Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 - 6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 - 6 tuổi

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

I. Lý do chọn đề tài:

Con người là một sinh vật xã hội - ngay từ khi sinh ra, con người đã có

nhu cầu liên lạc, giao tiếp và ứng xử với người xung quanh, môi trường xung

quanh để phát triển và tồn tại. Vì thế kỹ năng giao tiếp được xem là một trong

những kiến thức nền tảng của con người.

Kỹ năng giao tiếp là khả năng truyền đạt, trao đổi thông tin, lắng nghe,

phản hồi, ứng xử, giữa người nói và người nghe nhằm đạt mục đích nhất định.

Giao tiếp không chỉ là nghe và nói mà là cả một nghệ thuật. Giao tiếp là kỹ năng

cần có và đóng vai trò quan trọng với mỗi người giúp cho chúng ta tự tin vào

bản thân cũng như xây dựng những mối tương giao với mọi người xung quanh.

Với trẻ mầm non, kỹ năng giao tiếp cần được hình thành và rèn luyện từ

sớm. Khi biết cách giao tiếp, trẻ sẽ biết cách lắng nghe và truyền tải thông điệp

tới người khác. Trẻ biết cách bày tỏ mong muốn với cha mẹ, thầy cô, ông bà,

Khi biết cách giao tiếp, trẻ sẽ dễ dàng kết bạn, có mối quan hệ tốt với mọi người.

Khi đó, trẻ cũng dần phát triển các kỹ năng khác như làm việc nhóm, tư duy

phản hồi Nếu được rèn luyện kỹ năng giao tiếp tốt, trẻ cũng tự tin hơn, nhìn

nhận cuộc sống tốt hơn. Kỹ năng giao tiếp được ví như chìa khóa giúp trẻ làm

chủ, phát huy các kỹ năng còn lại. Đây là nền trảng giúp các bé nhận biết giá trị

sống và dần hình thành các kỹ năng sống

pdf 21 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 8426Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 - 6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trẻ hướng đến 
những suy nghĩ đúng đắn. Khi cô giao tiếp đúng mực, cử chỉ hành động thân 
thiện, cởi mở với trẻ không những giúp trẻ trở nên ham học, biết cư xử phải 
phép mà còn qua cô học hỏi được cách giao tiếp với mọi người xung quanh. 
Bởi vậy trong quá trình giao tiếp với trẻ tôi luôn chú ý những điều sau: 
+ Nói chuyện với trẻ trong các hoạt động, thay đổi ngữ điệu, giọng nói 
cho phù hợp với nội dung và hoàn cảnh giao tiếp. 
+ Khi nói chuyện với trẻ không được nói chuyện trống không, phải nói 
đầy đủ câu vì trẻ học cách nói chuyện qua cô giáo. 
+ Gọi tên trẻ, khuyến khích trẻ xưng tên, gọi tên người khác khi giao tiếp. 
+ Làm mẫu các hành vi giao tiếp để trẻ bắt chước kèm theo lời nói: chào, 
tạm biệt, cảm ơn, không đồng ý, đồng ý, tập trả lời khi nghe gọi tên, v.v 
+ Khuyến khích trẻ bắt chước phát âm các từ mới. Giúp trẻ mở rộng vốn 
từ, mở rộng câu. 
+ Sử dụng đồ dùng, đồ chơi làm phương tiện phát triển kỹ năng giao tiếp 
của trẻ: phát triển ngôn ngữ và phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (biểu lộ nét 
mặt, cử chỉ, điệu bộ khi chơi). 
+ Tập cho trẻ biết dùng câu hỏi và trả lời câu hỏi khi giao tiếp: Đâu? Con 
gì? Cái gì? Ai đây? Làm gì? (Kiên nhẫn đợi cho trẻ trả lời) 
+ Cùng xem tranh, sách với trẻ: Hỏi han và chuyện trò về các nhân vật 
trong sách, tranh giúp trẻ bộc lộ cảm xúc bằng cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, v.v 
 + Cùng trẻ chơi các trò chơi dân gian, đọc các bài đồng dao tạo sự thân 
thiết giữa cô và trẻ. 
+ Dùng các chú rối trò chuyện với trẻ. 
Một số biện pháp triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 – 6 tuổi 
7/20 
+ Tập cho trẻ giao tiếp với người lạ, với bạn để rèn tính cởi mở, mạnh dạn 
khi giao tiếp. 
+ Tạo cho trẻ sự tự tin, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học; Thường 
xuyên trò chuyện thảo luận, gợi mở cho trẻ tiếp cận với cuộc sống hàng ngày, 
trong khi thực hiện trẻ sẽ phát triển giao tiếp một cách mạnh dạn hơn. 
Ở bậc học này, mọi hành vi tương tác của cô đều có ảnh hưởng quan trọng 
đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Do đó, bên cạnh lòng yêu quý nghề 
nghiệp, yêu thương trẻ, nắm được kỹ năng giao tiếp và ứng xử “tâm lý”, thì 
chúng ta chẳng những gạt hái nhiều thành quả sư phạm hữu hình, mà còn mang 
lại cho trẻ những giá trị sống cao đẹp. 
Sau khi thực hiện biện pháp này tôi thấy trẻ lớp tôi cởi mở hơn với cô, 
thích nói chuyện, thích gần gũi hơn với cô. Các tiết học cũng tăng thêm sự lôi 
cuốn, thu hút được sự chú ý của trẻ giúp cho trẻ tiếp thu bài học dễ dàng hơn và 
việc truyền đạt của cô cũng nhẹ nhàng hơn. Đồng thời cũng giúp chính bản thân 
tôi học thêm được cách giao tiếp với mọi người xung quanh hiệu quả hơn. 
2. Biện pháp 2: Rèn luyện và phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ. 
Ở lứa tuổi mầm non, việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ là vô cùng 
quan trọng cho sự phát triển toàn diện của các con. Vậy, làm sao để phát triển kỹ 
năng giao tiếp toàn diện cho trẻ là câu hỏi mà tôi luôn trăn trở. Tôi luôn học hỏi 
tìm tòi, nghiên cứu và thực hiện một số biện pháp sau: 
2.1. Phát triển kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ cho trẻ 
 Ngôn ngữ nói rất quan trọng đối với trẻ trong hoạt động giao tiếp với thế 
giới xung quanh. Trước tiên để giúp trẻ mở rộng thêm vốn từ và học cách diễn 
đạt từ chính xác, ý mạch lạc. 
Tôi luôn hướng trẻ tới việc sử dụng những từ ngữ hòa nhã, biết thông cảm 
với mọi người thay vì để trẻ tự bộc lộ cảm xúc và lời nói tiêu cực khi không hài 
lòng một chuyện gì đó. 
 Khuyến khích trẻ tích cực, chủ động thể hiện bản thân, chủ động nói ra 
suy nghĩ, chứng kiến của mình, tập cho trẻ tính chủ động là một trong những kỹ 
năng cần thiết giúp trẻ phát triển toàn diện về khả năng ngôn ngữ. 
Tạo môi trường giao tiếp tích cực và giúp cho trẻ có cảm giác thoải mái, 
có nhu cầu giao tiếp bằng lời. Có nghĩa là trong tất cả mọi hoạt động của trẻ, để 
rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ tôi luôn dùng nhiều trò chơi, câu đố để kích 
thích trẻ tham gia, qua đó giúp trẻ được tự nhiên hơn. 
Đối với những trẻ còn nhút nhát, ít nói, chưa mạnh dạn thì tôi phân cho 
trẻ vào nhóm trẻ mạnh dạn hơn. Nói chuyện với trẻ nhiều hơn đồng thời cũng để 
trẻ có thể chia sẻ những suy nghĩ của chính bản thân trẻ. 
Một số biện pháp triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 – 6 tuổi 
8/20 
 Ngoài ra tôi kết hợp với dạy trẻ chào hỏi, dạ thưa, dạy trẻ nói cảm ơn và 
xin lỗiViệc dạy trẻ lễ phép chào hỏi mọi người lớn, chào hỏi cô, bố mẹ, ông 
bà, các bạn khi đến lớp, khi có khách đến nhà hay khi được đi đến nhà người 
khác hay cách nói lời cảm ơn để tỏ thái độ trân trọng quà được cho, hoặc trẻ lỡ 
làm ai đó hay bạn bè buồn, có lỗi với họ thì nói lời xin lỗi Dù đây chỉ là một 
việc nhỏ không đáng, nhưng không nên bỏ qua khi trẻ không chịu nói cảm ơn 
hay xin lỗi người khác, vì có thể sau này trẻ sẽ quen dần và đánh mất khả năng 
giao tiếp cơ bản của một đứa trẻ ngoan. 
Giao tiếp ngôn ngữ với mọi người xung quanh trẻ sẽ trở nên dạn dĩ hơn. 
2. 2. Phát triển kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ cho trẻ (điệu bộ, cử chỉ, 
hành vi, nét mặt, nụ cười) 
 Ngôn ngữ cơ thể cũng rất quan trọng đối với sự tự tin trong giao tiếp của 
trẻ. Chỉ phát triển ngôn ngữ nói chưa đủ mà cần phải chú trọng đến ngôn ngữ cơ 
thể của trẻ sẽ giúp trẻ giao tiếp tự nhiên, thoải mái hơn với người khác. 
 Ngôn ngữ cơ thể như tay, nét mặt khi kết hợp với ngôn ngữ nói sẽ tạo ra 
sự uyển chuyển, mềm mại, tự nhiên của người nói đối với người đối diện. Khi 
trẻ nói phát biểu, hay thuyết trình tôi luôn khuyến khích trẻ nói đúng câu và sử 
dụng cử chỉ tay chân một cách thoải mái nhất, giống như khi chúng ta đi thì phải 
vung tayVí dụ, khi dạy con kể chuyện thì phải dạy trẻ cách kể đúng ngữ điệu 
của nhân vật, biểu cảm nét mặt, củ chỉ tay chân phải phù hợp với từng nhân vật. 
 Khi trẻ phát triển tốt về ngôn ngữ sẽ kích thích sự sáng tạo của trẻ qua 
việc trẻ đặt ra nhiều câu hỏi, thể hiện những cảm xúc yêu thương, buồn vui một 
cách rõ ràng. 
 2.3. Giúp trẻ tự tin giao tiếp và tạo ra nhiều cơ hội để trẻ giao tiếp: 
 Muốn trẻ tự tin giao tiếp thì cần phải thường xuyên tạo cho trẻ có môi 
trường để giao tiếp. Tăng cường khả năng giao tiếp cho trẻ bằng cách tạo ra môi 
trường tích cực để trẻ được thể hiện bản thân mình, được giao lưu với nhiều 
người, nhiều môi trường khác nhau. 
 Khi dạy trẻ tôi luôn giành thời gian để nói chuyện cùng với trẻ, dạy trẻ 
nói đủ câu, câu có nghĩa; đọc chuyện sau đó đặt câu hỏi cho trẻ để trẻ trả lời, hay 
đưa ra nhiều tình huống phản xạ trong sinh hoạt hằng ngày  
 Thường xuyên cho trẻ tham gia các hoạt động tập thể, làm việc theo 
nhóm, thuyến trình ý tưởng để trẻ có nhiều cơ hội vui chơi, thể hiện bản thân 
trước chỗ đông người. 
 Ngoài ra, tôi nên lắng nghe những ý kiến của trẻ, sau đó phân tích cho trẻ 
ý kiến đó đúng hay sai. Luôn tôn trọng ý kiến của trẻ, khích lệ trẻ bày tỏ những 
suy nghĩ, mong muốn của bản thân. 
Một số biện pháp triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 – 6 tuổi 
9/20 
Việc rèn luyện trẻ các kỹ năng dù là đơn giản nhưng góp phần hoàn thiện 
kỹ năng giao tiếp cho trẻ mang lại thành công trong giao tiếp với mọi người. 
 3. Biện pháp 3: Ứng dụng phương pháp STEAM giúp trẻ phát tiển kỹ 
năng hoạt động nhóm, kỹ năng thuyết trình (giao tiếp trước đám đông) 
Phương pháp giáo dục tiên tiến STEAM giúp phát triển tư duy, giải quyết 
vấn đề một cách khéo léo, khoa học logic và sáng tạo giúp trẻ phát triển một 
cách toàn diện. STEAM không những giúp trẻ có cách tiếp thu tốt hơn, chủ động 
hơn về một vấn đề mà còn phát triển tích cực kỹ năng giao tiếp ở trẻ như kỹ 
năng thuyết trình, kỹ năng hoạt động nhóm, sự tự tin, chủ động trong giao tiếp... 
3.1. Dạy trẻ tôn trọng sự khác biệt, tự tin nêu ý kiến cá nhân của mình. 
- Khi học STEAM trẻ được hoạt động theo nhóm, thảo luận, đưa ra những 
ý kiến của bản thân. Mọi ý kiến của trẻ đều được tôn trọng, vừa giúp trẻ tự tin 
hơn, hứng thú hoạt động hơn. 
- Cô chỉ đặt câu hỏi mở, kích thích trẻ tự tìm tòi khám phá, qua đó huy 
động vốn từ và hiểu biết của trẻ. 
- Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi trước mọi sự vật, hiện tượng trong đời 
sống và kiên nhẫn với những câu hỏi đến cùng của trẻ. Việc những câu hỏi “Tại 
sao?”, Vì sao?” thường xuyên xuất hiện trong đầu trẻ là dấu hiệu đáng mừng cho 
mầm mống của một nhà khoa học vĩ đại trong tương lai. 
- Đặc biệt tôi luôn tôn trọng ý kiến cá nhân của trẻ và tôi luôn khuyến 
khích, động viên trẻ để trẻ nêu nên ý kiến cá nhân riêng của mình 
- Rèn luyện cho trẻ khả năng giao tiếp tích cực khi thảo luận về một vấn 
đề và sự tưởng tượng phong phú, suy nghĩ và tình cảm của trẻ đối với đề tài trẻ 
thực hiện. Với cùng một đề tài các trẻ sẽ thuyết trình thể hiện suy nghĩ của mình 
một cách khác nhau. Trẻ có tâm hồn phong phú, trí tưởng tượng đa dạng, biết 
nhìn ngắm sự vật đẹp, suy nghĩ tích cực về thế giới xung quanh. Từ đó lan 
truyền cái nhìn tích cực đến người xung quanh thông qua giao tiếp của trẻ với 
mọi người. 
3.2. Phát triển tính tự lập, tự giải quyết vấn đề đặt ra, phát huy tính 
sáng tạo của trẻ. 
- Phương pháp STEAM không chỉ là những kiến thức hàn lâm mà nó gắn 
liền việc học tập của trẻ với đời sống thực tiễn. Thông qua các chủ đề mà giáo 
viên giới thiệu, trẻ được rèn luyện và nâng cao các kĩ năng sống vốn có của 
mình, đồng thời tiếp nhận các kĩ năng mới một cách tự nhiên nhờ vào hoạt động 
trải nghiệm, không đơn thuần chỉ là qua lời nói, chẳng hạn như tham quan, tổ 
chức các hoạt động nghệ thuật. Mặt khác, những bài học thực hành STEAM sẽ 
cho trẻ cơ hội được vận dụng lý thuyết từ nhiều lĩnh vực khác nhau vào trong 
Một số biện pháp triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 – 6 tuổi 
10/20 
thực tế, từ đó phát huy trí tưởng tượng phong phú và rèn luyện kĩ năng giải 
quyết vấn đề theo tư duy của trẻ. Ví dụ trong giờ học tạo hình “Hộp quà giáng 
sinh kì diệu” Cô đưa ra các mẩu gỗ vụn mà cô đóng giường, tủ thừa. Cô hỏi trẻ 
sẽ làm gì với những mẩu gỗ vụn này. Trẻ sẽ suy nghĩ và đưa ra ý tưởng của 
mình. Làm thành các hộp quà, hộp bút 
- Khi cho trẻ thực hiện một bài tập, một nhiệm vụ của cô là đặt ra những 
câu hỏi mở để kích thích trẻ tự tìm ra câu trả lời. Ví dụ vẫn với tiết học tạo hình 
làm hộp quà giáng sinh ở trên thì phần gợi hỏi ý tưởng trẻ cô sử dụng các câu 
hỏi như: Con sử dụng những vật liệu gì để tạo ra món quà của mình? Con sẽ làm 
như thế nào để tạo thành món quà? 
3.3. Phát triển kĩ năng làm việc theo nhóm. 
Môi trường học tập của lớp học theo mô hình STEAM là một môi trường 
thoải mái và năng động dành cho trẻ. Ở đây kỹ năng hoạt động theo nhóm là 
một trong những kỹ năng rõ nét nhất. Nó không chỉ giúp cho trẻ hòa đồng hơn 
với những người xung quanh mà còn giúp cho trẻ có được kết quả tốt nhất trong 
học tập và lao động. Làm việc nhóm sẽ giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp, biết 
cách tự khẳng định bản thân mình trong môi trường tập thể, đồng thời giúp trẻ 
có thể phát huy cá tính, sự sáng tạo, biết hợp tác với những đứa trẻ khác để hoàn 
thành những công việc chung. 
Dưới sự hướng dẫn và quan sát của cô, trẻ tự tổ chức các hoạt động theo 
chủ đề, tự làm bài tập và thảo luận theo nhóm để tạo tính tự lập cũng như kĩ 
năng tương tác. Qua đó rèn cho trẻ kỹ năng lắng nghe, phối hợp nhóm cùng giải 
quyết một vấn đề. Tôn trọng ý kiến của nhau, tranh luận đưa ra các ý kiến bổ 
sung cho nhau sau khi thảo luận, bàn bạc để đi đến thống nhất. 
Trẻ hoạt động nhóm trong các hoạt động 
Một số biện pháp triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 – 6 tuổi 
11/20 
 Ví dụ 1: Trong tiết học Khám phá “ Vòng đời phát triển của Bướm” Trẻ 
sẽ được thảo luận theo nhóm nêu những hiểu biết của mình về con bướm, cùng 
nhau quan sát bổ sung hiểu biết cho nhau, thảo luận đặt ra những câu hỏi cho 
nhau, giải thích cho nhau nghe... 
Ngoài ra tôi thường xuyên tổ chức trò chơi tập thể, chia lớp thành nhiều 
đôi nhỏ, phân công nhiệm vụ của từng nhóm, tìm ra vai trò của người lãnh đạo 
trong nhóm Khi tổ chức các nhóm chơi tôi luôn chú trọng rèn luyện cho trẻ 
khả năng lãnh đạo nhóm. Trẻ nhóm trưởng phải là người biết điều hành nhóm, 
phân công nhiệm vụ cho các thành viên, tập hợp, đánh giá các ý kiến của các 
thành viên và đi đến sự thống nhất cho nhóm. Bởi vậy mỗi một lần chơi tôi cho 
một trẻ làm nhóm trưởng, động viên, khích lệ trẻ để trẻ thấy tự tin hơn biết được 
vị trí, vai trò, trách nhiệm của bản mình hơn. 
Qua đó, trẻ không chỉ được tự do khám phá, sáng tạo, mà trẻ còn tự biết 
quan tâm, chia sẻ với bạn bè xung quanh với mọi người, và trẻ cũng tự tìm được 
sự hứng thú, vui vẻ trong quá trình học tập. Việc mỗi trẻ em đều được trang bị 
các kỹ năng sống cần thiết điều đó chắc chắn sẽ giúp các bé ngày càng tự tin hơn 
và có tính tự lập ngay từ khi còn nhỏ điều đó thực sự cần thiết và là nền tảng 
vững vàng cho trẻ phát triển tốt nhất. 
3.4. Phát triển kỹ năng thuyết trình, sự tự tin của trẻ. 
Thuyết trình về sản phẩm của mình, của tổ hay nhận xét, giới thiệu sản 
phẩm là phần tổng hợp lại những kiến thức và kỹ năng trẻ có được trong quá 
trình thực hiện, thảo luận, quan sát, tìm hiểu, khám phá của trẻ về một vấn đề 
nào đó. Khi trẻ trình bày, thuyết trình được sự hiểu biết, suy nghĩ, cảm nhận của 
mình nghĩa là trẻ đã tiếp thu được yêu cầu của cô. Mỗi trẻ có những suy nghĩ 
riêng, mỗi trẻ lại có những đặc trưng, cá trính riêng. Do vậy tôi cho trẻ trao đổi 
bài với nhau sẽ trình bày cái gì, nói cái gì, thảo luận trước với nhau rồi thay 
phiên nhau trình bày ý kiến cho cả lớp. Từ đó phát triển cách diễn đạt từ phong 
phú cho trẻ, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ và rút ra kinh nghiệm thuyết 
trình của mình hay học hỏi của bạn trong những bài thuyết trình sau. 
Việc chú trọng phát huy tính tích cực của trẻ trong các hoạt động đã phần 
nào giúp cho trẻ lớp tôi tự tin hơn trong giao tiếp, khi phát biểu, thuyết trình 
trước đám đông, mạnh dạn thể hiện cá tính của mình, mạng lại hiệu quả cao hơn 
trong mỗi tiết học, mỗi hoạt động. 
4. Biện pháp 4: Rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ cá biệt. 
Hiện nay ngày càng có nhiều trẻ tăng động giảm tập trung hoặc thu mình 
khép kín ngại giao tiếp hoặc chậm phát triển ngôn ngữ do hoàn cảnh xung quanh 
mang lại. Ở lớp tôi có 2 trẻ tăng động giảm tập trung, 3 trẻ ngại giao tiếp, nhút 
Một số biện pháp triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 – 6 tuổi 
12/20 
nhát. Không thể áp dụng chung một biện pháp cho các cháu được vì vậy mà việc 
rèn kỹ năng giao tiếp cho mỗi cháu không giống nhau. 
 * Đối với trẻ tăng động giảm tập trung trở ngại giao tiếp: 
Tôi nhận thấy việc rèn kỹ năng giao tiếp cho cháu gặp nhiều khó khăn vì 
ban đầu bố mẹ cho rằng con mình không giao tiếp được là do không có ngôn 
ngữ phong phú, không biết cách sử dụng từ, không muốn trả lời, không tập trung 
và không muốn nhìn nhận con mình có khuyết điểm mà không biết rằng một 
trong những nguyên nhân chính gây ra khả năng giao tiếp kém của trẻ là do 
thiếu hụt khả năng xử lý thông tin và trẻ cần được gia đình và nhà trường chăm 
sóc tạo điều kiện để trẻ phát triển, nên việc kết hợp với phụ huynh còn gặp nhiều 
khó khăn. 
+ Do khả năng xử lý thông tin ở trẻ rất chậm nên tôi không thúc giục trẻ 
trả lời mà dành thời gian cho trẻ tiếp nhận thông tin và trả lời. Vì trẻ tiếp thu 
giao tiếp qua lời nói còn chậm, hạn chế nên tôi thay vì chỉ dùng lời thì chuyển 
sang kết hợp dùng lời với cử chỉ hành động (lặp đi lặp lại nhiều lần) 
+ Khi giao tiếp với trẻ tôi đưa ra hướng dẫn rõ ràng, cụ thể cho trẻ. 
+ Chia các nhiệm vụ thành một hoặc hai bước để trẻ không bị quá tải. 
+ Đưa ra lựa chọn cho trẻ. 
+ Đặt câu hỏi thay vì đưa ra một kết quả cho trẻ biết. Điều này buộc trẻ 
phải dừng lại và suy nghĩ về các lựa chọn thay thế. 
+ Không chỉ có vậy tôi luôn thể hiện bằng mọi cách để giúp trẻ lĩnh hội 
một cách tốt nhất và chính xác nhất những thông tin mình muốn truyền tải 
+ Khuyến khích để trẻ nói về việc mà trẻ muốn, nhưng trước tiên hãy để 
trẻ nhắc lại các việc tôi nói. 
+ Giải thích cho trẻ hiểu những việc cần phải làm. Khuyến khích và 
thường xuyên nhắc nhở trẻ sắp xếp và gọn gàng đồ dùng cá nhân ở những vị trí 
cố định để rèn cho con có tính tổ chức. 
+ Thường xuyên khuyến khích hành vi tốt của trẻ bằng lời nhẹ nhàng và 
khen thưởng động viên kịp thời. 
+ Khi trẻ mắc lỗi, cần kiên trì nhắc nhở, giải thích kiểm soát hành vi. 
+ Khuyến khích con thực hiện mục tiêu bằng phần thưởng. Khi con đạt 
được 1 kết quả tốt dù chỉ là việc nhỏ, cũng khen ngợi hoặc có phần thưởng kích 
thích trẻ tự giác cho những lần sau. 
Bằng các hình thức giao tiếp động viên trên, trẻ đã dần dần để ý hơn vào 
những việc cần làm, kiên trì hơn để xử lý nhiệm vụ được giao, sự tập trung chú 
ý của trẻ tăng dần, giao tiếp giữa trẻ với cô và các bạn được cải thiện rõ rệt. 
* Đối với trẻ ngại giao tiếp, nhút nhát 
Một số biện pháp triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 – 6 tuổi 
13/20 
Những đứa trẻ mạnh dạn, hiếu động thường tự tin và thoải mái hơn trong 
giao tiếp với bạn bè cũng như với người lớn nhưng những trẻ nhút nhát thường 
kém tự tin và khó hòa nhập hơn. 
Bản thân trẻ nào cũng có những khuyết điểm và thái độ nhìn nhận của 
mọi người xung quanh ảnh hưởng rất lớn tới con trẻ. Nếu chúng ta luôn mặc 
định những sai sót do con trẻ gây ra là không được như vậy, không đúng. Vô 
hình chung làm trẻ thấy mặc cảm, không còn tự tin vào bản thân nữa. 
+ Bởi vậy tôi luôn tìm những điểm tích cực trong khuyết điểm của trẻ, từ 
đó trẻ sẽ không thấy quá nặng nề. Không bao giờ nói “con làm chưa đúng, con 
ăn quá chậm, con không được” Vì những cấm đoán, những chỉ trích đó sẽ làm 
trẻ thấy bản thân mình vô dụng, mặc cảm, kém cỏi trong những thiếu sót đó. Từ 
đó trẻ sẽ không dám thể hiện hết bản thân mình do tâm lý sợ sai và sợ bị mắng. 
Dần dần trẻ sẽ thu mình lại với môi trường xung quanh. 
+ Luôn luôn lắng nghe, thấu hiểu và khuyến khích trẻ mình bằng những 
lời nói nhẹ nhàng tình cảm có sự động viên từ đó bản thân mỗi trẻ sẽ biết trân 
trọng, yêu thương bản thân mình hơn. Trẻ sẽ thấy cô và các bạn luôn đồng hành 
cùng mình không chỉ chích và không bị ép buộc. 
+ Khuyến khích trẻ kể cho mình nghe những câu chuyện nhiều hơn những 
gì trẻ nghĩ , sự tôn trọng và lắng nghe chân thành sẽ tạo cho trẻ sự yên tâm và trẻ 
có thể tâm sự với cô nhiều hơn để giải quyết vấn đề. Khi đã giao tiếp tốt với cô, 
gần gũi, thân cận như bố mẹ mình thì khi đó trẻ sẽ dễ dàng giao tiếp với các bạn 
hơn, lạc quan và tự tin trong giao tiếp. 
Bằng việc cho trẻ biết tầm quan trọng của các mối quan hệ giữa con người 
với con người, mối quan hệ bạn bè trong môi trường tập thể, để trẻ tự kết bạn, 
tự giao tiếp với những bạn khác, trẻ sẽ dễ dàng hòa nhập, dễ bắt chuyện với 
những bạn tầm lứa tuổi như mình. Khi được nói chuyện, được chơi cùng nhau 
sẽ giúp trẻ tự tin trong giao tiếp. 
Với sự kiên trì nhẫn lại với những trẻ cá biệt và bằng những biện pháp cụ 
thể cho từng trẻ, dần dần kỹ năng giao tiếp của trẻ cá biệt lớp tôi đã tiến bộ 
không ngừng. Từ việc không muốn đi học, không thích chơi đùa nói chuyện với 
các bạn, nói chuyện vơi cô cũng không dán nhìn vào mắt giờ đây trẻ đã hồn 
nhiên vui đùa, cười nói cùng bạn bè, thích đến trường, tích cực tham gia các 
hoạt động của lớp. Đó là một thành công không nhỏ đối với tôi. 
5. Biện pháp 5: Rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ mọi lúc mọi nơi. 
5.1 Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ qua hoạt động giờ đón - trả trẻ: 
- Với trẻ mầm non thời gian học ở trường chiếm rất nhiều thời gian trong 
ngày. Ở đó trẻ sẽ học hỏi lẫn nhau học cả cái tốt và cái chưa tốt. Vì thế, tôi thấy 
Một số biện pháp triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 – 6 tuổi 
14/20 
việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ là rất cần thiết và phù hợp tại trường 
mầm non. 
Tôi luôn tạo ra bầu không khí thải mái, ân cần, vui vẻ bằng ánh mắt nụ cười 
khi đón trẻ. Ban đầu tôi thường chủ động chào hỏi trẻ để trẻ học hỏi cách chào 
hỏi giao tiếp từ cô. Gợi ý để trẻ chủ động chào hỏi nhau để trẻ cảm nhận được sự 
vui vẻ trong giao tiếp với cô với bạn. Gợi ý cho trẻ giao tiếp chào hỏi nhau bằng 
những cử chỉ vui vẻ thân thiện như đập tay nhau, chạm má vào nhau, nắm nhẹ 
hai tay nhau, chạm va

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_trien_ky_nang_giao_ti.pdf