Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập môn Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập môn Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1

I. Lý do chọn đề tài

Trong các môn học ở Tiểu học, môn Tiếng Việt có vị trí hết sức quan trọng,

là một môn học trung tâm, làm nền móng cho các môn học khác. Có thể nói:

Không có Tiếng Việt sẽ không có bất cứ một hoạt động nào trong nhà trường và

chỉ khi đọc thông, viết thạo, học sinh mới có thể tiếp thu chắc chắn kiến thức ở

những lớp tiếp theo. Ngoài ra, môn Tiếng Việt còn rèn cho học sinh một số

phẩm chất: cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về tự nhiên - xã hội

và con người, bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách

con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hơn nữa, chương trình Tiếng Việt lớp 1

hiện nay có nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó là hình thành cả bốn kĩ năng: nghe,

nói, đọc, viết cho học sinh, dạy cả hai dạng ngôn ngữ: nói và viết.

Khi triển khai chương trình lớp 1, sách Tiếng Việt nêu ra các loại bài học như:

- Phần Học vần: Bài học âm, bài học vần, bài ôn tập âm - vần.

- Phần luyện tập tổng hợp: Bài tập đọc, tập viết, chính tả, kể chuyện.

Vậy làm thế nào để dạy tốt môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 khi mà ở lứa

tuổi này, các em rất dễ nhàm chán khi nghe những lời nói mang tính chất mệnh

lệnh, bắt buộc hoặc những yêu cầu khô khan mà các em phải thực hiện theo. Để

tạo hứng thú cho học sinh chú ý vào tiết học, tích cực tham gia các hoạt động.

Cũng như nhiều giáo viên lớp 1 khác, tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi để đưa ra

phương pháp giảng dạy mang lại hiệu quả nhất. Và một điều không thể thiếu đó

là lồng ghép trò chơi có nội dung bài học vào các hoạt động dạy học. Trò chơi là

một nhu cầu không thể thiếu đối với lứa tuổi Tiểu học, nhất là với học sinh lớp 1.

Giai đoạn chuyển từ chơi là hoạt động chủ đạo sang hoạt động chính là học. Mặt

khác, khi chơi trò chơi học tập, các em phải huy động nhiều giác quan để tham

gia. Khi quan sát một tiết học của học sinh lớp 1: các em chỉ tập trung nghe bạn,

nghe cô nói một lúc đầu, sau đó thì đa số trẻ bắt đầu mất trật tự, không chú ý

hoặc làm việc riêng. Phải làm thế nào để thu hút học sinh trong lớp vào việc học

mà không gây cho các em cảm giác mệt mỏi là vấn đề vô cùng khó khăn đối với

một giáo viên phụ trách lớp 1. Bởi vì chỉ khi học sinh tự giác tham gia vào các

hoạt động học thì lúc đó các em mới thực sự tiếp thu bài học và biến sự “ hiểu

biết” thành kiến thức, kĩ năng của chính mình. Là một giáo viên lớp 1 tôi luôn

cố gắng đi tìm lời đáp cho câu hỏi: “ Làm thế nào để thu hút học sinh tích cực,

tự giác tham gia các hoạt động học tập ?”. Sau khi tìm hiểu tôi thấy học sinh rất

hứng thú khi được tham gia.

pdf 32 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 4818Lượt tải 9 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập môn Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g học sinh, trò chơi vừa có các yếu tố
dễ để học sinh chưa nhanh cũng có thể tham gia vừa có yếu tố nâng cao đòi hỏi
sự tư duy, thông minh, khéo léo để giải quyết tình huống học tập, phát triển hết
năng lực của học sinh trong lớp.
III. Nguyên tắc kết cấu
Khi xây dựng và sử dụng trò chơi cho học sinh phải đảm bảo phù hợp với
mục đích, yêu cầu, nội dung bài học và nhiệm vụ đặt ra cho học sinh. Các trò
chơi giáo viên lựa chọn phải đảm bảo tính kết cấu, mỗi trò chơi phải gắn với
một nội dung kiến thức cụ thể và có thể dùng để tổ chức dạy học một đơn vị
kiến thức nào đó trong bài học hay nói cách khác phải trả lời được câu hỏi: Trò
chơi đó dùng vào mục đích gì? Có như thế, khi sử dụng trò chơi cho học sinh
mới đạt kết quả cao, phát huy hiệu quả mục đích của trò chơi.
IV.Nguyên tắc phát huy tính tích cực của học sinh
Học sinh không những là đối tượng của hoạt động dạy, cũng như hoạt động
giáo dục mà các em còn là chủ thể của nhận thức. Vì vậy trong quá trình tổ chức
trò chơi, người giáo viên cần phải quan tâm đến mức độ tham gia của học sinh
9/28
Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1
từ thấp đến cao. Tuy nhiên, đối với học sinh lớp 1 vì về mặt nhận thức còn nhiều
hạn chế nên phần lớn giáo viên sẽ là người chọn trò chơi, hướng dẫn và tổ chức
cho các em chơi. Vì vậy, khi sử dụng trò chơi cần phải có chất liệu gần gũi với
trẻ, với nội dung phong phú, phù hợp với trẻ, nhằm phát huy tối đa tính tích cực
của học sinh.
B. Xây dựng một số trò chơi trong dạy học Tiếng Việt
cho học sinh lớp 1.
I. Các trò chơi sử dụng khi dạy Học vần
1. TRÒ CHƠI “Ô CHỮ KÌ DIỆU”
A. Chuẩn bị:
- Giáo viên viết sẵn một từ có âm hoặc vần mới học lên bảng và dùng các
tấm bảng màu đen (có nam châm ở mặt sau) che từng con chữ.
B. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức cho các bài đã học đồng thời rèn luyện sự nhanh nhạy
trong tư duy và tăng sự hào hứng trong học tập.
C. Cách chơi:
- Gợi ý cho học sinh về số chữ cái và nội dung ô chữ.
- Học sinh đoán từng chữ cái. Học sinh đoán đúng chữ nào, giáo viên lật bỏ
tấm viết che chữ cái đó ra.
- Cuối cùng, học sinh đọc ra toàn bộ chữ.
Ví dụ: Khi dạy bài vần ong - ông
10/28
Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1
c o n c ô n g
- Gợi ý: Ô chữ này có 7 chữ cái.
Đây là tên một loài chim lớn sống ở rừng. Con vật này có bộ lông được tô
điểm bằng những đốm tròn đủ màu sắc.
- Học sinh đoán: “Con đoán chữ c”
Giáo viên nói: “Có 2 chữ c” (lật 2 ô che chữ c ra)
Tương tự như vậy với các chữ khác.
- Cuối cùng, học sinh đoán cả ô chữ: Con công
Để củng cố vần ông, hỏi “Từ này có chứa vần gì các con mới học?”
2. TRÒ CHƠI “ĐOÁN Ô CHỮ”
A. Chuẩn bị:
- Giáo viên kẻ sẵn các hàng ô được che bằng một băng giấy.
B. Mục tiêu:
- Khơi gợi trí tò mò, tích cực trong việc lĩnh hội kiến thức, củng cố kĩ năng,
tạo không khí vui vẻ.
C. Cách chơi:
- Học sinh được quyền lựa chọn một trong các hàng ô vuông. Khi đó, giáo
viên sẽ đưa ra gợi ý để học sinh đọc được từ ở các ô vuông đó (giáo viên bỏ
băng giấy che khi học sinh đoán đúng).
- Dựa vào việc giải từ hàng ngang, người thắng cuộc sẽ là học sinh đọc
được từ hàng dọc (các con chữ ở từ hàng dọc được ghi bằng phấn màu).
Ví dụ: Khi dạy bài ôn tập 59 (vần có ng, nh ở cuối).
1 c o n m è o
g à t r ố n g
đ u đ ủ
4 q u ả v ả i
b à n ộ i
h ò n t ẩ y
c o n o n g
- Học sinh chọn hàng thứ 1: Giáo viên đọc gợi ý.
1. Con này thường kêu “meo... meo”
Học sinh đoán ra: con mèo (giáo viên bỏ giấy băng giấy che từ con mèo)
- Trò chơi cứ tiếp tục như vậy. Dưới đây là gợi ý về ô chữ của các hàng:
11/28
Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1
2. Con gì mào đỏ
Lông mượt như tơ
Sáng sớm tinh mơ
Gọi người thức dậy?
3. Tên em không thiếu, chẳng thừa
Chín vàng ngon ngọt rất vừa lòng anh (quả gì?)
4. Da cóc mà bọc bột lọc 
Bột lọc mà bọc hòn son (quả gì)
5. Mẹ của cha em thì gọi là gì?
6. Nhỏ như cái kẹo
Dẻo như bánh giầy
Ở đâu mực giây
Có em là sạch? (là cái gì)
7. Con gì bé tí
Chăm chỉ suốt ngày
Bay khắp vườn cây
Tìm hoa gây mật?(là con gì)
- Cuối cùng, dựa vào các con chữ được viết phấn màu học sinh sẽ ghép
được từ hàng dọc “màu vàng”.
Hỏi thêm: + Từ này có chứa vần gì các con vừa ôn?
+ Ngoài từ “màu vàng”, trong 7 từ hàng ngang còn có những từ
nào cũng có chứa vần vừa ông, ong?
(gà trống: vần ông; con ong: vần ong)
+ Học sinh đọc đồng thanh một lượt các từ.
12/28
Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1
3. TRÒ CHƠI: TÌM RA TỪ “LẠC VẦN”
A. Chuẩn bị:
- Giáo viên đưa ra các dãy từ.
- Trong mỗi dãy từ, các từ đều
có tiếng chứa vần giống nhau. Tuy
nhiên ở đó cũng có một từ không
có tiếng chứa vần giống các từ khác
(lạc vần).
B.Mục tiêu:
- Giúp học sinh phân biệt
được sự khác nhau giữa các vần để
giúp học sinh đọc, viết đúng vần.
C. Cách chơi:
- Học sinh đọc các từ trong
dãy, tìm ra được từ “lạc vần”.
- Chỉ ra từ đó có gì khác các
từ trong dãy.
Ví dụ: Khi dạy bài vần oa - oe
Giáo viên đưa ra dãy từ:
tỏa sáng, đóa hoa, độc đáo, cái loa, họa sĩ.
- Học sinh đọc và tìm ra từ “lạc vần” là từ độc đáo.
- Hỏi học sinh: Vì sao con lại chọn từ này?
(Vì các từ khác có vần oa, từ độc đáo có vần ao)
- Khi đó, giáo viên khắc sâu kiến thức cho học sinh về sự giống nhau và
khác nhau của 2 vần này để giúp học sinh đọc, viết đúng.
4. TRÒ CHƠI “ĐÓ VẦN”
A. Chuẩn bị:
Chép sẵn các câu đố trên bảng phụ (nếu là bài ôn tập đố nhiều câu) hoặc
ghi ở các băng giấy để đọc (nếu là bài học âm, vần chỉ sử dụng ít câu).
B. Mục tiêu:
- Giúp học sinh khắc sâu kiến thức, mở rộng vốn từ cho học sinh.
C. Cách chơi:
- Học sinh đọc các câu đố trên bảng (cá nhân - đồng thanh)
- Thảo luận (nhóm 2) để tìm ra đáp án.
- 2 đội lên tham gia chơi (A - B).
13/28
Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1
+ Em thứ 1 của đội A đọc câu đố 1 (đội B trả lời).
Sau đó em thứ 1 của đội B lại đọc câu đố 2 (đội A trả lời).
+ Trò chơi cứ tiếp tục như vậy (giáo viên ghi câu trả lời của các đội bên
cạnh câu đố).
- Cả lớp nhận xét, bổ sung, tính điểm thi đua.
Sau đây là một số loại câu đố tôi đã sử dụng (kèm đáp án):
 Quả gì vần ít cả nhà muốn ăn ?
(mít)
 Quả gì lại có vần ân?
(cân, mận, thận)
 Quả gì vần ât muôn dân sống
cùng? (đất)
 Bạn tìm các quả vần ông
(hồng, thông)
 Quả gì vần âc ung dung giữa
trời? (gấc)
 Quả gì lại có vần ôi?
(ổi, đồi)
 Trung thu có quả vần ươi đang chờ (bưởi)
 Quả gì em thích vần ưa? (dưa, dừa, dứa)
 Quả gì vần ươp đung đưa trên giàn? (mướp)
 Vần ong có quả lăn sân (bóng)
 Cay xè có quả lấy vần làm tên (ớt)
 Lạ kì có quả vần im (sim, tim)
Bao nhiêu thứ quả bạn tìm được chăng?
Có một điều thú vị là: Khi lời giải cho ra các thứ “quả đặc biệt” như quả
cân, quả tạ, quả đất, quả đồi, quả tim... học sinh rất thích thú, sôi nổi, tạo nên
những giây phút sảng khoái, sống động, vui tươi và khắc một ấn tượng khó phai
mờ trong tâm hồn trẻ.
14/28
Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1
5. TRÒ CHƠI “GHÉP THÀNH BÔNG HOA”
A. Chuẩn bị:
- Nhị hoa có các vần vừa học (gắn sẵn trên bảng).
- Các cánh hoa bằng giấy có ghi các từ (chứa vần ở nhị hoa).
B.Mục tiêu:
- Mở rộng vốn từ cho học sinh, khắc sâu vần vừa học.
C. Cách chơi:
- Mỗi học sinh chọn ngẫu nhiên một cánh hoa. Đọc thầm từ ghi trên cánh hoa
đó và gắn vào xung quanh các nhị hoa để tạo thành bông hoa mang vần vừa học.
Ví dụ: Khi dạy bài vần au - âu.
- Chuẩn bị các cánh hoa có ghi các từ: số sáu, láu táu, cá sấu, con sâu, mai
sau, hau háu, rầu rĩ, màu đỏ, cần cẩu, đỏ ngầu.
- Khi tiến hành chơi, học sinh sẽ ghép được bông hoa vần au - âu.
- Học sinh đọc lại các từ có vần au (tổ 1), các từ có vần âu (tổ 2). Giải
nghĩa từ khó (nếu có).
- Cả lớp đọc đồng thanh 1 lượt các từ.
6. TRÒ CHƠI “ĐOÁN ĐÚNG CÁC TỪ”
A. Chuẩn bị: 
- Một số bức tranh (ảnh) để gợi từ.
- Từ được ghi ở dưới tranh (có âm,
vần vừa học).
B.Mục tiêu:
-Học sinh hiểu nghĩa các từ, từ đó
đoán ra từ đúng có chứa vần vừa học.
C. Cách chơi:
Học sinh được nhìn tranh sẽ mô tả
(không được nhắc đến các tiếng có
trong từ) để bạn mình đọc ra được từ
(học sinh đoán từ không được nhìn
tranh).
Ví dụ: Khi dạy bài vần ong - ông
- Chuẩn bị 4 tranh: Cái vòng, con
- Chia lớp thành 2 đội (theo dãy). Mỗi đội cử 2 bạn lên nhìn tranh để mô tả.
15/28
Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1
Giáo viên cầm tranh quay về phía các em đó. Học sinh dưới lớp không được
nhìn tranh và đoàn từ.
- Gợi ý: Mỗi từ đều có 2 tiếng.
Đội 1 đoán các từ có vần ong.
Đội 2 đoán các từ có vần ông.
- Học sinh có thể mô tả như sau:
1. Đội 1: + cái vòng: vật này có hình tròn, người ta đeo ở cổ hoặc ở tay cho đẹp.
+ Con ong: Loài vật này thường đi hút mật hoa (hoặc đọc câu đố về con
ong như ở trò chơi đoán ô chữ).
2. Đội 2: + con công: loài vật này xoè đuôi rất đẹp.
+ Đồng hồ: muốn biết giờ bạn phải xem cái này.
- Đội thắng cuộc sẽ là đội đoán được đúng, nhiều từ hơn.
- Cuối cùng, cho học sinh đọc đồng thanh các từ.
7. TRÒ CHƠI “AI NHANH - AI ĐÚNG”
A. Chuẩn bị:
Câu hỏi có các từ
như thế nào, bao
nhiêu, cái gì, con gì...
có liên quan đến nội
dung bài.
B.Mục tiêu:
- Giúp học sinh
có kĩ năng tìm từ
nhanh, mở rộng vốn từ
cho học sinh.
C. Cách chơi:
- Mỗi học sinh chọn 1 từ, giáo viên đọc câu hỏi có từ đó cho các em trả lời.
- Có thể chia lớp thành các đội để phân thắng - thua.
Mỗi câu trả lời đúng được tính 1 điểm.
Ví dụ: Khi dạy bài iu - êu:
Học sinh chơi với những câu hỏi sau:
- Vần iu được đánh vần như thế nào?
- Chữ lều được viết như thế nào?
16/28
Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1
- Cái gì mà có vần iu? (rìu, dịu...)
- Con gì mà có vần êu? (sếu, nghêu)
- Vần êu do bao nhiêu âm ghép lại?
- Cây gì mà có vần êu? (câu nêu...)
8. TRÒ CHƠI “THI NÓI NHANH”
A. Luật chơi:
Học sinh phải nói tên đồ vật, đồ chơi, con vật, hoa, quả... có chữ cái bắt đầu
bằng chữ cái do người chơi yêu cầu.
B.Mục tiêu:
-Rèn tư duy, phản xạ nhanh, mở rộng vốn từ cho học sinh.
C. Cách chơi:
- Chia học sinh thành 2 đội. Người điều khiển trò chơi (giáo viên) đứng giữa.
- Mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng lên rút thăm (Thăm là các chữ cái trong bộ
học vẫn biểu diễn).
- Nhóm trưởng rút được chữ cái nào thì nhóm đó phải nói nhanh, đúng,
nhiều tên đồ vật, con vật... bắt đầu bằng chữ cái đó.
Ví dụ: Khi dạy bài l - h.
+ Chuẩn bị 2 chữ cái l - h (bộ học vần biểu diễn).
+ Mỗi nhóm trưởng lên bốc thăm 1 chữ cái.
+ Cho các nhóm thảo luận (1-2 phút)
+ Từng nhóm phát biểu. Giáo viên cùng nhóm kia nhận xét, tính số từ đúng:
- l: làn, lạc, lươn, lúa, lồng, loa, lều, lò, lẽ...
- h: hổ, hành hẹ, hồng, hương, huệ, hến, hươu, hòm, heo...
+ Hỏi thêm mỗi nhóm: Các tiếng con vừa tìm có gì giống nhau?
17/28
Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1
(Nhóm 1: l đứng đầu)
(Nhóm 2: h đứng đầu)
9. TRÒ CHƠI “CÁNH CỬA KỲ DIỆU”
A. Luật chơi:
Chỉ được qua cửa khi nói đúng yêu cầu.
B.Mục tiêu:
- Giúp học sinh tìm được các từ có tiếng chứa vần, vốn từ của học sinh
phong phú, diễn đạt tốt.
C. Cách chơi:
- Chia học sinh ra làm 2 đội, xếp hàng dọc.
- Chọn 2 học sinh đứng ở giữa lớp, cầm tay nhau làm cánh cửa.
Khi nào có người nói đúng thì cánh cửa mở ra bằng cách giơ tay lên cao
đầu cho các bạn chui qua.
- Đội nào có nhiều người qua được cửa thì đội đó thắng.
Ví dụ: Khi dạy bài vần oc - ac
- Giáo viên nêu yêu cầu để được qua cổng.
Đội 1: Nói từ chứa tiếng có vần oc
Đội 2: Nói từ chứa tiếng có vần ac
- Lần lượt từng học sinh của mỗi đội tiến lên phía “cửa” gọi: “Cửa thần ơi?
Hãy mở ra! Đó là từ......”.
Chú ý: 
+ Nếu đọc đúng từ thì chui qua cửa rồi xếp theo hàng của nhóm mình (phía
sau cửa).
+ Nếu chưa nghĩ ra từ thì hô “chuyển” rồi về chỗ ngồi (học sinh đứng liền
sau chơi tiếp).
+ Nếu nói từ không có tiếng chứa vần oc - ac thì cũng phải về chỗ ngồi
18/28
Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1
(không được chui qua cửa).
- Cuối cùng, giáo viên cùng học sinh đếm số người được qua cửa của mỗi
đội để phân thắng - thua.
II.CÁC TRÒ CHƠI SỬ DỤNG KHI DẠY TẬP ĐỌC
Phân môn Tập đọc ở lớp 1 được dạy theo quy trình khác với các lớp trên. Ở
lớp 1, mỗi bài Tập đọc được dạy trong 2 tiết.
- Yêu cầu cơ bản của tiết 1 là: luyện đọc trơn bài, kết hợp ôn luyện các vần
đã học hoặc học thêm các vần khó (chưa dạy ở phần học vần).
- Yêu cầu cơ bản của tiết 2 là: luyện đọc hiểu và luyện nói.
Sau khi nắm được các yêu cầu trên, trong quá trình dạy Tập đọc, tôi đã tổ
chức các trò chơi sau:
TIẾT 1:
1. TRÒ CHƠI “TÌM TỪ NHANH VÀ ĐÚNG”
A. Chuẩn bị:
Bộ chữ thực hành Tiếng Việt.
B.Mục tiêu:
- Giúp học sinh ôn lại các vần đã học, mở rộng vốn từ cho học sinh.
C. Cách chơi
-Khi ôn các cặp vần, tôi đã tổ chức cho học sinh thi tìm nhanh, đúng các từ
19/28
Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1
ngoài bài có tiếng chứa vần ôn và cài vào bảng gài.
Ví dụ: Khi dạy bài “Trường em”. Vần cần ôn là ai - ay.
+ Tổ 1 tìm các từ chứa tiếng có vần ai -> cài bảng
+ Tổ 2 tìm các từ chứa tiếng có vần ay -> cài bảng.
Tổ nào tìm đúng, nhanh, nhiều từ là thắng.
2. TRÒ CHƠI “TÌM CÂU ĐÚNG VỚI TRANH”
A. Chuẩn bị
- Nhiều bức tranh liên tiếp, nội dung tranh ứng với nhiều câu trong bài tập đọc.
- Viết sẵn các câu văn vào các băng giấy.
B.Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng nói cho học sinh giúp các em tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp.
C. Cách chơi
- Giáo viên treo song song các bức tranh lên bảng.
- Học sinh quan sát từng bức tranh, đọc thầm bài tập đọc ở sách giáo khoa,
tìm câu văn ứng với từng tranh.
- Gọi học sinh lên tham gia trò chơi:
+ Các em rút thăm (các băng giấy), đọc các câu ghi ở đó và gắn lên bảng
dưới nội dung tranh thích hợp.
+ Các học sinh khác nhận xét.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc các câu.
Ví dụ: Khi dạy bài “Cái nhãn vở”
Chuẩn bị 4 tranh ứng với 4 câu của bài.
Tranh 1 Tranh 2 Tranh 3 Tranh 4
Bố cầm quyển 
vở đưa cho 
Giang.
Quyển vở có dán
nhãn vở ở giữa.
Giang cầm bút để 
viết nhãn vở.
Giang viết xong bố 
đứng cạnh nhìn.
Câu: Bố cho 
Giang một 
quyển vở mới.
Câu: Giữa trang 
bìa là một chiếc 
nhãn vở trang trí
rất đẹp.
Câu: Giang lấy bút
nắn nói viết tên 
trường, tên lớp, họ 
và tên của em vào 
nhãn vở.
Câu: Bố nhìn những
dòng chữ ngay 
ngắn, khen con gái 
đã tự viết được 
nhãn vở.
TIẾT 2:
20/28
Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1
3. TRÒ CHƠI “LUYỆN ĐỌC CÂU”
HÌNH THỨC 1 “HÁI HOA DÂN CHỦ”
A. Chuẩn bị
- Một cái cây (dạng cây thông nôel), treo nhiều bông hoa rực rỡ sắc màu.
- Mỗi bông hoa ghi một câu văn trong bài tập đọc (câu nào khó cần luyện
đọc nhiều thì ghi ở nhiều bông hoa).
B.Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng đọc hay, đọc diễn cảm cho học sinh.
C. Cách chơi
- Giáo viên gọi các em lên “hái hoa”, đọc hay câu văn ghi trong đó để cô
giáo và các bạn nghe – nhận xét.
Trò chơi này được sử dụng ở nhiều bài tập đọc.
HÌNH THỨC 2 “TRANH ĐỘNG”
Các nhà nghiên cứu đã phân tích “Học sinh Tiểu học rất thích những gì ngọ
nguậy, chuyển động hơn những vật tĩnh”. Vì vậy, sử dụng tranh động trong trò
chơi luyện đọc câu giúp học sinh rất hào hứng.
Cách chơi: Giáo viên điều khiển tranh di động, học sinh quan sát, tìm câu
văn ứng với nội dung tranh và đọc hay câu đó.
Ví dụ: Khi dạy bài “Sau cơn mưa”
- Giáo viên điều khiển tranh động (có hình ảnh đàn gà).
- Học sinh đọc hay câu: “Mẹ gà mừng rỡ “tục, tục” dắt bầy con quay quanh
vũng nước đọng trong vườn.”
4. TRÒ CHƠI “ĐỌC PHÂN VAI”
Trò chơi này yêu cầu các em đọc đúng giọng
các nhân vật mà mình sắm vai. Để trò chơi thêm
sinh động, giáo viên cho học sinh hóa trang đơn
giản theo các nhân vật trong bài.
Ví dụ: Khi dạy bài “Người trồng na”
Tôi cho từng nhóm 3 học sinh thi đọc theo
cách phân vai: người dẫn chuyện, người hàng xóm,
cụ già.
Khi đọc, các em cần thể hiện được:
- Giọng người dẫn chuyện: chậm rãi.
- Giọng người hàng xóm: vui vẻ, xởi lởi.
- Giọng cụ già: giọng tin tưởng.
Trò chơi này giúp các em đọc bài đúng và hay hơn. Ngoài ra, nó còn phục
21/28
Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1
vụ đắc lực cho phân môn kể chuyện.
5. TRÒ CHƠI “KỂ CHUYỆN THEO NỘI DUNG BÀI TẬP ĐỌC”
(Dành cho học sinh khá, giỏi)
Ví dụ: Khi dạy xong bài “Mưu chú Sẻ”, tôi đã cho học sinh thi kể lại toàn
bộ câu chuyện theo nội dung bài.
Có em đã kể như sau:
Vào buổi sáng, con Mèo chợt tỉnh giấc. Nó nhìn
thấy một chú Sẻ đang đứng tỉa lông, rỉa cánh. Mèo
liền lao tới chộp được Sẻ. Sẻ sợ lắm nhưng rồi nó cố
giữ sự sợ hãi và nói với Mèo:
- Thưa anh, em biết anh là người rất sạch sẽ.
Nhưng vì sao trước khi ăn sáng, anh lại không rửa
mặt?
Khi nghe Sẻ nói vậy, Mèo liền đặt Sẻ xuống để rửa mặt. Nhân lúc Mèo
đang vuốt râu, xoa mép, chẳng để ý tới mình. Sẻ liền vụt bay đi. Mèo thấy thế
tức lắm nhưng không làm được gì nữa rồi.
6. TRÒ CHƠI “THẢ THƠ”
A. Chuẩn bị:
Giáo viên viết vào các phiếu (giấy trắng) câu thơ đầu của mỗi khổ thơ trong
bài thơ mà học sinh đã đọc thuộc lòng.
B. Cách chơi.
- Mỗi lượt chơi gồm 2 nhóm có số người bằng số phiếu do giáo viên chuẩn bị.
- Hai nhóm trưởng “oẳn tù tì” để dành quyền “thả thơ” trước.
- Mỗi em trong nhóm “thả thơ” cầm một tờ phiếu. Khi nghe giáo viên hô
“bắt đầu”, em số 1 của nhóm thả thơ ra một tờ phiếu cho một bạn ở nhóm kia.
Bạn nhận phiếu phải đọc thuộc cả khổ thơ có ghi câu trên phiếu. Nếu đọc đúng
sẽ được tính 1 điểm.
- Học sinh thả hết phiếu. Giáo viên tính tổng số điểm của nhóm đọc thuộc thơ.
- Đổi nhóm, chơi tương tự.
- Chú ý: Chỉ được thả từng phiếu và thả cho mỗi bạn ở nhóm đối diện một
lần
Ví dụ: Khi dạy bài “Quà của bố”
Chuẩn bị 3 phiếu sau (ghi 3 dòng thơ đầu mỗi khổ)
+ Phiếu 1: Bố em là bộ đội
22/28
Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1
+ Phiếu 2: Bố gửi nghìn cái nhớ
+ Phiếu 3: Bố cho quà nhiều thế
7. TRÒ CHƠI “ĐỌC THƠ TRUYỀN ĐIỆN”
A. Cách chơi:
- 2 nhóm học sinh đứng thành 2 hàng đối diện.
- Giáo viên nêu tên bài thơ sẽ đọc truyền điện (bài thơ này học sinh đã đọc
thuộc lòng).
- Đại diện nhóm đọc trước (A) sẽ đọc dòng thơ đầu tiên của bài rồi chỉ định
thật nhanh (truyền điện) một bạn của nhóm đối diện (B). Bạn được chỉ định đọc
tiếp ngay dòng thứ 2. Sau đó lại chỉ một bạn ở nhóm A đọc dòng 3.... Cứ như
vậy cho đến hết bài.
- Trường hợp học sinh được chỉ định chưa thuộc:
+ Giáo viên đếm từ 1 đến 5, nếu vẫn chưa đọc được phải đứng sang một bên.
+ Học sinh đã đọc dòng thơ trước sẽ chỉ định một lần nữa để bạn khác đọc tiếp.
- Nhóm nào có nhiều học sinh không thuộc là nhóm đó thua.
Ví dụ: Bài “Ngôi nhà” đọc như sau:
A1: Em yêu nhà em
B1: Hàng xoan trước ngõ
A2: Hoa xao xuyến nở
B2: Như mây từng chùm...
8. TRÒ CHƠI “PHÓNG VIÊN”
- Trò chơi này được thực hiện khi học sinh đã thực hành luyện nói (dạng
hỏi - đáp).
- Trong lớp 1 học sinh sẽ đóng vai phóng viên
để đi phỏng vấn các bạn khác trong lớp.
Ví dụ: Khi dạy phần luyện nói của bài “Quà
của bố”
Sau khi học sinh đã thực hành hỏi nhau về
nghề nghiệp của bố, giáo viên nói: “Cô xin giới
thiệu với cả lớp bạn A là phóng viên của báo Nhi
đồng. Hôm nay, bạn sẽ có một vài câu hỏi để
phỏng vấn các con đấy”.
1. Phóng viên (A), bạn được hỏi (B):
A: Xin chào bạn, bạn tên gì?
23/28
Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1
B: Xin chào bạn, tôi tên là B.
A: Bạn vui lòng cho tôi hỏi một vài câu nhé!
B: Vâng, tôi đã sẵn sàng.
A: Bố bạn làm nghề gì?
B: Bố mình là bác sĩ.
A: Bố bạn có phải làm đêm không?
B. Bố mình thường xuyên phải làm đêm.
A: Lớn lên, bạn có thích theo nghề của bố không?
B: Mình rất thích.
A: Xin cảm ơn bạn. Chúc bạn đạt được ước mơ của mình.
2. Phóng viên (C) bạn được hỏi (D):
C: Chào bạn, tôi là C. Rất hân hạnh được làm quen với bạn.
D: Xin chào tôi là D.
C: Đây là bức ảnh bạn chụp cùng bố à?
Bố bạn có phải là công nhân không?
D: Không. Bố mình là thợ điện.
C: Ồ! Nghề đó chắc là vất vả lắm nhỉ?
D: Bạn đoạn đúng rồi đấy.
C: Khi thấy

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_tro_choi_hoc.pdf