Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 -Lý do chọn đề tài

Sự phát triển của công nghệ thông tin nói riêng và khoa học công nghệ

nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển mọi mặt của đời sống xã

hội.

Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, ngành giáo dục Mầm Non là mắt

xích đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực và đẩy

mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Thể hiện rõ nét qua

các sản phẩm công nghệ như bài giảng điện tử, bài giảng e-learning, trò chơi

tương tác. Trên thực tế, việc khai thác các tư liệu, phim ảnh trên Internet là một

thành tựu có tính đột phá của nhân loại, là một công cụ vô cùng hiệu quả cho

việc khai thác tư liệu hình ảnh, nội dung, tư liệu bài giảng giới thiệu cho trẻ

mang tính chân thực, phong phú và những kỹ năng sống cần thiết đối với lứa

tuổi mẫu giáo.

Để đáp ứng được những yêu cầu trên, đòi hỏi mỗi giáo viên không ngừng

nâng cao kiến thức, dành thời gian nghiên cứu các phần mềm ứng dụng để từ đó

tìm ra các giải pháp để ứng dụng trong việc giảng dạy, tổ chức các trò chơi cho

trẻ là đòi hỏi cấp thiết cho tất cả các giáo viên nói chung và giáo viên mầm non

nói riêng.

Là một giáo viên trẻ, bản thân có những kỹ năng công nghệ thông tin đạt

mức khá trở lên. Tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp ứng dụng

công nghệ thông tin trong việc xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ ở lứa tuổi

mẫu giáo”. Để góp phần nâng cao hiệu quả trong việc ứng dụng công nghệ và

phần mềm tin học vào công tác dạy học trong trường mẫu giáo

pdf 12 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 2405Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ò chơi
tương tác. Trên thực tế, việc khai thác các tư liệu, phim ảnh trên Internet là một
thành tựu có tính đột phá của nhân loại, là một công cụ vô cùng hiệu quả cho
việc khai thác tư liệu hình ảnh, nội dung, tư liệu bài giảng giới thiệu cho trẻ
mang tính chân thực, phong phú và những kỹ năng sống cần thiết đối với lứa
tuổi mẫu giáo. 
 Để đáp ứng được những yêu cầu trên, đòi hỏi mỗi giáo viên không ngừng
nâng cao kiến thức, dành thời gian nghiên cứu các phần mềm ứng dụng để từ đó
tìm ra các giải pháp để ứng dụng trong việc giảng dạy, tổ chức các trò chơi cho
trẻ là đòi hỏi cấp thiết cho tất cả các giáo viên nói chung và giáo viên mầm non
nói riêng.
 Là một giáo viên trẻ, bản thân có những kỹ năng công nghệ thông tin đạt
mức khá trở lên. Tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp ứng dụng
công nghệ thông tin trong việc xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ ở lứa tuổi
mẫu giáo”. Để góp phần nâng cao hiệu quả trong việc ứng dụng công nghệ và
phần mềm tin học vào công tác dạy học trong trường mẫu giáo.
2 - Mục đích nghiên cứu
Tôi lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin
trong việc xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo”. 
- Giúp giáo viên nâng cao thêm kỹ năng công nghệ thông tin, có thể sử dụng
hành thạo các phần mềm để tạo được sản phẩm CNTT có chất lượng tốt.
- Giúp trẻ được tiếp cận với hình ảnh chân thực, tiếp cận với công nghệ một
cách khoa học
- Gây hứng thú, chú ý, khả năng tư duy cho trẻ khi tham gia vào các hoạt
động
3- Đối tượng phạm vi nghiên cứu
Lứa tuổi mẫu giáo trong trường mầm non
4 - Phương pháp nghiên cứu
1/10
4.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
Đọc, thu thập, phân tích, khái quát hóa hệ thộng những tài liệu.
4.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát, nghiên cứu thực tế, phân tích, thực hành, trải nghiệm.
5 - Phạm vi kế hoạch nghiên cứu: Nghiên cứu từ tháng 9 năm 2020 đến
tháng 3 năm 2021.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1- Cơ sở lý luận
Thực hiện Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng
Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020 định hướng đến năm
2025. Về việc triển khai áp dụng CNTT trong dạy và học, hỗ trợ đổi mới
phương pháp giảng dạy, tích hợp ứng dụng CNTT ngay trong mỗi môn học một
cách hiệu quả và sáng tạo ở những nơi có điều kiện thiết bị tin học; xây dựng nội
dung thông tin số phục vụ giáo dục; phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tòi
thông tin qua mạng Internet của người học; tạo điều kiện để người học có thể
học ở mọi nơi, mọi lúc, tìm được nội dung học phù hợp; xoá bỏ sự lạc hậu về
công nghệ và thông tin do khoảng cách địa lý đem lại. Cụ thể là:
 - Khuyến khích giáo viên, giảng viên soạn bài trình chiếu, bài giảng điện
tử và giáo án trên máy tính. Khuyến khích giáo viên, giảng viên trao đổi kinh
nghiệm giảng dạy qua website của các cơ sở giáo dục và qua diễn đàn giáo dục
trên Website Bộ. 
 - Triển khai mạnh mẽ công nghệ học điện tử (e-Learning). Tổ chức cho
giáo viên, giảng viên soạn bài giảng điện tử e-Learning trực tuyến; tổ chức các
khoá học trên mạng, tăng tính mềm dẻo trong việc lựa chọn cơ hội học tập cho
người học. 
 - Việc hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy bằng ứng dụng CNTT
phải được thực hiện một cách hợp lý, tránh lạm dụng, tránh bệnh hình thức chỉ
ứng dụng CNTT tại một số giờ giảng trong cuộc thi, trong khi không áp dụng
trong thực tế hàng ngày.
 2 – Thực trạng vấn đề 
 Là một giáo viên còn trẻ về cả tuổi đời và tuổi nghề. Ngay từ khi bước và
nghề tôi đã luôn quan âm đến việc ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy.
Việc này giúp tôi dễ dàng gây hứng thú cho trẻ trong các giờ học, thông qua
những hình ảnh video tôi tự thực hiện hoặc sưu tầm trên các trang web giúp trẻ
2/10
tiếp thu được bài một các tối ưu và một các chân thực giống như trẻ được tự trải
nghiệm trên thực tế. Vừa tiết kiệm được thời gian cho người giáo viên mầm non,
vừa tiết kiệm được chi phí cho nhà trường mà vẫn nâng cao được tính sinh động,
hiệu quả của giờ dạy. 
2.1 Thuận lợi
a. Về phía nhà trường: 
- Ban giám hiệu luôn luôn quan tâm tạo điều kiện môi trường thuận lợi:
Trang bị tivi, thiết bị mạng internet giúp cho giáo viên có thể tiếp cận nhanh với
công nghệ thông tin, luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn, thường
xuyên dự giờ thăm lớp để nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học ngoại khóa nâng cao
chuyên môn và phần mềm tin học: Phần mềm Giáo án điện tử, phần mềm bài
giảng E-learning, Chỉnh sửa video, cắt ghép nhạc....
 b. Về phía giáo viên: 
 - Giáo viên có kiến thức và trình độ về tin học cơ bản.
- Giáo viên chủ động khai thác tìm kiếm nguồn tài nguyên phong phú cho
việc lựa chọn những hình ảnh, âm thanh, phim sống động ... để xây dựng giáo án
điện tử
2.1 Khó khăn
a. Về cơ sở vật chất:
- Được đầu tư trang thiết bị còn chưa đồng đều về số lượng. Số máy tính
và máy chiếu không đủ cho số lớp thực tế. 
- Tivi, máy chiếu còn chưa kịp thời được sửa chữa và thay thế do kinh phí
còn hạn hẹp.
b. Về bản thân tôi cũng như nhiều giáo viên trong trường:
Trong thực tế việc ứng dụng CNTT trong các trường mầm non nói chung
cũng như trường tôi nói riêng vẫn còn một số hạn chế sau:
 - Giáo viên còn nhiều hạn chế trong quá trình ứng dụng các phần mềm vào
việc xây dựng giáo án điện tử.
 - Một số giáo viên chưa trang bị được máy tính xách tay nên chưa đưa giáo
án điện tử vào trong các tiết dạy. 
Xuất phát từ những thuận lợi, khó khăn trên, qua khảo sát thực trạng của đơn
vị tôi đã mạnh dạn áp dụng “Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin
trong việc xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo”. Với những
biện pháp cụ thể sau:
 - Biện pháp 1: Khai thác các tư liệu, hình ảnh trên internet
3/10
 - Biện pháp 2: Nghiên cứu các phần mềm hỗ trợ trong việc xây dựng các
giáo án điện tử
 - Biện pháp 3: Chọn bài giảng thích hợp
 - Biện pháp 4: Cách sử dụng phần mềm để thiết kế bài giảng
3 - Một số biện pháp thực hiện
 3.1. Khai thác các tư liệu hình ảnh trên internet 
 Một trong các điều kiện quan trọng nhất để tăng cường hiệu quả giáo dục và
chất lượng giảng dạy là tìm kiếm nguồn tư liệu phong phú, sống động, hấp dẫn
hơn. Nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những
hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với ứng dụng
Công nghệ thông tin giáo viên có thể sử dụng Internet để chủ động khai thác tài
nguyên giáo dục phong phú, chọn những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa
đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện
ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động ngay lập tức thu hút được
sự chú ý và kích thích hứng thú của trẻ vì được chủ động hoạt động nhiều hơn
để khám phá nội dung bài giảng .
 Ngoài những thông tin có thể tìm kiếm trực tiếp trên website, hay giữa các
đồng nghiệp với nhau có thể giúp cung cấp những tư liệu chuyên môn.
 Khi tìm kiếm, lựa chọn tư liệu cho bài học điều quan trọng nhất là tính phù
hợp. Có nội dung, hình thức đa dạng (thông tin, hình ảnh, video...) và được chọn
lọc, lượng thông tin bổ sung vừa đủ.
 3.2. Nghiên cứu các phần mềm hỗ trợ trong việc xây dựng các giáo án
điện tử:
 Mặc dù ứng dụng CNTT vào các hoạt động không còn mới mẻ với Giáo dục
Mầm non, còn nhiều nơi thực sự phổ biến tuy nhiên bước đầu đã tạo ra một
không khí học tập và làm việc khác hẳn cách học và cách giảng dạy truyền
thống. Bởi vì việc giáo viên sử dụng máy vi tính để làm phương tiện giảng dạy
sẽ giúp cô giáo đỡ vất vả bởi vì chỉ cần “click” chuột. Thực ra muốn “click”
chuột để bài học thực sự hiệu quả sinh động thu hút được trẻ thì người dạy cũng
phải chịu bỏ nhiều công sức tìm hiểu và làm quen với cách soạn và giảng bài
mới này. Cụ thể người giáo viên cần phải:
- Có kiến thức hiểu biết về sử dụng máy tính.
- Biết sử dụng phần mềm trình diễn PowerPoint.
- Biết cách truy cập Internet.
4/10
- Có khả năng sử dụng được một số phần mềm chỉnh sửa ảnh, cắt phim,
cắt các file âm thanh, làm các ảnh động bằng Plash, Photoshop, Camtasia, cutter
joiner.....
Mới nghe thì có vẻ mới mẻ và phức tạp nhưng thực sự muốn ứng dụng
công nghệ thông tin vào giảng dạy thì đơn giản là phải biết sử dụng máy vi tính.
Nếu không có khái niệm gì về tin học thì không biết bật máy tính lên và chọn
cho mình một chương trình làm việc và biết những thao tác đơn giản với máy
tính, dù ít hay nhiều thì cũng phải sử dụng được máy tính theo ý riêng mình.
 Để giáo viên có kiến thức cơ bản về tin học. Nhà trường đã tạo điều kiện
để GV có thời gian tham gia các khoá tập huấn do phòng tổ chức.
 Ngoài ra nhà trường cần bồi dưỡng kiến thức tin học cho giáo viên vào
các buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tháng. Mời GV tin học hướng dẫn GV sử
dụng chương trình Powerpoint, Photoshop để GV có thể tự soạn bài giảng trình
chiếu trên Powerpoint, tự sáng tạo các trò chơi trên máy vi tính. 
 Internet đã là một thư viện khổng lồ, là nơi lưu trữ tri thức của toàn nhân
loại với hàng tỷ tư liệu và các bài viết của mọi lĩnh vực, đặc biệt các thông tin
trên đó luôn được cập nhật từng ngày, từng giờ. Như vậy một vấn đề quan trọng
đối với giáo viên trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học là phải biết khai thác
nguồn tài nguyên phong phú trên Internet. Tôi sử dụng các công cụ tìm kiếm
trên Internet như: Google hay Yahoo, hoặc các truy cập các nguồn tài nguyên
phục vụ cho Giáo dục và Đào tạo như: Thư viện tư liệu giáo dục tại
 (cung cấp các tư liệu giúp giáo viên sử dụng vào bài giảng)
và Thư viện bài giảng điện tử tại  (cung cấp các bài
giảng tham khảo có chất lượng để giáo viên học tập và chia sẻ kinh nghiệm
trong giảng dạy). Việc sử dụng các hệ thống mở như trên hiện nay đang là xu
hướng tất yếu của ngành CNTT, với những ưu điểm vượt trội là:
 Hoàn toàn miễn phí.
 Có hệ thống dữ liệu khổng lồ vì là do cộng đồng cùng xây dựng.
 Luôn được cập nhật thường xuyên, từng ngày, từng giờ.
 Nhiều tư liệu cũng như bài giảng có chất lượng cao vì được chọn lọc
và tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Thư viện cũng là kênh kết nối các giáo
viên trên cả nước, giúp mọi người học hỏi và chia sẻ với nhau nhiều vấn đề
trong công việc của mình.
Hướng dẫn giáo viên sử dụng các phần mềm, tiện ích phục vụ cho công tác
giảng dạy học tập và quản lý giáo dục. Học sử dụng máy vi tính thực chất là học
cách sử dụng các phần mềm vi tính. Có thể phân ra 2 loại là các phần mềm phổ
5/10
thông (như soạn thảo văn bản, xử lý ảnh, bảng tính, gõ tiếng Việt, các phần mềm
gửi thư điện tử...) và các phần mềm chuyên dụng, cụ thể đối với giáo viên đó là
những phần mềm tạo bài giảng như Powerpoint, Violet,
 * Các phần mềm phổ thông:
Các phần mềm phổ thông là bắt buộc phải sử dụng thành thạo đối với tất cả
mọi người, từ cấp quản lý đến giáo viên trong nhà trường. 
Microsoft Word: Phần mềm soạn thảo văn bản, giáo viên có thể dùng để
soạn giáo án vừa có thể in ra để sử dụng, lưu trữ trên máy tính hoặc chia sẻ trên
mạng Internet.
Microsoft Excel: Phần mềm tạo bảng tính để xây dựng các kế hoạch, các
chi phí tài chính, hoặc lưu trữ và thông kê số liệu học sinh.
Adobe Photoshop: Là phần mềm xử lý ảnh thông dụng nhất, với rất nhiều
tính năng từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp đều có thể sử dụng được.
 * Các phần mềm phục vụ cho giáo dục:
Đối với giáo viên tôi khuyến khích học và sử dụng các phần mềm sau vì sẽ rất
có ích trong việc xây dựng các bài giảng hỗ trợ cho việc giảng dạy.
Microsoft PowerPoint: Phần mềm cho phép soạn các bài trình chiếu hấp
dẫn. PowerPoint có thể sử dụng được các tư liệu ảnh phim, cho phép tạo được
các hiệu ứng chuyển động khá hấp dẫn và chọn các mẫu giao diện đẹp.
Phần mềm e-Learning ( ispring hoặc adobe presenter): Tương tự như
Powerpoint nhưng e-Learning có nhiều điểm mạnh hơn, dễ dùng, có những khả
năng chuyên dụng cho bài giảng như tạo các loại bài tập, các câu hỏi trắc
nghiệm, chức năng thiết kế chuyên cho mỗi môn học, và đặc biệt là khả năng
gắn kết được với các phần mềm công cụ khác. 
 Ngoài ra còn một số phần mềm khác như: Window Movie Maker giúp giáo
viên cắt đoạn nhạc, đoạn video theo ý muốn. Camtasia giúp giáo viên biên đạo,
trình chiếu hình ảnh thành video.
Bài giảng sau khi được thiết kế sẽ được trình chiếu lên màn hình tivi
thông qua cổng kết nối. Điều đó dù muốn hay không mỗi GV buộc phải biết
cách sử dụng nó. 
3.3. Chọn bài giảng thích hợp: 
 Khi soạn giáo án điện tử giáo viên nên cân nhắc việc đưa công nghê thông
tin vào bài giảng vì không phải bài nào cũng áp dụng được mà cần lựa chọn 1
cách hợp lý dựa vào nội dung mục đích yêu cầu cách tích hợp trong bài dạy.
Ví dụ: Xây dựng giáo án điện tử áp dụng vào các loại tiết như: Văn học,
làm quen chữ viết, toán, tạo hình, trò chơi âm nhạc.
6/10
Tuy nhiên theo tôi, có ba điểm cơ bản để quyết định nên soạn bài bằng
giáo án điện tử hay không:
 - Giáo viên vận dụng hình ảnh và ngôn từ cô đọng trên các slide Power
Point để khơi gợi kích thích sự liên tưởng và tưởng tượng của trẻ. 
 - Nội dung chủ yếu của bài dạy đòi hỏi phải mở rộng và chứa đựng một số
ý tưởng có thể khai thác thành các tình huống có vấn đề dựa trên nhận thức của
trẻ và phù hợp với từng độ tuổi.
 - Nguồn tư liệu hình ảnh phong phú, đúng nội dung, thu hút được trẻ.
3.4. Cách sử dụng phần mềm để thiết kế bài giảng:
 Đây là một hoạt động đòi hỏi nhiều kỹ thuật sử dụng máy tính, đặc biệt là
phần mềm Power Point. Sau đây tôi xin nêu một số cách để có thể soạn thảo một
giáo án điện tử nhanh và hiệu quả:
 - Soạn một Slide nội dung thật hoàn chỉnh về mọi mặt: các Textbox, các
Animation tùy ý (hiệu ứng), các Font chữ và cỡ chữ, màu nềnSau đó copy
toàn bộ Slide này cho các trang sau, chỉ cần thay đổi phần Text nội dung, tất cả
các tùy ý chọn sẽ được giữ nguyên, không cần chọn lại. 
- Cài đặt các đường dẫn đặc biệt cho các câu hỏi để có thể linh hoạt khi
đặt câu hỏi hoặc trình bày minh hoạ cho bài giảng. 
- Đặt các hình ảnh, âm thanh trên các chương trình song song, không cần
cắt chèn vào bài giảng, khi mở bài giảng ta có thể mở đồng thời các chương
trình này. 
- Lưu file giáo án dưới dạng Slide Show để tránh mất thời gian khi phải
mở từ đầu và chọn Slide Show cho từng bài giảng. 
- Một điều cần lưu ý nữa trong khi thiết kế giáo án điện tử đó là nên hết
sức thận trọng trong việc chọn lựa Font chữ, màu chữ, cỡ chữ, màu nền của
Slide và các hiệu ứng. 
 Vậy khi thiết kế các giáo án điện tử, tôi sử dụng phần mềm Micorosoft
Office Powerpoint để thiết kế các slide theo trình tự tiết học và có chú thích
minh họa ở dưới mỗi hình ảnh. Sau khi đã thiết kế xong các slide, tôi đặt các
hiệu ứng làm xuất hiên hay mất đi các hình ảnh (Phụ thuộc vào từng bài) bằng
cách bấm chuột hay đặt chế độ tự động. 
* Ứng dụng phầm mềm vào dạy thơ truyện:
Bước 1: Để thiết kế các giáo án điện tử. Trước tiên GV cần chụp ảnh từ
truyện tranh, hình ảnh thật,... Sau đó sử dụng phầm mềm Photoshop để xử lý
những ảnh để chuyển từ ảnh tĩnh sang ảnh động cho phù hợp với nội dung từng
câu chuyện, bài thơ.
7/10
Bước 2: Ứng dụng phần mềm Photoshop cho phép chúng ta cắt các chi
tiết nhân vật trong câu chuyện, thơ sau đó ghép lại với nhau và sử dụng phầm
mềm Micorosoft Office Powerpoint để đặt các hiệu ứng, với cách làm đó ta sẽ
được các hình ảnh cử động của các nhân vật theo ý muốn. 
Bước 3: Hoàn thiện các slide cho toàn bộ câu chuyện:
 Tuỳ từng truyện, thơ để đặt các hiệu ứng tự động hay hiệu ứng kích chuột,
xuất hiện theo nhiều hình thức khác nhau giúp cho giáo viên linh hoạt trong việc
lựa chon hình thức xuất hiện cho phù hợp với tiết dạy từ đó tạo ra sự hấp dẫn lôi
cuốn trẻ vào tiết học. 
Ngoài sử dụng phần mềm Photoshop, phầm mềm Microsoft Office
Powerpoint. Tôi còn sưu tầm trên các băng, đĩa để dạy trẻ. 
* Ứng dụng phần mềm vào tiết toán:
 VD: Số 9 tiết 1; Lứa tuổi : Mẫu giáo lớn 
 Chủ đề nhánh: Tết và mùa xuân 
- Bước 1: Tôi sưu tầm tranh ảnh về ngày tết, lễ hội mùa xuân, tranh lẳng
quả, hoa ở trên trang: 
- Bước 2: Sau khi tải về máy xong tôi bắt đầu thiết kế các slide để dạy trẻ
phần lập số mới và phần chơi củng cố. Ở phần lập số tôi đặt các bông hoa, lá
theo hiệu ứng xuất hiện click chuột. 
Ở phần trò chơi luyện tập tôi đặt hiệu ứng vẽ đường đi cho các loại hoa,
quả vào 2 lẵng (slide Show -> Custom Animation -> Mo tion Paths ->Draw
Custom Paths -> Scribble - > ok ) 
- Bước 3: Làm hoàn chỉnh các slide tiết học. 
* Ứng dụng phần mềm vào tiết làm quen chữ viết: 
 Với tiết làm quen chữ cái b, d, đ, khi cho trẻ tìm hiểu về cấu tạo chữ cô
cho từng nét chữ xuất hiện sẽ tăng sự chú ý của trẻ và trẻ sẽ ghi nhớ chữ cái đó
sâu hơn. Nếu giáo viên biết thiết kế một trò chơi trên máy tính, trẻ được tự mình
“Click chuột” rồi phát âm chữ cái tìm được trẻ sẽ vô cùng thích thú. Tôi đã thiết
kế trò chơi “Vòng quay kì diệu” như trên hình minh họa phía dưới. Tôi chọn
hiệu ứng xoay tròn cho vòng quay, khi trẻ “click” vào hình mũi tên, hình tròn có
các chữ cái sẽ quay, khi “Vòng quay” dừng, mũi tên chỉ vào chữ cái nào trẻ sẽ
phát âm chữ cái đó (Cùng 01 trò chơi chúng ta có thể thay đổi chữ cái và tên trò
chơi để phù hợp với chủ đề).
- Tập tô chữ cái: Theo cách dạy cũ thì Gv hướng dẫn cách tô trên trang
giấy A3 và dùng bút để tô. Tiết tập tô nào cũng vây, cứ lặp đi lặp lại 1 thao tác
sẽ làm trẻ không hứng thú khi học giờ tô đồ chữ cái. Giờ đây có 1 phần mềm tô
8/10
chữ cái chỉ cần giáo viên dùng thao tác “Click chuột” tự động chữ sẽ tự tô như
vậy sẽ đem lại sự hứng thú khi trẻ tham gia giờ học này. Sau đây tôi xin đưa ra
cách chèn phần mềm tô vào Powerpoint: 
+ Bước 1: Vào trang violet lấy dữ liệu tập tô chữ cái
+ Bước 2: Chọn 1 trang trong Powerpoint, tạo 1 nút lệnh để liên kết :
+ Bước 3: Nhấp chuột phải vào nút lệnh chọn: Hyperlink -> Hộp thoại
xuất hiện -> chọn dữ liệu chữ cần liên kết -> bấm OK.
 Ứng dụng phầm mềm vào tiết học MTXQ , hay trò chơi âm nhạc. Cũng
làm các bước tự như toán và tiết truyện.
VD: Giờ học cho trẻ tìm hiểu về một số con vật sống trong rừng. 
Nếu giáo viên chỉ cho trẻ quan sát tranh thì giờ học sẽ trở nên đơn điệu,
trẻ sẽ nhàm chán, hiệu quả của giờ học sẽ có phần hạn chế. Nhưng nếu giáo viên
sử dụng chương trình PowerPoint chọn hiệu ứng cho các con vật xuất hiện lần
lượt phù hợp lời giới thiệu của cô thì trẻ sẽ rất thích thú, tập trung chú ý, giờ học
sẽ đạt kết quả như mong muốn.
4. Kết quả:
4.1. Đối với trẻ:
Với một số hình thức ứng dụng phầm mềm tin học vào các hoạt động
giảng dạy trẻ, tôi thấy đã thu hút 100% trẻ chăm chú vào tiết học, bởi những
hình ảnh, âm thanh sống động, mô phỏng các hoạt động tương đối chính xác, tạo
cho trẻ tham gia các hoạt động một cách chủ động. Chất lượng, kiến thức ở mỗi
tiết học truyền đạt đến trẻ kết quả đạt hết sức khả quan.
 4.2. Đối với giáo viên:
- Năm học: 2020 – 2021. Tôi đã thiết kế được một số giáo án điện tử - bài
giảng E- learning:
+ Đạt giải nhì thi kỹ năng CNTT khi tham gia ngày hội CNTT lần thứ 5
do phòng giáo dục tổ chức.
 + Giáo viên trong trường cũng đã xây dựng được rất nhiều bài giảng chất
lượng hơn. 
9/10
PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1 - Kết luận:
Là một giáo viên Mầm non tôi luôn nhận thức đững đắn về vai trò và tầm
quan trọng của việc nắm bắt và sử dụng thành thạo kỹ năng CNTT nhằm giúp
cho quá trình dạy học cũng như việc tiếp thu kiến thức của trẻ đạt được kết quả
tốt và giúp tiết kiệm chi phí trong các hoạt động cho nhà trường
2 - Bài học kinh ngiệm:
 Khi thiết kế các giáo án điện tử tôi đã tham khảo ý kiến của ban giám hiệu,
của các đồng nghiệp, cùng trao đổi bàn bạc để đưa ra được nhiều trò chơi vào
các môn học dạy trẻ. Các giáo án điện tử được ban giám hiệu nhà trường, cùng
với các chị em trong tổ chuyên môn đánh giá khá cao.
Qua đó tôi rút ra được một số bài học:
- Giáo viên phải nắm vững phương pháp dạy tất cả các bộ môn. 
- Khi thiết kế các bài dạy phải căn cứ vào nhận thức thực tế của trẻ để đưa
ra những trò chơi phù hợp với từng độ tuổi.
- Luôn bồi dưỡng, không ngừng 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ung_dung_cong_nghe_th.pdf