Hoạt động ngoài giờ lên lớp trong nhà trường diễn ra rất thường xuyên ở nhiều thời điểm trong tuần, tháng, học kì và năm học nhưng những nội dung đề cập trực tiếp đến chủ quyền biên giới và chủ quyền biển đảo thường rất ít hoặc chỉ được nhắc đến trong một số nội dung. Ngoài lí do không có nội dung hướng dẫn, ngại va chạm đến những vấn đề nhạy cảm, chúng ta bỏ qua rất nhiều thời gian bổ ích hoặc đã bỏ qua những hoạt động có thể lồng ghép được và như vậy thực chất là chúng ta đã lơ là hoặc không muốn đề cập đến nhu cầu tuyên truyền giáo dục nội dung này.
thường xuyên ở nhiều thời điểm trong tuần, tháng, học kì và năm học nhưng những nội dung đề cập trực tiếp đến chủ quyền biên giới và chủ quyền biển đảo thường rất ít hoặc chỉ được nhắc đến trong một số nội dung. Ngoài lí do không có nội dung hướng dẫn, ngại va chạm đến những vấn đề nhạy cảm, chúng ta bỏ qua rất nhiều thời gian bổ ích hoặc đã bỏ qua những hoạt động có thể lồng ghép được và như vậy thực chất là chúng ta đã lơ là hoặc không muốn đề cập đến nhu cầu tuyên truyền giáo dục nội dung này. Ông Lê Như Tiến - Phó chủ nhiệm Uỷ Ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc Hội đã đề cập đến thực trạng nầy và gợi ý hướng thực hiện: “Khi Luật Biển được Quốc hội thông qua, có nhiều nhà báo đến gặp tôi và đặt câu hỏi về việc nên hay không nên đưa những vấn đề về chủ quyền biển đảo vào các chương trình sách giáo khoa, giáo dục trong nhà trường. Ngay ở thời điểm đó (khi Luật Biển thông qua vào ngày 21/6/2012), tôi nhận thấy việc này rất nên làm. Tuy nhiên cũng phải khẳng định ngay, cách làm như thế nào cũng rất quan trọng. Đúng như thế. Không thể đưa những thông tin này một cách cứng nhắc. Lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng không thể tiếp thu thông tin về chủ quyền biển đảo nói riêng và những thông tin lịch sử nói chung một cách khô cứng. Nghĩa là, tùy vào lứa tuổi khác nhau, tùy vào từng bậc học khác nhau, chúng ta sẽ đưa những vấn đề lịch sử, vấn đề chủ quyền biển đảo một cách khác nhau. Nếu biết cách kể chuyện hấp dẫn, sáng tạo, dù là trẻ con hay lứa tuổi nào cũng sẽ quan tâm đến Trường Sa- Hoàng Sa và chủ quyền biển đảo”. Để thực hiện tốt công tác giáo dục tuyên truyền về biển đảo được thuận lợi, Ban giám hiệu đã chỉ đạo cho giáo viên tổng phụ trách đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục chủ quyền và tình yêu biển đảo cho HS-ĐV thông qua hoạt động Đội, ngoài ra chỉ đạo giáo viên lồng ghép trong giảng dạy một số môn học như ngoài giờ lên lớp, lịch sử địa lý, mỹ thuật, văn, Trong quá trình giáo dục tuyên truyền chủ quyền và tình yêu biển đảo cho học sinh đội viên có những mặt thuận lợi cũng như gặp nhiều khó khăn như sau: Thuận lợi: - Ðược các cấp Ðảng, lãnh đạo ngành và chính quyền quan tâm ủng hộ; đặc biệt được huyện ủy, ngành và Ðảng ủy xã tổ chức các lớp chính trị dành cho Ðảng viên, CBGV đã cung cấp nhiều vấn đề thực sự bổ ích, những chủ trương cụ thể của Ðảng và nhà nước về vấn đề chủ quyền giúp nhà trường mạnh dạn tổ chức thực hiện. - Quá trình thực hiện nhẹ nhàng, sự huớng dẫn cụ thể của ban tổ chức, sự giúp đỡ của CMHS về tài chính nên các lớp đã triển khai thực hiện không có vấn đề vướng mắc nào đáng kể. Thời gian tổ chức vào đầu tháng 8 thuận lợi, các hoạt dộng rất cân đối về thời gian. - Nội dung giáo dục chủ quyền của các em là vừa sức, hợp lý, không khó tìm kiếm tài liệu nên không có trở ngại lớn. Khó khăn: - Do hiểu biết vần đề còn chưa nhất quán, ở giai đoạn đầu có nhiều lúng túng. Hoặc một số lớp còn ngại nên chỉ nói chung chung ở các sự kiện lịch sử. Vấn đề nầy đã nhanh chóng được thống nhất. - Việc tìm kiếm tư liệu phù hợp cho các em còn khó khăn do quá ít sách xuất bản nhất là giai đoạn 2015 vì thế rất mất công cho việc hướng dẫn, biên soạn của ban tổ chức. Từ những thuận lợi và khó khăn trên và qua quá trình đúc kết kinh nghiệm chúng tôi nhân định công tác tuyên truyền-Giáo dục chủ quyền cho học sinh đội viên của trường sở di thành công mỹ mãn nhờ đã dựa trên các yếu tố: - Ðã định hướng đúng, phù hợp yêu cầu, phù hợp hướng bổ khuyết của xã hội và ngành giáo dục trong một hoạt động hầu như đã vắng bóng kéo dài trong nhiều năm. Vì vậy công tác nầy đã đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng không những của CBGV CNV mà còn là của học sinh, cha mẹ học sinh. - Công tác tuyên truyền giáo dục chủ quyền và tình yêu biển đảo với học sinh phải đa dạng, nhiều hình thức, phù hợp với tâm lí, tình cảm và nhận thức theo từng lứa tuổi, từng cấp lớp. - Nâng cao về mặt nhận thức, sự hiểu biết dựa trên luật pháp, lịch sử về biển đảo và Hoàng Sa, Trường Sa; nâng cao tình cảm với tổ quốc, quê hương và thái độ sẵn sàng nâng cao chất lượng học tập để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Ðiều lớn nhất chúng tôi đạt được từ hiệu quả hoạt động trên là đã củng cố niềm tin cho học sinh vào những chủ trương của Ðảng, nhà nước về vấn đề biên giới hải đảo; Những biện pháp giải quyết hòa bình, kiên trì để chống lại việc kích động gây xáo trộn đời sống xã hội; sự tri ân những con người dũng cảm bất khuất đã hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa, Truờng sa và phân biệt những âm mưu, thủ đoạn xâm lược, bành trướng của kẻ thù. Hoạt động giáo dục này do yếu tố đa biện pháp, đa màu sắc nên đã tạo không khí hấp dẫn, sôi nỗi liên tục trong nhà trường và không hề có những trở ngại, mâu thuẫn với các hoạt động khác. Trái lại, nó đã tham dự tích cực vào quá trình tác động đa chiều với các em để có hiệu quả giáo dục cao. 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: Từ những yêu cầu cấp bách của mục tiêu tuyên truyền, giáo dục về chủ quyền biển đảo trong nhà trường đặc biệt là thông qua hoạt động Đội. Liên tục các năm học 2012-2013 đến nay nhà trường đã tiến hành đồng bộ các hoạt động. Từ tuyên truyền thông qua hoạt động Đội cho đến các hoạt động ngoài giờ lên lớp; từ là một nội dung riêng biệt cho đến những nội dung tích hợp. Tất cả đều thành một hệ thống tuyên truyền giáo dục nhất quán ở nhiều hình thức và cấp độ. Các nội dung nầy đều đặt ra vấn đề phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi và vận dụng một cách triệt để nguyên tắc “Thầy hướng dẫn, gợi ý, cung cấp tư liệu chính thống -Trò nghiên cứu, tổ chức phối hợp thực hiện”. Vấn đề nội dung tuyên truyền phải tuân thủ được các quan điểm của Ðảng, Nhà nước, pháp luật về vấn đề biên giới, chủ quyền biển đảo để vừa mang được tính khách quan, khoa học; tránh nói một chiều áp đặt, tránh chủ nghĩa cực đoan hoặc tạo kẽ hở để dễ bị tuyên truyền kích động. Theo chúng tôi quá trình tuyên truyền giáo dục về chủ quyền biển đảo nằm trong quá trình giáo dục tinh thần yêu nước, tinh thần quật cường của dân tộc. Học sinh vừa hiểu được một vấn đề mang tính sống còn và thời sự nóng bỏng vừa nắm bắt quá trình dựng nước và giữ nước của lịch sử dân tộc, tự hào và gìn giữ thành quả cách mạng, yêu quí đất nước và tất cả những nét đẹp của quê hương; những giá trị vật thể và phi vật thể. Việc vận dụng quan điểm của Ðảng, nhà nước tập trung ở những vấn đề trọng tâm sau đây: - Kiên quyết khẳng định chủ quyền đối với HS-ĐV - Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền là nhiệm vụ lâu dài, toàn diện, phức tạp. Ðấu tranh cả ngoại giao và trên thực địa. - Giữ vững hòa bình để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân đến năm 2020 trở thành nước Công nghiệp, đi đôi với bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Nhanh chóng phát triển thực lực tổng hợp của đất nước. - Ðộc lập, tự chủ trong các vấn đề đối ngoại. Tăng cường mở rộng quan hệ đối ngoại hợp tác cùng có lợi với các nước, tạo sự tin cậy, hiểu biết lẫn nhau. Vừa bảo vệ được chủ quyền nhưng cũng vừa duy trì hữu nghị, hợp tác toàn diện với các nước có liên quan. Cảnh giác trước âm mưu lợi dụng bất đồng chia rẽ, cô lập Việt Nam với các nước có liên quan. - Giải quyết bất đồng thông qua thương lượng bình đẳng, tôn trọng luật pháp quốc tế, giữ vững nguyên trạng, không làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. - Thu hẹp bất đồng, tìm kiếm giải pháp lâu dài mà các bên có liên quan đều chấp nhận được. 3.1/ Biện pháp: Tổ chức hoạt động tuyên truyền giáo dục chủ quyền và tình yêu biển đảo thông qua họat động Đội: a. Phong trào thi đua học tập hàng tuần “ Hành trình hướng về Hoàng Sa-Trường Sa” * Hình thức: Trong tháng 8/2012, phong trào thi đua cuộc hành trình sẽ được triển khai rộng khắp ở từng lớp, chi đội cũng như ở mỗi đội viên, nhi đồng tổ chức thi đua cả 2 hình thức: - Liên đội: Xây dựng mô hình Bản đồ Việt Nam có hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa để mở cuộc hành trình thi đua giữa các chi đội, lớp. Hàng tuần tổng kết tuyên dương trong tiết sinh hoạt dưới cờ, từng chặng tổng kết và tặng quà. Cuối năm tổng kết khen thưởng vào ngày đại hội cháu ngoan Bác Hồ. Mỗi lớp là 1 chiếc thuyền sẽ vượt qua từng chặng và mang những lá cờ dỏ sao vàng tượng trưng cho những cá nhân xuất sắc của lớp-chi đội. - Chi đội, lớp: Xây dựng mô hình “Hoa việc tốt” Tổ chức cho HS-ĐV được tuyên dương cấm cờ.hằng ngày. Cuối tuần tổng kết tuyên dương trong sổ sinh hoạt lớp. * Nội dung thực hiện: -Thời gian: Mở đầu cuộc hành trình từ ngày 14/8/2012 đến 19/5/2013 kết thúc. +Chặng 1: Ra khơi Xuất phát từ Bến Tre đến Vũng Tàu (khoảng 500 hải lý): từ 02/9/2012 đến 22/12/2012. Chi đội - Lớp có 5 cá nhân tuyên dương tương 5 lá cờ sẽ được vượt qua chặng 1. +Chặng 2: Vượt sóng Từ Vũng Tàu đến Khánh Hòa - Nha Trang (khoảng 300 hải lý): từ 22/12/2012 đến 26/03/2013. Chi đội - Lớp có 10 cá nhân tuyên dương tương 10 lá cờ sẽ được vượt qua. +Chặng 3: Hướng về Hoàng Sa -Trường Sa Từ Khánh Hòa - Nha Trang đến Hải Phòng (khoảng 700 hải lý): từ 26/03/2013 đến 19/5/2013. Chi đội - Lớp có 20 cá nhân tuyên dương tương 20 lá cờ sẽ đến đích trước. b. Phong trào “Thư viện xanh” Bộ phận thư viện có trách nhiệm mua sắm những tư liệu, đầu sách có liên quan như Luật Biển VIỆT NAM, Công ước quốc tế về biển (UNLOS)..., Qui tắc ứng xử ở biển Ðông (DOC), Hoàng Sa-Trường Sa trong vòng tay Tổ Quốc; Hoàng Sa, Truờng Sa - Khát vọng hòa bình. “Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa” thuộc Tủ sách Biển - Ðảo Việt Nam, sách thiếu nhi “Thần Ðồng Ðất Việt: Hoàng Sa - Trường Sa”...và những bản đồ liên quan. Bộ sách về Hoàng Sa - Trường Sa c. Phong trào “Tìm hiểu đất và con người nơi đầu sóng ngọn gió”: Giáo viên chiếu cho các em xem về biển đảo Trường Sa Hoàng Sa, các phim tư liệu về các sự kiện lịch sử Hoàng Sa Trường Sa xưa và nay,....Sau đó cho các em viết bài thu hoạch nêu cảm nghĩ của mình sau khi tìm hiểu tư liệu và quan sát hình ảnh qua màn ảnh nhỏ . Bao la biển trời Trường Sa Chiến sĩ luyện tập chiến đấu Hiên ngang trước biển Chiến sĩ cùng cây đàn ghi-ta Các chiến sĩ chăm sóc vườn rau xanh Các công dân nhỏ đảo Trường Sa d. Phong trào tuyên truyền măng non: Tuyên truyền măng non vào sáng thứ hai hàng tuần – sau tiết chào cờ - cử một học sinh có giọng đọc truyền cảm để đọc các bài tuyên truyền về biển đảo và chuẩn bị một số hình ảnh minh họa cho công tác này. Tuyên truyền biển đảo trong tiết sinh hoạt dưới cờ Có thể cho các em hát, kể chuyện, đọc những bài thơ hay viết về biển đảo Việt Nam, hoặc một số lời bình về những bài thơ đó .Sau đó yêu cầu các em tập làm những bài thơ viết về biển đảo, về các chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ biển trời của Tổ Quốc. Gửi gắm Trường Sa (Nguyễn Văn Được) Ơi người chiến sĩ nơi Trường Sa Quê hương là biển, đảo là nhà Gian khổ không hề lơi tay súng Vững vàng trong bão tố phong ba Hội tụ ngàn năm hồn núi sông Chiến luỹ Trường Sa phía biển Đông Vượt lên sóng cả dìm giặc dữ Khí phách Đông A máu Lạc Hồng Cờ đỏ sao vàng giữa biển xanh Chủ quyền Tổ Quốc vững trường thành Xây bằng xương máu bao thế hệ Tiếp bước ông cha khúc quân hành Cả nước hướng về Trường sa ơi! Niềm tin không nói hết bằng lời Gửi gắm tâm hồn người chiến sĩ Súng chắc trong tay giữ biển trời. Một số lời bình về người lính Trường Sa“ Cái nhìn đầy mới mẻ về người lính Trường Sa” Tôi sinh ra ở một vùng quê nghèo xa cách biển và càng xa hơn Trường Sa nơi đầu sóng ngọn gió. Nên tôi không hiểu hết được vị mặn của biển ,cái nắng rát của gió cát nơi đây. Nhưng khi đọc bài thơ của nhà thơ Trần Đăng Khoa tôi đã hình dung ra một Trường Sa đầy nắng, đầy gió ,hình dung ra cuộc sống người lính Trường Sa đầy khó khăn gian khổ và thiếu thốn mà xưa nay tôi chưa từng biết. Qua bài thơ tôi cũng cảm nhận được rằng đó chỉ là những khó khăn thiếu thốn bên ngoài còn trong tâm hồn các anh luôn tràn đầy sự hài hước dí dỏm, sự lãng mạn vô tư bay bổng đầy chất lính của những chàng trai trẻ tuổi đôi mươi. Các anh đã hâm nóng tâm hồn mình bằng giọng hát vui tươi, bằng tiếng cười tếu táo về những cái đầu trọc lóc....Các anh là biểu tượng cho hình ảnh những người lính trong gian khổ nhưng vẫn sáng ngời sức sống. Truyện cổ tích về những hòn đá trọc đầu Cứ như là gió mênh mang, như là mây xanh thẳm, là những con sóng dạt dào bao điều bí ẩn... Các anh - người lính đảo hiên ngang, bất khuất canh giữ nơi biên cương xa xôi ,cho dù thiếu thốn đủ mọi mặt, vật chất ,tình cảm...nhưng vẫn lạc quan, yêu đời, vẫn ngân vang khúc ca đầy tự hào, mà thiêng liêng cao đẹp và đậm chất lính. Những ca khúc ấy sẽ thắp lên ngọn hải đăng soi sáng con đường đi đến tương lai, bởi có ở đâu xa ''Tổ quốc Việt Nam bắt đầu từ nơi này''. Hai tiếng ''Tổ quốc'' sao mà thân thương đến thế!. Tổ quốc đang vẫy gọi các anh - những con người kiên trung. Những con người nhỏ bé nhưng đã làm nên câu chuyện cổ tích về những hòn đá trọc đầu. e. Xây dựng công trình măng non: Xây dựng công trình măng non với chủ đề hướng về biển đông: xây dựng bản đồ Viêt Nam với mô hình bản đồ Việt Nam tại vườn hoa lên đội, chi đội với mô hình bản đồ Việt Nam tại lớp. Các lớp vận động đóng góp xây dựng công trình măng non liên đội, chi đội. Giáo viên giáo dục và chỉ ra cho các em thấy những bản đồ xa xưa của chính Trung Quốc không có Hoàng Sa, Truờng sa, tự nhiên các em sẽ thấy vấn dề hôm nay tại biển Ðông là một tham vọng. « Công trình măng non » với chủ đề hướng về biển đông f. Tổ chức thi đồng diễn dân vũ hát múa, thể dục Tấm bản đồ Việt Nam được 232 HS xếp thành hình bản đồ Tổ quốc. 3.2/Biện pháp: Tổ chức hoạt động tuyên truyền giáo dục chủ quyền và tình yêu biển đảo thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp: a. Hội thi “ Em yêu lịch sử Việt Nam”: Tuyên truyền cho mọi công dân Việt Nam hiểu biết về vùng biển đảo, về tài nguyên môi trường cũng như tiềm năng và vị thế quan trọng của biển đảo đối với sự phát triển của đất nước Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao hiểu biết cho các em học sinh về biển, đảo Việt Nam; Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982, Pháp lệnh của Quốc hội về lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, Luật biển năm 2012; về nhiệm vụ, chức năng, truyền thống của lực lượng Cảnh sát biển, trên cơ sở đó xây dựng lòng yêu nước, yêu biển đảo của Tổ quốc, nâng cao trách nhiệm công dân đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển biển, đảo của đất nước Qua hội thi các em học sinh được tìm hiểu các kiến thức cơ bản về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và chủ quyền biển, đảo của Việt Nam; về khai thác và bảo vệ tiềm năng biển đảo. Hội thi là một sân chơi bổ ích, giáo dục các em lòng tự hào dân tộc và ý thức giữ gìn vùng biển đảo của Tổ quốc. Đến với sân chơi, các em học sinh không những được học hỏi, được thể hiện sự hiểu biết của mình, thể hiện tình yêu với biển đảo quê hương mà còn là dịp để thể hiện tình cảm đối với cán bộ chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ bảo vệ vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Thể hiện sự hiểu biết và bày tỏ tình cảm đối với biển đảo quê hương, các em học sinh còn được tham gia trò chơi hết sức sôi động và bổ ích, thể hiện nghĩa tình biên giới đất liền và hải đảo qua việc chuyển những món quà từ đất liền đến với quân và dân nơi đảo xa với mong muốn Hoàng Sa, Trường Sa luôn trong trái tim mọi người Việt Nam. Khuyến khích sự phát triển tài năng nghệ thuật của Thiếu nhi Thành phố đồng thời phát hiện những nhân tố mới trong bộ môn hội họa để bồi dưỡng tham gia hội thi các cấp. Đảm bảo 100% học sinh tham gia. Đối tương dự thi: Khối 1,2,3,4,5. Riêng khối 3,4,5 mỗi lớp chọn 2 em riêng lớp 3chọn 1 em. Lớp 3/1,4/1,5/1 một đội thầy Nguyễn Văn Bé Chín GV phụ trách chính , lớp 3/2, 4/2,5/2 một đội thầy Lương Bá Tùng GV phụ trách chính. Hình thức: Thi 2 đội với nhau với hình thức trả lời câu hỏi trắc nghiệm, hát múa, vẽ tranh và bình, hiểu ý đồng đội, trò chơi dành cho khán giả ( Gối quà, đãi vàng, ghép hình). Nội dung: - Vòng 1: Kiến thức: 20 câu hỏi trắc nghiệm và tự luận. ( có câu hỏi tập trung vào kiến thức cơ bản về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và chủ quyền biển, đảo của Việt Nam; về khai thác và bảo vệ tiềm năng biển đảo, bảo vệ môi trường biển. Luật biển Việt Nam. Công ước quốc tế về biển. Bộ Ứng xử trên biển Đông. Giới thiệu Biển, đảo Việt Nam). ( 20 điểm) - Vòng 2: Năng khiếu: + Mỗi đội thể hiện một bài hát, múa, tiểu phẩm ,kịch ngắn về chủ đề Biển Đảo, bộ đội hải quân, các hành vi của Trung Quốc trên biển Đông những năm gần đây,. + Mỗi đội vẽ 1 bức tranh về biển đảo trên khổ giấy A3 chất liệu tùy thich ( vẽ trước ở lớp) và bình về bức tranh đội mình vẽ ( thời gian bình tranh không quá 5 phút) - Vòng 3: “Hiểu ý đồng đội” Có 5 từ khóa (chủ đề biền đảo) mở được 1 từ khóa đội sẽ đạt 2 điểm. Mỗi đội sẽ chọn 2 bạn đại diện 1 bạn diễn tả 1 bạn đoán từ khóa. Người diễn tả không được nói ra từ khóa sẽ bị phạm qui.(10 điểm) b. Hội thi vẽ tranh: Thi vẽ về biển đảo và chiến sĩ hải quân dành cho tất cả HS trường. Các em có giá vẽ và các em được đi tham quan thực tế và hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên để các em có thể cảm nhận và thể hiện lại qua hình ảnh màu sắc bằng hình ảnh đường nét. Những sáng tác của các em về biển đảo, chủ quyền với hình ảnh anh bộ đội cụ hồ làm sâu thêm giá trị tuyên truyền về chủ quyền. Với hình thức này các em vẽ đạt hiệu quả rất cao. Qua đó các em có một tình yêu thiên nhiên và quê hương đất nước. 3.3/ Biện pháp: Gắn các hoạt động chủ đề khác với tuyên truyền, giáo dục chủ quyền. (22/12, báo tường, 22/12 tết viết thư, trại, văn nghệ). Sau thời điểm tập trung về chủ đề này trong tháng 8 nhà trường tiếp tục bố trí tuyên truyền giáo dục chủ quyền với các em thông qua những chủ điểm khác nhau của tháng. Hoạt động này mang tính chất lồng ghép để thông qua đó các nội dung tuyên truyền về biển đảo được kết nối, nhắc nhở thường xuyên nhằm tạo ra suy nghĩ thường trực trong tâm trí. a/ Đón hội trăng rằm : “Thi làm lồng đèn” Trung thu hàng năm nhà trường tổ chức thi lồng đèn tự làm tại chổ. Thi lồng đèn có nội dung hướng về biển đảo. Nhiều mẫu lồng đèn rất sáng tạo có biểu tượng chủ quyền đảo, có thuyền mang tên Trường Sa, Hoàng Sa thể hiện tinh thần ra khơi bám biển của ngư dân. Sau khi dự thi nhà trường triễn lãm và thắp đèn trong ngày hội. Như vậy ngày Trung thu bên cạnh bánh quà của lớp, của Hội cha mẹ các em được ngắm đèn. Chắc chắn ngoài việc khôi phục một lễ hội truyền thống cho thiếu nhi, các em lại hướng lòng về biển đảo quê hương như chia sẻ ánh trăng thanh bình mà người chiến sĩ đã ngày đêm canh giữ... Đèn trung thu gắn với chủ đề Biển Đảo Kết luận: Các cuộc thi tuy hướng về một nội dung lớn nhưng còn có những nội dung khác và bằng nhiều hình thức khác nhau. Cuộc thi sẽ khắc hoạ cho các em những tri thức, tình cảm phong phú về chủ quyền biển đảo của tổ quốc. Không những cuộc thi tránh được sự đơn điệu mà tránh cả sự nhồi nhét, thuyết giáo. Ngoài ra qua hội thi nhà trường còn phát hiện những nhân tài, những ý tưởng mới trong các hôi thi thuyết trình văn học, văn nghệ , Mỹ thuật,... b/Chào mừng ngày TL QĐNDVN 22.12: “Thăm viếng và học tập truyền thống anh bộ đội cụ Hồ” : Cũng giống như nhiều trường khác, 22/12 hàng năm là ngày truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam. Nhà trường ngoài việc giáo dục qua tiết NGLL về hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ, đã tổ chức cho học sinh 2 hoạt động sau đây: - Mitting nghe báo cáo truyền thống 22 tháng 12: Nhà trường mời các báo cáo viên tại đơn vị quân đội ( cụ chiến binh) về báo cáo truyền thống, lịch sử của quân đội nhân dân Việt Nam cho học sinh toàn trường nghe đồng thời giao lưu hát các bài hát về anh bộ đội cụ hồ. - Tổ chức cho BCH Liên đội, chi đi thăm và tặng quà các gia đình thương bệnh binh, liệt sĩ, cách mạng lão thành. c/ Đi thăm các di tích lịch sử trong xã, tỉnh: - Mỗi năm nhà trường tổ chức cho đội viên 1 lần đi tham quan thăm viếng các di tích lịch sử (di tích chiến thắng Lộ Thơ ở xã Thành Triệu, bia tưởng niệm Giao Bưu ở xã Phú Túc), cách mạng, giao lưu thăm và tặng quà đơn vị hải quân ở Thạnh Phong - Thạnh Phú, Bình Đại. Những cuộc tiếp xúc thực tế này đã làm sống lại quá khứ hào hùng, gần gủi gắn bó với các anh bộ đội và học tập được những giá trị về nề nếp kỷ luật, trật tự. Đây là một nổ lực lớn của nhà trường, được CMHS đồng tình và có giá trị tích cực đến các em sau
Tài liệu đính kèm: