MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mục tiêu của giáo dục là đào tạo ra những con người phát triển toàn diện về
Đức - Trí - Thể - Mĩ. Giáo viên Tiểu học không chỉ dạy đủ các môn học theo quy định
của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà còn phải làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Bởi vì nếu
công tác chủ nhiệm lớp được làm tốt thì nhất định chất lượng giáo dục của lớp học
cũng sẽ được nâng lên. Nhận thức được vấn đề đó, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài công
tác chủ nhiệm lớp để nghiên cứu, thực hiện và đạt được kết quả tốt. Tôi xin chia sẽ
“Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm góp phần nâng cao chất lượng giảng
dạy” đến quý đồng nghiệp cùng tham khảo và thực hiện.
1 MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY A. ĐẶT VẤN ĐỀ Mục tiêu của giáo dục là đào tạo ra những con người phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mĩ. Giáo viên Tiểu học không chỉ dạy đủ các môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà còn phải làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Bởi vì nếu công tác chủ nhiệm lớp được làm tốt thì nhất định chất lượng giáo dục của lớp học cũng sẽ được nâng lên. Nhận thức được vấn đề đó, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài công tác chủ nhiệm lớp để nghiên cứu, thực hiện và đạt được kết quả tốt. Tôi xin chia sẽ “Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy” đến quý đồng nghiệp cùng tham khảo và thực hiện. B. NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG Năm học 2019 -2020 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 4.1 với tổng số 35/29 học sinh (Dân tộc: 01/01 em; học sinh khác xã: 04/03 em; Hộ nghèo: 02 em, cận nghèo: 01 em). 1/ Thuận lợi - Được Ban giám hiệu quan tâm và đã tạo mọi điều kiện để tôi làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. - Bản thân là giáo viên chủ nhiệm lớp nhiều năm, luôn nhiệt tình trong công tác, hết lòng vì học sinh thân yêu. - Đa số học sinh có lối sống, đạo đức tốt; học đúng độ tuổi và có đủ đồ dùng học tập. - Đa số cha mẹ học sinh quan tâm tới việc học của con mình. 2/ Khó khăn - Một số phụ huynh coi việc giáo dục trẻ là bổn phận và trách nhiệm của nhà trường mà đặc biệt là của giáo viên chủ nhiệm. Mặt khác vài gia đình gửi con ở với ông bà để tiện việc đi làm ăn xa nên việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia 2 đình gặp nhiều khó khăn. - Học sinh của lớp được lựa chọn ở nhiều lớp trong năm học trước (lớp 3) nên chưa có nề nếp cũng như hoạt động và cách sinh hoạt chung. - Bên cạnh đó, các em còn nhỏ nên ý thức tự học, tự chấp hành nội quy chưa cao. II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Để làm tốt công tác chủ nhiệm, tôi đã tiến hành một số biện pháp như sau: 1/ Đối với công tác tổ chức lớp Lớp tôi đi vào nền nếp ngay từ đầu năm học từ những việc cụ thể như: a) Xây dựng nội quy lớp học: - Tôi cho mỗi em tự viết nội quy về những điều mà em cần thực hiện (chỉ có tự mình viết ra thì mới nhớ), sau đó mỗi em tự đọc to lên cho cả lớp cùng nghe. Tiếp theo tôi cùng cả lớp thảo luận về nội quy của các bạn đưa ra, tất cả các em đều được tham gia ý kiến, các em cùng nhau trao đổi xem có điểm nào thấy khó thực hiện tôi sẽ giải thích và giúp các em làm tốt hơn. - Cuối cùng tôi chốt lại nội quy của lớp. Ví dụ: 1, Đi học đều, đúng giờ, nghỉ học phải xin phép (phụ huynh gặp trực tiếp hoặc gọi điện thoại cho giáo viên). 2, Trong giờ học trật tự nghe giảng bài, chú ý phát biểu xây dựng bài, không làm việc riêng, có ý thức tự học và hoàn thành nhiệm vụ học tập (ở lớp và ở nhà). 3, Lễ phép, kính trọng, vâng lời thầy, cô giáo, cha mẹ, người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ bạn bè; thương yêu các em nhỏ. 4, Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, biết giữ vệ sinh cá nhân và tham gia làm tốt vệ sinh trường lớp. 5, Không nói tục, chửi thề, đánh nhau. 6, Tham gia đầy đủ các hoạt động do nhà trường và lớp tổ chức. 7, Biết bảo vệ và giữ gìn của công. Không viết, vẽ bẩn lên bàn, ghế, bảng, tường. 3 8, Chấp hành tốt Luật Giao thông đường bộ. b) Chia tổ và sắp xếp chỗ ngồi: - Phân lớp thành các tổ học sinh có cơ cấu học sinh nam, nữ, trình độ học tập tương đối đồng đều. Việc xếp chỗ ngồi cũng là vấn đề phải cân nhắc, làm sao để lựa chọn bạn ngồi chung bàn không gây mất trật tự, hỗ trợ nhau trong việc học và làm việc theo nhóm thuận tiện. Ví dụ: Xếp một em ít nói, ít phát biểu ngồi cùng một bạn học khá, năng động hay xếp một em nam tính tình hiếu động hay mất trật tự ngồi cùng một bạn nữ ngoan ngoãn, chăm chỉ; xếp học sinh hay trêu chọc bạn ngồi ở phía trên gần giáo viên để tôi dễ quan tâm, quản lí; xếp em thấp ngồi phía trước, em cao ngồi phía sau để đảm bảo các em đều nhìn lên bảng lớp được rõ... - Xếp chỗ dàn đều số học sinh giỏi khá nổi trội giữa các tổ để tạo sự cân bằng trong thi đua và cùng nhau phấn đấu tốt hơn; mỗi bàn có 2 đối tượng học sinh không đều trình độ để em khá hơn sẽ kèm cặp, giúp đỡ bạn. Tuy nhiên cũng có sự thay đổi chỗ ngồi nếu thấy tình hình thực tế chưa hợp lí (thay đổi chỗ ngồi ít nhất 2 lần/năm học/em). Cụ thể lớp tôi chia làm 3 tổ (tổ 1 và tổ 2 có 12 em, tổ 3 có 11 em). c) Bầu ban các sự lớp: - Ngay trong tuần học ôn tập (chưa vào tuần 01), tôi họp lớp để cho học sinh bầu Ban cán sự lớp. Tôi nêu tiêu chuẩn cũng như phân tích để các em hiểu rõ về vai trò và trách nhiệm của từng thành viên trong Ban các sự, sau đó để các em ứng cử và đề cử, tiếp theo là tiến hành biểu quyết lựa chọn, tôi chỉ tham gia với vai trò tham mưu cho các em. - Sau khi bầu được Ban cán sự lớp, tôi phát cho mỗi thành viên một quyển vở để làm sổ ghi chép những nội dung và công việc khi cần thiết trong từng tuần. Nhiệm vụ của ban cán sự lớp cũng được tôi nêu rất cụ thể: + Lớp trưởng: Điều hành chung công việc của lớp, theo dõi thi đua giữa các tổ, là người phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm về tình hình hàng ngày của lớp (Lớp trưởng cho các bạn xếp hàng ra, vào lớp; kiểm tra sĩ số...) 4 + Lớp phó học tập: phối hợp với lớp trưởng tổ chức sửa bài tập hoặc tư vấn về học tập cho các bạn trong khả năng của mình; kiểm tra việc học tập, chuẩn bị sách vở của các tổ trưởng, tổ phó. + Lớp phó văn nghệ: tổ chức hát văn nghệ đầu giờ cho các bạn,... + Lớp phó lao động: Kiểm tra và nhắc nhở các tổ thực hiện vệ sinh trường, lớp (theo quy định công trình, phần việc). + Tổ trưởng: Điều hành công việc chung, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các hoạt động hàng ngày của tổ. Ví dụ: Kiểm tra việc học, chuẩn bị sách vở, dụng cụ học tập, học bài, viết bài ở nhà, thực hiện công trình phần việc + Tổ phó: Cùng với tổ trưởng điều hành công việc của tổ mình. - Cuối cùng tiến hành phát động thi đua giữa các tổ và yêu cầu Ban cán sự lớp thực hiện đúng nhiệm vụ của mình, ghi vào sổ theo dõi hàng này để đến tiết sinh hoạt cuối tuần (hàng tuần) báo cáo cũng như xét thi đua giữa các tổ. 2/ Đối với giáo viên chủ nhiệm a) Nghiên cứu, nắm vững tình hình học sinh, xây dựng kế hoạch chủ nhiệm: - Vì mỗi năm được phân công chủ nhiệm một lớp nên tôi phải tìm hiểu để nắm được năng lực học tập, sở trường của từng cá nhân, hoàn cảnh gia đình của từng em bằng cách: Tìm hiểu thông qua hồ sơ học bạ, qua giáo viên cũ và từ học sinh trong lớp cũng như qua phụ huynh các em. - Tiến hành phân loại đối tượng, xây dựng kế hoạch chủ nhiệm và thực hiện. Trong quá trình thực hiện tôi sẽ vận dụng linh hoạt các biện pháp và thay đổi phù hợp với thực tế sự chuyển biến của học sinh để đạt hiệu quả cao. b) Rèn cho học sinh ý thức tự học: - Ở lớp: Trong giờ học, lắng nghe thầy (cô) giảng bài, chú ý phát biểu xây dựng bài và thực hiện các hoạt động học tập theo yêu cầu của thầy (cô). Ngoài ra còn phối hợp đôi bạn học tập để trao đổi bài, giúp nhau cùng học tốt. Trong từng tiết học nếu chưa hiểu bài thì hỏi bạn hoặc thầy (cô) kịp thời và phù hợp. 5 - Ở nhà: Thực hiện theo phong trào “Tiếng kẻng học bài” đã được nhà trường phát động. Tôi hướng dẫn các em hàng ngày phải tự làm một số việc như sau: + Chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập cho ngày hôm sau. Sau đó, xem ở từng môn học có nội dung nào phải học thuộc, nội dung nào phải đọc trước, viết bài trước thì thực hiện, ... + Học thuộc bảng cửu chương, các quy tắc toán học, rèn chữ viết, tham khảo thêm những bài văn hay, những bài toán nâng cao, ... - Để biết được học sinh tự học thế nào, hàng ngày vào 15 phút sinh hoạt đầu giờ tôi cho Ban cán sự lớp kiểm tra việc chuẩn bị của từng em như: sách, vở, đồ dùng học tập; cho 2 bạn cùng ngồi chung bàn kiểm tra bài học thuộc lòng, bảng cửu chương, quy tắc toán học có liên quan trong ngày hôm đó rồi báo cáo để tôi kịp thời biểu dương hoặc nhắc nhở học sinh thực hiện cho tốt hơn. Ngoài ra tôi cũng thường xuyên gọi điện thoại (gọi qua Zalo) đến gia đình để thăm hỏi và qua đó kiểm tra được việc tự học ở nhà của học sinh. c) Giáo dục đạo đức cho học sinh: Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi đang hình thành nhân cách. Để thực hiện tốt việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh tôi phải thường xuyên để mắt đến tất cả những sinh họat của học sinh từ trong học tập, vui chơi, giao tiếp với thầy cô, người lớn, bạn bè, Khi các em có những biểu hiện bất thường về hành vi đạo đức, phải kịp thời điều chỉnh cho các em một cách thật tế nhị, mềm dẻo, linh họat, tránh những lời nói xúc phạm như quát, mắng, phạt học sinh. Bên cạnh đó tôi thường xuyên, kịp thời tuyên dương những học sinh có những biểu hiện hành vi đạo đức tốt trước tập thể lớp, nhằm gây lan tỏa, nhân rộng hành vi tốt trong lớp. Tôi chú trọng lồng ghép vào các buổi sinh hoạt tập thể để giáo dục đạo đức cho học sinh, sự tiến bộ của các em về hành vi ứng xử ngày được nâng cao, các em ngoan hơn, ý thức hơn và biết điều chỉnh hành vi một cách tích cực. d) Bồi dưỡng học sinh năng khiếu Bên cạnh nề nếp, chất lượng giáo dục đại trà thì việc bồi dưỡng năng khiếu cho 6 học sinh không kém phần quan trọng. Học sinh năng khiếu được xem là phong trào mũi nhọn của ngành. Tôi rất chú trọng phong trào “Giữ vở sạch – viết đúng, viết đẹp” do nhà trường phát động. Ngay từ đầu năm học, tôi đã triển khai phong trào với học sinh lớp tôi, nhằm rèn luyện cho các em có ý thức giữ gìn cẩn thận sách vở, rèn chữ viết sạch đẹp trước tiên góp phần nâng cao kết quả học tập, sau đó dự thi các cấp. Hướng dẫn, nhắc nhỡ cũng như kiểm tra việc các em luyện tập hàng ngày. Việc luyện chữ phải được tiến hành một cách đồng bộ ở lớp cũng như ở nhà. Khi học sinh luyện tập viết chữ, tôi chú ý uốn nắn để các em cầm bút đúng, ngồi đúng tư thế và rèn luyện tùng nét chữ cho đều, đẹp. e) Phối hợp với gia đình học sinh Tôi thường xuyên liên hệ, trao đổi với cha mẹ học sinh để cùng phối hợp giáo dục, động viên giúp đỡ kịp thời từng học sinh. Trao đổi bằng nhiều hình thức như: họp định kỳ, gặp trực tiếp hoặc trao đổi qua điện thoại. Yêu cầu cha mẹ học sinh quản lý việc con tự học ở nhà cũng như nhắc nhỡ, đảm bảo cho con mình thực hiện tốt “Phong trào tiếng kẻng học bài”. Trao đổi thường xuyên với cha mẹ học sinh những em trong đội tuyển chữ đẹp nhằm tạo sự đồng thuận và quan tâm của họ về việc rèn chữ viết của con mình. III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC - Với những biện pháp nêu trên, tôi thật sự vui mừng vì sự đầu tư của mình đã đạt được kết quả tốt. Học sinh của lớp tôi rất có nề nếp; đa số các em có ý thức, kỉ luật biết chấp hành tốt nội quy của lớp, của trường; có tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và có ý thức tự học. Biết phê và tự phê bình, thi đua học tập rất sôi nổi ngay trong từng giờ học. Giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ thực sự hữu ích với các em vì đó chính là giờ tự học, tự kiểm tra rất có kết quả. Các em mạnh dạn trình bày ý kiến và mong muốn của mình trước tập thể. Tích cực chuẩn bị bài ở nhà, luôn sẵn sàng tham gia các phong trào của lớp, của trường. Ban cán sự lớp thực sự năng động hơn. Học sinh của lớp giờ rất ngoan, chăm học, yêu trường, mến lớp và rất nghe lời thầy cô và cha mẹ. Không nói tục, chửi thề, biết chào hỏi thầy cô, lễ phép với người lớn... biết 7 giữ gìn vệ sinh trường lớp, biết chăm sóc cây xanh. - Từ đầu năm học đến nay kết quả học tập cũng như rèn luyện đạo đức của học sinh lớp tôi đều khả quan. Hàng tuần điểm thi đua của lớp đều đạt điểm tối đa và được tuyên dương tặng Cờ luân lưu của nhà trường đạt danh hiệu lớp hạng Nhất. Học sinh tiếp thu được kiến thức, vận dụng vào luyện tập thực hành tiến bộ rõ rệt. - Chất lượng học sinh cuối năm như sau: + Bảng 1: So sánh cùng kỳ năm học trước. TSHS HTMH XẾP LOẠI GIÁO DỤC HỌC KÌ I 2018 – 2019 (1) SL % Môn Điểm 9-10 Điểm 7- 8 Điểm 5- 6 SL % SL % SL % 35 35 100 Tiếng Việt 28 80 06 17.14 01 2.85 Toán 27 77.14 08 22.85 34 HTMH XẾP LOẠI GIÁO DỤC HỌC KÌ I 2019 – 2020 (2) SL % Môn Điểm 9-10 Điểm 7- 8 Điểm 5- 6 34 100 SL % SL % SL % Tiếng Việt 33 97.06 01 2.94 Toán 32 94.12 02 5.88 So sánh Tiếng việt (2) với (1) Tăng 19.06% Giảm 14.2% 2.85% So sánh Toán (2) với (1) Tăng 16.98% Giảm 16.97% Qua bảng số liệu cho thấy chất lượng giáo dục tăng lên rất đáng kể so với cùng kì (tăng ở điểm 9-10). + Bảng 2: Thống kê chất lượng từng môn học. Môn Điểm 10 - 9 Điểm 8 - 7 Điểm 6 - 5 Điểm dưới 5 T. số T. L % T. số T. L % T. số T. L % T. số T. L % Tiếng Việt 33 97.06 01 2.94 Toán 32 94.12 02 5.88 8 Khoa học 32 94.12 02 5.88 LS & ĐL 34 100 Tiếng Anh 34 100 Tin học 34 100 Môn Hoàn thành tốt Hoàn thành T. số T. L % T. số T. L % Đạo đức 34 100 Âm nhạc 34 100 Mỹ thuật 34 100 Kỹ thuật 34 100 Thể dục 34 100 + Về năng lực: mức độ Tốt: 100% + Về phẩm chất: mức độ Tốt: 100% + Hoàn thành chương trình lớp học: 34 em, tỷ lệ: 100% + Khen thưởng: 31 em, tỷ lệ: 91.18% + Về phong trào: tập thể lớp được Hiệu trưởng nhà trường tặng giấy khen “Phong trào Nhà vệ sinh là nơi sạch đẹp của trường em” và “Phong trào Mùa xuân là tết trồng cây”. Tập thể lớp luôn được nhận cờ hạng Nhất thi đua hàng tuần. + Học sinh thi “Giữ vở sạch – viết đúng, viết đẹp”: cấp trường đạt 09/09 em (03 giải Nhất, 02 giải Nhì, 02 giải Ba, 02 giải Khuyến khích), cấp thị xã đạt 06/06 em (03 giải Nhì, 02 giải Ba, 01 giải Khuyến khích) và 03 em được chọn dự thi cấp tỉnh. IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Quá trình làm công tác chủ nhiệm tôi rút ra được một số kinh nghiệm như sau: - Điều quan trọng để thực hiện hiệu quả công tác của người giáo viên chủ nhiệm là tình yêu trẻ, tâm huyết với nghề, phải có trình độ chuyên môn, sự mẫu mực, sáng tạo trong phương pháp để thu hút học sinh, phải dạy dỗ bằng cả nhiệt huyết của mình “tất cả vì học sinh thân yêu”. Phải hiểu đặc điểm, tình hình, hoàn cảnh từng học sinh. 9 - Đầu năm phải có một số nội quy, quy định riêng của lớp và phải được đưa ra cả lớp bàn bạc nhất trí để cùng nhau thực hiện. Xây dựng đội ngũ Ban cán sự lớp năng động và sáng tạo, giáo viên chủ nhiệm phải kết hợp chặt chẽ với Ban cán sự lớp để cùng giúp các em thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. - Thực hiện sinh hoạt lớp đều đặn, thi đua và tổng kết thi đua công bằng và phải được duy trì thường xuyên suốt năm học. Giải quyết mọi vướng mắc của học sinh một cách công bằng. Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của học sinh. C. KẾT LUẬN Trong công tác chủ nhiệm lớp, bằng những kinh nghiệm thiết thực của mình đã áp dụng vào thực tế; với những gì đã làm, tôi được nhiều phụ huynh tin tưởng và nhất trí với cách làm của tôi. Điều làm tôi tâm đắc là nếu làm tốt công tác chủ nhiệm thì chất lượng dạy học sẽ đạt nhiều kết quả khả quan, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân, tôi đã thực hiện có hiệu quả từ nhiều năm qua và sẽ áp dụng tiếp trong những năm tới. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học cấp trên để giúp tôi trang bị thêm những kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh tốt hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP TRƯỜNG PTĐông, ngày 13 tháng 7 năm 2020 NGƯỜI VIẾT Châu Hồng Bưởi 10 XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP THỊ XÃ
Tài liệu đính kèm: