Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 3

5. Mô tả bản chất của sáng kiến :

5.1. Tính mới của sáng kiến:

Đọc là kĩ năng cần thiết và quan trọng hàng đầu của con người. Nếu không biết đọc,

con người không thể tiếp thu nền văn minh của nhân loại, nhờ biết đọc con người có thể tự

học đối với học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng để học tốt được các

môn trước hết các em cần phải có kĩ năng đọc tốt. Mà hiện nay trình độ đọc của học sinh

còn thấp, nhiều em tốc độ đọc còn chậm, đọc còn sai từ, ngắt nghỉ hơi chưa đúng Nên

khả năng thông hiểu một văn bản hay một đoạn sau khi đọc còn kém. Chính vì vậy luyện

đọc cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa đối với mỗi giáo viên tiểu

học.

Trong các môn học thì môn Tiếng Việt có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt

động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện qua bốn kĩ năng:

‘ Nghe – Nói – Đọc – viết”. Phân môn Tập đọc trong trường tiểu học có một ý nghĩa rất to

lớn. Nó trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đọc giúp trẻ

chiếm lĩnh được mọi ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và học tập. Thông qua việc dạy và học

Tiếng Việt góp phần rèn luyện tư duy, cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về

Tiếng Việt. Việc dạy Tập đọc sẽ giúp các em hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu

cái thiện, cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lô gic cũng như có hình ảnh về

các sự vật xung quanh cuộc sống của chúng ta. Như vậy dạy Tập đọc có một ý nghĩa to2

lớn vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục tình cảm chuẩn mực đạo đức và

phát triển trí tuệ tư duy.

pdf 14 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 2621Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên gọi học sinh khá phát âm chuẩn đọc trước, các em phát âm sai nghe, đọc lại, đọc 
nhiều lần cho đến khi đọc đúng.Trong những tiết học khác, giáo viên cho các em đó đọc 
nội dung hoặc yêu cầu của bài, chú ý xem các em đó có mắc lỗi nữa không để kịp thời uốn 
nắn hoặc sửa chữa. 
1.2 Rèn đọc đúng câu, đoạn văn 
Để đọc đúng, đọc hay các câu văn dài, đoạn văn tiêu biểu,...giáo viên phải nói đến tiêu chí 
cường độ và tư thế khi đọc, tức là rèn đọc to, đọc đàng hoàng. Cho học sinh biết khi mình 
đọc thành tiếng là người đọc có thể đọc cho mình hoặc cho người khác hoặc cho cả hai. 
Trong các giờ tập đọc, kể chuyện giáo viên chú ý nhận xét sửa sai cho học sinh về cách 
đọc, cách kể chuyện thật chu đáo để làm cơ sở cho việc đọc bài mới được tốt hơn.Khi đọc 
nối tiếp câu phát hiện ra học sinh nào chưa đúng cần sửa chữa ngay.Khi đọc phải diễn cảm 
được ý trọn vẹn, không được bỏ ngỏ. 
Khi đọc nối tiếp đoạn theo tôi nên cho các em một số câu hỏi gợi mở để các em thảo luận 
tìm ra cách đọc cho mỗi đoạn (hoặc giọng đọc của các nhân vật) sau đó giáo viên sẽ là 
người chốt lại cách đọc. Khi đọc đoạn gọi một học sinh đọc, gọi học sinh nhận xét bạn và 
đọc lại, chú ý đọc ngắt, nghỉ và nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm cho phù hợp. 
4 
Ví dụ: 
Bài “Cậu bé thông minh”- SKG Tiếng Việt 3 Tập 1 Trang 4. Sau đây là cách đọc một số 
câu: 
Ngày xưa,/ có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước.// Vua hạ lệnh cho mỗi làng 
trong vùng nọ/ nộp một con gà trống biết đẻ trứng,/ nếu không có thì cả làng phải chịu 
tội.// ( giọng đọc chậm rãi). 
Cậu bé kia,/ sao dám đến đây làm ầm ĩ ? // (đọc với giọng oai nghiêm). Thằng bé này láo, 
/ dám đùa với trẫm! / Bố ngươi là đàn ông thì đẻ sao được?// (giọng bực tức, lên giọng ở 
cuối câu). 
Muôn tâu, / vậy sao Đức vua lại hạ lệnh cho làng con/ phải nộp gà trống biết đẻ trứng ạ? 
// (Đọc với giọng thể hiện sự lễ phép, bình tĩnh, tự tin). 
- Giáo viên cho học sinh đọc nối tiếp đoạn, yêu cầu cả lớp lắng nghe và tìm câu dài, khó 
đọc. 
- Sau khi học sinh phát hiện được câu dài, khó đọc giáo viên ghi vào bảng phụ rồi gọi 1, 2 
học sinh đọc. 
Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét thông qua hệ thống câu hỏi gợi ý: Em nào có ý 
kiến khác? Bạn đọc như thế nào? ... Mời một vài em đọc lại. 
Học sinh đọc và ngắt hoặc nghỉ hơi để các bạn khác nhận xét bổ sung và giáo viên thống 
nhất cách đọc. 
Nhằm luyện kĩ năng đọc thầm và tập trung theo dõi người khác đọc để phối hợp nhịp 
nhàng khi đọc lời nhân vật tôi cho học sinh thi đọc phân vai. Với bài tập đọc có lời nhân 
vật tôi thường dành 2 – 3 phút cho các em thi đọc. 
Ví dụ: Bài “Cuốn sổ tay” – SGK Tiếng Việt 3 – tập 2 
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 4 em. Yêu cầu các em đọc theo 
hình thức phân vai. Giáo viên mời 1 nhóm đọc trước lớp, cả lớp lắng nghe và nhận xét 
cách đọc của từng nhân vật sau đó 2 đến 3 nhóm thi đọc để chọn ra nhóm, cá nhân đọc hay 
nhất. 
Trong giờ dạy giáo viên cũng đừng quên nhận xét, tuyên dương, khen ngợi những em đọc 
tốt để khuyến khích các em đọc tốt hơn nữa ở những tiết học sau. 
1.3 Rèn đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài 
Giáo viên cũng nên cho những em học sinh này luyện đọc cá nhân nhiều lần, đọc cả yêu 
cầu bài tập hoặc nội dung ở những môn học khác như Toán, Tập làm văn, Luyện từ và 
câu,... 
Qua mỗi lần tiến bộ của các em giáo viên đừng quên dành những lời khen, động viên 
khích lệ các em dù đó chỉ là kết quả nhỏ, vì đó là những thành công ban đầu của các em 
mà mỗi giáo viên cần trân trọng. 
2. Biện pháp 2: Rèn học sinh đọc kết hợp với giải nghĩa của từ 
* Mục tiêu của biện pháp 
Ở lớp 3, phần giải nghĩa từ khó được giải nghĩa song song cùng với bước luyện đọc hoặc 
đan xen vào phần tìm hiểu nội dung bài.Việc các em hiểu nghĩa của từ cũng là biện pháp 
giúp học sinh đọc đúng, diễn cảm và cảm thụ được các văn bản. 
* Cách thực hiện biện pháp 
Có rất nhiều cách để giáo viên giải nghĩa từ cho học sinh vừa dễ nhớ, vừa dễ hiểu và luyện 
đọc đúng sau khi đã hiểu nghĩa của từ. Giáo viên có thể chọn nhiều cách để giải nghĩa: giải 
5 
nghĩa bằng từ đồng nghĩa, bằng từ trái nghĩa, bằng tranh minh họa, bằng cách mô tả hoặc 
bằng cách đặt câu với từ cần giải nghĩa. 
Ví dụ 1: 
Khi các em luyện đọc bài “Cuốn sổ tay”, để giải nghĩa từ “diện tích” tôi giúp các em hiểu 
từ mới này bằng cách đọc giải nghĩa trong sách giáo khoa: “diện tích” nghĩa là bề mặt của 
sự vật. 
Ví dụ 2: 
Hoặc khi giải nghĩa từ “quả cầu giấy” trong bài “Cùng vui chơi”- SGK Tiếng Việt 3, tập 2 
- tôi cho học sinh quan sát quả cầu giấy để giải thích: Là đồ chơi gồm một đế nhỏ hình 
tròn, trên mặt cắm lông chim hoặc một túm giấy mỏng, dùng để đá chuyền qua chuyền lại 
cho nhau. 
- Hoặc tôi muốn giải nghĩa từ “già làng” – bài “Nhà Rông ở Tây Nguyên” tôi cho học sinh 
xem ảnh người già vùng dân tộc để học sinh hiểu già làng là người cao tuổi, có uy tín được 
dân làng cử ra điều khiển công việc chung ở các vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên. 
Ví dụ 4: 
- Khi tôi muốn học sinh hiểu từ “Quốc gia” – Bài “Cuốn sổ tay”, tôi cho các em đọc phần 
chú giải trong sách giáo khoa sau đó yêu cầu các em đặt câu với từ đó. 
3. Biện pháp 3: Rèn đọc đúng tiến tới bước đầu rèn đọc hay (diễn cảm) 
* Mục tiêu của biện pháp 
Đọc diễn cảm là một yêu cầu được đặt ra khi đọc những văn bản có những yếu tố nghệ 
thuật. Đó là việc đọc thể hiện kỹ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng giọng, cường độ 
giọng... để thể hiện đúng tư tưởng, tình cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bài đọc, đồng 
thời thể hiện được sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc qua bài đọc. Để đọc diễn cảm thì 
người đọc phải làm chủ được tốc độ đọc, chỗ ngắt giọng, biết nhấn giọng ở những từ ngữ 
gợi cảm, gợi tả, biết đọc đúng ngữ điệu khi gặp câu hỏi, câu cảm... 
Với đoạn văn các em phải biết thể hiện đúng ngữ điệu của câu cảm, nhấn giọng ở một số 
từ ngữ tả và biết ngắt giọng ở câu văn dài giúp người nghe hiểu được cảm xúc của tác giả. 
* Cách thực hiện biện pháp 
Sau khi học sinh hiểu nội dung bài đọc thì các em sẽ biết cách diễn đạt thích hợp dưới sự 
hướng dẫn của giáo viên để hình thành kỹ năng đọc theo các bước: 
- Tập lấy hơi và tập thở: Biết thở sâu ở chỗ ngưng nghỉ để lấy hơi khi đọc. 
- Rèn cường độ giọng đọc – Luyện đọc to (bắt đầu từ lớp 1). 
- Luyện đọc chính âm (đã trình bày ở phần đọc đúng). 
- Luyện đọc diễn cảm: 
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh trao đổi, thảo luận vì sao đọc như vậy. Có thể đọc phân 
vai để làm sống lại nhân vật của bài đọc. 
- Luyện đọc cá nhân. 
Trong chương trình tập đọc lớp 3, phần lớn các bài tập đọc là các bài văn xuôi hay các câu 
chuyện. Để giúp học sinh đọc hay được những văn bản này trước hết giáo viên cần tìm 
hiểu kĩ bài để xác định giọng đọc cho phù hợp. 
* Đối với các bài văn xuôi 
- Giáo viên cần xác định để đọc hay được bài đọc đó thì cần chú ý đến những yếu tố cơ 
bản như nhấn giọng những từ ngữ nào hay đọc với giọng ra sao thì phù hợp với cảm xúc 
trong bài. 
6 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hay thông qua việc dẫn dắt gợi mở để học sinh thể 
hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với hình ảnh cảm xúc trong bài. 
- Giáo viên viết đoạn văn ra băng giấy hoặc bảng phụ (chuẩn bị sẵn) gắn lên bảng để học 
sinh tìm ra cách đọc. Gọi 1, 2 em đọc tốt đọc diễn cảm. Nếu học sinh chưa đọc được thì 
giáo viên đọc mẫu cho các em. 
Ví dụ: câu trong bài “Ông ngoại” cần nhấn giọng các từ ngữ được gạch chân nhằm nêu bật 
được vẻ đẹp của bầu trời sắp vào thu: 
“Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè 
phố.” 
Hay trong câu: “Trước ngưỡng cửa của trường tiểu học tôi đã may mắn có ông ngoại – 
Thầy giáo đầu tiên của tôi.” Cần nhấn giọng ở các từ ngữ được gạch chân để thể hiện tình 
cảm biết ơn của bạn nhỏ đối với ông ngoại - người thầy giáo đầu tiên của bạn. 
* Đối với câu chuyện xuất hiện những nhân vật 
Những câu chuyện xuất hiện những nhân vật thì cần đọc sao cho giọng đọc phù hợp với 
tính cách nhân vật trong câu chuyện là không thể thiếu. 
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cụ thể trong từng câu chuyện.Cần xác định được truyện 
có những nhân vật nào.Trước tiên cần biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời của các 
nhân vật trong truyện.Sau đó tìm hiểu tính cách của từng nhân vật ra sao để có giọng đọc 
thích hợp và thay đổi giọng đọc như thế nào trong từng văn cảnh cho phù hợp với diễn 
biến của câu chuyện.Bước đầu biết làm chủ được giọng đọc đối với ngữ điệu, tốc độ, đọc 
cao giọng hay thấp giọng, âm sắc nhằm diễn tả đúng nội dung bài. 
Ví dụ: 
Trong câu chuyện “Cậu bé thông minh”, giáo viên cần cho học sinh nêu được và đọc được 
các giọng đọc khác nhau của hai nhân vật và người dẫn chuyện. Đó là: 
- Giọng người dẫn chuyện: Chậm rãi ở đoạn giới thiệu đầu truyện; lo lắng khi cả làng cậu 
bé nhận được lệnh của nhà vua; vui vẻ thoải mái, khâm phục khi cậu bé lần lượt qua được 
những lần thử tài của nhà vua. 
- Giọng cậu bé: Bình tĩnh, tự tin. 
- Giọng nhà vua: Nghiêm khắc. 
* Đối với các câu cảm, câu hỏi 
Đối với các câu cảm, câu hỏi trong bài giáo viên cần hướng dẫn các em đọc đúng thì mới 
bộc lộ được cảm xúc của từng nhân vật và của tác giả. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cần đọc đúng ngữ điệu khi đọc câu hỏi như nhấn giọng từ 
để hỏi, cao giọng ở cuối câu. 
Ví dụ: Câu trong bài “Các em nhỏ và cụ già”: 
“Thưa cụ, chúng cháu có thểgiúp gì cụ không ạ?” cần đọc nhấn giọng từ ngữ giúp gì 
cụ và đọc cao giọng ở cuối câu. 
- Đối với câu cảm, giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc giọng phù hợp để biểu lộ sắc thái 
tình cảm trong câu đó. 
Ví dụ: Câu trong bài “Cuộc chạy đua trong rừng” có lời của nhân vật Ngựa Con: “Cha yên 
tâm đi. Móng của con chắc chắn lắm. Con nhất định sẽ thắng mà!”. Cần nhấn giọng khi 
đọc các từ ngữ: yên tâm đi, chắc chắn lắm, nhất định và thể hiện giọng tự tin. 
Nếu học sinh đọc chưa hay giáo viên có thể đọc mẫu cho học sinh để học sinh nghe giọng 
đọc tự điều chỉnh. 
* Đối với văn bản khác 
7 
Một số văn bản khác trong chương trình như: “Báo cáo kết quả tháng thi đua noi gương 
chú bộ đội”, “Đơn xin vào Đội”, “Chương trình xiếc đặc sắc”,...Các văn bản này thường là 
cung cấp thông tin, mẫu, nội dung báo cáo hay quảng cáo. Đối với thể loại văn bản này, 
không những giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy và 
nghỉ hơi lâu hơn sau mỗi phần mà cần xác định giọng đọc sao cho phù hợp với nội dung 
thông báo làm rõ thông tin cơ bản giúp người nghe tiếp nhận được những vấn đề quan 
trọng hay nổi bật trong văn bản. 
Ví dụ: Trong bài “Chương trình xiếc đặc sắc”, Khi đọc đoạn giới thiệu các tiết mục mới: 
Nhiều tiết mục mới ra mắt lần đầu// 
Xiếc thú vui nhộn,/ di dỏm.// 
Ảo thuật biến hóa bất ngờ,/ thú vị.// 
Xiếc nhào lộn khéo léo,/ dẻo dai.// 
Giọng đọc đoạn này vui nhộn, rõ từng từ ngữ, từng câu, ngắt giọng ngắn, rành rọt.Chú ý 
nhấn giọng các từ ngữ nêu bật sự hấp dẫn của các tiết mục mới. 
* Luyện đọc về tốc độ đọc 
Để chữa lỗi thể hiện về tốc độ đọc giáo viên cần hướng dẫn: 
- Khi đọc văn bản có nội dung miêu tả một sự việc dồn dập khẩn trương thì phải đọc 
nhanh. Nhưng không có nghĩa là các em phải đọc một cách liến thoắng mà đọc với tốc độ 
nhanh hơn bình thường để người nghe có thể theo dõi được. 
Ví dụ: Bài “Hội đua voi ở Tây Nguyên” giáo viên hướng dẫn học sinh đọc với tốc độ 
nhanh, khẩn trương: 
“Đến giờ xuất phát, chiêng trống nổi lên thì cả mười con voi lao đầu chạy.Cái dáng lầm 
lì, chậm chạp thường ngày bỗng dưng biến mất. Cả bầy hăng máu phóng như bay. Bụi 
cuốn mù mịt. ” 
- Khi đọc một câu chuyện, một bài văn xuôi trữ tình chan chứa cảm xúc cần phải đọc 
chậm rãi, thong thả. 
4. Biện pháp 4: Rèn đọc dựa trên từng đối tượng học sinh 
* Mục tiêu của biện pháp 
Trong dạy học nói chung, phân hóa từng đối tượng học sinh là việc làm hết sức cần thiết 
để có phương pháp và hình thức dạy học hợp lí. Đối với việc rèn đọc cho học sinh cũng 
vậy, có những em đọc chậm, chưa trôi chảy thì yêu cầu đối với các em lại khác, có những 
em đọc khá tốt, trôi chảy thì lại yêu cầu ở mức cao hơn. 
* Cách thực hiện biện pháp 
4.1 Đối với học sinh đọc chậm, phát âm chưa đúng 
- Giáo viên xếp học sinh ngồi đầu bàn để tiện việc rèn đọc cho học sinh. 
- Giáo viên cần hướng dẫn các em đọc theo hình thức cá nhân; luyện đọc tiếng khó, từ khó 
nhiều lần để học sinh đọc đúng. 
- Giáo viên hướng dẫn rèn luyện đọc nhiều lần để các em làm quen với mặt chữ. 
- Ngoài việc đọc đúng giáo viên cần xây dựng nếp học, thói quen đọc tiếp sức câu, đoạn. 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh khá, giỏi kèm thêm học sinh đọc chậm chưa phát âm 
đúng trong giờ Tập đọc (hoặc trong khi đọc sách ở Thư viện). 
- Giáo viên vận dụng phương pháp luyện đọc theo mẫu, yêu cầu học sinh nghe và nhìn; 
giáo viên đọc mẫu thật chuẩn, học sinh chú ý nghe và nhìn miệng giáo viên để đọc theo. 
Biện pháp này giáo viên cần giảng, phân tích một cách đơn giản khi học sinh phát âm để 
8 
phát âm đúng: x⁄s; r/d/gi ; ch/tr ; l/n...để học sinh nhận diện nhằm khắc sâu trí nhớ cách 
đọc đúng. 
Ví dụ: phát âm “ưu tiên ” chứ không phải “iu tiên ” 
- Hướng dẫn học sinh phát âm đúng thanh hỏi, ngã 
Ví dụ: “nỗi buồn” chứ không phải “nổi buồn” 
4.2 Đối với học sinh ngắt nghỉ hơi chưa hợp lí 
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh đọc ngắt hơi sau dấu phẩy hoặc sau các cụm từ, nghỉ 
hơi sau dấu chấm. Giọng đọc rõ ràng, phát âm chuẩn. 
Ví dụ: Bài “Nhớ lại buổi đầu đi học” - SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập l trang 51. Hướng dẫn 
học sinh ngắt, nghỉ hơi như sau: 
Hằng năm, / cứ vào cuối thu, / lá ngoài đường rụng nhiều, / lòng tôi lại náo nức/ những 
kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.// Tôi quên thế nào được những cảm giác trong 
sáng ấy / nảy nở trong lòng tôi / như mấy cánh hoa tươi / mỉm cười giữa bầu trời quang 
đãng.// 
- Với các bài thơ giáo viên lưu ý các con cách ngắt hơi, nghỉ hơi theo nhịp thơ 
Ví dụ: Trong bài thơ “Bận”- SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 1 trang 59 
Ngoài việc đọc đúng, chính xác, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh cách nhấn giọng 
và ngắt nhịp giữa các dòng thơ đúng chỗ và thể hiện giọng đọc đúng với nội dung. 
Trời thu / bận xanh/ Còn con / bận bú / 
Sông Hồng / bận chảy/ Bận ngủ / bận chơi / 
Cái xe / bận chạy / Bận/ tập khóc cười / 
Lịch bận tính ngày.// Bận/ nhìn ánh sáng. // 
Với bài này đọc với giọng vui, khẩn trương, thể hiện sự bận rộn của mọi vật, mọi người. 
- Giáo viên sử dụng phương pháp luyện đọc theo mẫu. Giáo viên đọc mẫu, học sinh theo 
dõi, đọc lại. 
4.3 Đối với học sinh đọc vẹt, chưa hiểu nội dung 
- Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà, tìm hiệu nội dung của bài theo từng 
câu hỏi ở sách giáo khoa. 
- Giáo viên cần rèn cho học sinh kĩ năng đọc thầm. Đây là hình thức đọc hiểu mà đòi hỏi 
học sinh phải có tính tự giác. Trước khi cho học sinh đọc thầm, giáo viên cần giao nhiệm 
vụ cụ thể cho học sinh nhằm định hướng rõ việc đọc - hiểu (đoạn văn hay khổ thơ nào, đọc 
để biết, hiểu, nhớ hay suy nghĩ để trao đổi về điều gì,...) 
1. Đối với học sinh đọc lưu loát, trôi chảy 
- Bên cạnh việc rèn học sinh đọc chưa tốt, giáo viên không thể quên các em đã đọc được 
mà cần nâng từ mức độ đọc khá lên đọc tốt. 
- Ngoài việc đọc đúng, giáo viên cần phải xây dựng cho học sinh có thói quen đọc tiếp sức 
đoạn và tự giác học tập, phát huy tính tích cực trong học tập. Tạo mọi điều kiện để học 
sinh được tham gia vào tiết học (trả lời câu hỏi, phát biểu về nghĩa của từ, mở rộng từ, tìm 
từ cùng nghĩa, trái nghĩa, đặt câu,...). Đề xuất cách đọc diễn cảm sau khi hiểu từ, hiểu 
nghĩa; biết lắng nghe và nhận xét ý kiến của bạn, được rèn đọc đúng và diễn cảm, tham gia 
các trò chơi, luyện đọc, đọc theo cách phân vai. 
Ví dụ: Bài “Người liên lạc nhỏ”- SGK Tiếng Việt lớp 3 tập l trang 112. 
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh đọc diễn cảm: 
- Thể hiện giọng đọc qua từng đoạn: 
9 
- Hướng dẫn học sinh đọc phân biệt lời người dẫn chuyện, bọn giặc, Kim Đồng, ông Ké, 
nhằm luyện đọc diễn cảm cho học sinh. 
- Lời ông Ké thân mật, vui vẻ: Nào bác cháu ta lên đường! 
- Lời Kim Đồng trong đoạn đóng kịch để lừa lũ giặc: bình tĩnh, thản nhiên, không hề tỏ ra 
bối rối, sợ sệt khi trả lời bọn lính (Đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm); tự nhiên, thân tình 
khi gặp ông Ké (Già ơi! Ta đi thôi! Về nhà cháu còn xa đấy!) 
Đọc câu văn: Mắt giặc tráo trưng mà hóa thong manh (giọng giễu cợt bọn giặc; đọc câu 
miêu tả “Những tảng đá ven đường sáng hẳn lên như vui trong nắng sớm”, với giọng vui. 
- Trong tiết học, giáo viên giữ vai trò tổ chức hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu 
bài; giáo viên nghe và sửa chữa cách đọc của từng học sinh nhưng không áp đặt và gò ép. 
4.5 Đối với học sinh đọc hay (diễn cảm) 
Giáo viên cần cho học sinh khá giỏi đọc mẫu để phát huy năng lực đọc cho các em. 
Giáo viên khuyến khích cách đọc sáng tạo của học sinh, tránh áp đặt một cách đọc theo 
khuôn mẫu. 
Sau khi tìm hiểu nội dung bài, giáo viên cần mở rộng nội dung bài; đặt câu hỏi mở rộng 
phù hợp với nội dung bài để học sinh suy nghĩ, phán đoán, tạo cho học sinh có cơ hội phát 
huy năng lực tìm tòi, sáng tạo trong học tập. Có thể ra thêm về biện pháp nghệ thuật được 
sử dụng trong văn bản đọc từ đó giúp các em hình thành và phát triển năng lực đọc trong 
các lớp học trên. 
5. Biện pháp 5: Áp dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực theo hướng 
phát huy năng lực của học sinh 
* Mục tiêu của biện pháp 
Kích thích tư duy sáng tạo và sự cộng tác làm việc của học sinh. Tạo không khí học tập sôi 
nổi, vui vẻ để học sinh luyện đọc có hiệu quả. 
* Cách thực hiện biện pháp 
Tôi đã chọn lựa những kĩ thuật dạy học tích cực sau: 
5.1 Kĩ thuật khăn trải bàn 
Ví dụ: Bài “Cuộc chạy đua trong rừng”- SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 
Khi hướng dẫn học sinh luyện đọc các đoạn giáo viên sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn.Giáo 
viên chia lớp thành các nhóm 4. Các nhóm 4 của Tổ 1 nêu cách đọc của đoạn l, các nhóm 
4 của Tổ 2 nêu cách đọc của đoạn 2, các nhóm 4 của Tổ 3 nêu cách đọc của đoạn 3, các 
nhóm 4 của Tổ 4 nêu cách đọc của đoạn 4. Các nhóm dùng bảng phụ, chia bảng phụ làm 5 
phần, các thành viên của từng nhóm ghi nhanh ý kiến của cá nhân mình vào ô của mình 
trên bảng phụ này.Sau đó ý tổng hợp được ghi ở giữa bảng. Nhóm trưởng sẽ nêu ý chung 
của cả nhóm, các nhóm khác bổ sung và giáo viên sẽ chốt lại cách đọc đúng cho từng 
đoạn. 
5.2 Kĩ thuật tia chớp 
Sử dụng kĩ thuật tia chớp trong rèn đọc cho học sinh tôi thấy rất hiệu quả thông qua việc 
các thành viên lần lượt nêu ngắn gọn và nhanh chóng (nhanh như tia chớp) ý kiến của 
mình. Mặt khác kĩ thuật dạy học này còn cải thiện tình trạng giao tiếp của các em. 
Ví dụ: Bài “ Buổi học thể dục”- SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 
Khi luyện đọc câu: “Nen-li rướn người lên và chỉ còn cách xà ngang hai ngón tay. “Hoan 
hô!Cố tí nữa thôi!”- Mọi người reo lên. Lát sau, Nen-li đã nắm chặt được cái xà.” 
Bằng kĩ thuật tia chớp giáo viên tung ra câu hỏi: Để đọc được tốt các câu văn trên con cần 
ngắt nghỉ hơi ở đâu và nhấn giọng vào những từ ngữ nào ? 
10 
Nhanh như tia chớp nhiều học sinh nêu được ý kiến của mình để có thể đưa ra cách đọc 
đúng như sau: “Nen-li rướn người lên/ và chỉ còn cách xà ngang hai ngón tay.// “Hoan 
hô!/ Cố tí nữa thôi!”/- Mọi người reo lên. Lát sau,/ Nen-li đã nắm chặt được cái xà.//” 
5.3 Phương pháp Bàn tay nặn bột 
Khi dạy luyện đọc cho học sinh tôi chọn lựa để áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột. Tuy 
nhiên tôi không áp dụng cả 5 bước của phương pháp này mà tôi chỉ áp dụng một vài bước 
nhỏ của phương pháp và tôi thấy có hiệu quả rõ rệt. 
Ví dụ: Khi dạy bài “Cuộc chạy đua trong rừng”, sau khi tôi đọc mẫu xong toàn bài tôi đặt 
câu hỏi nêu vấn đề theo hướng mở cho học sinh: 
“Con thấy câu chuyện cô vừa đọc có hay không? 
Vậy chúng ta cần đọc thế nào để người nghe thấy được cái hay và ý nghĩa của câu 
chuyện?” 
Sau đó tôi cho học sinh bộc lộ quan điểm ban đầu của mình và tôi viết các ý kiến của em 
lên một góc bảng. Tôi nói với các em rằng chúng ta sẽ cùng nhau tháo gỡ và giải đáp các ý 
kiến của các em trong toàn bộ tiết học. 
Kết thúc tiết h

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_doc_cho_h.pdf