Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng, đẹp cho học sinh Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng, đẹp cho học sinh Lớp 2

2. Thực trạng

Trong trường tiểu học việc dạy học sinh viết chữ là một công việc hÕt sức khó

khăn chiếm nhiều thời gian và công sức của người giáo viên. Muốn học sinh tiểu học

viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ tiến tới viết nhanh viết đẹp người giáo viên phải uốn nắn

từng li từng tí, phải tỉ mỉ chỉ bảo cho các em. Chính vì vậy nhiều giáo viên rất “ngại”

khi rèn sửa cho các em.

2/1Thuận lợi

- Đầu năm 2020-2021, tôi được phân công giảng dạy lớp 2/3 có nhiều thuận lợi

trong việc rèn chữ viết.

- Đa số các em đạt chữ viết đẹp ở lớp 1.

- Học sinh đầy đủ dụng cụ học tập.

- Phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em mình.

- Cơ sở vật chất đầy đủ đáp ứng nhu cầu dạy và học của học sinh.

2/2. Khó khăn

* Về phía học sinh: Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi sự tập trung chú ý của học sinh

lớp 1, 2 còn yếu thiếu bền vững. Các em mau quên lại chóng chán. Chính vì vậy một số

không ít học sinh còn có thái độ tiêu cực: lười biếng, cẩu thả khi viết.

* Mặt khác cơ sở vật chất nhà trường cũng là yếu tố quan trọng ¶nh hưởng đến

quá trình luyện viết của các em.- Nhiều học sinh ngồi sai tư thế khi viết, lưng không thẳng, mắt dí sát vào vở

như các em Gia Huy, Công Định, Quốc Đại, Như Ý, Minh Thiện .cã em cầm bút

bằng 5 ngón tay như Gia Huy.

- Tốc độ viết rất chậm như: Gia Huy, Công Định, Quốc Đại, Như Ý.

- Chữ viết chưa đạt yêu cầu thể hiện ở một số điểm:

+ Chưa đúng hình dáng, cấu tạo chữ cái.

+ Không viết đúng quy trình viết chữ cái (điểm đặt bút chưa đúng ).

+ Không viết đúng độ cao các con chữ.

+ Chưa có kĩ năng viết liền mạch, liên kết chữ cái tạo chữ ghi tiếng.

+ Vị trí dấu thanh sai.

pdf 8 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 1507Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng, đẹp cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT 
ĐÚNG , ĐẸP CHO HỌC SINH LỚP 2” 
A:Phần mở đầu 
1/ Lí do chọn đè tài 
 Chữ viết là một trong những công cụ giao tiếp thuận lợi và quan trọng nhất của 
con người. Chưa cần biết nội dung văn bản đó viết như thế nào nhưng nếu chữ viết rõ 
ràng, đẹp thường làm cho người đọc có cảm tình ngay. Vì vậy cố thủ tướng Phạm Văn 
Đồng khi nói về chữ viết đã có một câu rất ngắn gọn thể hiện quan điểm của ông: “Nết 
người, nét chữ” hàm hai ý vấn đề: thứ nhất nét chữ thể hiện tính cách con người; thứ 
hai thông qua rèn chữ viết để giáo dục tính cách con người. Chất lượng chữ viết của 
học sinh hiện nay là một vấn đề đang được mọi người quan tâm. 
 Mặt khác chữ viết cũng là biểu hiện nét nhân cách của con người. Cố vấn Phạm 
Văn Đồng đã nói: “ Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết 
đúng, viết cẩn thận, viết đẹp cũng góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng 
tự trọng đối với mình và bạn đọc bài vở của mình”. Trường Hiếu Thành là một trường 
vùng sâu của huyện. Do chưa được sù quan tâm của cha mẹ nên một số học sinh chữ 
viết xấu, chưa sạch sẽ. Từ những vấn đề thực tế trên, tôi đã áp dụng “Một số biện pháp 
rèn kĩ năng viết đúng, đẹp cho học sinh lớp 2” và đã đạt được một số hiệu quả đáng 
kể. 
2/ Mục tiêu nghiên cứu 
T×m ra mét sè biÖn ph¸p rÌn kÜ n¨ng viÕt ®óng, ®Ñp 
trong ph©n m«n tËp viÕt nh»m n©ng cao chÊt lượng d¹y häc 
m«n TiÕng ViÖt cho häc sinh líp 2. 
Vận dụng các nguyên tắc dạy trong phân môn chính tả, hình thành kỹ năng viết 
đúng chính tả cho học sinh tiểu học. 
 3/Nhiệm vụ nghiên cứu 
 - Dạy cho học sinh nhận biết về cấu tạo con chữ, kích thước. 
 - Viết đúng, viết đẹp, rõ ràng. 
 - Đặt dấu thanh đúng vị trí. 
 - Trình bày đẹp, viết không sai chính tả. 
 - Nắm được quy tắc viết chính tả. 
4/ Phạm vi – Đối tượng nghiên cứu 
 - Học sinh lớp 2/3 tôi dang trực tiếp giảng dạy năm 2020 - 2021 
 - Là những bài tập viết, chính tả trong chương trình lớp 2 ở Tiểu học. 
 - Trong chương trình Tiếng Việt lớp 2. 
5/ Phương pháp nghiên cứu 
 Ngoài việc học đồng nghiệp, tôi còn sử dụng các phương pháp sau: 
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu 
 - Phương pháp điều tra 
 - Phương pháp thực nghiệm 
 - Phương pháp quan sát 
 - Phương pháp trò chuyện 
 - Phương pháp thống kê 
 - Phương pháp thu thập thông tin 
 B:Phần nội dung 
1. Cơ sở lí luận 
 Chữ viết là một công cụ dùng đÓ giao tiếp và trao đổi thông tin, là phương tiện 
để ghi chép và tiếp nhận những tri thức văn hóa, khoa học và đời sống  Do vậy, ở 
trường tiểu học việc dạy học sinh biết chữ và từng bước làm chủ công cụ chữ viết để 
phục vụ cho học tập và giao tiếp là yêu cầu quan trọng hàng đầu của môn Tiếng Việt. 
So với chương trình lớp 1, nội dung của phân môn tập viết lớp 2 có những yêu cầu cụ 
thể như sau: 
 Rèn luyện kỹ năng viết chữ cho học sinh. 
* Tiếp tục rèn luyện cho học sinh kỹ năng viết các chữ thường theo cỡ nhỏ đã học 
ở lớp 1 nhưng mức độ yêu cầu được nâng cao: viết đúng mẫu và đều nét. 
* Chính thức dạy học sinh viết chữ hoa theo cỡ vừa và nhỏ (Ở lớp 1 học sinh mới 
làm quen với chữ hoa qua hình thức tập tô trong giai đoạn luyện tập tổng hợp ở học kỳ 
2). Để thực hiện nhiệm vụ này, giáo viên phải giúp học sinh có những hiểu biết nhất 
định về mẫu chữ hoa do Bộ mới ban hành nhằm tạo điÒu kiện cho các em rèn kỹ năng 
viết chữ. Cụ thể: 
 Nhớ được hình dáng các chữ cái viết hoa theo mẫu quy định. 
 Nắm được kích cỡ của từng chữ cái viết hoa (thể hiện trong khung chữ, trong mối 
quan hệ giữa chữ cái viết thường). 
 VD: Trong cùng cỡ chữ, các chữ cái viết hoa A, I, K, B , C 
 có độ cao bằng các chữ cái viết thường b, g, h, k, l, y 
 riêng hai chữ cái viết hoa được viết với chiều cao 4 li Y,G. 
 -Nắm được thao tác viết từng nét chữ để tạo nên chữ cái viết hoa (đưa nét theo 
đúng quy trình viết ). 
 * D¹y học sinh biết nối (ghép) chữ cái viết hoa với chữ cái thường trong một 
chữ ghi tiếng đảm bảo tính thẩm mỹ, phục vụ cho yêu cầu viết chính tả và trình bày 
bài. 
 - Giáo viên kết hợp dạy kỹ thuật viết chữ với chính tả, mở rộng vốn từ; phát triển 
tư duy. 
 - Chữ viết góp phần rèn luyện những phẩm chất như tính cẩn thận óc thẩm mỹ, ý 
thức tự trọng người khác 
II. 2. Thực trạng 
 Trong trường tiểu học việc dạy học sinh viết chữ là một công việc hÕt sức khó 
khăn chiếm nhiều thời gian và công sức của người giáo viên. Muốn học sinh tiểu học 
viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ tiến tới viết nhanh viết đẹp người giáo viên phải uốn nắn 
từng li từng tí, phải tỉ mỉ chỉ bảo cho các em. Chính vì vậy nhiều giáo viên rất “ngại” 
khi rèn sửa cho các em. 
 2/1Thuận lợi 
 - Đầu năm 2020-2021, tôi được phân công giảng dạy lớp 2/3 có nhiều thuận lợi 
trong việc rèn chữ viết. 
 - Đa số các em đạt chữ viết đẹp ở lớp 1. 
 - Học sinh đầy đủ dụng cụ học tập. 
 - Phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em mình. 
 - Cơ sở vật chất đầy đủ đáp ứng nhu cầu dạy và học của học sinh. 
 2/2. Khó khăn 
 * Về phía học sinh: Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi sự tập trung chú ý của học sinh 
lớp 1, 2 còn yếu thiếu bền vững. Các em mau quên lại chóng chán. Chính vì vậy một số 
không ít học sinh còn có thái độ tiêu cực: lười biếng, cẩu thả khi viết. 
 * Mặt khác cơ sở vật chất nhà trường cũng là yếu tố quan trọng ¶nh hưởng đến 
quá trình luyện viết của các em. 
 - Nhiều học sinh ngồi sai tư thế khi viết, lưng không thẳng, mắt dí sát vào vở 
như các em Gia Huy, Công Định, Quốc Đại, Như Ý, Minh Thiện ...cã em cầm bút 
bằng 5 ngón tay như Gia Huy... 
 - Tốc độ viết rất chậm như: Gia Huy, Công Định, Quốc Đại, Như Ý. 
 - Chữ viết chưa đạt yêu cầu thể hiện ở một số điểm: 
 + Chưa đúng hình dáng, cấu tạo chữ cái. 
 + Không viết đúng quy trình viết chữ cái (điểm đặt bút chưa đúng ). 
 + Không viết đúng độ cao các con chữ. 
 + Chưa có kĩ năng viết liền mạch, liên kết chữ cái tạo chữ ghi tiếng. 
 + Vị trí dấu thanh sai. 
 * Thống kê chữ viết. 
Các đợt kiểm tra 
Đạt yêu cầu 
( Chữ đẹp, đúng mẫu) 
Chưa đạt yêu cầu 
( Chữ viết chưa đúng mẫu) 
SL % SL % 
Đầu năm 13 52 12 48 
 Với kết quả như trên tôi đã suy nghĩ ®Ó t×m ra các biện pháp để rèn ch÷ 
viÕt cho học sinh như sau: 
 3. Giải pháp thực hiện 
 Biện pháp 1 : Phân loại chữ viết của học sinh theo các mức độ. 
 Ngay từ đầu năm học tôi đã cho kiểm tra chữ viết của các em. Tôi xem xét kỹ để 
phân loại chữ viết của học sinh theo các mức độ khác nhau. Từ đó tôi lên kế hoạch để 
sửa “ lỗi”cho từng em 
 VD: Những em có điểm đặt bút chưa đúng tôi chỉ bảo cho các em cách tính dòng 
kẻ, xác định điểm đặt bút Những em viết chưa thẳng tôi có kế hoạch cho luyện nét 
sổ thẳng, chữ chưa tròn tập viết nét cong tròn Nhờ vậy các em đã nhớ lại được quy 
trình viết từng con chữ, biết luyện dần từng chữ. Dần dần kết quả đã tốt hơn rất nhiều 
 Biện pháp 2 : Rèn tư thế viết đúng cho học sinh. 
 Tôi nhận thấy khi học sinh ngồi viết đúng tư thế sẽ là điều kiện thuận lợi cho các 
em viết đúng, viết đẹp. Mặt khác việc làm đó cũng góp phần để phòng học sinh mắc 
bệnh cận thị khi căn bệnh này ngày một gia tăng trong nhà trường phổ thông hiện nay. 
Tôi đã hướng dẫn các em như sau: 
 * Tư thế ngồi viết: Học sinh ngồi ngay ngắn, không tì ngực vào bàn, đầu hơi cúi, 
hai mắt cách vở từ 25cm – 30cm. Cánh tay trái đặt trên mặt bàn bên trái vở, bàn tay trái 
tì vào mép vở giữ vở không xê dịch khi viết. Cánh tay phải để ở trên mặt bàn 
 Cách cầm bút: Khi viết học sinh cầm bút và điều khiển bút bằng ba ngón tay 
(ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa của bàn tay phải). Đầu ngón trỏ đặt ở phía trên, đầu 
ngón cái giữ bên trái, phía bên phải của đầu bút tựa vào cạnh đốt đầu ngón tay giữa. 
 * Vị trí đặt vở: Vở đặt nghiêng so với mép bàn một góc khoảng 30 độ nghiêng về 
phía bên phải. 
 Để học sinh có kĩ năng trên, tôi đã làm một số công việc sau: 
 - Giáo viên treo tranh mẫu tư thế ngồi viết và cách cầm bút trong phòng học ở 
lớp, đồng thời thu nhỏ các hình ảnh này trên một trang giấy, phát cho từng học sinh 
kẹp trong vở tập viết của mình để đánh dấu trang cần viết và luôn quan sát được khi 
viết 
 - Giáo viên luôn nhắc nhở và uốn nắn tư thế viết ở tất cả giờ học chú trọng đặc 
biệt trong giờ tập viết. 
 - Trao đổi cha mẹ học sinh về việc kiểm tra nhắc nhở con em khi tập viết ở nhà 
ngay trong buổi họp cha mẹ học sinh biết để uốn nắn ở nhà. 
 Ngoài việc rèn tư thế tập viết đúng, tôi còn chú trọng việc phân loại các lỗi sai 
của học sinh trong quá trình viết để có thể rèn cho các em. 
 Biện pháp 3: Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học, phương tiện dạy học. 
 Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 2, tôi nhận thấy việc sử dụng đồ dùng 
trực quan (chữ mẫu) trong mỗi tiết tập viết là cần thiết. Đây cũng là điều kiện đầu tiên 
để các em viết đúng. 
 Chữ mẫu có nhiều hình thức: Chữ mẫu in sẵn, chữ mẫu phóng to trên bảng, chữ 
mẫu trong vở tập viết, hộp chữ mẫu, chữ mẫu của giáo viên mỗi loại chữ mẫu có tác 
dụng khác nhau. Cụ thể: 
 + Chữ mẫu phóng to trên bảng sẽ giúp học sinh dễ quan sát. Từ đó, tạo điều kiện 
cho các em phân tích hình dạng, kích thước và các nét cơ bản cấu tạo chữ cái cần viết 
trong bài học. 
 + Chữ mẫu của giáo viên viết trên bảng giúp học sinh nắm được thứ tự viết các 
nét chữ của từng chữ cái, cách nối các chữ cái trong một chữ nhằm đảm bảo yêu cầu 
viết liền mạch, viết nhanh. 
 + Chữ viết trong hộp chữ giúp các em kết hợp mắt nhìn, tay sờ để phối hợp các 
thao tác viết chữ một cách đồng bộ. 
 + Chữ của cô khi chấm bài, chữa bài cũng được học sinh quan sát như một loại 
chữ mẫu. Vì vậy tôi luôn cố gắng viết đẹp đúng mẫu, rõ ràng. 
 Tóm lại để hỗ trợ cho việc dạy tập viết đạt hiệu quả cao người giáo viên cần triệt 
để sử dụng các hình thức chữ mẫu cũng như nắm vững tác dụng của mỗi hình thức chữ 
mẫu đó 
 Biện pháp 4: Rèn kỹ thuật viết chữ 
 Tập trung rèn luyện kĩ thuật liên kết liền mạch chữ cái viết hoa với chữ cái viết 
thường. Tôi đã phân loại các trường hợp viết liên kết như sau: 
 * Trường hợp viết nối thuận lợi: Nét móc cuối cùng của chữ cái đứng trước nối 
với nét móc đầu tiên của chữ cái đứng sau 
 VD: Bài A – Anh em thuận hoà 
 Quy trình viết nối chữ Anh 
 Viết chữ cái A đã học. Từ điểm cuối của nét lượn ngang thân chữ cái A lia bút 
xuống điểm cuối của nét móc ngưîc phải chữ cái A để viết tiếp nét nối với nét móc 
trái của chữ cái n. Tiếp tục viết nét móc thứ hai của n. Khi viết đến phần móc phải phía 
dưới lượn cong bình thường có thể viết nối với phần nét khuyết của chữ cái h, sau đó 
viết hoàn chỉnh chữ cái h. 
 * Trường hợp viết nối không thuận lợi: đó là trường hợp nét cuối của chữ cái 
đứng trước với điểm bắt đầu của chữ cái đứng sau không thể viết nét nối. 
 VD: Bài C – Chia ngọt sẻ bùi 
 Quy trình viết chữ Chia 
 Viết chữ C như đã học, từ ®iểm dừng bút của chữ C lia bót để viết tiếp chữ h 
rồi rê bút viết tiếp chữ cái i và chữ cái a. 
 Kỹ thuật viết nối chữ (Các chữ cái viết thường). 
 Việc nối chữ chủ yếu được thực hiện ở các chữ cái viết thường khi chúng đứng 
lại gần nhau. Dựa vào những nét cơ bản của chữ cái tiếng Việt, tôi phân loại thành 4 
trường hợp nối chữ (từ dễ đến khó) và lưu ý học sinh như sau: 
 (*) Trường hợp 1: nét móc cuối cùng của chữ cái trước nối với nét móc hoặc nét 
hất đầu tiên của chữ cái sau: 
 VD: a – n = an; i – m = im; t – ư = tư... 
 Nhìn chung trường hợp này viết dễ dàng thuận lợi 
 Lưu ý học sinh: Khi nối 2 nét móc ở hai chữ cái, cần điều tiết về độ doãng 
(khoảng cách giữa 2 chữ cái) sao cho vừa phải, hợp lý để chữ viết đều nét và có tính 
thẩm mĩ. 
 (*) Trường hợp 2: Nét cong cuối cùng của chữ cái sau với nét móc (hoặc nét hất) 
đầu tiên của chữ cái sau 
 VD: e - m = em; c – ư = cư... Trường hợp nối chữ này cũng tương đối dễ dàng. 
 Lưu ý: Điều chỉnh khoảng cách giữa hai chữ cái sao cho không gần quá hay xa 
quá (VD: em,cư...) Hoặc chuyển hướng ngßi bút ở cuối nét cong (kín) để nối sang nét 
móc (hoặc nét hất) sao cho hình dạng hai chữ cái vẫn rõ ràng, khoảng cách hợp lý (VD 
ơn, oi...) 
 (*) Trường hợp 3: Nét móc (hoặc nét khuyết) của chữ cái trước nối với nét cong 
của chữ cái sau (VD: a – c = ac, h – o = ho, y – ê = yê...) đây là trường hợp nối chữ 
tương đối khó, vừa đòi hỏi kỹ thuật lia bút vừa yêu cầu việc ước lượng khoảng cách 
sao cho vừa phải, hợp lý. 
 Lưu ý học sinh: 
 + Xác định điểm kết thúc (dùng bút) ở chữ cái trước để lia bút viết tiếp chữ cái 
sau sao cho liền mạch tạo thành một khối các chữ cái. 
 + Điều chỉnh phần cuối nét móc của chữ cái trước hơi doãng rộng một chút để 
khi viết tiếp chữ cái sau sẽ có khoảng cách vừa phải (không gần quá) 
 VD: Khi hưíng dÉn häc sinh viÕt vần “ao”, gi¸o viªn lưu ý 
nh¾c HS điều chỉnh phần cuối nét móc của chữ a để khi viết tiếp chữ cái o sẽ có 
khoảng cách giữa a và o không gần quá (bằng khoảng cách giữa a và i (ai). 
 (*) Trường hợp 4: Nét cong của chữ cái trước nối với nét cong của chữ cái sau 
VD: o – e = oe; o – a = oa; x- o = xo... Đây là trường hợp nối chữ khó nhất vừa đòi hỏi 
các kỹ thuật rê bút, lia bút, chuyển hướng bút để tạo nét nối vừa yêu cầu việc ước 
lượng khoảng cách hợp lý, trên cơ sở thói quen và kĩ năng viết khá thành thạo cña 
häc sinh. 
 Lưu ý học sinh trêng hîp viÕt ch÷ oe, oa.: 
 + Rê bút từ điểm cuối của chữ cái o xuống để gặp điểm bắt đầu của chữ cái e sao 
cho nét vòng ở đầu chữ cái không được to quá (oe). Rê bút từ điểm cuối của chữ cái o 
sang ngang rồi lia bút viết tiếp chữ cái a (oa). 
 Ngoài ra tôi còn hướng dẫn các em cách viết liền mạch. Viết liền mạch là viết tất 
cả các hình cơ bản của chữ cái trong một chữ ghi tiếng rồi sau đó mới đặt dấu (kể cả 
dấu phụ của con chữ) và dấu ghi thanh. 
 VD Viết chữ ruộng: Viết chữ liền mạch các hình cơ bản của chữ cái thành ruong 
sau đó đặt dấu mũ (dấu phụ) trên 0 và dấu nặng (dấu thanh) dưới ô để thành ruộng. 
 Như vậy, với việc phân tích cách liên kết, cách viết liền mạch ngay từ những bài 
viÕt đầu tiªn, nhiều học sinh trong lớp đã nắm được quy trình viết c¸c tõ 
ứng dụng. ë các bài tiếp theo, không cần sự hướng dẫn tỉ mỉ của cô giáo c¸c em 
còng cã thÓ viÕt ®óng ch÷ theo mÉu. Tốc độ viết chữ của cả lớp nhanh 
dần. Chính vì vậy chất lượng học tập cña häc sinh m«n TiÕng ViÖt được nâng 
lên một cách rõ rệt. 
 Tập viết là một phân môn thực hành. Ngoài việc nắm được kĩ thuật viết chữ học 
sinh phải được luyện tập nhiều lần để hình thành kĩ năng, kĩ xảo. Vì thế việc luyện chữ 
viết cho học sinh là rất quan trọng. 
 Biện pháp 5: Tăng cường luyện tập thực hành. 
 Trước đây, trong tiết tập viết, một số giáo viên vẫn còn giảng giải nhiều thời gian 
luyện của học sinh còn ít... Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy 
học giờ tập viết. Giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh thực hành nhiều, tự rút kinh 
nghiệm cho bản thân. Từ đó, tôi sử dụng các hình thức tập luyện sau: 
 + Học sinh tập viết chữ trên bảng lớp, trên bảng con. 
 Cách làm này rất tốt và giáo viên có thể kiểm tra được từng học sinh, uốn nắn để 
học sinh tự sửa chỗ sai của mình trên bảng trưíc khi viÕt vµo vë. 
 - Luyện tập viết trong vở tập viết: Giáo viên cần chú ý giúp các em viết đủ, viết 
đúng số dòng đầu tiên ở mỗi phần bài viết để các em viết tốt hơn ở những dòng tiếp 
sau: 
 - Luyện tập viết chữ ở các môn học khác: Giáo viên cần tận dụng việc tập viết 
các bài học, bài làm ở các môn học khác để học sinh tập viết . 
 Để luyện tập đạt tới hiệu quả viết nhanh, đẹp, tôi thấy giáo viên cần chú ý: 
 + Rèn luyện kĩ năng viết chữ phải tiến hành toàn diện, ở lớp, ở nhà, ở đủ các môn 
học khác. 
 + Kiên trì sửa và rèn chữ viết cho học sinh 
 Như vậy, với việc tăng cường luyện tập thực hành, học sinh lớp tôi đã có được kĩ 
năng viết nhanh, đẹp, từ đó rèn luyện được ý thức tự giác luyện tập trong các môn học 
như Toán, Tiếng Việt. 
 Ngoài các biện pháp nêu trên tôi còn kết hợp các công việc sau: 
 *Khuyến khích, khen ngợi kịp thời các em viết đúng, viết đẹp. 
 Công việc này tưởng chừng đơn giản nhưng hiệu quả của nó cũng tương đối rõ 
rệt. Vì đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 2 rất thích được khen nên với mỗi bài viết đẹp 
tôi vẫn cố gắng động viên các em kịp thời. Tôi dành một góc trong lớp để trưng bày 
các bài viết đẹp. Nhờ vậy, học sinh đã tạo được một không khí thi đua trong lớp. Các 
em hào hứng luyện viết và tiết học không còn khô khan nữa. 
 * Kết hợp với phụ huynh học sinh trong việc rèn chữ cho các em ở nhà 
 Đối tượng học sinh của tôi phần lớn là con em lao động nên bố mẹ không có thời 
gian cũng như không có kĩ thuật viết đúng đẹp để kèm chữ viết cho các em. Nên ngay 
từ buổi họp cha mẹ học sinh đầu năm học tôi đã trao đổi với phụ huynh một số điểm 
cần lưu ý khi dạy viết. Tôi cũng sưu tầm một số tài liệu, một số bài viết đẹp của các 
học sinh kh¸c, photo phát cho từng phụ huynh để các phụ huynh có cơ sở làm mẫu 
cho con em mình luyện viết. 
 Bằng sự phối hợp các biện pháp nêu trên một cách hài hoà, chữ viết của học sinh 
lớp tôi tiến bộ rõ rệt; đồng thời kết quả học tập các em cũng được nâng cao qua các đợt 
kiểm tra. 
 4.Kết quả 
 * Thống kê chữ viết. 
Các đợt kiểm tra 
Đạt yêu cầu 
( Chữ đẹp, đúng mẫu) 
Chưa đạt yêu cầu 
( Chữ viết chưa đúng mẫu) 
SL % SL % 
Đầu năm 13 52 12 48 
Cuối kì I 20 80 5 20 
Cuối năm 
 5.Khả năng nhân rộng 
 Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đúng, đẹp cho học sinh lớp 2 của tôi có những ưu 
điểm và hạn chế. Tuy nhiên khi được áp dụng ở lớp thì sự tiến bộ của các em được 
đồng nghiệp đánh giá cao. Do đó những lần sinh hoạt chuyên môn tổ khối tôi mạnh 
dạn đưa ra ý kiến cùng chia sẻ với các thành viên trong khối 2 – 3 các đồng nghiệp đã 
áp dụng những giải pháp, những kinh nghiệm của tôi vào giảng dạy ở lớp mình, thì kết 
quả ở các lớp của đồng nghiệp cũng có nhiều tiến bộ, đạt kết quả cao 
1. Bùi Ngọc Trí – giáo viên lớp 2/1............................... 
2.Nguyễn Thị Kim Lài – giáo viên lớp 2/4.. 
3. Nguyễn Hữu Thông – giáo viên lớp 2/5 
 C.Kết luận – Đề xuất 
 1.Kết luận 
 Để việc rèn luyện cho học sinh lớp 2 có thể viết đúng, đẹp là một công việc hết 
sức bền bỉ, kiên trì của cả thầy và trò. Kinh nghiệm mà bản thân tôi rút ra được trong 
quá trình áp dụng các biện pháp đã nêu là: 
 - Nắm bắt kịp thời các văn bản hướng dẫn chỉ đạo. 
 - Phối hợp với CMHS để có thông tin trao đổi kịp thời. 
 -Trẻ tiểu học hiếu động thiếu kiên trì. Vì vậy, người giáo viên cần có sự chu đáo, 
tận tình hưíng dẫn, rèn, sửa chữ viết cho các em. 
 - Luôn nhắc nhở học sinh viết đúng mẫu, nhanh, đẹp ở tất cả các môn học. 
 - Tạo được không khÝ vui vẻ, phấn chấn cho trẻ khi viết. 
 - Bản thân giáo viên cũng phải luyện chữ, bëi ch÷ mÉu cña c« còng lµ 
mét gi¸o cô trùc quan ®Ó häc sinh noi theo. 
 - Có kế hoạch rèn chữ, coi rèn chữ là yếu tố quan trọng để rèn nết người . 
 2. Đề xuất 
 - Mong các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa đến việc mở rộng tổ chức phong trào 
thi viết chữ đẹp, có phần thưởng động viên xứng đáng. 
 - Tăng cường mở chuyên đề rèn luyện chữ viết cho học sinh. 
 - Bàn ghế cải tiến cho phù hợp với từng khối lớp mặt bàn hơi nghiêng để học 
sinh ngồi viết thẳng lưng. 
 Trên đây là một số biện pháp và kết quả bước đầu khá khả quan của tôi trong 
viÖc giảng dạy môn tiếng Việt nói chung và việc dạy tập viết nói riêng cho học sinh 
lớp 2 năm học 2020-2021. Rất mong sự đóng góp, xây dựng ý kiến của các bạn đồng 
nghiệp, của ban giám hiệu và của các cấp lãnh đạo ®Ó t«i cã chuyªn m«n vững 
vàng và tự tin hơn trong giảng d¹y. Tôi xin chân thành cảm ơn ! 
 Hiếu Thành ngày 20 tháng 2 năm 2021 
 Người viết 
 Võ Văn Ngọc 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_viet_dung.pdf
  • docxFile Word.docx