Các bạn cũng biết đấy đồ chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với cuộc sống của trẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có tiền để mua hoặc mua được hết đồ chơi cho trẻ. Để thoả mãn hoạt động vui chơi của trẻ chúng ta có thể tự làm lấy đồ chơi cho trẻ. Đối với môi trường ở lớp học mầm non muốn trẻ phát triển tốt thì cô giáo phải là người thể hiện tốt nhiệm vụ giáo dục của mình luôn linh động sáng tạo giúp trẻ thông qua chơi mà học, bằng cách thông qua “hoạt động góc”.Trong quá trình giáo dục trẻ nói chung, tổ chức cho trẻ chơi nói riêng. Giáo viên cần phải biết dạy cho trẻ chơi cái gì? Chơi như thế nào? Để đem lại kiến thức phục vụ cho hoạt động học, phục vụ cho sự phát triển tư duy của trẻ. Vì vậy đồ chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích sự hứng thú và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh ở trẻ bấy nhiêu. Từ những thực tế mà tôi đã thể hiện ở lớp, việc cho trẻ hoạt động góc từ các đồ dùng, đồ chơi tôi đã nhận thấy được rằng việc thực hiện hoạt động góc không phải để cho trẻ chơi không mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện trong các lĩnh vực như ngôn ngữ, thẩm mỹ, thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội. Chính vì vậy đối với bất kỳ hoạt động nào cũng cần có đồ dùng, đồ chơi để cho trẻ sử dụng trong quá trình chơi. Nếu đồ dùng đồ chơi ít, lại không có tính thẩm mỹ thì trẻ sẽ nhanh chán và không mấy hứng thú.Vì vậy ngoài việc chuẩn bị các đồ chơi có sẵn cho hoạt động góc tôi còn tự làm các đồ dùng, đồ chơi bằng nguyên vật liệu thiên nhiên , nguyên vật liệu phế thải để làm phong phú thêm đồ dùng đồ chơi tạo cho trẻ cảm thấy mới lạ và hứng thú chơi, nếu biết sử dụng những loại đồ dùng đồ chơi một cách khoa học, hợp lý sẽ mang lại hiệu quả rất tốt cho trẻ.
Trước tiên muốn tổ chức tốt hoạt động góc cho trẻ, tôi xây dựng kế hoạch tổ chức, làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ theo từng chủ đề một cách cụ thể. Trước khi làm tôi kiểm tra xem ở lớp mình có bao nhiêu đồ dùng, đồ chơi được nhà trường cấp và còn thiếu những loại đồ chơi gì? Đồ chơi đó phục vụ góc chơi nào rồi mới lên kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu để làm thêm có như vậy mới có đủ đồ dùng khi cho trẻ hoạt động và giờ hoạt động góc mới có chất lượng cao.
Bản thân chúng ta cũng biết rằng đồ chơi là yếu tố thúc đẩy trẻ em thực hiện nhiều hành động và thao tác khác nhau có tác dụng rèn luyện thể lực cho trẻ. Đặc biệt là những đồ chơi tự tạo, khi được chơi với những loại đồ chơi tự tạo sẽ giúp cho trẻ chơi một cách hào hứng hơn, đồng thời tạo cho trẻ có cảm giác thân thiện hơn với môi trường. Hơn nữa việc chơi với đồ chơi tự tạo sẽ phát huy được ở trẻ khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ, trẻ có thể tự mình tìm tòi, khám phá và trải nghiệm bằng cách có thể tự mình tạo ra những loại đồ chơi theo ý tưởng của trẻ. Đồ chơi hết sức cần thiết đối với trẻ, nó có tác dụng và ý nghĩa thật to lớn và sâu sắc đối với trẻ độ tuổi mầm non, vì bất kể một trẻ em nào đều có nhu cầu chơi và rất yêu quí đồ chơi, chúng sống và hành động cùng với đồ chơi.
ải căn cứ vào kế hoạch của nhà trường, kế hoạch của tổ chuyên môn để xây dựng kế hoạch hoạt động vui chơi phù hợp với nhóm lớp mình theo 10 chủ đề trong năm học. Khi xây dựng kế hoạch tôi cũng luôn phải đảm bào để từng trẻ trong lớp của mình được hỗ trợ để phát triển và chú trọng đến các mục tiêu và kết quả với hoạt động của trẻ. Điều quan trọng là phải đảm bảo đủ vật liệu và đồ dùng cho các góc hoạt động, kế hoạch phải phù hợp với khả năng của trẻ. Dựa vào các kế hoạch của cấp trên và tình hình thực tế lớp học Tôi đã xây dựng bảng kế hoạch thực hiện như sau: STT Chủ đề lớn Chủ đề nhánh Các góc dự kiến chơi 1 Trường mầm non - Trường MN của bé - Lớp học của bé -Góc phân vai -Góc nghệ thuật -Góc học tập -Góc xây dựng -Góc thiên nhiên 2 Bản thân - Tôi là ai - Trung thu của bé - Cơ thể tôi - Tôi cần gì để lớn lên và khoẻ mạnh -Góc phân vai -Góc học tập -Góc kỹ năng -Góc xây dựng -Góc thiên nhiên 3 Gia đình - Gia đình tôi - Ngôi nhà gia đình ở - Họ hàng gia đình - Đồ dùng gia đình -Góc phân vai -Góc xây dựng -Góc học tập -Góc vận động -Góc thiên nhiên 4 Nghề nghiệp - Các nghề phổ biến - Nghề sản xuất - Nghề dịch vụ -Góc phân vai -Góc xây dựng -Góc nghệ thuật -Góc kỹ năng 5 Thế giới động vật - Động vật nuôi trong gia đình - Động vật sống trong rừng - Động vật sống dưới nước - Côn trùng – Chim -Góc phân vai -Góc xây dựng -Góc học tập -Góc nghệ thuật 6 Thế giới thực vật - Một số loại cây - Tết và mùa xuân - Một số loại hoa - Một số loại rau-quả -Góc phân vai -Góc xây dựng -Góc học tập - Góc nghệ thuật -Góc kỹ năng 7 Giao thông - Phương tiện giao thông - Luật giao thông -Góc phân vai -Góc xây dựng - Góc học tập -Góc bé sáng tạo 8 Nước và một số hiện tượng tự nhiên - Nước - Một số hiện tượng thời tiết và mùa. -Góc phân vai -Góc xây dựng -Góc bé sáng tạo -Góc thiên nhiên 9 Quê hương -Đất nước – Bác Hồ - Quê hương - Đất nước - Bác Hồ -Góc phân vai -Góc nghệ thuật -Góc xây dựng -Góc học tập 10 Trường tiểu học - Trường tiểu học - Bé chuẩn bị vào lớp 1 -Góc phân vai -Góc xây dựng -Góc kỹ năng -Góc học tập Trong mỗi lần lập kế hoạch cho chủ đề nhánh tôi thường chú ý đến việc xây dựng các góc chơi làm sao để trẻ có mối quan hệ tốt nhất giữa các góc chơi với nhau trong cùng một chủ đề. Ví dụ: Với chủ đề “ Trường mầm non” Tôi xây dựng kế hoạch hoạt động góc cho lớp mình như sau: Góc chơi Nội dung chơi Đồ dùng, học liệu Góc phân vai - Trò chơi: cô giáo, cửa hàng tạp hóa + Cô giáo: Cô dạy trẻ học bài, dạy trẻ xem sách, chuyện + Cửa hàng: Bán đồ dùng học tập, bán thực phẩm - Một số sách, truyện, que chỉ - Một số loại rau, củ, quả và một số mặt hàng tạp hóa khác như bánh kẹo, đồ ăn sẵn Góc nghệ thuật - Tạo hình: Tô màu, trang trí trường mầm non - Tranh vẽ trường mầm non, sáp màu Góc học tập - Xem tranh, hình ảnh, video về trường mầm non - Tranh vẽ, ảnh và video về quang cảnh, một số hoạt động của trường mầm non Góc xây dựng - Xây khuân viên trường mầm non - Gạch xây dựng, dụng cụ để xây, cây xanh, các kiểu nhà, hoa các loại. Góc thiên nhiên - Quan sát, tưới cây, gieo hạt - Hạt giống, cốc, bình tưới, nước tưới Tương tự với các chủ đề khác việc lựa chọn nội dung phù hợp với sự hứng thú của trẻ và làm sao để trẻ thực hiện được lô gic theo hệ thống kiến thức, biết phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong cùng góc chơi cũng như các góc chơi biết liên kết nhịp nhàng với nhau. Sau khi xây dựng được kế hoạch tổ chức tôi sẽ có định hướng cho trẻ chơi ở góc chơi nào? Bao nhiêu trẻ chơi trên góc chơi đó? Các góc chơi đó cần có những đồ dùng đồ chơi gì? Khi tôi tổ chức tôi sẽ chuẩn bị đầy đủ được đồ dùng đồ chơi phù hợp cho các góc trước khi trẻ tham gia vào hoạt động khi đó trẻ sẽ không bị gián đoạn vì lý do thiếu đồ dùng đồ chơi. Khi trẻ chơi cô sẽ đi quan sát trẻ có thể hòa nhập chơi cùng trẻ để hướng dẫn thêm cho những trẻ còn lúng túng. Tôi thấy trước khi tiến hành hoạt động mà xây dựng kế hoạch tổ chức trước thì rất thuận lợi và chủ động được trong mọi hoạt động. Biện pháp 2: Tạo môi trường góc và phân bố các góc Để thu hút được trẻ vào hoạt động ở các góc chơi là vô cùng quan trọng chính vì thế việc thiết kế để tạo được một môi trường cho trẻ hoạt động tại các góc chơi phù hợp và hấp dẫn trẻ cần được tuân theo các nguyên tắc sau: * Với môi trường bên trong lớp học: + Chia diện tích phòng thành các góc hoặc các khu vực chơi khác nhau. Bố trí góc chơi động không ở gần góc chơi tĩnh. Có ranh giới riêng giữa các góc. Có lối đi lại giữa các góc, đủ rộng cho trẻ di chuyển. Đồ chơi, học liệu để mở và vừa tầm với của trẻ. Đặt tên góc dễ hiểu đối với trẻ. Bố trí bàn ghế, kệ, tủphù hợp với từng góc chơi. Cho phép trẻ tham gia tổ chức góc chơi của mình. + Sau mỗi chủ đề cần thay đổi đồ dùng đồ chơi phù hợp và bố trí đồ chơi trong các góc để tạo cảm giác mới lạ và hấp dẫn đối với trẻ. (Góc chơi xây dựng ở chủ đề thực vật - chủ đề động vật) + Khoảng cách giữa các góc chơi phù hợp đảm bảo an toàn và phù hợp với vận động của trẻ, ranh giới giữa các góc chơi là những kệ tủ hoặc giá để đồ chơi học liệu phù hợp với độ tuổi và tầm với của trẻ. (Hình ảnh : Góc phân vai và góc nghệ thuật được ngăn cách bởi kệ tủ) Trẻ có tích cực tham gia vào hoạt động góc hay không thì việc tạo môi trường cho trẻ được tích cực hoạt động là rất quan trọng. Vì trẻ nhỏ thường thích đồ vật, hình ảnh mới lạ có màu sắc nổi bật, vì thế môi trường cho trẻ tham gia vào hoạt động góc cần được trang trí cho đẹp, hấp dẫn trẻ và thường xuyên được thay đổi để phù hợp với chủ đề, tạo cho trẻ cảm giác mới mẻ và gây hứng thú cho trẻ.Trước đây khi trang trí môi trường lớp học chỉ với những hình ảnh mang tính chất minh hoạ, nhưng giờ đây việc trang trí môi trường không những mang tính thẩm mỹ mà tất cả các góc cần được trang trí tạo góc mở để trẻ được trực tiếp tham gia hoạt động và chơi trên những mảng tường theo từng góc. Vì vậy khi được nhà trường phân công dạy lớp 5tuổi c, tôi đã trang trí môi trường lớp và phân lớp làm 5 góc chơi chính: Góc xây dựng, góc nghệ thuật, góc phân vai, góc học tập và góc thiên nhiên. Ở mỗi góc đều có các tên góc dễ hiểu đối với trẻ. Ngoài việc trang trí tạo góc mở cho trẻ được hoạt động thì tôi còn bố trí góc chơi sao cho hợp lý với lớp mình để không ảnh hưởng đến quá trình chơi của trẻ. Tôi bố trí các góc động tránh xa các góc tĩnh. Khoảng cách giữa các góc chơi phù hợp đảm bảo an toàn và vận động của trẻ nhất là tạo ranh giới giữa các góc chơi để trẻ được hoạt động. Khi trẻ hoạt động tôi cho quay góc để tạo ranh giới giữa các góc chơi, ranh giới giưã các góc không che khuất tầm nhìn của trẻ và sự bao quát của giáo viên, chủ yếu giúp trẻ tập trung vào góc chơi của mình. Để đạt được kết quả cao trong hoạt động góc thì việc tạo những góc mở cho trẻ hoạt động là rất cần thiết vì sẽ giúp trẻ hứng thú hơn trong quá trình chơi (Hình ảnh : Tạo góc mở cho trẻ hoạt động hứng thú hơn) Muốn cho trẻ thực sự hứng thú với các đồ dùng đồ chơi trong các góc thì chúng ta không chỉ sử dụng những đồ dùng, đồ chơi sẵn có mà chúng ta cần chú trọng đến việc làm đồ dùng đồ chơi tự tạo để giúp đồ dùng đồ chơi của lớp không chỉ tăng về số lượng, về chất lượng mà còn giúp trẻ hững thú hơn khi được chơi ở các góc cùng với đó chúng ta cũng cần sắp xếp đồ dùng sao cho thu hút trẻ để tạo cho trẻ thích khám phá, thích được trải nghiệm thông qua hoat động góc. (Hình ảnh: Đồ dùng đồ chơi tự làm) * Với môi trường bên ngoài lớp học: Không chỉ có các góc chơi bên trong lớp học thu hút sự chú ý và hấp dẫn trẻ mà bên ngoài lớp học tôi cũng cho trẻ được trải nghiệm với các góc sáng tạo khác như góc vận động và góc bé tài năng, góc thiên nhiên. Với những góc chơi này trẻ vô cùng thích thú vì ở đó trẻ được trải nghiệm những trò chơi mà trẻ thích một cách thoải mái cũng như trẻ được hòa mình với thiên nhiên, trẻ được làm người lớn thực thụ. (Hình ảnh: Góc chơi bên ngoài lớp học) Như vậy để đảm bảo được sự hứng thú cho trẻ trong mỗi hoạt động chơi ở các góc thì việc tạo môi trường và phân bố góc chơi là vô cùng quan trọng mà khi tổ chức cho trẻ chơi chúng ta cũng cần phải chú ý. Biện pháp 3: Làm đồ dùng đồ chơi. Các bạn cũng biết đấy đồ chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với cuộc sống của trẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có tiền để mua hoặc mua được hết đồ chơi cho trẻ. Để thoả mãn hoạt động vui chơi của trẻ chúng ta có thể tự làm lấy đồ chơi cho trẻ. Đối với môi trường ở lớp học mầm non muốn trẻ phát triển tốt thì cô giáo phải là người thể hiện tốt nhiệm vụ giáo dục của mình luôn linh động sáng tạo giúp trẻ thông qua chơi mà học, bằng cách thông qua “hoạt động góc”.Trong quá trình giáo dục trẻ nói chung, tổ chức cho trẻ chơi nói riêng. Giáo viên cần phải biết dạy cho trẻ chơi cái gì? Chơi như thế nào? Để đem lại kiến thức phục vụ cho hoạt động học, phục vụ cho sự phát triển tư duy của trẻ. Vì vậy đồ chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích sự hứng thú và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh ở trẻ bấy nhiêu. Từ những thực tế mà tôi đã thể hiện ở lớp, việc cho trẻ hoạt động góc từ các đồ dùng, đồ chơi tôi đã nhận thấy được rằng việc thực hiện hoạt động góc không phải để cho trẻ chơi không mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện trong các lĩnh vực như ngôn ngữ, thẩm mỹ, thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội. Chính vì vậy đối với bất kỳ hoạt động nào cũng cần có đồ dùng, đồ chơi để cho trẻ sử dụng trong quá trình chơi. Nếu đồ dùng đồ chơi ít, lại không có tính thẩm mỹ thì trẻ sẽ nhanh chán và không mấy hứng thú.Vì vậy ngoài việc chuẩn bị các đồ chơi có sẵn cho hoạt động góc tôi còn tự làm các đồ dùng, đồ chơi bằng nguyên vật liệu thiên nhiên , nguyên vật liệu phế thải để làm phong phú thêm đồ dùng đồ chơi tạo cho trẻ cảm thấy mới lạ và hứng thú chơi, nếu biết sử dụng những loại đồ dùng đồ chơi một cách khoa học, hợp lý sẽ mang lại hiệu quả rất tốt cho trẻ. Trước tiên muốn tổ chức tốt hoạt động góc cho trẻ, tôi xây dựng kế hoạch tổ chức, làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ theo từng chủ đề một cách cụ thể. Trước khi làm tôi kiểm tra xem ở lớp mình
Tài liệu đính kèm: