Trẻ dễ dàng phát triển khả năng toán học qua trò ô ăn quan, với việc phải đếm và tính sau mỗi nước đi, cân nhắc đi nước nào "ăn" nhiều nhất giúp trẻ biết cách thức tính toán (đặc biệt là tính cộng trừ), tăng tính sáng tạo. Qua trò chơi các trẻ thêm đoàn kết, gần gũi với nhau. Để trẻ vận động thô, cha ông không cần dùng đến xe đạp, không cần đi patin mà có rất nhiều trò chơi giúp trẻ vận động như kéo co, mèo đuổi chuột, rồng rắn lên mây, ù ập, cá sấu lên bờ, trốn tìm
Về vận động tĩnh: Trò chơi banh đũa yêu cầu người chơi phải vừa thảy banh lên là trải đũa ra nhanh cho kịp bắt chụp lại trái banh, rồi lần lượt ném banh vừa bắt từng cây đũa một, rồi hai, ba, bốn. tức là phải tính chính xác làm sao vừa ném banh lên là phải nhanh mắt nhanh tay nắm đúng số đũa cần lấy và kịp thời bắt chụp lại trái banh. Hay như hoạt động làm diều vào mỗi mùa hè, trẻ đi kiếm những cây tre về tước nhỏ sau đó vót mỏng, bẻ cong làm khung diều, không chỉ yêu cầu đôi bàn tay khéo léo mà còn cần thiết kế cho chiếc diều của mình thật đẹp thật độc để khi bay lên cao dễ dàng nhận diện cũng như nhận được sự ngưỡng mộ từ đám bạn.
Trò chơi dân gian tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên, dễ dàng quan sát, nhận biết sự vật hiện tượng thông thường. Bọn trẻ có thể thấy và nghe tiếng đủ loại con vật, biết được nhiều loại cây, tăng khả năng quan sát. Đứa nhỏ lom khom nhìn đứa lớn rồi bắt chước tự làm, không cần ai bày, tóm lại là chủ động học hỏi và làm. Trí tưởng tượng của trẻ lại càng được nâng cao với trò đóng vai, cô giáo, làm bố mẹ và chơi đồ hàng. Bọn trẻ tự soạn kịch bản, diễn theo những gì chúng nghĩ, chúng tưởng tượng.
Các trò chơi dân gian thường mang yếu tố cộng đồng, nghĩa là có sự tham gia của rất nhiều người cùng tương tác với nhau. Khả năng giao lưu của trẻ rất nhanh vì khi chơi trò chơi dân gian cần tụ tập một nhóm nhỏ, chúng phải tự đi tìm bạn, tự rủ bạn tham gia trò chơi với mình. Chính vì điều đó, chúng làm cho những mối quan hệ trở nên gắn bó hơn giữa những người bạn tí hon của nhau, và cả những người bậc cha mẹ của chúng cũng trở nên thân thiết hơn.
- Trẻ biết cách chơi và luật chơi 8/35= 23% 12/35= 34% 15/35= 43% 4 - Thuộc nội dung bài đồng dao, bài về 8/35= 23% 10/35= 28% 17/34= 49% 44 5 - Tự tổ chức chơi với bạn 8/35= 23% 12/35= 34% 15/35= 43% 55 5 - Phát triển kĩ năng nhanh nhẹn, léo 7/35=20% 8/35= 23% 20/35= 57% 66 - Phát triển tính cực vận động cho trẻ 8/35= 23% 10/35= 28% 17/35= 49% 4 7 - Trẻ hạn chế trẻ sử dụng điện điện thoại, ipas,.. 8/35= 23% 10/35= 28% 17/34= 49% Bản thân đã tiến hành tổ chức đầy đủ các tiết học theo đúng nội dung chương trình kế hoạch đã đề ra, luôn gần gũi động viên và khích lệ trẻ tham gia và thường xuyên phối hợp với phụ huynh. Tồn tại Qua khảo sát về các nội dung trên cho trẻ đầu năm học thấy kỹ năng của trẻ còn hạn chế, chưa thực sự tham gia vào các hoạt động, còn nhút nhát thiếu tự tin khi tham gia vào các trò chơi. Nguyên nhân của những tồn tại trên là - Giáo viên chưa tích cực sưu tầm, lựa chọn trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi trẻ. - Chưa tạo được môi trường thuận lợi cho trẻ hoạt động. - Việc tổ chức lồng ghép các trò chơi dân gian vào các hoạt động giáo dục trẻ còn ít. - Chưa tổ chức được các trò chơi dân gian cho trẻ thông qua các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo. - Trẻ trong lớp còn nhút nhát thiếu tự tin, thụ động khi tham gia vào các trò chơi. - Đa số phụ huynh thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với các trò chơi trong điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy vi tính,...chưa hiểu rõ tầm quan trọng của trò chơi dân gian, cứ nghĩ rằng không có một tác dụng nào cho con em mình ngoài việc giữ con cho họ đi làm cả ngày nên việc kết hợp với giáo viên còn sơ sài, chưa quan tâm, chú ý đến việc học và chơi của trẻ. Những vấn đề cấp thiết đặt ra là Cần nghiên cứu để xây dựng môi trường đẹp, hấp dẫn sịnh động phù hợp với độ tuổi. Nghiên cứu và xây dựng các giờ hoạt động lồng ghép các trò chơi dân gian vào các hoạt động giáo. Tự bồi dưỡng chuyên môn tổ chức được các trò chơi dân gian cho trẻ thông qua các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo. Tổ chức cho trẻ trò chơi dân gian cho trẻ được chơi ở mọi lúc, mọi nơi. Tuyên truyền và phổ biến cho các bậc phụ huynh về tính cấp thiết trò chơi dân gian để phụ huynh có biện pháp phối hợp với giáo viên để cùng dạy trẻ. 7.1.3. Nội dung “Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triền tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi". Trò chơi dân gian của trẻ em là hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, mang nét hồn nhiên của trẻ thơ. Qua trò chơi dân gian giúp trẻ rèn luyện thân thể, trí não, tính khéo léo, tính tổ chức kỷ luật, đời sống tinh thần phong phú. Việc sử dụng và lồng ghép các trò chơi dân gian vào trong chương trình giáo dục mầm non sẽ là cầu nối đưa trẻ em tiếp xúc với môi trường, trải nhiệm cảm xúc, hành vi và kĩ năng. Giúp trẻ sớm nhận thức về thế giới, nâng cao hiểu biết, phát triển tính tích cực vận động cho trẻ. Trong giáo dục mầm non hiện nay đòi hỏi sự phối hợp các hoạt động trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển toàn diện năng lực của trẻ, sẽ là cơ sở cho giáo viên mầm non trong việc lập kế hoạch, thực hiện và lồng ghép các trò chơi dân gian trong bài giảng nhằm phát huy tính tích cực vận động theo nhu cầu thực tế của trẻ. Giáo viên cần xây dựng một hệ thống môi trường giáo dục đa dạng và phong phú, mở ra nhiều cơ hội cho trẻ vui chơi và học tập. Thực tiễn cho thấy, nếu giáo viên biết tận dụng và khai thác tối đa trò chơi dân gian vào trong các hoạt động, sẽ không chỉ làm giàu kiến thức cho trẻ mà còn phát triển toàn bộ các chức năng cơ thể, đảm bảo cho trẻ sẵn sàng học tập ở các cấp học tiếp theo. Nhiệm vụ đặt ra cho mỗi giáo viên là luôn phải tìm tòi, sáng tạo, tự học hỏi bồi dưỡng bản thân để luôn đổi mới hình thức tổ chức cho trẻ hoạt động. Bản thân tôi đã thực sự đầu tư thời gian, công sức cho việc tìm hiểu về vấn đề "Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triền tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi". a. Biện pháp 1: Sưu tầm, lựa chọn trò chơi dân gian phù hợp với độ tuổi của trẻ: Kho tàng các trò chơi dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ nhỏ. Vì thế, giáo viên nên có sự cân nhắc lựa chọn cho trẻ chơi các trò chơi có luật chơi và cách chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu. Mỗi độ tuổi lại có mức độ nhận thức và khả năng chú ý có chủ định khác nhau. Chính vì thế, các trò chơi cũng cần phải được lựa chọn cho phù hợp với từng độ tuổi. Cụ thể như sau: * Mục tiêu: Giúp trẻ dễ dàng thích nghi với trò chơi; Trẻ được phát triển hoặc củng cố tri thức, sáng tạo về những nội dung có liên quan đến chủ đề. * Yêu cầu: Trò chơi có tính giáo dục; phù hợp với từng chủ đề; có thể nằm trong hoặc ngoài chương trình giáo dục mầm non; phải chứa đựng yếu tố chơi, có khả năng thu hút được trẻ; phát triển được tính tích cực vận động cao ở trẻ; độ khó của trò chơi tăng dần; trẻ có hứng thú. * Cách tiến hành: - Tôi chịu khó đọc, sưu tầm các trò chơi dân gian có trong chương trình giáo dục mầm non , các tài liệu viết về trò chơi dân gian thuộc các vùng miền khác nhau. Sau đó lựa chọn ra những trò chơi dân gian có nội dung và lượng vận động phù hợp với trẻ. - Hệ thống lại các trò chơi, phân loại chúng thành từng nhóm và đưa vào mỗi chủ đề. - Lựa chọn trò chơi phù hợp với từng chủ đề và phân bổ theo từng hoạt động phù hợp. Ví dụ: với chủ đề Thế giới động vật tôi tổ chưc cho trẻ chơi một số trò chơi như: “Mèo đuổi chuột”, “Bịt mắt bắt dê”, “Cá sấu lên bờ”, “Đi câu ếch” Giáo viên nên lựa chọn và chuẩn bị sẵn các trò chơi phù hợp với chủ đề của tuần, của tháng để khi có các tiết dạy, giáo viên sẽ dễ dàng vận dụng đưa trò chơi vào giờ học một cách linh hoạt và hiệu quả. Chọn trò chơi cũng cần quan tâm đến việc sẽ tổ chức ở đâu, rộng hay hẹp Sắp xếp các trò chơi dân gian vừa lựa chọn thành một hệ thống lưu trữ với thứ tự sắp xếp theo trình tự có cường độ tăng dần. b. Biện pháp 2: Tạo môi trường thuận lợi cho trẻ hoạt động: * Mục tiêu: Thiết lập mối quan hệ với trẻ và tạo ra một môi trường giáo dục an toàn và thân thiện để trẻ có cơ hội khám phá, trải nghiệm theo nhu cầu, theo hứng thú, phát triển năng lực vận động phối hợp các giác quan trên cơ thể cho trẻ. * Yêu cầu: Đồ dùng, đồ chơi phù hợp với trò chơi; đảm bảo tính an toàn, vệ sinh, thẩm mỹ, phải có tác dụng giáo dục; phong phú, đầy đủ về số lượng và chủng loại; xây dựng môi trường tâm lý thân thiện, tích cực, chia sẻ. * Cách tiến hành: Chuẩn bị đủ đồ dùng, đồ chơi theo từng hoạt động; Cho trẻ vừa sử dụng đồ chơi, vừa tham gia chơi; Sự chuẩn bị không gian chơi cũng nên đảm bảo những yêu cầu như: không gian tổ chức trò chơi dân gian phải phù hợp với số lượng trẻ trong lớp, trẻ được thoải mái khi tham gia chơi; trẻ phải được an toàn; sự sắp xếp, bố trí các yếu tố trong không gian phải mang tính thẩm mĩ. Bên cạnh đó, việc giáo viên luôn luôn tạo ra một môi trường tâm lý tốt sẽ tạo điều kiện cho trẻ thực hiện. Để tạo được không gian tổ chức trò chơi dân gian phù hợp với số lượng trẻ trong lớp, trẻ được thoải mái khi tham gia chơi, tôi đã: - Xây dựng góc trò chơi dân gian với những hình ảnh gần gũi, quen thuộc; bố trí góc chơi phù hợp với không gian lớp học để trẻ có thể chơi một số trò chơi dân gian với lượng vận động phù hợp. Hình ảnh minh họa cô và trẻ tìm hiểu về góc trò chơi dân gian - Làm đồ dùng, đồ chơi phong phú để trẻ được trải nghiệm, khám phá một số trò chơi dân gian bằng các nguyên vật liệu thiên nhiên, sẵn có như gáo dừa, mo cau, hạt gấc, sỏi, hột hạt, tre, lạt Hình ảnh minh họa đồ dùng đồ chơi góc trò chơi dân gian Giáo viên có thể sử dụng những vật liệu sẵn có, rẻ tiền, thậm chí không cần đồ dùng, dụng cụ mà chỉ cần trẻ chơi với nhau. Điều này rất phù hợp với tình hình thực tế của cấp học. Trẻ em được tiếp cận và trực tiếp tham giachơi các trò chơi dân gian sẽ giúp cho trẻ sớm hình thành các thói quen hoạt động có hệ thống, tính tập thể giúp trẻ tự tin, linh hoạt hơn trong mọi hoạt động cũng như sự phát triển sau này của trẻ. Thông qua trò chơi dân gian,trẻ sẽ phát triển được các giác quan (thị giác, thính giác, vị giác, xúc giác,khứu giác), phát triển trí nhớ, phát triển tư duy, trí tưởng tượng, ngôn ngữ. c. Biện pháp 3: Tăng cường tổ chức lồng ghép các trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục trẻ: Việc lồng ghép trò chơi dân gian vào các hoạt động giáo dục trẻ sẽ giúp các vận động cơ bản của trẻ được rèn luyện, trẻ trở nên nhanh nhẹn, khéo léo, hoạt bát trong các hoạt động. Do đó, tôi đã lựa chọn các trò chơi phù hợp với từng chủ đề và tính chất của từng hoạt động như: * Với hoạt động học: Tùy từng lĩnh vực cụ thể, hoạt động cụ thể để tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian đáp ứng yêu cầu “học mà chơi, chơi mà học”. - Với môn thể chất: Nên lựa chọn các trò chơi vận động nhằm rèn luyện thân thể khoẻ mạnh, hoạt bát và năng động. Nhiều trò chơi đòi hỏi trẻ phải mạnh mẽ, nhanh chân, nhanh mắt, nhanh miệng. Trẻ phải có sức khỏe mới có thể vui chơi và ngược lại vui chơi giúp cho trẻ thêm khỏe mạnh và năng động. Ví dụ: Với trò chơi “ Nhảy bao bố” Hình ảnh minh họa trò chơi dân gian:“Nhảy bao bố” + Mục đích: Nhảy bao bố là trò chơi dân gian mang tính tập thể, nhằm rèn luyện thể lực, sức bật, sự khéo léo và khả năng giữ thăng bằng của người chơi. + Luật chơi: Trước khi chơi, trọng tài điểm số người chơi để chia thành 2 đội, mỗi đội có 10 người (1 nam, 1 nữ). Khi chơi, có bao nhiêu đội tham gia thì kẻ bấy nhiêu hàng dọc và kẻ hai vạch ranh giới ở hai đầu các hàng dọc, cách nhau khoảng 10m, một vạch là mốc xuất phát và một vạch làm điểm quay đầu. Trong cuộc chơi, người chơi nào nhảy trước hiệu lệnh xuất phát, nhảy chưa đến vạch điểm quy định, nhảy chưa đến đích đã bỏ bao ra đều phạm qui và bị loại. Khi người nhảy trước chưa về đến vạch tiếp sức mà người tiếp theo đã nhảy trước thì phạm quy. Vận động viên nào bị ngã trong khi thi thì nhanh chóng đứng dậy nhảy tiếp phần thi của mình Phần thắng thuộc về đội có ít lần phạm quy nhất, trường hợp số người phạm qui như nhau hoặc không có đội nào phạm quy thì phần thắng thuộc về đội kết thúc trước phần
Tài liệu đính kèm: