích cực hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh bài học theo mục tiêu cần đạt cảu từng tiết học từ đó khắc sâu nội dung tác phẩm, các giá trị của tác phẩm,

 - Phương pháp đọc diễn cảm, đọc phân vai

 - Phương pháp nêu vấn đề

 - Phương pháp gợi mở

 - Phương pháp thảo luận, hợp tác nhóm vận dụng các kĩ thuật: khăn trả bàn, đắp bông tuyết, các mảnh ghép, trình bày một phút

 - Phương pháp giảng bình và thuyết trình .

Các phương pháp trên đều kết hợp với việc tóm tắt tác phẩm, tóm tắt sự việc hoặc chi tiết để học sinh khai thác. Tùy từng đói tượng học sinh để lựa chọn phương pháp hướng dẫn học sinh nắm bắt tác phẩm nhanh và ghi nhớ lâu nhất tác phẩm đã học.

 

doc 20 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 514Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số cách thức giúp học sinh nắm bắt tác phẩm tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng môn Ngữ văn ở THPT số 2 Thành phố Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh sẽ không lúng túng vì không nhớ tác phẩm nên không biết bắt đầu từ đâu và như thế nào.
 + Không phải học sinh nào cũng tóm tắt được tác phẩm, việc tóm tắt tạo cơ hội cho học sinh giúp đỡ nhau cùng tìm hiểu và ghi nhớ tác phẩm một cách nhanh nhất.
 Khi học sinh kể tác phẩm cho nhau nghe - học sinh sẽ nhớ văn bản hơn. Theo số liệu khảo sát thì học sinh trao đổi với nhau, “dạy” nhau sẽ ghi nhớ được 70% kiến thức, 70% nội dung văn bản.
 + Tóm tắt tác phẩm sẽ bớt dần những nhầm lẫn tai hại trong bài viết của học sinh như những bài văn “ kinh điển” được nhắc đến sau mỗi kì thi.
 - Trong giờ dạy - học văn, tóm tắt không nằm trong yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng nhưng phải tóm tắt được văn bản thì mới tiếp thu được những yêu cầu về kiến thức. Tóm tắt là thao tác quan trọng phục vụ cho đọc hiểu văn bản.
 - Trước kia tôi chủ quan khi nghĩ việc tóm tắt đơn giản, chỉ cần giao về nhà học sinh tự làm, không quan trọng lắm. Thế nhưng trong thời gian giảng dạy tôi thấy nhiều học sinh không đọc tác phẩm, không biết chút nào về văn bản cả. Nếu giáo viên không giúp tóm tắt, không hướng dẫn tóm tắt để hình thành cho học sinh một kĩ năng, một thói quen tóm lược văn bản, việc đọc hiểu sẽ vô cùng khó khăn. Hoặc có đọc hiểu tác phẩm thì việc cảm nhận, tìm hiểu tác phẩm cũng sẽ trôi tuột đi - không hứng khởi, không ghi nhớ, không hiểu, không cảm được điều gì.
→ Việc tóm tắt văn bản giúp người học nắm vững văn bản ( tính cách, số phận nhân vật, diễn biến cốt truyện)- góp phần đi sâu tìm hiểu và cảm nhận văn bản tác phẩm.
 2. Một số lý thuyết cần lưu ý khi hướng dẫn học sinh tóm tắt văn bản.
 2.1. Nhân vật, nhân vật chính
 - Nhân vật: Là hình tượng con người phản ánh trong tác phẩm văn học.
 - Nhân vật chính: Nhân vật then chốt của cốt truyện, giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiện đề tài, chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Nhân vật chính xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm, được khắc họa bằng nhiều loại hình chi tiết.
 - Nhân vật phụ: Giữ vị trí thứ yếu so với nhân vật chính trong diễn biến cốt truyện. Nhân vật phụ gắn với tình tiết, sự kiện, có tính chất phụ trợ, bổ sung.
 2.2 Sự việc, chi tiết
 - Sự việc tiêu biểu: là những sự việc quan trọng, góp phần hình thành cốt truyện.
 - Chi tiết: là tiểu tiết mang sức chứa lớn về cảm xúc, tư tưởng ( lời nói, một hành động, một cử chỉ)
→ Sự việc và chi tiết tiêu biểu có tác dụng dẫn dắt câu chuyện, tô đậm tính cách nhân vật và tập trung thể hiện chủ đề tác phẩm. Nắm chắc một số kiến thức này giáo viên và học sinh sẽ tóm tắt vầ nhớ văn bản chi tiết nhất.
 3. Một số cách thức hướng dẫn học sinh tóm tắt
 3.1.Cách thức tóm tắt một văn bản tác phẩm.
 Với tầm quan trọng của việc tóm tắt văn bản tác phẩm như đã trình bày, trong giời giảng văn mà những tác phẩm tìm hiểu có dung lượng dài thì hoạt động đọc không thể thực hiện hết. Với học sinh trường THPT Số 2 Lào Cai khả năng đọc chưa hẳn tốt không thể đọc nhanh tác phẩm hoặc đoạn trích trong 5-7 phút được, còn dành nhiều thời gian đọc thì không đảm bảo cho việc hướng dẫn khai thác nội dung. Khi đó đọc bằng cách tóm tắt là hữu hiệu nhất. Những học sinh chưa tích cực đọc văn bản ở nhà sẽ có cơ hội nghe bạn tóm tắt- nắm được cơ bản tác phẩm và khi được tìm hiểu, được khơi mở sẽ thấy hứng thú, sẽ nắm bắt được tác phẩm. Từ đó hình thành ý thức chuẩn bị bài, ý thức trong đọc tác phẩm.
 	 - Giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh cách thức tóm tắt một văn bản kĩ lưỡng, cụ thể, từ việc xác định nhân vật chính, lựa chọn các chi tiết, sự việc tiêu biểu đến cách thức viết một văn bản đơn giản, ngắn gọn. 
 	 - Cách thức tóm tắt một văn bản tác phẩm:
 	 + Đọc kĩ văn bản, xác định nhân vật chính.
Trong qua trình dạy và học thì việc đọc văn bản học sinh thực hiện ở nhà khi chuẩn bị bài . Khi đọc yêu cầu xác định nhân vật chính.
 	+ Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu xảy ra với nhân vật chính và diễn biến của các sự việc đó.
 	 + Tóm tắt hoạt động, lời nói, tâm trạng nhân vật theo diễn biến của các sự việc.
 	 + Viết thành văn bản tóm tắt theo các sự việc tiêu biểu đã chọn. Khi viết thành văn bản có thể trích nguyên văn theo văn bản gốc những chi tiết quan trọng.
 	+ Đọc và đối chiếu với văn bản gốc để sửa đổi một số sự việc.
Trong chương trình THPT chỉ có 1 tiết học “chọn sự việc chi tiết tiêu biểu” và 1 tiết học “tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính”. Nếu chỉ cứ vào 2 tiết ( 90 phút) thì chưa hình thành cho học sinh thói quen, một kĩ năng được mà giáo viên cần thấy tầm quan trọng của việc tóm tắt mà xây dựng trong các giờ tự chọn bám sát, giờ phụ đạo, ôn tập để học sinh được thực hành, được nhận thấy tầm quan trọng của việc tóm tắt văn bản tác phẩm trong học Ngữ Văn.
 3.2. Hướng dẫn học sinh cách đọc sáng tạo, đọc – tóm tắt tác phẩm
 Trong giờ học văn, đọc là một hoạt động cần thiết. Đọc giúp học sinh nắm bắt tác phẩm, hiểu khái quát nội dung văn bản, khái quát chủ đề, tư tưởng tác phẩm. Tuy nhiên với những văn bản dài, khó có thể đọc hết cả tác phẩm khi đó giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc những đoạn quan trọng, cần thiết - thể hiện phần lớn nội dung tác phẩm.
 - Đọc sáng tạo thể hiện dưới nhiều hình thức và mục đích khác nhau. Đọc để tạo cảm hứng, nhấn mạnh ấn tượng nổi bật hay sự kiện chủ yếu, đọc kiểm tra mức độ cảm thụ. Nhưng việc đầu tiên đọc để nắm bắt được tác phẩm.
 - Một số phương pháp đọc:
 + Đọc diễn cảm theo đặc trưng thể loại
 + Đọc phân vai
 + Đọc nhấn mạnh những đoạn tiêu biểu trong tác phẩm
 + Đọc - tóm tắt
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc : bắt đúng giọng của nhân vật, sẽ bắt đúng cái tình của nhân vật. Khi đó học sinh sẽ nhớ lâu nội dung mình đọc, phát hiện được ra các ý lạ mà không đọc sẽ không phát hiện ra. Đọc sẽ giúp người học đi từ ngôn ngữ đến tư tưởng.
 - Đọc tóm tắt văn bản: kết hợp đọc những đoạn tiêu biểu và tóm tắt nội dung tác phẩm văn bản.
 + Học sinh trình bày văn bản tóm tắt đã chuẩn bị.
 + Các học sinh khác được nghe bạn tóm tắt, nhận xét và bổ sung những sự việc, chi tiết tiêu biểu mà bạn chưa nêu được.
 + Với những học sinh chưa tích cực đọc văn bản – được nghe bạn tóm tắt- sơ lược nắm được nội dung và những vấn đề quan trọng trong tác phẩm.
 + Giáo viên nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh văn bản tóm tắt cho học sinh.
 - Kể lại tác phẩm theo cách kể sáng tạo: tóm tắt tác phẩm theo ngôi thứ nhất, hóa thân vào nhân vật để kể lại các sự kiện đã xảy ra với mình.
 Cách kể sáng tạo này sẽ tạo hứng thú cho học sinh, thu hút những học sinh chưa tích cực đọc tác phẩm.
Hoạt động này chiếm không nhiều thời gian mà có thể giúp học sinh nắm bắt sơ lược toàn bộ nội dung văn bản tác phẩm.
 * Ví dụ khi tìm hiểu văn bản tác phẩm “ Chí Phèo”, giáo viên hướng dẫn và yêu cầu học sinh tóm tắt tác phẩm theo nhân vật Chí Phèo.
Khi học sinh tóm tắt xong, giáo viên có thể hệ thống lại bằng các sự việc, chi tiết tiêu biểu, hoặc giáo viên cung cấp các sự việc, chi tiết tiêu biểu, sau đó yêu cầu học sinh tóm tắt theo các sự việc đó.
 . Chí Phèo là kẻ không cha, không mẹ, một anh đi thả ống lươn nhặt được hắn.
 . Chí làm canh điền cho nhà Lí Kiến, bị lí Kiến ghen, đẩy hắn vào tù.
 . Ra tù Chí biến đổi thành con người khác hẳn, trông đặc như thằng săng-đá
 . Hắn thành tay sai cho bá Kiến, thành con quỷ dữ làng Vũ Đại.
 . Chí gặp thị Nở, hắn khao khát trở lại làm người lương thiện
 . Thị Nở nghe lời bà cô, cự tuyệt Chí, hắn lại uống rượu và kêu gào ăn vạ.
 . Chí đến nhà bà Kiến đòi lương thiện, hắn giết chết bá Kiến và tự sát.
 . Người làng chạy ra xem, thị Nở nhìn nhanh xuống bụng và nghĩ đến cái lò gạch bỏ không.
=> Nếu quá trình tóm tắt này được thực hiện liên tục, giờ học này sang giờ học khác, dần hình thành cho học sinh thói quen đọc- tóm tắt văn bản tác phẩm. Có như vậy học sinh có ý thức đọc văn bản và sẽ nhớ tác phẩm dễ dàng hơn.
 3.3. Hướng dẫn học sinh tóm tắt tác phẩm, ghi nhớ tác phẩm bằng cách vẽ sơ đồ theo diễn biến cốt truyện.
 Lợi thế của môn Ngữ Văn không phải là vẽ sơ đồ và không phải văn bản nào cũng có thể vạch ra sơ đồ cụ thể. Tuy nhiên khi hình thành được sơ đồ dù là sơ đồ giản đơn nhất cũng giúp học sinh ghi nhớ tác phẩm dễ dàng hơn rất nhiều lần.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh cách hình thành sơ đồ cho tác phẩm. Đây cùng là một cách tóm tắt nhưng tóm tắt giản lược hơn và dễ ghi nhớ hơn. 
 Giáo viên hướng dẫn học sinh sau khi đọc xong tác phẩm- lược mạch phát triển của tác phẩm theo diễn biến cốt truyện.
 Đọc xong văn bản dùng mũi tên thể hiện sự phát triển, những bước ngoặt trong cuộc đời nhân vật, những thay đổi trong tâm trạng nhân vật.
 Giáo viên cung cấp sơ đồ khái quát, yêu cầu học sinh tóm tắt theo sơ đồ đó.
 Khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu xong văn bản, giáo viên khái quát bằng sơ đồ, tổng kết, củng cố bằng sơ đồ.
 * Ví dụ khi dạy – học các đoạn trích trong Truyện Kiều ( Nguyễn Du), ở bài khái quát, hoặc các phần tìm hiểu chung về đoạn trích, giáo viên có thể dùng sơ đồ sau để học sinh tóm tắt lại tác phẩm, nêu xuất xứ đoạn trích:
Thúy Vân
 ( Kiều- K.Trọng)
 Chia ly 2
 ( Kiều- Thúc Sinh)
 Gặp gỡ 2
 ( Kiều- Thúc Sinh)
Hội ngộ
 Đoàn vi ên 
( Kiều- K.Trọng)
 Gặp gỡ 3
 ( Kiều- Từ Hải)
 Chia ly 1
 ( Kiều- K.Trọng)
 Chia ly 3
 ( Kiều- Từ Hải)
→ Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt Truyện Kiều trên cơ sở các bước ngoặt xảy ra trong cuộc đời Thúy Kiều, các cuộc gặp gỡ và chia ly. Các đoạn trích được học nằm trong các cuộc gặp gỡ và chia ly đó. Thúy Kiều gặp nhiều bất hạnh trong cuộc đời mình, nhưng đoàn tụ thì Thúy Vân là trở ngại nên nàng đã trao duyên cho em không thể lại đoạt mất duyên em sau ngần ấy năm trời người mình yêu và em gái là vợ chồng. Cuộc đời Thúy Kiều như mạch điện, cuộc đoàn tụ hội ngộ những tưởng kết thúc mọi đau khổ thì còn điện trở là nàng Vân.
→ Khi tóm tắt theo sơ đồ trên học sinh sẽ mường tượng và nhớ lại có bao nhiêu trắc trở mà Thúy Kiều phải trải qua. Những đoạn trường mà nàng Kiều trải qua cũng chính là nội dung cốt truyện.
 Nhìn vào sơ đồ trên học sinh sẽ tái hiện được nội dung tác phẩm, nắm được những diễn biến xảy ra trong cuộc đời Thúy Kiều và khi tìm hiểu văn bản hay các đoạn trích học sinh luôn liên hệ được toàn tác phẩm. Hơn nữa cách này sẽ tạo hứng thú cho học sinh và học sinh sẽ hoạt động tích cực hơn.
 * Tương tự như vậy, khi dạy-học các tác phẩm văn xuôi tự sự, giáo viên dùng sơ đồ khái quát giúp học sinh tóm tắt tác phẩm đơn giản hơn và dễ ghi nhớ hơn.
Chẳng hạn khi dạy và học tác phẩm Chí Phèo, giáo viên có thể dùng sơ đồ sau để hướng dẫn học sinh tóm tắt và khắc sâu nội dung tác phẩm:
 Sơ đồ khái quát quá trình tha hóa của Chí Phèo:
Lưu manh, côn đồ
Chí- một anh nông dân hiền lành, lương thiện
 Sau 7,8 năm đi tù
 Khao Tay sai cho 
 khát Bá Kiến 
Chí Phèo thức tỉnh
Con quỷ dữ làng
Vũ Đại
 Gặp Thị Nở
 → Nhìn vào sơ đồ trên, học sinh dễ dàng tóm tắt được quá trình tha hóa của Chí Phèo và nguyên nhân của sự tha hóa đó. Vòng biến đổi của đời một con người- những bước ngoặt quan trọng, sự hồi sinh và khao khát trở về với bản thể, với chất chất lương thiện vốn có của nhân vật Chí Phèo được gói gọn trong sơ đồ ngắn gọn.
Tóm tắt, ghi nhớ văn bản bằng sơ đồ là cách thức sáng tạo, ngắn gọn và dễ nhớ.
4. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị văn bản
 Để học sinh có thể tóm tắt văn bản nhằm nắm vững nội dung, việc giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh không thể chỉ dặn dò qua loa được mà cần cụ thể các yêu cầu. Nếu chỉ dặn học sinh soạn theo các câu hỏi SGK, học sinh không cần đọc tác phẩm mà chỉ chép theo sách học tốt hoặc của bạn để chống đối trong khi đó tác phẩm học sinh không nắm được điều gì. Giáo viên giao công việc cụ thể:
- Đọc tác phẩm : 
+ Xác định nhân vật chính
 + Tìm các sự việc, chi tiết tiêu biểu
 + Tìm giá trị nội dung, ý nghĩa tác phẩm
- Tóm tắt tác phẩm thành văn bản.
 Đến giờ học, giáo viên kiểm tra phần tóm tắt văn bản của học sinh. Những tác phẩm có dung lượng lớn, giáo viên hướng dẫn đọc một số đoạn tiêu biểu còn lại thay bằng tóm tắt văn bản. Việc này thời gian đầu có thể gây căng thẳng nhưng khi hình thành thói quen, việc tóm tắt đã thành kĩ năng thì học sinh sẽ thấy hiệu quả và tác dụng của việc tóm tắt văn bản để nắm rõ tác phẩm và ghi nhớ tác phẩm lâu và tốt hơn.
 5. Áp dụng các phương pháp tìm hiểu văn bản theo hướng đổi mới nhằm phát huy tính tích cực của học sinh giúp học sinh khắc sâu nội dung văn bản.
 Khi vào hoạt động tìm hiểu văn bản tác phẩm, Gv có thể kết hợp nhiều phương pháp tích cực hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh bài học theo mục tiêu cần đạt cảu từng tiết học từ đó khắc sâu nội dung tác phẩm, các giá trị của tác phẩm,
 - Phương pháp đọc diễn cảm, đọc phân vai
 - Phương pháp nêu vấn đề
 - Phương pháp gợi mở
 - Phương pháp thảo luận, hợp tác nhóm vận dụng các kĩ thuật: khăn trả bàn, đắp bông tuyết, các mảnh ghép, trình bày một phút
 - Phương pháp giảng bình và thuyết trình.
Các phương pháp trên đều kết hợp với việc tóm tắt tác phẩm, tóm tắt sự việc hoặc chi tiết để học sinh khai thác. Tùy từng đói tượng học sinh để lựa chọn phương pháp hướng dẫn học sinh nắm bắt tác phẩm nhanh và ghi nhớ lâu nhất tác phẩm đã học.
 6. Phương pháp:ứng dụng CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
 Trong quá trình soạn giảng, để giúp học sinh ghi nhớ tác phẩm tốt hơn, giáo viên có thể vận dụng công nghệ thông tin. Giáo viên có thể sưu tầm những đoạn phim làm tư liệu để học sinh có hứng thú hơn khi tóm tắt tác phẩm. Sử dụng kênh hình cũng là cách ghi nhớ nhanh, hiệu quả vì thường cuốn hút học sinh hơn.
 Dùng máy chiếu để tóm tắt sơ lược tác phẩm bằng các sự việc chi tiết tiêu biểu, hoặc bằng sơ đồ cho rút ngắn thời gian. Hệ thống nhân vật ( với những tác phẩm đồ sộ) xen hình ảnh minh họa.
 * Ví dụ trong hoạt động đọc của giờ giảng văn “ Chí Phèo”, giáo viên có thể chiếu đoạn phim thay cho việc đọc đoạn trích.
 Gv có thể hệ thống các sự việc chi tiết tiêu biểu để học sinh đối chiếu với phần tóm tắt của mình.
 Gv chiếu sơ đồ khái quát quá trình tha hóa của nhân vật để học sinh dựa vào đó tóm tắt lại tác phẩm.
 7. Phương pháp : NGOẠI KHÓA VĂN HỌC
 Học đi đôi với hành, một cách học văn bản khá lý thú đối với học sinh là trao đổi trực tiếp, được thực hiện những cách thức sáng tạo với văn bản đó.
Có nhiều cách thức tổ chức một buổi ngoại khóa văn học, qua buổi ngoại khó đó học sinh được chơi, được học hỏi, được thể hiện mình, được rèn các kĩ năng sống: giao tiếp, xử lý tình huống, ứng xử
 - Học sinh xem các tư liệu về các tác phẩm, các đoạn phim có trong văn bản.
 - Học sinh viết kịch bản cho các tác phẩm, diễn kịch về tác phẩm đó
 - Học sinh đóng kịch diễn lại các tình huống, các học sinh khác sẽ đoán tác phẩm, nêu lên nội dung tác phẩm hoặc đoạn trích.
 - Tổ chức thi tìm hiểu, thi hùng biện.
Đối với đối tượng của chúng tôi, không thể thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khóa nhưng trong các giờ dạy tự chọn bám sát, giáo viên thay đổi không khí một số tiết bằng cách tổ chức một giờ ngoại khóa nho nhỏ. Trong giờ đó học sinh hào hứng đoán tác phẩm, đoán nhân vậtNhững tác phẩm văn học không còn khiến học sinh e ngại vì dung lượng quá dài mà thật đơn giản để nhớ, thật đơn giản để hiểu và cảm nhận theo cách riêng của mình dưới sự hướng dẫn của thầy cô.
IV. THIẾT KẾ THỬ NGHIỆM
 Những ý kiến trên của cá nhân tôi về một số cách thức hướng dẫn học sinh nắm bắt tác phẩm tốt hơn nhằm nâng cao hiệu quả trong giờ dạy Ngữ Văn, nâng cao chất lượng môn Ngữ Văn. Do đó trong thiết kế thử nghiệm, tôi không thiết kế một giáo án hoàn chỉnh mà chỉ thiết kế những phần có áp dụng những nội dung mà tôi đã trình bày.
 Thiết kế cho tiết học:
CHÍ PHÈO
- Nam Cao-
Phần được giao cho học sinh chuẩn bị từ tiết trước trong hoạt động hướng dẫn học sinh học bài:
 - Tìm hiểu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Chí Phèo.
 - Đọc kĩ văn bản, xác định nhân vật chính.
 - Tìm các chi tiết tiêu biểu, sắp xếp các sự việc và chi tiết đó theo diễn biến cốt truyện.
 - Viết văn bản tóm tắt.
 - Thử vẽ sơ đồ khái quát về cuộc đời, số phận của nhân vật Chí Phèo.
I. Mục tiêu cần đạt
 1.Kiến thức:
- Hiểu được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm qua việc phân tích các nhân vật, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo:
 Hình tượng nhân vật Chí Phèo ( những biến đổi về nhân hình, nhân tính sau khi ở tù, nhất là tâm trạng và hành động của Chí sau khi găph thị Nở cho đến lúc tự sát).
 - Những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện ngắn của Nam Cao.
2. Kĩ năng
 Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
* Kĩ năng sống
 - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, nhận thức về cách tiếp cận và thể hiện hiện thực của NC trong tác phẩm, bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người, khao khát hoàn lương của CP.
 - Tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận về cá tính sắc nét, về bản chất đời sống XH trong nhân vật Chí Phèo, về phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao trong tác phẩm
II. Tiến trình dạy – học
 1. Hoạt động 1: Khởi động
 Có thể thay kiểm tra bài cũ bằng việc yêu cầu học sinh trình bày văn bản tóm tắt về tác phẩm Chí Phèo đã chuẩn bị.
 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác, cảm hứng hiện thực của tác phẩm.
 3. Hoạt động 3: Đọc văn bản
 - Hướng dẫn học sinh đọc một số đoạn cơ bản
 - yêu cầu học sinh khá tóm tắt văn bản cho cả lớp nghe.
 - Học sinh khác nhận xét, bổ sung những sự việc quan trọng mà bạn còn thiếu.
 - Gv nhận xét và hệ thống các sự việc, chi tiết tiêu biểu giúp tất cả học sinh ghi nhớ được nội dung cơ bản của tác phẩm, khái quát được nội dung văn bản.
 . Chí Phèo là kẻ không cha, không mẹ, một anh đi thả ống lươn nhặt được hắn.
 . Chí làm canh điền cho nhà Lí Kiến, bị lí Kiến ghen, đẩy hắn vào tù.
 . Ra tù Chí biến đổi thành con người khác hẳn, trông đặc như thằng săng-đá
 . Hắn thành tay sai cho bá Kiến, thành con quỷ dữ làng Vũ Đại.
 . Chí gặp thị Nở, hắn khao khát trở lại làm người lương thiện
 . Thị Nở nghe lời bà cô, cự tuyệt Chí, hắn lại uống rượu và kêu ngào ăn vạ.
 . Chí đến nhà bà Kiến đòi lương thiện, hắn giết chết bá Kiến và tự sát.
 . Người làng chạy ra xem, thị Nở nhìn nhanh xuông bụng và nghĩ đến cái lò gạch bỏ không.
 - Gv có thể dùng sơ đồ khái quát ( như đã nêu ở trên) yêu cầu học sinh tóm tắt lại tác phẩm theo sơ đồ đó.
 Khi tóm tắt được tất cả học sinh đã biết tác phẩm nói về nhân vật nào, số phận nhân vật đó ra sao, có những biến có gì xảy ra với Chí Phèo, kết thúc cảu nhân vật thế nào. Từ đó việc tìm hiểu tác phẩm đỡ khó khăn hơn kể cả những học sinh chưa chịu đọc tác phẩm.
 Với việc tóm tắt các diễn biến tác phẩm ngắn gọn như vậy, hoặc sơ đồ khái quát quá trình biến đổi của Chí Phèo, học

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_cach_thuc_giup_hoc_sinh_nam_bat.doc
  • docĐơn -TT SKKN(HÀ VĂN).doc