I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần hình thành và phát triển những cơ sở
ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Các kiến thức kỹ
năng của môn toán ở tiểu học có rất nhiều ứng dụng trong đời sống của con
người. Môn Toán rất quan trọng trong việc rèn lụyện suy nghĩ, phương pháp suy
nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề, nó góp phần phát
triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo, nó đóng góp vào
việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động như:
cần cù, cẩn thận, có ý trí vượt lên khó khăn, làm việc có kế hoạch, có nề nếp và
tác phong khoa học, có kiểm tra, có tinh thần hợp tác, tự tin.
Ở bậc tiểu học, môn Toán có vị trí đặc biệt quan trọng, học toán học sinh
sẽ có cơ sở để tiếp thu và diễn đạt các môn học khác. Nắm vững kiến thức toán
và luyện tập thành thạo các thao tác kỹ năng tính toán các em sẽ áp dụng vào
thao tác tính toán trong cuộc sống hằng ngày. Đối với môn Toán lớp Một, môn
học có vị trí nền tảng, là cái gốc, là điểm xuất phát của cả một bộ môn khoa học.
Môn Toán mở đường cho các em đi vào thế giới kì diệu của toán học. Rồi mai
đây, các em lớn lên, nhiều em trở thành anh hùng, nhà giáo, nhà khoa học, nhà
thơ, trở thành những người lao động sáng tạo trên mọi lĩnh vực lao động, đời
sống, nhưng không bao giờ các em quên được những ngày đầu tiên đến
trường học đếm và tập viết các số 1, 2, 3, học các phép tính cộng, trừ, vì đó
là kỉ niệm đẹp nhất của đời người và hơn thế nữa, những con số, những phép
tính ấy cần thiết cho suốt cả cuộc đời.
g qua buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã mạnh dạn đề ra biện pháp khắc phục, phương pháp dạy học phù hợp với tâm sinh lí của các em nhằm giúp các em có hứng thú với việc học và phát huy tính tích cực học tập của các em ngay trong năm học 2019 - 2020, năm học đầu tiên của bậc học Tiểu học. IV. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH Để có thể thực hiện các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng của môn Toán lớp 1 theo chuẩn kiến thức và kĩ năng của Bộ Giáo dục, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp thực hiện dạy môn Toán lớp 1 như sau: 1. Biện pháp chung 1.1. Biện pháp thứ nhất: Xây dựng môi trường học tập thân thiện Sự thân thiện của giáo viên là điều kiện cần để những biện pháp đạt hiệu quả cao. Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười giáo viên tạo sự gần gũi, cảm giác an toàn nơi học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong học tập, trong cuộc sống của bản thân mình. Luôn tạo cho bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, không đánh mắng hoặc dùng lời thiếu tôn trọng với các em, không để cho học sinh cảm thấy sợ giáo viên mà hãy làm cho học sinh thương yêu và tôn trọng mình. Bên cạnh đó, giáo viên phải là người đem lại cho các em những phản hồi tích cực. Kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ, đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật mà học sinh đạt được. Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh, khuyến khích tính tích cực và vượt khó trong học tập, đảm bảo kịp thời và khách quan. 1.2. Biện pháp thứ hai: Phân loại các đối tượng học sinh Giáo viên phải xem xét, phân loại những học sinh đúng với những đặc điểm vốn có của các em để lựa chọn biện pháp giúp đỡ phù hợp với đặc điểm chung và riêng của từng em. Một số khả năng thường hay gặp ở các em là: sức khoẻ kém, khả năng tiếp thu bài, thiếu tự tin, nhút nhát GV dành cho đối tượng này những câu hỏi dễ, những bài tập đơn giản để tạo điều kiện cho các em được tham gia trình bày trước lớp, từng bước giúp các em tìm được vị trí của mình trong tập thể. Với những học sinh có năng khiếu học toán, yêu thích môn toán tôi đưa ra hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập gợi mở tư duy cho các em. Năng lực thiết kế công cụ dạy học đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức chuyên môn vững, hiểu sâu đối tượng học sinh. Đồng thời, giáo viên cần dành nhiều thời gian, công sức đầu tư trong việc lựa chọn và thiết kế công cụ dạy học. Năng lực thứ hai Một số biện pháp sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại trong môn Toán để phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một 7/15 giáo viên cần có trong dạy học phân hóa là năng lực sáng tạo. Sáng tạo trong cách dạy, sáng tạo trong lựa chọn phương pháp, công cụ, tổ chức hoạt động, sáng tạo trong cách đánh giá... là một trong những năng lực quan trọng của người giáo viên. Tóm lại trong quá trình thiết kế bài học cần cân nhắc các mục tiêu đề ra nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh đều hoàn thành kiến thức cơ bản và trong mỗi tiết học để củng cố kiến thức bền vững cần phải kết hợp với hình thức vui chơi nhằm lôi cuốn các em và tránh sự quá tải, nặng nề. 1.3. Biện pháp thứ ba: Phát huy ý thức học tập của học sinh từ đó bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh qua các bài học Trong các môn học ở Tiểu học, môn Toán có một vị trí quan trọng. Môn Toán trang bị cho các em kiến thức, kĩ năng để ứng dụng trong đời sống. Nó góp phần không nhỏ trong việc rèn luyện ý nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề đóng góp vào việc phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo. Môn Toán đóng góp vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động như: cần cù, cẩn thận, có ý chí vượt khó, làm việc có kế hoạch, có nền nếp và tác phong khoa học. Trong mỗi tiết dạy, tôi thường liên hệ kiến thức các em đang học vào thực tế đó là cách làm cho học sinh ý thức được ích lợi của việc học để tạo động cơ học tập. Cho nên ở mỗi tiết dạy tôi đều cần hướng đến việc hình thành và duy trì hứng thú cho học sinh. Bên cạnh đó, tôi luôn thiết lập được mối quan hệ hợp tác tích cực và tốt đẹp giữa cô và trò, giữa các trò với nhau cũng sẽ tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Hình thức tổ chức dạy học hấp dẫn cùng với một bầu không khí thân ái hữu nghị trong giờ học sẽ tạo hứng thú cho cả cô và trò. Vì vậy, bên cạnh việc dạy toán tôi còn giáo dục tính kỷ luật ý thức trách nhiệm cho học sinh. Với mỗi giáo viên trực tiếp giảng dạy trong nhà trường phải là người tổ chức cuộc sống ở trường thật hấp dẫn, tạo niềm vui, phải phấn đấu sao cho mỗi ngày các em đến trường là một ngày vui. Mỗi học sinh sẽ luôn mong muốn phải là người được hạnh phúc ngay ngày hôm nay. Bởi vậy, giáo viên phải thường xuyên tìm hiểu học sinh muốn việc học diễn ra như thế nào? Điều gì làm các em thích? Điều gì làm các em không thích? Từ đó tìm ra phương pháp có thể tổ chức quá trình dạy học như các em mong đợi. Trong quá trình dạy học người giáo viên cần chú trọng vào mặt thành công của trẻ, nhìn nhận các em theo cách: em nào cũng ngoan, em nào cũng giỏi, em nào cũng cố gắng. Bên cạnh đó giáo viên là người luôn nâng đỡ, khích lệ, thông cảm, đề cao tính sáng tạo của các em. Đôi lúc cô giáo cũng cần tỏ ra ngạc nhiên, Một số biện pháp sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại trong môn Toán để phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một 8/15 vui sướng, tôn trọng những sáng tạo của các em dù là rất nhỏ, giúp các em tích cực tự phát hiện ra chân lí. Sau cùng là cách kiểm tra đánh giá của cô giáo đối với các em. Việc đánh giá trong dạy học đòi hỏi phải nghiêm khắc nhưng không có nghĩa là khắt khe và quá chặt chẽ. Chỉ có đạt được thành công trong học tập mới thực sự tạo ra hứng thú và niềm say mê cho các em Giáo viên phải tìm hiểu từng đối tượng học sinh về hoàn cảnh gia đình và nề nếp sinh hoạt, khuyên nhủ các em về thái độ học tập làm cho các em thấy tầm quan trọng của việc học. Đồng thời, tôi phối hợp với gia đình giáo dục ý thức học tập cho các em, phân tích để các cha mẹ học sinh thể hiện sự quan tâm đúng mức. Nhận được sự quan tâm của gia đình, thầy cô sẽ tạo động lực cho các em ý chí phấn đấu vươn lên. Tóm lại, để tạo hứng thú trong học tập cho học sinh cũng là một nghệ thuật trong quá trình dạy học của người giáo viên, từ đó giúp các em nâng cao ý thức trong học tập. a.Ví dụ: Dạy bài các số 4,5 Chương trình toán chỉ có 2 tiết giới thiệu về các số từ 1 đến 5. Do vậy giáo viên phải dạy thật kĩ, muốn vậy giáo viên cần lưu ý gắn giới thiệu số với việc dạy viết các chữ số và lấy nhiều ví dụ thực tế để học sinh nắm chắc về số. Ví dụ: Khi dạy về số 4, giáo viên dạy tương tự như bài 1,2,3. Học sinh lấy 4 que tính, 4 tam giác, 4 hình tròn. Từ đó giáo viên nêu: “4 que tính, 4 chấm tròn” đều có số lượng là 4. Ta dùng số 4 để chỉ số lượng các nhóm đồ vật đó. Ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng: Giáo viên kích máy hiện số 4 in và số 4 viết lên bảng để học sinh nhận diện, sau đó cho học sinh đọc “bốn”. Nêu cho từng cá nhân đọc, sau đó cả lớp đọc. Tiếp đó hướng dẫn học sinh đếm và xác định thứ tự các số qua cột hình vuông (có minh chứng kèm theo - Mục 1- Phụ lục 1 phần 1) Phần thực hành các bài tập của cách rất chi tiết. Tuy vậy, giáo viên vẫn nên gợi ý cho học sinh tìm hiểu các ví dụ thực tế như: Những đồ vật, con vật nào có số chân là 4? Học sinh sẽ tìm được: Cái bàn có 4 chân, con chó, con mèo có 4 chân, ô tô có 4 bánh xe. Để củng cố bài học giáo viên cho học sinh chơi các trò chơi như nối theo mẫu (minh chứng kèm theo - Mục 1- Phụ lục 1 phần 2) b. Ví dụ dạy bài số 6: Giáo viên thực hiện như sau: Giáo viên cho học sinh sử dụng sách giáo khoa phần kênh hình để hỏi học sinh: - Có mấy bạn? - Có thêm mấy bạn nữa? Một số biện pháp sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại trong môn Toán để phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một 9/15 - Có tất cả mấy bạn? - 5 bạn thêm 1 bạn là mấy bạn? - 5 thêm 1 là mấy? Tương tự với hình con tính. Sau đó cho học sinh tự lấy 5 hình tròn, rồi lấy thêm 1 hình tròn và cũng hỏi tương tự để hình thành số lượng 6 và biểu diễn chữ số 6. Sau khi hướng dẫn học sinh viết chữ số 6, giáo viên cho học sinh đếm 1,2,3,4,5,6 (bằng que tính) rồi hỏi: Số 6 đứng ngay sau số nào? Đối với bước phân tích số giáo viên sử dụng sơ đồ ven (minh chứng kèm theo - Mục 1- Phụ lục 1 phần 3) Giáo viên cho hỏi và làm mẫu 1 sơ đồ: Nhóm nhìn bên trái có mấy chấm tròn, nhóm hình bên phải có mấy? Điền Tất cả có mấy chấm? ở nhóm hình thứ nhất có 6 chấm tròn, ta tách 2 phần gồm mấy và mấy? Học sinh trả lời. Sau đó để học sinh tự làm bài với các sơ đồ khác. Từ đó để học sinh hiểu được “6 bao gồm 5 và 1,6 gồm 1 và 5,” Bước tiếp theo là so sánh với các số đã học 1,2,3,4,5. Học sinh sẽ điền dễ dàng với bài tập: 6..5 6..2 4..6 6..4 6..1 3..6 6..3 6..6 2..6 Trong tiết dạy giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi giữa tiết như vỗ tay thêm cho đủ 6, lấy đồ vật có 6 thứ (lấy 6 bồng hoa, lấy 6 cái thìa.), vẽ 6 cái lá, 6 ngôi saoNhững trò chơi như vậy sẽ giúp cho tiết học thêm sinh động, học sinh tiếp thu bài nhẹ nhàng, nhớ lâu. Muốn giờ dạy thành công, ngay từ giờ học đầu tiên phải hướng dẫn các em theo cách học mới thật tự nhiên nhưng đầy năng động và sáng tạo, tránh dập khuôn máy móc. Để đạt được điều này, giáo viên cần phải gắn việc học đi đôi với hành. Nghĩa là học sinh phải được trực quan bằng những ví dụ cụ thể, thực hành ngay kiến thức đã học trên, sử dụng bộ đồ dùng toán và SGK một cách triệt để. Có như vậy việc học của các em ngay từ những bài đầu tiên sẽ đạt hiệu quả cao, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc học. 1.4. Biện pháp thứ tư: Sử dụng tài liệu, đồ dùng học tập. Người giáo viên phải là người giúp học sinh biết cách sử dụng các tài liệu, đồ dùng học tập như thế nào cho phù hợp. Không chỉ sử dụng các thông tin có trong sách mà các em còn biết dùng đồ dùng học tập hữu ích. Từ đó học sinh sẽ Một số biện pháp sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại trong môn Toán để phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một 10/15 chủ động hơn khi thực hiện việc học bước đầu phát huy tính tự giác, tích cực cho các em. 2.Biện pháp cụ thể 2.1.Hiệu ứng, hình ảnh động: Dựa vào mục tiêu của bài học, tôi thiết kế các hình ảnh trên PowerPoint cho phù hợp (tạo sự tập trung, tính tò mò muốn tìm hiểu cái mới lạ của học sinh). Đó là các hiệu ứng bay vào (thêm), mất (bay) đi (bớt), phân tích, tổng hợp bằng các hình ảnh động, màu sắc phong phú giúp các em hiểu bài nhanh hơn (minh chứng kèm theo - Mục 1- Phụ lục 1 phần 4) 2.2.Sử dụng bộ đồ dùng Toán Trong phần hình thành kiến thức (bài mới) song song với các hình ảnh dẫn dắt kiến thức, học sinh cần thực hành trên đồ vật thật để các em khắc sâu bài học. Ví dụ: Để hình thành khái niệm về phép trừ trong phạm vi 4, học sinh sẽ thao tác trên đồ dùng: Bước 1: Lấy 4 hình tròn. Bước 2: Bớt 1 hình tròn. Bước 3: 4 bớt 1 còn mấy? Lập phép tính tương ứng ra bảng gài. Tương tự - Lấy 4 hình tròn. - Bớt 2 hình tròn. - 4 bớt 2 còn mấy? Lập phép tính tương ứng ra bảng gài. Tiếp theo - Lấy 4 hình tròn. - Bớt 3 hình tròn. - 4 bớt 3 còn mấy? Lập phép tính tương ứng ra bảng gài. Qua thao tác trên đồ dùng, học sinh tự hình thành các phép trừ một cách chủ động và tích cực. 2.3.Tạo môi trường học tập * Hiệu ứng giúp học sinh ghi nhớ bài học ngay trên lớp: Phần ghi nhớ bài học là phần học sinh thấy khó khăn, chịu nhiều áp lực nhất, nhiều em nản chí khi phải ghi nhớ những phần bài học dài. Vì vậy các hiệu ứng là những hình ảnh đẹp để che bớt phần bài học kích thích các em tập trung hơn, thích thú tìm ra đáp án, dẫn đến phần ghi nhớ tự nhiên, dễ dàng hơn khi bắt các em học thuộc lòng (minh chứng kèm theo - Mục 1- Phụ lục 1 phần 5) Một số biện pháp sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại trong môn Toán để phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một 11/15 2.4.Trò chơi giữa giờ: Để giờ học luôn có không khí thoải mái, trong một tiết học của trẻ lớp 1 thường có tổ chức trò chơi giữa giờ. Đó là những bài hát vui nhộn, gần gũi, vì vậy giáo viên cần sưu tầm các video, clip ca nhạc để có những bài hát lôi cuốn trẻ (minh chứng kèm theo - Mục 1- Phụ lục 1 phần 6) 2.5.Phần luyện tập: Thay thế bảng phụ khi chữa bài trong phần luyện tập, tôi sử dụng camera của máy đa vật thể để chiếu bài của học sinh. Đây là phần trực quan sinh động mà học sinh rất thích, bạn nào cũng muốn viết đẹp, làm bài đúng để cả lớp cùng quan sát chữa bài (tạo động lực học tập cho học sinh). Phần bài làm của học sinh chiếu trên màn hình có thể phóng to hoặc thu nhỏ (minh chứng kèm theo - Mục 1- Phụ lục 1 phần 7) 2.6.Trò chơi củng cố, mở rộng kiến thức: Đây cũng là một phần không thể thiếu trong một tiết toán, nó tạo sân chơi cho trẻ ngay trong giờ học. Lúc tham gia chơi trẻ được bộc lộ sự hiểu biết, khả năng phản xạ trong mỗi tình huống, thể hiện cái tôi của mình. Đặc biệt hơn cả thông qua trò chơi các em được củng cố kiến thức một cách tổng hợp, khái quát toàn bộ bài học mà mình được tiếp nhận. Có nhiều hình thức tổ chức trò chơi khác nhau nhưng trò chơi “Rung chuông vàng” thu hút học sinh hơn cả. Giáo viên cần thiết kế hệ thống câu hỏi, các hiệu ứng thời gian, kết quả và cả âm thanh (minh chứng kèm theo - Mục 1- Phụ lục 1 phần 8) Ngoài ra các em cũng thích tham gia vào trò chơi “Mở hộp quà”. Câu hỏi được thiết kế trên những slide bằng hiệu ứng ẩn hiện.Tạo hình ảnh những gói quà, khi click vào hình ảnh đó những gói quà sẽ biến mất (minh chứng kèm theo - Mục 1- Phụ lục 1 phần 9) Học sinh sẽ được tự chọn hộp quà theo ý mình, khi kích vào hộp quà đó hiệu ứng hiện ra là từng khung chữ với nội dung các câu hỏi tương ứng (minh chứng kèm theo- Mục 1- Phụ lục 1 phần 9) Để thực hiện tốt một giờ dạy đòi hỏi người giáo viên không những biết về công nghệ thông tin mà còn ứng dụng nó vào trong tiết dạy cho hiệu quả nhất để tạo hứng thú học tập cho học sinh để học sinh nắm được kiến thức của bài. Người giáo viên phải có sự chuẩn bị, soạn bài cẩn thận. Ngoài ra người giáo viên phải biết khắc sâu hơn kiến thức cho học sinh sau mỗi đơn vị kiến thức mà nội dung bài dạy đưa ra, đồng thời thay đổi các hình thức chữa bài tránh sự lặp lại nhàm chán. Việc tổ chức trò chơi trong các giờ dạy cũng vô cùng quan trọng cần thiết. Song không nên quá lạm dụng phương pháp này. Người giáo viên cần có kế hoạch và có sự chuẩn bị chu đáo kĩ năng tổ chức, hướng dẫn các Một số biện pháp sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại trong môn Toán để phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một 12/15 em để các em thực hiện trò chơi thật hợp lý mang lại hứng thú và hiệu quả học tập cao nhất. a/Ví dụ trò chơi:“Tìm cặp bằng nhau” (minh chứng kèm theo - Mục 1- Phụ lục 1 phần 10) - Mục tiêu trò chơi: Giúp học sinh củng cố nhận biết các sô từ 1 đến 5, củng cố về hình tam giác, hình vuông. - Rèn luyện khả năng nhanh nhẹn, linh hoạt. - Thời gian chơi: 5 phút - Cách chơi: Đội chơi chọn liên tiếp 2 ô có giá trị bằng nhau hoặc đồng nhất với nhau. Khi chọn đúng, hai ô này sẽ bị xóa khỏi bài. Nếu chọn sai quá 3 lần thì bài thi sẽ kết thúc. - Chọn đội chơi : Mỗi đội 5 học sinh sẽ thực hiện trò chơi. Sau 5 phút kết thúc trò chơi, đội nào chọn các ô có giá trị tương ứng. Đội nào không chọn sai sẽ dành chiến thắng. - Trò chơi có thể sử dụng trong nhiều tiết học: các số 1,2,3,4,5, hình tam giác, hình vuông. b/Ví dụ trò chơi:“Khỉ con thông thái” (minh chứng kèm theo- Mục 1- Phụ lục 1 phần 11). - Mục tiêu trò chơi: Giúp học sinh củng cố các nhận biết các số từ 1 đến 5. - Rèn luyện khả năng nhanh nhẹn, linh hoạt. - Thời gian chơi: 5 phút - Cách chơi: Dùng con trỏ chuột giúp chú khỉ chọn móc treo tấm bảng của mình sao cho số hoặc biểu thức trong bảng có giá trị bằng số hoặc biểu thức ghi trên móc treo. Nếu đội nào chọn sai quá 3 lần thì đội đó sẽ bị thua (hình ảnh minh chứng kèm theo) - Trò chơi có thể sử dụng trong nhiều tiết học: số 1,2,3,4,5. c/Ví dụ trò chơi sắp xếp (minh chứng kèm theo - Mục 1- Phụ lục 1 phần 12) - Mục đích trò chơi: Giúp học sinh củng cố các sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn. - Rèn luyện khả năng nhanh nhẹn, linh hoạt. - Thời gian chơi: 5 phút - Cách chơi: Dùng con trỏ chuột đội chơi chọn các ô liên tiến có giá trị tăng dần để các ô lần lượt bị xóa khỏi bảng. Nếu đội nào chọn sai quá 3 lần thì đội đó sẽ bị thua. chơi, đội nào chọn các ô theo thứ tự từ lớn đến bé không chọn sai sẽ dành chiến thắng. - Chọn đội chơi: Mỗi đội 10 học sinh sẽ thực hiện trò chơi. Sau 5 phút kết thúc trò chơi. Một số biện pháp sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại trong môn Toán để phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một 13/15 - Trò chơi có thể sử dụng trong nhiều tiết học: số 10, các tiết luyện tập củng cố các số từ 1 đến 10 (minh chứng kèm theo - Mục 1- Phụ lục 1 phần 12) Trên thực tế giảng dạy việc sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại và tổ chức trò chơi học tập đã tạo hứng thú và thu hút nhiều học sinh tham gia. Giáo viên biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, các trò chơi học tập có tác dụng tích cực tạo chất lượng cao cho bài học. Giáo viên cũng nên tránh tổ chức trò chơi lặp đi lặp lại trong tiết học gây sự nhàm chán cho học sinh. Tuỳ theo tiết học giáo viên có thể vận dụng linh hoạt tổ chức trò chơi cho từng phần bài dạy của mình thì hiệu quả giờ dạy đạt hiệu quả. V. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Qua quá trình vừa nghiên cứu, vừa áp dụng vào thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy rằng những phương pháp dạy học mà tôi áp dụng đã có những kết quả đáng vui mừng và phấn khởi. Sau khi áp dụng cách đổi mới phương pháp dạy theo đề tài, tôi đã khảo sát lần 2 (tháng 12) thu được kết quả thu được như sau: Mức độ tập trung Số học sinh Tỉ lệ -Tập trung cao -Tập trung -Thiếu tập trung 40 7 1 83,3% 14,6% 2,1% Bài kiểm tra cuối kì I môn Toán 48 học sinh đạt kết quả như sau: Điểm kiểm tra Số học sinh Tỉ lệ 10 9 8 38 8 2 79,2% 16,7% 4,1% Một số biện pháp sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại trong môn Toán để phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một 14/15 PHẦN THỨ III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. Kết luận Trên đây là một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực học Toán của học sinh lớp 1, để đạt được những kết quả trên tôi rút ra một số kết luận sư phạm như sau: * Muốn cho học sinh phát huy tính tích cực trong học toán, giáo viên cần phải nắm chắc chuyên môn, có nghiệp vụ sư phạm tốt, phương pháp linh hoạt. Giáo viên phải nắm chắc đối tượng học sinh để có những biện pháp dạy học đạt kết quả cao nhất, tổ chức điều khiển khéo léo gây bầu không khí sôi nổi kích thích hứng thú học tập và nâng cao ý thức tự giác của học sinh. * Giáo viên giàu lòng yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình gương mẫu trong phương pháp soạn giảng. Giáo viên phải kiên trì uốn nắn, chấm chữa bài cho học sinh thật tận tình, chu đáo. * Thiết kế nội dung, hình ảnh hết sức cẩn thận, từng hiệu ứng phải hợp lí, khoa học, màu sắc phải đẹp. * Nhờ có khả năng trình bày một cách trực quan sinh động, dễ hiểu qua sử dụng công nghệ thông tin sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh hơn, giúp mọi đối tượng học sinh nắm được nội dung bài học một cách dễ dàng, tích cực phát huy sáng tạo, óc quan sát, tư duy tự chủ, từ đó học sinh tự tin đưa ra ý kiến của mình. * Bài học kinh nghiệm. Dạy học bằng công nghệ thông tin hiện đại tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho giáo viên. Tiết kiệm được một số thao tác viết và nói để giáo viên có thời gian hướng dẫn, kiểm tra học sinh nhiều hơn. Việc thiết kế bài dạy của giáo viên phải có đầu tư về thời gian, về suy nghĩ, về kiến thức, về hiểu biết xung quanh để tìm và lựa chọn các hình ảnh phù hợp, sinh động tạo hiệu ứng tốt trong tiết dạy. - Kĩ thuật, thao tác máy tính của giáo viên phải thường xuyên trau dồi, phải tuân thủ thao tác kĩ thuật của công nghệ hiện đại. Linh hoạt trong ứng xử sư phạm để thích ứng với sự thay đổi của đối
Tài liệu đính kèm: