Rèn kỹ năng kể sáng tạo
Học sinh nơi tôi dạy đa số là con em cha mẹ là nông dân nên vốn từ giao
tiếp còn hạn chế, chưa mạnh dạn, chưa biết dùng lời lẽ của mình thể hiện giọng
của nhân vật, chưa sáng tạo giọng kể, gần như các em học thuộc lòng để kể lại.
Khi kể chuyện trong nhóm, trước lớp, một số em còn ngại ngùng không dám
bộc lộ hết khả năng của mình vì sợ các bạn cười. Vì vậy, khi tổ chức kể chuyện
để bình chọn người có giọng kể hay nhất, hấp dẫn nhất, thì đối với một số em
còn rụt rè là không dám mà chỉ là những học sinh có khả năng diễn đạt tốt trổ
tài mà thôi. Từ cơ sở khoa học và thực tiễn, để khắc phục thực trạng này ngay
từ đầu năm học tôi đã tìm mọi biện pháp giúp học sinh mạnh dạn tự tin hơn
trước đám đông.
Để luyện được cho học sinh biết kể sáng tạo đòi hỏi giáo viên phải có hệ
thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt tỉ mỉ, đồng thời trong quá trình học sinh kể giáo
viên yêu cầu học sinh theo dõi bạn kể phải tìm ra được những chi tiết nào sáng
tạo trong lời kể, trong điệu bộ, trong cử chỉ,.
i sắp xếp tranh đúng và nhanh theo trình tự câu chuyện hay thi tìm những câu thơ, bài hát có liên quan đến nội dung câu chuyện. 3. Rèn kỹ năng ghi nhớ câu chuyện -Trong giờ kể chuyện cần tạo cho các em có thói quen chú ý nghe thầy, cô giáo kể chuyện. -Kể lại được câu chuyện đã học hay đã được nghe theo những mức độ khác nhau. Cụ thể: + Kể từng đoạn và kể toàn bộ câu chuyện + Kể theo lời lẽ trong văn bản và kể bằng lời của mình +Tập kể chuyện theo cách phân vai, bước đầu biết sử dụng các yếu tố phụ trợ trong giao tiếp (nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, dáng đi, giọng nói, tư thế đứng, ) -Theo dõi được câu chuyện bạn kể để kể tiếp hoặc nêu ý kiến nhận xét. Do phân môn kể chuyện có tính chất tổng hợp nên tiết kể chuyện yêu cầu các em có được kỹ năng ghi nhớ, kỹ năng diễn đạt, kỹ năng nói trước đông người và kỹ năng kể phân vai. 4. Rèn kỹ năng nói trước đám đông Sau nhiều năm dạy chương trình lớp Một tôi nhận thấy học sinh lớp Một thường có tính e ngại, không dám trình bày những điều mình biết, rụt rè chưa mạnh dạn kể trước đám đông nên tôi thường xuyên tổ chức hoạt động nhóm trong mỗi tiết kể chuyện. Đây là phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh, học sinh cùng tranh luận, hợp tác để giải quyết vấn đề. Một số biện pháp rèn kể chuyện cho học sinh lớp Một Giaùo vieân: Đỗ Thị Thu Trang 9 Phương pháp này luyện cho tất cả học sinh đều được kể chỉ trong một thời gian ngắn và tạo cho những học sinh có tính e ngại khắc phục dần dần, từ chỗ kể cho 3- 4 bạn nghe rồi sẽ mạnh dạn kể cho nhiều người nghe. Giáo viên tiến hành cho học sinh kể theo nhóm trong hoạt động kể từng đoạn câu chuyện theo tranh, yêu cầu nhóm trưởng phân công mỗi bạn lần lượt nhắc lại nội dung một câu trả lời theo câu hỏi dưới tranh hoặc mỗi bạn kể một đoạn của câu chuyện theo cách nối tiếp. Nên chia nhóm nhỏ 4 em là hợp lý nhất. Nên sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh sao cho các đối tượng học sinh xen kẽ nhau: Học sinh mạnh dạn tự tin với học sinh nhút nhát. Học sinh có khả năng diễn đạt tốt, có năng khiếu kể chuyện với học sinh chưa có khả năng diễn đạt, chưa có khả năng kể chuyện. Bằng cách suy nghĩ và thực hiện như trên học sinh bớt căng thẳng và hứng thú khi đã có được sự mạnh dạn tự tin trước tập thể do vậy kỹ năng nói trước đám đông của học sinh lớp tôi có nhiều tiến bộ. . 5. Rèn kỹ năng sắm vai Ngay từ khi vào lớp ở tuần đầu tiên tôi đã rèn cho học sinh có kỹ năng sắm vai. Việc thực hiện sắm vai phải thường xuyên và tổ chức có khoa học, câu chuyện nào phù hợp với phương pháp này thì cần tích cực tổ chức cho học sinh sắm vai. Từ đó các em sẽ quen dần cách sắm vai. Tuy thời gian đầu sẽ khó khăn vì các em còn nhỏ sau dần sẽ trở thành nhu cầu học tập. Giáo viên không cung cấp trước lời nói của nhân vật mà để các em tự tìm lấy. Giáo viên không bày sẵn các tình huống mà để các em dựa vào câu chuyện xử lý các tình huống. Chuẩn bị một số dụng cụ hoá trang sắm vai đơn giản cho mỗi nhân vật. Dụng cụ hoá trang góp phần quan trọng trong việc gây hứng thú cho học sinh kể và gây sự chú ý theo dõi của người xem. Chỉ cần thay đổi một vài kiểu dáng nho nhỏ cũng đã tạo được niềm hứng khởi cho bạn được đóng vai kể rất lớn. Thường xuyên tạo không khí thi đua giữa các cá nhân và giữa các nhóm với nhau. Trong quá trình cho học sinh kể thi trong nhóm giáo viên đưa ra giải thưởng nào đó cho từng em. Kết quả của “cá nhân” này được cộng lại dùng làm Một số biện pháp rèn kể chuyện cho học sinh lớp Một Giaùo vieân: Đỗ Thị Thu Trang 10 thành tích cho tập thể thi đua giữa các nhóm. Như vậy sẽ làm cho các đối tượng phải cố gắng chăm chỉ, đồng thời tạo cho mỗi em trong nhóm luôn phát huy hết khả năng của mình để không bị liên quan đến kết quả xấu của cả nhóm. 6. Rèn kỹ năng kể sáng tạo Học sinh nơi tôi dạy đa số là con em cha mẹ là nông dân nên vốn từ giao tiếp còn hạn chế, chưa mạnh dạn, chưa biết dùng lời lẽ của mình thể hiện giọng của nhân vật, chưa sáng tạo giọng kể, gần như các em học thuộc lòng để kể lại. Khi kể chuyện trong nhóm, trước lớp, một số em còn ngại ngùng không dám bộc lộ hết khả năng của mình vì sợ các bạn cười. Vì vậy, khi tổ chức kể chuyện để bình chọn người có giọng kể hay nhất, hấp dẫn nhất, thì đối với một số em còn rụt rè là không dám mà chỉ là những học sinh có khả năng diễn đạt tốt trổ tài mà thôi. Từ cơ sở khoa học và thực tiễn, để khắc phục thực trạng này ngay từ đầu năm học tôi đã tìm mọi biện pháp giúp học sinh mạnh dạn tự tin hơn trước đám đông. Để luyện được cho học sinh biết kể sáng tạo đòi hỏi giáo viên phải có hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt tỉ mỉ, đồng thời trong quá trình học sinh kể giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi bạn kể phải tìm ra được những chi tiết nào sáng tạo trong lời kể, trong điệu bộ, trong cử chỉ,... 7. Phương pháp dạy từng dạng bài kể chuyện. Nếu cùng một lúc đòi hỏi học sinh kể đúng và kể hay ngay là điều rất khó thực hiện. Nên tôi đã căn cứ vào đặc điểm các dạng bài kể chuyện và mối quan hệ giữa các dạng bài để rèn từng kỹ năng kể chuyện cho học sinh. Ngay từ đầu năm tôi chia ra thành từng dạng bài kể chuyện và xác định trọng tâm đại diện cho mỗi dạng bài học sinh hay sai chỗ nào, học sinh gặp khó khăn gì khi kể ở dạng đó. Dạng 1: Dựa theo tranh kể lại câu chuyện Một số biện pháp rèn kể chuyện cho học sinh lớp Một Giaùo vieân: Đỗ Thị Thu Trang 11 Mỗi tranh trong sách giáo khoa thường được các họa sĩ thể hiện một đặc điểm, một hành động một sự việc nào đó của nhân vật, cảnh tượng có trong tranh làm điểm tựa cho học sinh nhớ lại nội dung từng đoạn truyện, nối kết chúng lại thành mạch truyện đã được giáo viên kể. Khi thực hiện dạng bài này người giáo viên cần: Tổ chức cho học sinh quan sát tranh trong sách giáo khoa hoặc tranh phóng to. Giáo viên nêu một vài câu hỏi định hướng, quan sát giúp các em tìm ra mối quan hệ giữa kênh hình và kênh chữ. Sau khi định hướng quan sát chung cho cả lớp, tổ chức học sinh quan sát tranh và thảo luận trong từng nhóm. Học sinh thực hành kể từng đoạn truyện tương ứng tranh minh họa. Kể trong nhóm sau đó thi kể trước lớp. Học sinh thường gặp khó khăn khi tìm lời mở đầu cho mỗi đoạn truyện. Đây là lúc cần sự can thiệp của giáo viên bằng cách gợi ý câu mở đầu. Không nên mở đầu nguyên văn lời trong văn bản truyện. Dạng 2: Dựa vào câu hỏi gợi ý kể lại truyện Với dạng bài này giáo viên phải có câu hỏi gợi ý giúp học sinh tóm tắt ý thành đoạn truyện hoặc gợi dần sự việc chi tiết thể hiện ý chính đó. Ví dụ : Bài kể chuyện tuần 32: Cô chủ không biết quí tình bạn. Có câu hỏi gợi ý của từng tranh sau: Tranh 1: Vẽ cảnh gì? Gà Trống đứng phía ngoài hàng rào trông như thế nào? (Cô bé đang vuốt ve Gà Mái, Gà Trống đứng khóc bên hàng rào) Câu hỏi dưới tranh là gì? (Vì sao cô bé đổi Gà Trống lấy Gà Mái?) Tranh 2: Vẽ cảnh gì? Cô bé đang đi với con vật gì, Gà Mái đang làm gì? (Cô bé đang đi với Vịt, Gà Mái đứng nhìn theo rất buồn) Câu hỏi dưới tranh là gì? (Cô bé đổi Gà Mái lấy con vật nào?) Tranh 3: Vẽ cảnh gì ? Vịt đang làm gì? (Cô bé đang ôm chú chó và vuốt ve bộ lông của nó, Vịt đứng phía ngoài mào rũ xuống, vẻ ỉu xìu) Một số biện pháp rèn kể chuyện cho học sinh lớp Một Giaùo vieân: Đỗ Thị Thu Trang 12 Câu hỏi dưới tranh là gì? (Vì sao cô bé đổi vịt lấy Chó Con) Tranh 4: Vẽ cảnh gì? (Cô bé đang đứng một mình và ôm mặt khóc nức nở) Câu hỏi dưới tranh là gì ? (Câu chuyện kết thúc như thế nào?) Đây là dạng bài có tác dụng rèn luyện kĩ năng tổng hợp cho học sinh ở mức đơn giản. Trong trường hợp học sinh quá lúng túng giáo viên nên đưa ra hai đến ba ý trả lời của câu hỏi để học sinh lựa chọn. Dạng 3: Phân vai kể chuyện. Dạng bài này bước đầu làm quen với học sinh lớp một. Nên sự gợi ý và làm mẫu của giáo viên là rất cần thiết. Giáo viên gợi ý để học sinh biết số vai trong truyện, đặc điểm nổi bật của từng vai, thể hiện ở giọng kể, điệu bộ cử chỉ, Đối với học sinh có khả năng diễn đạt tốt giáo viên chỉ làm mẫu một phần hay toàn bộ một vai khó để học sinh làm theo. Ví dụ: Bài kể chuyện Rùa và Thỏ. Giáo viên nên gợi ý cho học sinh biết sự khác nhau trong giọng kể của 3 vai. Người dẫn chuyện, Rùa, Thỏ. Khi kể lần một giáo viên cần đóng vai người dẫn chuyện, cùng hai vai học sinh có khả năng diễn đạt tốt của lớp phân vai kể mẫu trước lớp. Để cho việc phân vai trở nên hứng thú, hấp dẫn hơn nên cho các em mang trang phục mặt nạ Rùa, Thỏ, người dẫn chuyện có thể quàng khăn giống một bà cụ hoặc buộc một dải khăn trên đầu giống một bác tiền phu. Dạng 4: Kể chuyện thêm chi tiết hoặc thay đổi cách diễn đạt. Đây là dạng bài nhằm khuyến khích khả năng sáng tạo trong kể chuyện. Dạng bài này cần tránh áp đặt một cách diễn đạt chung cho cả lớp mà phải tạo được không khí thoải mái lựa chọn riêng của mỗi học sinh. Muốn vậy giáo viên cần phải chuẩn bị trước mọi tình huống, nhiều khả năng để gợi ý cho học sinh. Một số biện pháp rèn kể chuyện cho học sinh lớp Một Giaùo vieân: Đỗ Thị Thu Trang 13 Ví dụ : Dạy bài kể chuyện: Cô chủ không biết quí tình bạn (tuần 32) Có câu hỏi: Câu chuyện kết thúc như thế nào? Hãy kể lại đoạn cuối của câu chuyện. Văn bản truyện đã kết thúc ra sao? (Sáng ra tỉnh dậy, cô bé ngạc nhiên chẳng còn một người bạn nào bên mình). Giáo viên có thể gợi ý ra các hướng kết thúc câu chuyện theo diễn biến tâm lí nhân vật, con gà trống, con chó,... Giáo viên có thể đưa ra cách kết thúc câu chuyện của mình rồi khuyến khích học sinh cùng chọn một cách kết thúc riêng. Nếu gặp trường hợp học sinh chưa quen thao tác này giáo viên gợi ý một số cách kết thúc để mỗi em chọn lấy một cách. Ví dụ: - Phải biết quí trọng tình bạn. - Ai không quí tình bạn “có mới nới cũ” sễ không còn bạn nào chơi cùng. Nếu giáo viên biết gợi mở dạng bài này để tạo sự sôi nổi, hào hứng tham gia của lớp và làm nảy nở nhiều ý tưởng hay, bất ngờ trong các em. Lưu ý: - Với dạng bài nào giáo viên cũng cần chú ý, hướng dẫn học sinh cách nghe và nhận xét lời kể của bạn. Như vậy mới luyện được kỹ năng nói và kỹ năng nghe trong giờ kể chuyện. - Giáo viên cần tế nhị khi hướng dẫn học sinh kể chuyện. Nếu có em nào lúng túng vì quên chuyện, giáo viên chỉ nhắc một cách nhẹ nhàng để em đó nhớ lại câu chuyện. Nếu có em nào kể thiếu chính xác cũng không nên ngắt lời thô bạo, chỉ nhận xét khi các em đã kể xong. - Nên động viên khuyến khích các em kể tự nhiên, hồn nhiên như là đang kể cho anh chị hay bạn bè nghe. Một số biện pháp rèn kể chuyện cho học sinh lớp Một Giaùo vieân: Đỗ Thị Thu Trang 14 - Giáo viên cần quan niệm một cách đúng mức và kể chuyện sáng tạo có nhiều mức độ khác nhau, gắn với những kiểu bài tập khác nhau. Như bản chất của kể chuyện sáng tạo không phải là kể khác nguyên văn mà kể tự nhiên như sống với câu chuyện, kể bằng ngôn ngữ giọng điệu của mình thể hiện được cảm nhận của mình về câu chuyện đó. - Khi kể chuyện một cách tự nhiên bằng giọng điệu cảm xúc của mình, trẻ có thể thêm vào câu chuyện một số câu, chữ của mình nhưng cũng có thể diễn lại nguyên văn câu chuyện đã học thuộc lòng. Giáo viên cần tránh cách hiểu máy móc dẫn đến sai lầm và khuyến khích học sinh thay những từ đã được tác giả lựa chọn rất chính xác bằng những từ ngữ khác. Giáo viên không coi việc học sinh kể thuộc lòng câu chuyện, kể chính xác từng câu, từng chữ theo văn bản chuyện là thiếu sáng tạo. Chỉ trong trường hợp kể như đọc văn bản, vừa kể vừa nhớ lại một cách máy móc từng câu, chữ trong văn bản, giáo viên mới nhận xét kể thiếu sáng tạo. 8. Nghệ thuật kể chuyện của giáo viên Sự gần gũi của giáo viên là phương tiện quan trọng để rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh. Người giáo viên phải coi trọng kỹ năng kể chuyện của mình là phương tiện trực quan cho học sinh noi theo. Do vậy việc khổ công rèn luyện kỹ năng kể chuyện là tiêu chí mọi giáo viên đều phải đặt ra và thực hiện bằng được trong từng giờ học. Ngoài yêu cầu về kỹ năng kể rõ ràng và hay tôi còn luôn chú ý tạo sự thống nhất trong phong cách khi kể chuyện. Từ đó tạo ra chuẩn mực từ các chi tiết nhỏ nhất. Hay khi nhận xét lời kể của học sinh tôi thường chú ý đến việc uốn nắn sửa sai cho học sinh thật chính xác, mang tính khích lệ, chỉ bảo, luôn chứa đựng tình cảm, động viên học sinh để học sinh tự tin vào bản thân khi kể chuyện và nhận ra những tồn tại cần khắc phục. VD: Đối với học sinh kể đúng và hay: “Con kể rất tốt. Giọng kể nhẹ nhàng - Đáng khen” Đối với học sinh kể chưa hay mà có tiến bộ Một số biện pháp rèn kể chuyện cho học sinh lớp Một Giaùo vieân: Đỗ Thị Thu Trang 15 “Con đã có tiến bộ. Cô rất vui, con hãy cố gắng hơn nữa” Nếu có những học sinh thường không nhớ được lời kể tôi nhận xét thật rõ ràng những thiếu sót đó và kể mẫu cho các em 2, 3 lần để học sinh tập kể lại cho đúng. “Con chưa nhớ truyện..., hãy tập kể lại theo cô” Người giáo viên cũng cần trau dồi cho mình nghệ thuật kể chuyện để phát huy tới mức cao nhất hiệu quả của từng tiết dạy. Giờ kể chuyện người giáo viên như người mẹ, người bà để có điều kiện chan hòa tình cảm và tâm hồn với trẻ thơ, làm cho trẻ càng gần gũi yêu mến cô giáo, thêm yêu thích môn kể chuyện. Tuy vậy người giáo viên phải tùy nội dung từng phần mà lời kể to, nhỏ, nhanh chậm khác nhau, những đoạn có kịch tính cao nên kể chậm để kích thích tâm lí hồi hộp và tăng thêm sức hấp dẫn của câu chuyện. Có khi giáo viên đặt câu hỏi gợi ý tò mò và rồi lại kể tiếp, tùy từng nhân vật giáo viên có giọng đối thoại thích hợp với tính cách của nhân vật. Ví dụ : Giọng đanh ác của mụ gì ghẻ, giọng hóng hách của vua quan, giọng hồn nhiên của cô bé chất phác, giọng hiền từ của bà tiên, . Nét mặt điệu bộ của giáo viên cũng cần thay đổi cho phù hợp với nội dung từng đoạn nhưng không nên cường điệu quá. Phải tạo ra một môi trường thuận lợi, khuyến khích từng học sinh chủ động hoạt động học tập là tư tưởng chủ đạo của việc đổi mới phương pháp dạy học phân môn kể chuyện. Muốn vậy giáo viên cần đọc kĩ văn bản cho thật hiểu và nhớ trước khi kể để xác lập được kĩ thuật kể văn bản đó. Bên cạnh việc sử dụng các kĩ thuật trong khi kể, giáo viên cần sử dụng các thủ pháp mở đầu câu chuyện, thêm tình tiết cho văn bản truyện. Kể chuyện cũng là một thủ thuật giúp tạo hứng thú, tạo sự chờ mong kích thích tò mò của trẻ em. Ví dụ : Một số biện pháp rèn kể chuyện cho học sinh lớp Một Giaùo vieân: Đỗ Thị Thu Trang 16 Có thể giới thiệu truyện “Trí khôn’’như sau: Có một con Hổ rất tò mò muốn biết trí khôn là gì, con người để trí khôn ở đâu? Các em có biết Người để trí khôn ở đâu không? Câu chuyện này sẽ giúp các em trả lời. Với truyện Rùa và Thỏ có thể mở đầu như sau: Các em có biết Rùa và Thỏ là những con vật như thể nào không? Rùa hết sức chậm chạp, Thỏ có tài nhanh nhẹn thế mà Rùa dám chạy thi với Thỏ. Các em có biết ai thắng cuộc không? Người thắng cuộc lại là Rùa. Nghe câu chuyện hôm nay các em sẽ biết nguyên nhân nào khiến Rùa thắng Thỏ nhé. Ngoài ra khi kể chuyện cũng cần thêm vào câu chuyện một vài chi tiết, từ ngữ hợp lí sẽ làm cho lời kể thêm sinh động hấp dẫn. 9. Phối hợp với phụ huynh học sinh: Trong việc dạy kể chuyện cho học sinh lớp Một việc diễn đạt tốt lời kể rất quan trọng, đây chính là cánh cửa đầu tiên để bước vào tri thức. Nếu học sinh diễn đạt chưa tốt sẽ dẫn đến kết quả người nghe không hiểu ý nghĩa câu chuyện, khi không hiểu đúng ý nghĩa câu chuyện sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Qua đó cho thấy nếu muốn nâng cao chất lượng học tập thì cần phải rèn kỹ năng diễn đạt cho học sinh. Để làm được điều đó vào đầu năm học tôi thường tìm hiểu tình hình chung của lớp, chú ý nhiều đến các đối tượng cần quan tâm. Thường xuyên gặp gỡ để tìm hiểu về những khó khăn riêng của từng em để có cách rèn luyện phù hợp. Sau khi nắm được tình hình chung của lớp tôi tiến hành họp phụ huynh, trong buổi họp ấy tôi vận động những phụ huynh có con em kể chuyện chưa tốt nên dành một ít thời gian quan tâm đến việc học của con cái. Tôi cũng hướng dẫn cách phối hợp để theo dõi việc học của các em. Đối với những em có kỹ năng kể chuyện chưa tốt, tôi uốn nắn sửa sai ngay tại lớp. Đồng thời gặp gỡ phụ huynh của em đó ngay sau buổi học trao đổi thêm. Với cách này sẽ giúp phụ Một số biện pháp rèn kể chuyện cho học sinh lớp Một Giaùo vieân: Đỗ Thị Thu Trang 17 huynh dễ dàng kiểm tra việc học hằng ngày của các em bằng cách cho các em tập kể lại những câu chuyện các em chưa nắm được. Hôm sau tôi kiểm tra lại để xác nhận việc rèn luyện ở nhà tiến bộ ở mức nào và tiếp tục rèn luyện cho các em. Với đặc điểm của học sinh lớp Một là dễ nhớ nhưng lại mau quên vì vậy việc rèn kỹ năng kể chuyện cần được làm thường xuyên và liên tục ở mọi lúc mọi nơi. Ngoài sự dạy dỗ của thầy cô ở lớp, việc cha mẹ giúp đỡ con tập kể ở nhà là một việc rất quan trọng vì vậy ngay buổi họp đầu tiên của năm học tôi đã trao đổi rất kĩ tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp một và phổ biến cách dạy các cháu ở nhà cho thống nhất với giáo viên ở lớp. Tôi mạnh dạn trình bày trọng tâm cần dạy ở phân môn kể chuyện tới cha mẹ học sinh và yêu cầu cần đạt. Mặt khác nữa tôi luôn chú ý bồi dưỡng lòng say mê kể chuyện cho học sinh thông qua các phong trào thi đua theo tháng, theo chủ điểm và kết hợp với hội cha mẹ học sinh khen thưởng kịp thời. VD: Mỗi tuần có một tiết kể chuyện tôi thường dành khoảng 3 phút để tổng kết đánh giá việc rèn kể chuyện của học sinh và phát thưởng. Mỗi chủ điểm của tháng tôi thường tổ chức phong trào thi kể chuyện hay như: kể chuyện về tấm gương hiếu thảo tặng ông bà nhân dịp tết, kể về tấm gương đạo đức tặng mẹ, tặng cô nhân ngày 8/3. Học sinh nào kể tốt sẽ được cô phát thưởng. Ngoài việc phát động thi đua trong học sinh tôi còn giới thiệu các giọng kể tốt của học sinh trong buổi họp cha mẹ học sinh để cha mẹ học sinh cùng thi đua rèn luyện cho con em mình. Ngoài ra sự nghiêm khắc của giáo viên về chất lượng ở tất cả các môn học là rất cần thiết. Có như thế, việc rèn luyện mới được củng cố đồng bộ và thường xuyên. Việc làm này yêu cầu người giáo viên ngoài những hiểu biết về chuyên môn còn cần có sự kiên trì, nhẫn nại và lòng yêu nghề mến trẻ. 10. Rèn luyện thói quen kể chuyện ở nhà. Một số biện pháp rèn kể chuyện cho học sinh lớp Một Giaùo vieân: Đỗ Thị Thu Trang 18 Việc rèn kể chuyện ở nhà cũng không kém phần quan trọng. Nhưng làm thế nào để các em có được thói quen ấy, điều đó cũng tuỳ thuộc vào sự hướng dẫn của giáo viên, chắc chắn chúng ta không thể áp đặt các em vào một khuôn mẫu định sẵn mà phải là khuyến dụ. Vào cuối buổi học, tôi thường nhắc nhở các em nên chuẩn bị tốt đồ dùng học tập và tập kể trước câu chuyện của ngày hôm sau. Có tập kể chuyện trước thì ngày hôm sau khi vào lớp sẽ dễ dàng nắm được nội dung câu chuyện, sẽ được cô giáo và các bạn khen ngợi. Lẽ dĩ nhiên với lứa tuổi thích được khen này các em sẽ có nhiều cố gắng. Nhưng điều quan trọng là làm thế nào để các em tập kể cho đúng. Nếu chỉ bảo các em tập kể trước thì các em sẽ kể một cách tự nhiên mà không biết là mình kể chưa đúng. Vậy việc tập kể trước ở nhà có ích gì? Cho nên nếu buổi học ngày hôm sau có tiết kể chuyện tôi đã dành vài phút để hướng dẫn cho các em xem trước câu chuyện cần chuẩn bị. Từ đó các em sẽ dễ dàng hơn trong việc tập luyện ở nhà. Bên cạnh đó tôi cũng hướng dẫn phụ huynh giúp các em tập luyện, bản thân các em cũng tập kể đến khi nào nắm chắc mới thôi. Sau khi đã được hướng dẫn các em sẽ cảm thấy yên tâm và say mê hơn. CHÖÔNG III. PHAÀN THÖÏC NGHIEÄM. 1. Muïc ñích thöïc nghieäm: Nhaèm kieåm nghieäm tính khaû thi vaø hieäu quaû cuûa moät soá biện phaùp rèn kể chuyện cho học sinh lớp Một. 2. Noäi dung thöïc nghieäm. Thực nghiệm moät soá biện phaùp rèn kể chuyện cho học sinh lớp Một đã nêu ở trên. Giaùo vieân phaûi bieát vaän duïng thích hôïp vaø ñuùng luùc. Ño
Tài liệu đính kèm: