Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn phát âm chuẩn cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn phát âm chuẩn cho học sinh Lớp 1

I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

Dạy đọc có ý nghĩa rất to lớn ở tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên

đối với mỗi người đi học. Đầu tiên trẻ phải học đọc, sau đó các em phải đọc để

học. Đọc là công cụ để học tập các môn học. Đọc tạo ra hứng thú và động cơ học

tập. Nó là khả năng không thể thiếu được của con người thời đại văn minh.

Chính vì vậy, trường tiểu học có nhiệm vụ dạy đọc cho học sinh một cách có kế

hoạch và có hệ thống. Tập đọc với tư cách là một phân môn của môn tiếng việt ở

tiểu học có nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu này. Đó là hình thành và phát triển năng lực

đọc cho học sinh.

Thông qua việc dạy đọc phải làm cho học sinh thích đọc và thấy rằng khả năng đọc

là có ích lợi cho các em trong cả cuộc đời. Phải làm cho học sinh thấy đó là một

trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và

phát triển. Việc dạy đọc sẽ giúp các em hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu

cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lôgic cũng như biết tư

duy có hình ảnh. Dạy đọc không chỉ giáo dục tư tưởng đạo đức mà còn giáo dục

tính cách, thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh .

Muốn đọc đúng, đọc diễn cảm thì trước hết giáo viên cần luyện phát âm đúng cho

học sinh tiểu học. Muốn vậy, trước hết và thực chất phải giải quyết vấn đề phương

ngữ. Mục tiêu của chúng ta là vươn đến một tiếng nói dân tộc Việt thống nhất, đẹp

đẽ về mặt âm thanh. Muốn như vậy, chúng ta cần luyện cho học sinh phát âm

chuẩn, đọc đúng đọc hay

pdf 8 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 1984Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn phát âm chuẩn cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHĨA HƯNG 
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGHĨA HỒNG 
BÁO CÁO SÁNG KIẾN 
Sử dụng sơ đồ trong dạy hoạt động Tìm hiểu bài 
phân môn Tập đọc Lớp 3 
Lĩnh vực (mã)/cấp học:Tiếng việt (03)/TH 
Tác giả: Trần Thị Ánh Tuyết 
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm 
Chức vụ: Giáo viên 
Nơi công tác: Trường tiểu học Nghĩa Hồng 
PHÒNG GIÁO DỤC V ÀO TẠO NGHĨA HƯNG 
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGHĨA HỒNG 
BÁO CÁO SÁNG KIẾN 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN PHÁT ÂM CHUẨN CHO 
HỌC SINH LỚP 1 
Lĩnh vực (mã)/cấp học:/TH 
Tác giả: Nguyễn Thị May 
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm 
Chức vụ: Giáo viên 
Nơi công tác: Trường tiểu học Nghĩa Hồng 
Nam Định, ngày 20 tháng 5 năm 2021 
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp rèn phát âm chuẩn cho học sinh lớp 1 
2. Lĩnh vực (mã)/cấp học: 
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: 
Từ ngày 05 tháng 9 năm 2020 đến ngày 10 tháng 5 năm 2021 
4. Tác giả: 
 Họ và tên: Nguyễn Thị May 
 Năm sinh: 02 – 03– 1971 
 Nơi thường trú: Nghĩa Hồng – Nghĩa Hưng – Nam Định 
 Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm 
Chức vụ công tác: Giáo viên 
Nơi làm việc: Trường tiểu học Nghĩa Hồng 
Điện thoại: 
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: 
 Tên đơn vị: Trường tiểu học Nghĩa Hồng 
 Địa chỉ: Nghĩa Hồng – Nghĩa Hưng – Nam Định. 
 Điện thoại: ............................................................................................. 
BÁO CÁO SÁNG KIẾN 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN PHÁT ÂM CHUẨN CHO HỌC SINH LỚP 1 
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN 
Dạy đọc có ý nghĩa rất to lớn ở tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên 
đối với mỗi người đi học. Đầu tiên trẻ phải học đọc, sau đó các em phải đọc để 
học. Đọc là công cụ để học tập các môn học. Đọc tạo ra hứng thú và động cơ học 
tập. Nó là khả năng không thể thiếu được của con người thời đại văn minh. 
Chính vì vậy, trường tiểu học có nhiệm vụ dạy đọc cho học sinh một cách có kế 
hoạch và có hệ thống. Tập đọc với tư cách là một phân môn của môn tiếng việt ở 
tiểu học có nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu này. Đó là hình thành và phát triển năng lực 
đọc cho học sinh. 
Thông qua việc dạy đọc phải làm cho học sinh thích đọc và thấy rằng khả năng đọc 
là có ích lợi cho các em trong cả cuộc đời. Phải làm cho học sinh thấy đó là một 
trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và 
phát triển. Việc dạy đọc sẽ giúp các em hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu 
cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lôgic cũng như biết tư 
duy có hình ảnh... Dạy đọc không chỉ giáo dục tư tưởng đạo đức mà còn giáo dục 
tính cách, thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh . 
Muốn đọc đúng, đọc diễn cảm thì trước hết giáo viên cần luyện phát âm đúng cho 
học sinh tiểu học. Muốn vậy, trước hết và thực chất phải giải quyết vấn đề phương 
ngữ. Mục tiêu của chúng ta là vươn đến một tiếng nói dân tộc Việt thống nhất, đẹp 
đẽ về mặt âm thanh. Muốn như vậy, chúng ta cần luyện cho học sinh phát âm 
chuẩn, đọc đúng đọc hay. 
Phát âm chuẩn sẽ được nhiều cái lợi trước hết nó giúp học sinh viết đúng chính tả 
sau đó còn giúp học sinh phát âm dễ dàng hơn khi học ngoại ngữ và học các môn 
học khác. 
Dựa vào tâm lý của ngưòi bản ngữ, chúng ta có thể chia các trường hợp phát âm 
lệch chuẩn chữ viết thành hai nhóm: Nhóm lỗi phát âm và nhóm biến thể phươmg 
ngữ. Chúng ta chỉ luyện cho các trường hợp được xem là mắc lỗi, nói không tròn 
tiếng. Còn nhìn chung, học sinh tiểu học hay mắc lỗi đọc thiếu âm đệm. 
Ví dụ: Hoa huệ -> đọc Ha huệ, phát âm lẫn giữa các thanh ?/. , '/~ , n/l ... 
Vậy nhiệm vụ của người giáo viên khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy phân 
môn tập đọc, cụ thể là rèn phát âm chuẩn cho học sinh Tiểu học là gì? 
Như chúng ta đều biết tất cả những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu 
văn hóa khoa học, những tư tưởng tình cảm của thế hệ trước và của cả những 
người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc con 
người không thể tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc 
sống bình thường có hạnh phúc đúng nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại. 
Biết đọc con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần. Từ đây, họ biết tìm 
hiểu đánh giá cuộc sống nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy. Biết 
đọc con người sẽ có khả năng chế ngự một phương tiện văn hoá cơ bản, giúp họ 
giao tiếp được với thế giới bên trong của người khác, thông hiểu tư tưởng tình cảm 
của người khác. 
Đặc biệt, khi đọc các tác phẩm về văn chương con người không chỉ thức tỉnh về 
nhận thức mà còn rung động về tình cảm, nảy nở những ước mơ cao đẹp, được 
khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm 
hồn. Không biết đọc con người sẽ không có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã 
hội dành cho họ, không thể hình thành được một nhân cách toàn diện . 
Trong thời đại bùng nổ thông tin thì biết đọc càng quan trọng vì nó sẽ giúp người 
ta sử dụng nguồn thông tin. Đọc chính là học, học nữa, học mãi. Đọc để tự học, 
học cả đời. Vì vậy, dạy đọc có ý nghĩa rất quan trọng. 
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP 
2.1 Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 
Tôi trực tiếp công tác giảng dạy tại Trường Tiểu học Nghĩa Hồng đã nhiều năm, 
trong quá trình giảng dạy cũng như tiếp xúc với các em học sinh ở đây, tôi nhận 
thấy: 
Các em còn phát âm sai, nói ngọng rất nhiều, rồi đọc chưa diễn cảm, chưa đúng 
ngữ điệu đọc chưa lưu loát, trôi trảy. Các em thường phát âm sai các phụ âm đầu 
như đọc lẫn lộn giữa n/ l, phát âm p (pờ) thành b (bờ), s thành x, tr à ch... . Các lỗi 
phần vần, âm cuối các em hay mắc như: huệ phát âm thành hệ, hoa à ha, xanh à 
xăn, ngạt mũi à ngạc mũi, toàn -> toàng , máy bay -> mái bai, thỉnh thoảng -> 
thỉnh thoản, hươu -> hiêu, mưu trí à miu chí...các em còn nói ngọng như rỡ thành 
rớ, quyển vở à quyện vợ, đã à đá... 
Sở dĩ, do các em phát âm sai như vậy, tôi thiết nghĩ là do: Địa phương nằm trong 
vùng chủ yếu phát âm sai n/l. Đa phần các em là con nhà lao động nên việc học tập 
của các em có phần bị hạn chế, các em chưa được trang bị đầy đủ sách vở, đồ 
dùng... khi đến lớp. Việc học ở nhà lại chưa có sự kèm cặp quan tâm của gia đình. 
Điều đó làm cho thời gian học và hiệu quả học tập của các em bị hạn chế ảnh 
hưởng không nhỏ tới kết quả học tập của các em . 
Với thực trạng như vậy, tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu để tìm ra biện pháp chữa lỗi 
phát âm cho học sinh nhằm khắc phục tình trạng phát âm sai trong trường nâng cao 
chất lượng phát âm chuẩn. 
Từ đó, nâng cao chất lượng giảng dạy. Hơn nữa, tôi nhận thấy người giáo viên tiểu 
học là người thầy đầu tiên đặt nền móng trang bị cho các em ý thức về chuẩn ngôn 
ngữ và chuẩn văn hoá đồng thời ở trường Tiểu học có điều kiện rèn cho học sinh 
phát âm chuẩn, bởi trong chương trình học có phân môn học vần, Tập đọc. 
2.2 Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 
* Đối với thầy giáo : 
Trước hết cần đọc đúng đọc diễn cảm. Tiếp đó, cần bồi dưỡng cho học sinh có 
mong muốn, có ý thức đọc đúng chính âm càng sớm càng tốt. Giáo viên tập cho 
học sinh biết quan sát mặt âm thanh lời nói của người khác và của bản thân mình 
để điều chỉnh đọc, nói cho tốt. Đồng thời, chúng ta cần nắm chắc các biện pháp 
chữa lỗi phát âm bao gồm biện pháp luyện theo mẫu, biện pháp cấu âm và biện 
pháp luyện âm đúng qua âm trung gian. Tuỳ thuộc âm thanh sai lạc, tùy thuộc vào 
học sinh mà giáo viên lựa chọn biện pháp thích hợp . 
2. Chữa lỗi phát âm bằng biện pháp luyện theo mẫu: Bằng phát âm mẫu của mình 
giáo viên đưa ra trước học sinh cách phát âm chuẩn, các từ cần luyện, yêu cầu học 
sinh phát âm theo. 
3. Chữa lỗi phát âm bằng biện pháp cấu âm:Giáo viên mô tả cấu âm của một âm 
nào đó rồi hướng dẫn học sinh phát âm theo. 
Với phụ âm cần mô tả vị trí của lưỡi, phương thức cấu âm. Tôi đã tiến hành sửa 
từng âm: 
 Sai phát âm /p/ pờ thành /b/ bờ, ( p và b) đều là hai phụ âm đồng vị về mặt cấu 
âm. môi - môi nhưng khác nhau về mặt thanh tính, /p/ là phụ âm vô thanh, /b/ là 
phụ âm hữu thanh. Để luyện đọc đúng /p/, tôi đã hướng dẫn HS tự đặt lòng bàn tay 
trước miệng, một tay đặt lên thanh quản. Khi phát âm /b/ là âm vốn có sẽ cảm nhận 
được độ rung nhẹ của thanh quản và không thấy luồng hơi phát ra. 
Cho trẻ bậm hai môi lại và bật hơi qua môi mạnh hơn, tạo âm /p/ câm. Cho trẻ làm 
lại như trên nhưng phát thành tiếng /p/ hay ''đèn pin ", pí pa -pí pô''.... 
Cho trẻ đặt một tay lên thanh hầu và lòng bàn tay trước miệng, trẻ sẽ dễ dàng nhận 
biết được sự khác biệt giữa hai âm. Khi phát âm /p/ dây thanh rung mạnh và có 
luồng hơi từ miệng phát ra đập vào lòng bàn tay . 
- Sai phát âm /n/ nờ - /l/ lờ lẫn lộn: Học sinh hay phát âm lẫn giữa l/n, ch/tr, d/gi và 
phần lớn các em không ý thức được mình đang phát âm âm nào. 
Để chữa lỗi phát âm cho học sinh tôi phải trực quan hóa sự mô tả âm vị và hướng 
dẫn học sinh quan sát, tự kiểm tra xem mình đang phát âm âm nào: /n/ là một âm 
mũi, khi phát âm, sờ tay vào mũi sẽ thấy mũi rung, còn khi phát âm âm /l /mũi 
không rung. Sau đó, ta cho học sinh luyện phát âm /l/ bằng cách bịt chặt mũi đọc 
la, lo, lô, lu, lư,... Khi bịt chặt mũi học sinh không thể phát âm các tiếng na, no, nô, 
nu, nư. Cho học sinh luyện nói câu ''con lươn nó lượn trong lọ, ''cái lọ lộc bình nó 
lăn lông lốc ''... Hoặc hướng dẫn học sinh khi phát âm âm /l/ thì đưa lưỡi lên phía 
bên trên lợi của hàm trên ngạc cứng, còn khi phát âm /n/ thì đưa đầu lưỡi vào mặt 
trong của hàm răng. ... 
4. Biện pháp chữa lỗi bằng âm trung gian: Là biện pháp chuyển từ âm sai về âm 
đúng qua âm trung gian. Biện pháp này thường được dùng để chữa từ thanh nặng 
về thanh hỏi, thanh sắc về thanh ngã. Để chữa lỗi này cho học sinh tôi đã làm công 
việc tạo mẫu luyện cho trẻ phát âm riêng từng thanh hỏi, ngã. Phát âm các tiếng có 
thanh hỏi ngã cần qua các bước sau đây: 
+ Đầu tiên chắp các tiếng có cùng thanh, cùng vần với tên gọi thanh. 
Ví dụ: sỏi, thỏi gỏi. Ngã: bã, đã, giã, mã . 
+ Tiếp theo chắp các tiếng cùng thanh, cùng loại âm tiết với tên gọi thanh. 
Ví dụ: hỏi: thảo, phải, kẻo. (âm tiết nửa mở) 
ngã: ngõ, khẽ, cũ. (âm tiết mở). 
+ Cuối cùng chắp bất kỳ âm đầu các vần với các thanh . 
5. Tập hát để giúp học sinh phát âm đúng một vài thanh: Chẳng hạn, âm vực của 
thanh huyền thấp hơn thanh sắc (hoặc thanh không) nên tập hát thanh sắc (hoặc 
thanh không) thành thanh huyền rất thuận lợi. 
Ví dụ: cho học sinh đọc đúng thanh huyền bằng cach tập cho các em câu hát ''Bé bé 
bằng bông, hai má hồng hồng''. 
* Khi giáo viên đã nắm chắc các biện pháp chữa lỗi phát âm và đã phát âm đúng, 
chuẩn, rõ ràng, đọc diễn cảm rồi. Để việc phát âm chuẩn đem lại kết quả cao thì 
đối với người học cũng phải tuân theo những yêu cầu nhất định . 
* Đối với trò: 
Phải chú ý theo dõi sự hướng dẫn của giáo viên, chăm chỉ tự tin trong học tập, phải 
hoà đồng cùng bạn bè, điều gì không hiểu mạnh dạn hỏi thầy cô hoặc bạn bè. Hằng 
ngày, dành thời gian hợp lý cho việc luyện đọc. Luôn luôn có ý thức luyện phát âm 
đúng, đọc chuẩn rõ ràng lưu loát rồi diễn cảm. Chịu khó tìm đọc các loại truyện 
tranh trong sáng lành mạnh trong sáng, báo Măng non, báo Nhi Đồng ... 
* Cách dạy thực hành: 
- Đầu năm học ..........., tôi được nhận chủ nhiệm lớp 1 điểm trường Tiến Yên gồm 
16 học sinh. Qua một thời gian ngắn giảng dạy có nhiều em phát âm chưa chuẩn 
đọc ngọng, phát âm lẫn lộn giữa các âm, vần và thanh, đọc chưa lưu loát. 
Với thực trạng học sinh như vậy, tôi đã nghiên cứu kỹ các tài liệu, sách tham khảo 
phục vụ cho việc giảng dạy môn Tiếng việt nói chung và phân môn Tập đọc nói 
riêng. Đặc biệt là phương pháp rèn phát âm chuẩn cho học sinh. Nắm chắc mục 
tiêu của từng bài dạy và nghiên cứu kỹ bài trước khi lên lớp, nắm bắt được đặc 
điểm phát âm của từng học sinh. Để từ đó, xác định phương pháp, biện pháp dạy 
học thích hợp đồng thời lựa chọn những thủ pháp dạy học cụ thể và thực hiện dạy 
ở lớp. 
Để chữa lỗi phát âm cho những học sinh trên, tôi đã dùng phương pháp luyện theo 
mẫu phân tích cấu âm và luyện phát âm đúng qua âm trung gian trong các giờ hoc 
âm, vần. 
Để luyện đọc đúng, chống nói ngọng, có thể cho học sinh đọc nhanh các từ, câu 
trong bài học âm, vần. 
Để luyện phát âm thanh điệu nên cho học sinh đọc nhiều lần dấu thanh. 
Sau đó, các em luyện nói theo nhóm, tổ dưới sự phân công của giáo viên những nội 
dung trên. 
Bằng những biện pháp thực hiện như vậy kết hợp với sự nhiệt tình giảng dạy tận 
tâm với nghề, trong quá trình dạy thực nghiệm tại lớp tôi đã thu được những kết 
quả đáng kể. 
III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI 
1. Hiệu quả kinh tế 
2. Hiệu quả xã hội 
Qua một thời gian kiên trì áp dụng các biện pháp trên, tôi thấy học sinh chăm chỉ, 
chủ động tiếp thu kiến thức, có hứng thú đọc, học sinh phát âm chuẩn, đọc rõ ràng, 
lưu loát, nhiều em đọc diễn cảm.. Kết quả như sau : 
Tổng số Đọc tốt Đọc khá Đọc TB Đọc yếu 
38 27 10 1 
Người viết sáng kiến 
Nguyễn Thị May 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_phat_am_chuan_cho.pdf