Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Đội trong trường Tiểu học - Trần Thị Thuỳ Vân

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Đội trong trường Tiểu học - Trần Thị Thuỳ Vân

1. Lý do chọn đề tài:

Như chúng ta đã biết, kho tàng trò chơi dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng, không phải trò chơi dân gian nào cũng phù hợp với các em học sinh tiểu học, việc lựa chọn các trò chơi dân gian cho các em học sinh tiểu học quả một việc không đơn giản chút nào. Vì vậy, để việc lựa chọn trò chơi dân gian thật sự phù hợp cho các em và có sự thu hút đông đảo các em tham gia thì người giáo viên cần phải cân nhắc kĩ lưỡng khi đưa ra các trò chơi. Trò chơi phải có luật chơi và cách chơi phải đơn giản, dễ chơi và dễ nhớ.

 Bên cạnh đó trong trường tiểu học lại phân chia trẻ có nhiều độ tuổi. Mỗi độ tuổi lại có mức độ nhận thức và khả năng chú ý có chủ định khác nhau. Chính vì thế, các trò chơi cũng cần phải lựa chọn phù hợp với từng độ tuổi. Với vai trò là giáo viên tổng phụ trách đội, hằng ngày tiếp xúc với các em tôi luôn tìm hiểu sự ham muốn ở các em học sinh qua các tiết sinh hoạt ngoại khóa và tôi đã bắt đầu tìm tòi và lựa chọn các trò chơi dân gian cho các em tham gia chơi.

 Đối với các em thiếu nhi, trò chơi dân gian là một trong những yếu tố hình thành nên bản sắc văn hoá dân tộc, là nguồn sữa nuôi dưỡng thế giới tinh thần, là nhịp cầu nối tâm thức các em với mọi bài học về cuộc sống xã hội bởi vì nó có sức hấp dẫn, lôi cuốn mạnh mẽ nhất đối với các em. Tổ chức cho các em chơi các trò chơi dân gian là phương tiện giúp các em phát triển tình cảm, đạo đức, tình đoàn kết, mở rộng nhận thức, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, qua đó góp phần giáo dục các em về truyền thống văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

 

doc 29 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 1419Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Đội trong trường Tiểu học - Trần Thị Thuỳ Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
há sự mới lạ mà hằng ngày các em ao ước được chơi và được vui với các bạn xung quanh.
 Phần đa các em không hề biết đến như thế nào là trò chơi dân gian, các em chỉ biết các trò chơi nho nhỏ như: Chạy, nhảy, đuổi nhau, thậm chí một số em thì chơi những trò chơi rất nguy hiểm như: Trèo cây, đua xe đạp khắp sân trường 
 Giáo dục thiếu niên nhi đồng trong nhà trường tiểu học thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục lao động cho các em nhằm hình thành cho các em những cơ sở ban đầu cho sự phát triển nhân cách.
Qua quá trình tổ chức và tìm hiểu về trò chơi dân gian một số thầy cô chưa có cơ hội được tập huấn về nội dung này, cho nên việc tổ chức và đưa ra các trò chơi dân gian cho học sinh quả là một việc không đơn giản chút nào. Ngoài việc nắm bắt và hiểu biết về trò chơi dân gian, các thầy cô gặp rất nhiều khó khăn như: khó khăn về kĩ năng tổ chức các hoạt động vui chơi tập thể, khả năng giao lưu với đám đông . Một phần là các thầy cô chỉ tâm trung vào chuyên môn là chính nên dẫn đến thời gian để xây dựng các kế hoạch cho học sinh vui chơi tập thể dường như bị bỏ trống. 
 Bên cạnh đó, giáo viên tổng phụ trách đội cũng chưa có sự linh hoạt trong việc phối kết hợp với các đoàn thể như : Đoàn thanh niên, các giáo viên chủ nhiệm để có biện pháp tổ chức sinh hoạt các trò chơi dân gian cho thiếu nhi bài bản hơn. 	- Một số anh chị phụ trách nhi đồng và phụ trách chi đội chưa có sự kết hợp đồng bộ với ban chỉ huy cũng như với tổng phụ trách độ, chỉ quan tâm đến công tác chuyên môn, ít quan tâm đến hoạt động ngoại khóa của các em.
	- Phụ huynh học sinh do tầm hiểu biết ít, nhận thức thấp về môi trường sinh hoạt của con em mình dẫn đến thời gian tham gia sinh hoạt ngoại khóa của các em gặp nhiều hạn chế.	
	- Khả năng tự tổ chức sinh hoạt trò chơi dân gian theo từng nhóm các em còn gặp khá nhiều trở ngại như: Một số nhóm các em chưa thuần thục các động tác chơi, cách chỉ đạo của nhóm trưởng chưa cụ thể, rứt khoát .
	- Kĩ năng giao tiếp của các em học sinh với nhau còn nhiều hạn chế: Một số em chưa tự tin ra trước đám đông các em còn rụt rè, nhút nhát.
Để tìm hiểu thực trạng của vấn đề bước đầu tiên tôi sử dựng phương pháp quan sát, phương pháp đàm thoại, phương pháp điều tra viết, phương pháp tổng kết kinh nghiệm. Như vậy, nhằm giúp cho việc nghiên cứu đề tài mang tính khả thi, đầu năm học 2015 – 2016 tôi đã sử dụng phiếu đánh giá khảo sát học sinh toàn trường bằng một số câu hỏi như:
 Em hãy khoanh tròn vào câu trả lời mà em lựa chọn:
Câu 1: Em biết được mấy loại trò chơi dân gian?
A. Từ 2 -3 trò
B. Từ 4 - 5 trò
C. Từ 5 – 6 trò
Câu 2: Em có thích chơi các trò chơi dân gian không?
A. Rất thích
B. Thích
C. Không thích
Câu 3: Trong giờ ra chơi và sinh hoạt Đội em thích được sinh hoạt theo nội dung nào?
Chơi trò chơi dân gian
Tự chơi các trò chơi mà em thích
Không thích chơi trò chơi.	
Sau khi khảo sát thực trạng kết quả như sau:
Câu hỏi
Kết quả
A (%)
B (%)
C (%)
Câu 1
40 %
45 %
15 %
Câu 2
30 %
40 %
30 %
Câu 3
36 %
50 %
14 %
II.3. Biện pháp và giải pháp:
	a. Mục tiêu:
	- Giúp thiếu nhi có sự thích thú khi tham gia hoạt động chơi trò chơi dân gian và thu hút đông đảo các em thiếu nhi tham gia chơi. Thông qua các loại trò chơi, các em phát triển thêm về kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp và phát triển toàn diện về khả năng tăng cường tiếng việt, khả năng phát triển tư duy, sáng tạo
	- Giáo viên có thêm nhiều kĩ năng tổ chức hoạt động vui chơi cho các em tham gia sinh hoạt tập thể trong hoạt động đội.
	- Giáo viên phụ trách các lớp có mối quan hệ chặt chẽ hơn đối với tổng phụ trách đội trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho các em.
	- Giúp phụ huynh học sinh có cái nhìn nhận tích cực hơn và yên tâm hơn khi thấy con em mình có một môi trường giáo dục lành mạnh.
	b. Nội dung, cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
* Bước 1: Xây dựng kế hoạch tổ chức trò chơi dân gian của Liên đội trong năm học: 
Khi nắm bắt được kết quả của thực trạng trên, ngay từ đầu năm học tôi lập kế hoạch hoạt động cụ thể cho việc tổ chức hoạt động triển khai “Trò chơi dân gian” trình lên Ban giám hiệu duyệt để có sự thống nhất trong việc phối hợp chỉ đạo và tổ chức các hoạt động của nhà trường, nó được cụ thể hóa trong bản phương hướng hoạt động được trình trước đại hội Liên đội.
Điều cần thiết khi xây dựng kế hoạch bất kì một hoạt động nào là phải căn cứ vào đặc điểm tình hình kinh tế của địa phương, căn cứ vào hoàn cảnh, địa lý, các hoạt động xã hội của địa phương và đặc điểm tình hình của nhà trường.
Trên cơ sở thực hiện nghị quyết của các cấp, các ngành cùng với những thành tích đã đạt được trong những năm học trước; căn cứ vào hướng dẫn tổ chức “Trò chơi dân gian”; chương trình công tác Đội và Phong trào thiếu nhi năm học 2018 - 2019 của Hội đồng đội huyện Cư Mgar, tôi đã lập kế hoạch hoạt động tổ chức sinh hoat Đội chơi các trò chơi dân gian của Liên đội năm học 2018 - 2019 như sau: 
ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
LIÊN ĐỘI LÊ LỢI 	 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 * * *
Số : 03KH/LĐ Quảng Phú, ngày 01 tháng 11 năm 2018
KẾ HOẠCH VÀ QUY TRÌNH TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN
NĂM HỌC: 2018-2019
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:  
Thực hiện chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 27 tháng 7 năm 2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
Thực hiện hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2018-2019 của trường TH Lê Lợi.  
Nhằm góp phần đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục truyền thống, lịch sử của dân tộc. Phát huy tính tích cực, năng động thông qua các hoạt động học tập và vui chơi lành mạnh góp phần rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, lối sống đẹp, ý thức tôn trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị bản sắc văn hóa của địa phương, quê hương, đất nước.  
Thông qua các hoạt động cụ thể, thiết thực, dấy lên phong trào thi đua sôi nổi trong học sinh; khơi gợi tính chủ động, niềm tự hào , làm cho học sinh yêu trường mến lớp, hình thành thái độ học tập tích cực.    
 Được sự chỉ đạo của BGH nhà trường. Liên đội trường TH Lê Lợi xây dựng kế hoạch và quy trình tổ chức trò chơi dân gian trong trường học, nhằm thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,học sinh tích cực” năm học 2018-2019.   
II. NỘI DUNG:          
1.Kế hoạch và biện pháp thực hiện:     
Thành lập Ban chỉ đạo; Ban tổ chức xây dựng kế hoạch và quy trình tổ chức  thực hiện của Liên đội.   
 Thành lập Ban chỉ đạo gồm các thành viên theo quy định:    
+Hiệu trưởng - trưởng ban chỉ đạo, phụ trách chung; Tổng phụ trách Đội phó trưởng ban chịu trách nhiệm về công tác tham mưu, xây dựng kế hoạch.  
  + Bí thư chi Đoàn, giáo viên dạy môn thể dục ban viên, phối hợp tổ chức tốt phong trào  .   
  + Hội trưởng hội cha mẹ học sinh phối hợp với nhà trường  theo dõi các hoạt động, phong trào thi đua khen thưởng. 
  +  Các anh chị phụ trách và giáo viên chủ nhiệm, đôn đốc, kiểm tra, động viên học sinh cùng thực hiện.   
2. Tổ chức thực hiện: 
    - Ngay từ đầu năm học, tổng phụ trách Đội phổ biến mục tiêu, yêu cầu và nội dung về việc  hưởng ứng phong trào  " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực "   .  
Tuyên truyền cho HS biết và hiểu trò chơi dân gian không thuần là trò chơi trẻ con mà nó chứa đựng cả một nền văn hóa giàu bản sắc dân tộc Việt Nam.    
  + Đầu mỗi tháng chào cờ, triển khai 4 trò chơi mới và cuối mỗi tháng kiểm tra có đánh giá, xếp loại. Tổ chức thi giữa các khối lớp vào tháng 4.   
   + Ngoài các trò chơi đã triển khai tổ chức cho HS tham gia sưu tầm và tìm hiểu thêm các trò chơi mới, để thông qua các trò chơi dân gian nhằm giúp các em có những kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm.    
Tổ chức cho học sinh tìm hiểu và trao đổi trong các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp. Giáo viên chủ nhiệm phối hợp tốt với cha mẹ học sinh để tăng cường giáo dục lễ giáo cho các em. Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động tập thể giúp các em có dịp tham gia để phát huy tính tích cực, chủ động và rèn luyện kỹ năng sống.  
Duy trì tốt hoạt động của đội sao đỏ, để hướng dẫn các em sao nhi đồng cùng tham gia vui chơi.   
Ngoài tổ chức trò chơi dân gian trong trường học liên Đội thành lập phong trào Thể dục thể thap tổ chức thi vào các ngày lễ trong năm và tham gia các hội thi do Phòng giáo dục tổ chức.    
.   2. Quy trình hoạt động: 
 Thời gian 
 Nội dung công việc
 Người thực hiện
 Tháng 9 -2018 
- Thành lập ban tổ chức triển khai, kiểm tra hoạt động.- Thông qua quy trình kế hoạch, nội dung.- Họp ban tổ chức, phân công nhiệm vụ. - Tuyên truyền, giới thiệu các trò chơi dân gian.
 BGH; TPT; BTCĐoàn; GVTD.  
 Tháng 10
- Triển khai 4 trò chơi dân gian:+ Chơi ô ăn quan.+ Rồng rắn lên mây.+ Đổ nước vào chai.+ Kết bạn.- Kiểm tra, đánh giá, xếp loại. 
GVCN; HS    TPT
 Tháng 11  
- Tiếp tục tham gia chơi các trò chơi đã triển khai.- Triển khai 4 trò chơi mới.+ Bịt mắt đánh trống.+ Trồng nụ, trồng hoa.+ Mèo đuổi chuột.+ Kéo co.- Kiểm tra đánh giá, xếp loại.. 
GVCN; HS     TPT
 Tháng 12 
- Tiếp tục tham gia các trò chơi đã triển khai.- Triển khai thêm 4 trò chơi mới:+ Ném vòng cổ chai.+ Lộn cầu vồng.+ Tìm bạn.+ Nu na nu nống. - Kiểm tra đánh giá, xếp loại.
GVCN; HS     TPT
 Tháng 1/ 2019
- Tiếp tục tham gia các trò chơi đã triển khai.- Triển khai thêm 4 trò chơi mới:+ Chơi chuyền.+ Nhảy bao bố.+ Dung dăng dung dẻ.+ Trán, cằm, tai.- Kiểm tra đánh giá, xếp loại.
GVCN; HS     TPT
Tháng 2/ 2019  
- Tiếp tục tham gia cá trò chơi đã triển khai.- Triển khai thêm 4 trò chơi mới:+ Cướp cờ.+ Bịt mắt vẽ người.+ Bỏ rác vào thùng.+ Trốn tìm.- Kiểm tra đánh giá, xếp loại..
GVCN; HS     TPT
Tháng  3/ 2019 
- Tiếp tục tham gia cá trò chơi đã triển khai.- Triển khai thêm 4 trò chơi mới:+ Cướp cờ.+ Bịt mắt vẽ người.+ Bỏ rác vào thùng.+ Trốn tìm.- Kiểm tra đánh giá, xếp loại.
 GVCN; HS     TPT; GVTD
Tháng  4 /2019 
- Tổ chức thi giữa các khối lớp 4 trò chơi.+ Chơi ô ăn quan.+ Đổ nước vào chai.+ Bịt mắt đánh trống.+ Cướp cờ.- BTC chấm điểm, xếp loại, trao giải. 
 HS khối 1 đến khối 5   BGH; Đội;GVTD
Trên đây là kế hoạch tổ chức hoạt động trò chơi dân gian của Liên đội Lê Lợi. Đề nghi các anh chị phụ trách, ĐV – NĐ tham gia để hoạt động đạt kết quả cao.
 HIỆU TRƯỞNG TỔNG PHỤ TRÁCH
 Phạm Thị Thuý Trần Thị Thùy Vân
 * Sau khi đề ra kế hoạch hoạt động và được Ban giám hiệu nhà trường phê duyệt, để việc thực hiện hoạt động có hiệu quả cần phải thành lập ban chỉ đạo gồm có:
1. Đồng chí Phó hiệu trưởng: trưởng ban
Tổng phụ trách Đội: phó ban
Bí thư chi đoàn: thành viên
Liên đội trưởng: thành viên
5. Giáo viên chủ nhiệm các khối lớp: thành viên.
Ban chỉ đạo họp phân công nhiệm vụ, định ra chế độ sinh hoạt chỉ đạo thực hiện và giám sát các hoạt động có hiệu quả.
*Bước 2: Thông báo kế hoạch đến GVCN các lớp, các bộ phận có liên quan và gợi ý, hỗ trợ cách thức thực hiện:
Khi thông báo kế hoạch đến cho các lớp, các bộ phận, muốn hoạt động diễn ra tốt đẹp, thì người GV- TPT Đội cần phải hỗ trợ, gợi ý thêm về hình thức, nội dung mà lớp đó chọn để thể hiện. 
Ví dụ: chọn các trò chơi có chủ đề, nội dung như thế nào thì phù hợp, 
* Bước 3 :Triển khai hướng dẫn và tổ chức các trò chơi dân gian:
- TPT Đội tiến hành tập huấn, hướng dẫn cho các anh chị phụ trách, Ban chỉ huy Liên – chi đội về nội dung và cách thức tổ chức các trò chơi.
- Kho tàng trò chơi dân gian Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Vì vậy, việc lựa chọn và đưa ra các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi của các em là một việc làm không đơn giản chút nào. Vì thế, trước khi tổ chức trò chơi dân gian cho các em ở cấp liên đội tôi thường cân nhắc kĩ lưỡng để lựa chọn và đưa ra các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi của các em, có nghĩa là trò chơi dân gian phải dễ chơi, vật dụng dễ làm, dễ kiếm và trò chơi phải phù hợp với không gian đễ tổ chức chơi. Qua trò chơi, phải giáo dục cho các em về mặt tình cảm, đạo đức và lối sống theo các nhóm trò chơi cụ thể:
* Nhóm trò chơi vận động, sáng tạo:
1. Trò chơi: Cướp cờ:
 - Mục đích: + Luyện khả năng nhận biết về mục tiêu và ý nghĩa của trò chơi.
 + Rèn luyện khả năng nhanh nhẹn, tính kỷ luật, đoàn kết đồng đội.
Cách chơi và luật chơi: Giáo viên chia tập thể chơi thành hai đội, có số lượng bằng nhau mỗi đội có từ 5-6 bạn, đứng hàng ngang ở vạch xuất phát của đội mình. Đếm theo số thứ tự 1,2,3,4,5 các bạn phải nhớ số của mình.
 + Khi quản trò gọi tới số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến vòng và cướp cờ. 
 + Khi quản trò gọi số nào về thì số đó phải về, một lúc quản trò có thể gọi hai ba bốn số.
+ Khi đang cầm cờ nếu bị bạn vỗ vào người, thì sẽ thua cuộc.
 + Khi lấy được cờ chạy về vạch xuất phát của đội mình không bị đội bạn vỗ vào người thì thắng cuộc.
 + Khi có nguy cơ bị vỗ vào người thì được phép bỏ cờ xuống đất để chánh bị thua, số nào vỗ số đó không được vỗ vào số khác. Nếu bị số khác vỗ vào không thua, số nào bị thua rồi “bị chết” quản trò không gọi số đó chơi nữa.
 + Người chơi không được ôm, giữ nhau cho bạn cướp cờ.
 + Người chơi tìm cách lừa đối phương để lấy cờ về, lựa chọn sân bải phù hợp để chánh nguy cơ, cờ ra khỏi vòng tròn, để cờ lại vòng tròn chỉ được cướp cờ trong vòng tròn, khoảng cách cờ đến hai đội bằng nhau.
	2. Trò chơi: Ô ăn quan
	- Mục đích: 
 Giáo dục các em thiếu nhi tính sáng tạo, cách thức tính toán, tạo sự gần gũi và đoàn kết cho các em học sinh.
 - Cách chơi, luật chơi:
 + Cách sắp xếp quân: Bao gồm 10 ô vuông ( ô dân) và 2 ô bán nguyệt ( ô quan ) ô dân được sắp xếp thành 5 ô vuông đối xứng nhau mỗi ô vuông có 5 dân, mỗi ô quan có 1 quân, chơi sẽ dùng tất cả số quân trong một ô có quân bất kì do người đó chọn trong số 5 ô vuông của mình để lần lượt rải vào các ô, mỗi ô 1 quân, bắt đầu từ ô gần nhất và có thể rải ngược hay xuôi chiều kim đồng hồ tùy ý.
Khi rải hết quân cuối cùng, tùy tình huống mà người chơi sẽ phải xử lý tiếp như sau: Nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số quân đó để rải tiếp theo chiều đã chọn. Trường hợp ăn quân, nếu liền sau đó là một ô trống ( ô dân ) rồi đến một ô có chứa quân ( không phân biệt ô quan hay ô dân thì người chơi sẽ được ăn tất cả số quân trong ô đó. Số quân bị ăn sẽ được loại ra khỏi bàn chơi để người chơi tính điểm khi kết thúc. Còn đối với trường hợp ăn liên tiếp, nếu liền sau ô có quân đã bị ăn lại là một ô trống rồi đến một ô có quân thì người chơi có quân ăn tiếp quân ở ô này. Nếu lại tiếp tục một ô trống rồi đến ô có quân thì người chơi có quyền ăn tiếp quân của các ô. Đối với trường hợp mất lượt, nếu liền sau đó là ô quan ( có quân hoặc không có quân ) hoặc 2 ô trống trở lên hoặc sau khi vừa ăn thì người chơi bị mất lượt và quyền đi tiếp thuộc về đối phương.
	 Khi kết thúc toàn bộ dân và quan ở 2 ô quan đã bị ăn hết. Trường hợp hai ô quan đã ăn hết nhưng vẫn còn quân trong những ô vuông thì quân trong những ô vuông phía bên nào coi như thuộc về người chơi bên ấy, lúc này được gọi là “ Hết quan toàn dân kéo về”.
	3. Trò chơi: Đẩy gậy
	Đây là trò chơi mang tính chất đối kháng cho nên đối với trò chơi này, trước khi tổ chức cho các em chơi, trọng tài phải có sự tính toán kĩ lưỡng để lựa chọn người chơi đến việc lựa chọn vật dụng và sân chơi. Đối với trò chơi này đảm bảo vật dụng phải chắc chắn, tránh các tình trạng gây chấn thương khi tham gia chơi. Trọng tài phải quan sát kĩ để phân minh ai thắng ai thua và trò chơi này người trọng tài đưa ra luật chơi rõ ràng. Trò chơi dân gian này chơi ở không gian sân chơi vòng tròn cho nên đòi hỏi người chơi cần phải có sức khỏe tốt và chiến thuật cao để đánh bại đối thủ của mình và trò chơi này chỉ phù hợp cho các em từ 10 tuổi trở lên. 
 - Mục đích: Rèn luyện sức khỏe, rèn luyện cơ bắp và tạo sự khéo léo khi dùng sức.
 - Cách chơi và luật chơi: 
 Hai bên sẽ tiến hành vào thi đấu ở vong tròn do ban tổ chức và trọng tài sắp xếp sau đó trọng tài thổi còi để cho 2 bên sẵn sàng thi đấu với hình thức thi đấu đối kháng, mỗi trận đấu sẽ thi đấu 3 hiệp, nếu bên nào bị đối phương đẩy ra khỏi vòng tròn thì bên bị đẩy ra ngoài sẽ thua cuộc, trường hợp thi đấu thắng 2 hiệp đấu liên tiếp sẽ kết thúc trận đấu và trọng tài sẽ công bố người thắng cuộc. Còn trường hợp mỗi bên thắng 1 hiệp đấu thì trọng tài sẽ yêu cầu thi đấu hiệp thứ 3 để phân thắng bại.
	4. Trò chơi: Kéo co:
 Có thể nói trò chơi “ Kéo co” là một trong những trò chơi dân gian thu hút được nhiều người chơi nhất, bởi đây là trò chơi không hạn chế số lượng người chơi nhưng 2 bên phải có số người thi đấu bằng nhau, đối với trò chơi dân gian này, đòi hỏi người chơi phải biết đoàn kết và hợp sức cùng một lúc để kéo đối thủ, Ngoài ra ngươi chơi phải biết cách phối hợp với đồng đội của mình để có sự gắn kết hơn trong quá trình thi đấu.
	- Mục đích:
Qua trò chơi này giúp học sinh phát triển khả năng biết đoàn kết tập thể trong công việc và rèn luyện sức khoẻ cho các em học sinh. Đây là trò chơi giáo dục tính kỉ luật cao trong công việc tập thể, giúp các em hình thành sự phát triển về trách nhiệm, về tính tự giác trong công việc chung. 
	- Cách chơi và luật chơi:
Mỗi đội sẽ thi đấu 3 hiệp theo khẩu lệnh hô của quản trò, đội nào bị đối phương kéo qua vạch mà trọng tài quy định thua thi bên bị kéo sẽ thua. Trường hợp 2 bên thi đấu mỗi bên thắng 1 hiệp thì người quản trò sẽ yêu cầu 2 đội sẽ thi đấu hiệp thứ 3, còn trường hợp đội thắng liên tiếp 2 hiệp thì quản trò sẽ kết thúc hiệp thi đấu và công bố đội thắng cuộc.
 5. Trò chơi: Nhảy bao bố
- Mục đích: 
Rèn luyện kỹ năng giữ thăng bằng, khả năng bật nhảy và sự phối hợp động tác trong vận động, giáo dục tinh thần đồng đội của người chơi.
 - Cách chơi luật chơi: 
 Người chơi chia làm hai đội trở lên thông thường thì từ hai đến ba đội, mỗi đội phải có số người bằng nhau. Mỗi đội có một ô hàng dọc để nhảy và có hai lằn mức một xuất phát và một mức đích. Mỗi đội xếp thành một hàng dọc. 
 Người đứng đầu bước vào trong bao bố hai tay giữ lấy miệng bao. Sau khi nghe lệnh xuất phát người đứng đầu mỗi đội mới nhảy đến đích rồi lại quay trở lại mức xuất phát đưa bao cho người thứ 2. Khi nào người thứ nhất nhảy về đến đích thì người thứ 2 tiếp theo mới bắt đầu nhảy. Cứ như vậy lần lượt đến người cuối cùng. Đội nào về trước đội đó thắng.
 Người chơi nào nhảy trước hiệu lệnh xuất phát là phạm luật, người nhảy chưa đến mức quy định mà quay lại cũng phạm luật. Nhảy chưa đến đích mà bỏ bao ra cũng phạm luật và có thể bị loại khỏi cuộc chơi.
 Trò chơi: Nhảy dây
 - Mục đích: 
Rèn luyện kỹ năng thăng bằng, khả năng bật nhảy, sự đoàn kết tập thể, giúp cơ thể khỏe mạnh, tốt cho tim mạch và phát triển cơ bắp. 
  - Cách chơi và luật chơi:
 - Dụng cụ chơi là một cuộn dây thừng có chiều dài bằng 2 đến 4 lần sải cánh tay tùy theo nhảy đơn, đôi hoặc nhảy tập thể. 
 - Nhảy đơn là tự mình quăng dây rồi nhảy. Hai tay người chơi cầm 2 đầu dây, dang rộng tay, dây để sau lưng. Người chơi vừa quay hai tay cầm dây vừa nhảy thẳng chân sao cho dây đi qua đầu rồi đi qua chân.
 - Người chơi cứ tiếp tục nhảy đúng theo số lần quy định của cuộc chơi. Nếu vướng dây thì bị phạt.
 Ngoài ra, có thể chơi nhảy cặp đôi. Hai người chơi quay mặt vào nhau, một người cầm dây như cách chơi có 1 người và quay dây sao cho dây qua đầu và chân cả hai người.
 	 - Nhảy tập thể: là có 2 người đứng 2 đầu cầm dây quăng, một người hoặc có thể cả hai ba người nhảy lựa chiều cùng vào rồi nhảy theo chiều dây quăng. Nếu bị vấp tức là phạm lỗi thì phải ra thay cho người cầm dây để trò chơi cứ thế tiếp tục. 
 	* Nhóm trò chơi học tập: ( Khả năng tăng cường tiếng việt và sự nhanh nhẹn, phán đoán của học sinh)
 Trò chơi: Chi chi chành chành
 	 - Mục đích: giúp các em phát triển khả năng đọc và phát âm, đồng thời giáo dục các em tính nhanh nhẹn và khéo léo.
- Cách chơi: Để các em học sinh xoè tay ra, còn bạn giơ một ngón tay trỏ ra đặt vào lòng bàn tay đó, tất cả cùng đọc bài “chi chi chành chành”. Đến chữ “hu hu”, “ập” trẻ nắm tay lại thật nhanh, còn bạn thì rút tay thật nhanh, ai rút không kịp thì phải xoè tay cho người khác chơi .
 Lời 1: Lời 2
 Chi chi chành chành Chi chi chành chành Sáo nằm 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_tro_choi_dan.doc