Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng học tập học sinh yếu kém trường THPT số 2 Bát Xát

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng học tập học sinh yếu kém trường THPT số 2 Bát Xát

- Ngay từ đầu năm học, họp cùng các tổ trưởng chuyên môn bàn về kế hoạch, biện pháp quản lý, tổ chức, phân công giáo viên dạy bồi dưỡng để thống nhất kế hoạch bồi dưỡng sớm và trong suốt năm học (bồi dưỡng trái buổi).

- Yếu tố giáo viên cũng rất quan trọng vì thế tôi phân công giáo viên có năng lực, kinh nghiệm, nhiệt tình, đặc biệt giáo viên phải có tính kiên trì, nhẫn lại để kích thích tinh thần học tập của học sinh cũng như kiên trì giúp đỡ học sinh. Giáo viên được phân công sẽ phải xây dựng kế hoạch chi tiết và chịu trách nhiệm về chất lượng học sinh môn mình dạy. Sự tiên bộ của học sinh là một trong những tiêu chí quan trọng để xét thi đua, khen thưởng giáo viên.

- Giáo viên bộ môn phải chú ý cải tiến phương pháp dạy học, giúp học sinh tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu nhằm lấy lại kiến thức căn bản.

c) Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tham gia dạy học sinh yếu kém

- Ngoài việc giáo viên phải nhiệt tình, chịu khó sưu tầm tài liệu, có kinh nghiệm, tổ chuyên môn thường xuyên trao đổi về chuyên môn, giúp nhau về tài liệu.

- Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng các chuyên đề mà trong giảng dạy đối tượng này thường gặp khó khăn hoặc giảng dạy chưa có hiệu quả, được đánh giá là một giải pháp khoa học mang tính phổ biến rộng rãi lưu lại trong tổ.

- Học tập kinh nghiệm ở các trường bạn để giáo viên có tầm nhìn rộng hơn, có nhiều kinh nghiệm hơn nhằm kích thích sự ham học của học sinh yếu kém.

 

doc 15 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 16/08/2023 Lượt xem 536Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng học tập học sinh yếu kém trường THPT số 2 Bát Xát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức phong phú, đa dạng, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ học sinh, với điều kiện của lớp, trường và địa phương.
- Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh được tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá và lĩnh hội kiến thức; chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có của học sinh; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ thự tin trong học tập cho học sinh; giúp các em phát triển tối đa năng lực, tiềm năng của bản thân. 
- Thiết kế và hướng dẫn học sinh thực hiện các câu hỏi, bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng; hướng dẫn sử dụng các thiết bị, đồ dùng học tập; tổ chức có hiệu quả các giờ thực hành; hướng dẫn học sinh có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lí, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của cấp học, môn học, nội dung, tính chất của bài học, đặc điểm và trình độ học sinh, thời lượng dạy học và điều kiện cụ thể của nhà trường.
2.1.4. Yêu cầu đối với cán bộ quản lí giáo dục
- Nắm vững chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông thể hiện ở chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học, sử dụng phương tiện, thiết bị, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá kết quả giáo dục.
- Tạo điều kịên thuận lợi cho giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Có biện pháp quản lí, chỉ đạo nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong nhà trường một cách có hiệu quả; thường xuyên tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá chất lượng qua các kì thi khảo sát chất lượng.
- Động viên, khen thưởng kịp thời những giáo viên thực hiện có hiệu qủa cao.
2.2. Thực trạng chất lượng học tập học sinh yếu kém trường THPT số 2 Bát Xát.
2.2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường
- Trường THPT số 2 Bát Xát đóng trên địa bàn xã Bản Vược, huyện bát Xát, tỉnh Lào Cai. Đây là một xã vùng cao biên giới của huyện Bát Xát, đời sống kinh tế dân cư gần đây có chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn nhiều khó khăn.
- Đội ngũ giáo viên: Trường có 33 giáo viên (Toán: 5, Lý: 4; Hóa: 3, Sinh: 3, Ngữ văn: 4, Sử: 2, Địa: 2, NN: 4, Tin: 2, GDCD:1, TD: 3). Trình độ chuyên môn: 32/33 đạt chuẩn.
- Cơ sở vật chất: Trường có 14 phòng học, 01 phòng Thư viện, 02 thực hành, 01 phòng Tin học và có đủ các phòng làm việc cho cán bộ, giáoviên. Khu ở nội trú cho học sinh có 5 phòng rộng mỗi phòng có thể ở được 20 học sinh, 6 phòng nhỏ mỗi phòng có thể ở được từ 4 đến 8 học sinh. 
 - Tình hình học sinh: Tổng số học sinh toàn trường 490/14 lớp, trong đó:
+ Học sinh dân tộc: 400 (81,6%)
+ HS nữ: 179 (36,5%)
+ Học sinh phải trọ học: 369 (75,3%), trong đó có 97 học sinh ở trong khu nội trú còn lại ở trọ trong các nhà dân xung quynh khu vực trường.
- Chất lượng học sinh các năm học 2011-2012, 2012-2013 và khảo sát đầu năm 2013-2014.
Năm học
Tỷ lệ học sinh yếu kém
Toàn trường
Chia ra
Lớp 10
Lớp 11
Lớp 12
2011-2012
18,4%
19,0%
16,9%
19,7%
2012-2013
17,9%
17,4%
19,7%
16,7%
Khảo sát đầu năm 2013-2014
56,3%
57,3%
43,7%
24,1%
2.2.2. Thuận lợi và khó khăn
a) Thuận lợi:
- Trường nhận được sự quan tâm của Sở GD&ĐT Lào Cai, UBND huyện Bát Xát và phối hợp thường xuyên của UBND, công an xã Bản Vược.
- Nhà trường có tương đối đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học, có khu ở nội trú cho học sinh đáp ứng nhu cầu ¼ số học sinh trọ học.
- Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, trình độ chuyên môn cơ bản đều đạt chuẩn.
b) Khó khăn
- Chất lượng học sinh đầu vào thấp ( Khảo sát đầu năm lớp 10 năm học 2013-2014 có 43,7% học sinh từ trung bình trở lên).
- Học sinh người dân tộc thiểu số chiếm đa số (81,6%), năng lực nhận thức còn hạn chế, học sinh chịu nhiều ảnh hưởng từ các phong tục, tập quán và các hủ tục của các dân tộc. Do đó, tỷ lệ chuyên cần hàng ngày, đặc biệt các dịp lễ tết thường rất thấp.
- Đa số học sinh phải trọ học xa nhà (chiếm 75,3%), trong đó hơn 70% học sinh ở trọ ngoài nhà dân. Do phải trọ học nên thiếu sự quản lý, giám sát của gia đình, học sinh dễ sa vào các trò chơi điện tử, tu tập, đi chơi dẫn đến bỏ bê học hành.
- Một bộ phận giáo viên chưa am hiểu học sinh vùng cao, các phonmg tục của các dân tộc, các địa phương nên gặp nhiều khó khăn trong giáo dục, vận động học sinh.
2.3. Các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng học tập học sinh yếu kém.
2.3.1. Tổ chức phụ đạo học sinh yếu, kém
a) Tổ chức lớp học, xây dựng chương trình, nội dung
- Thông qua khảo sát đầu năm kết hợp kết quả năm học trước và những trường hợp cá biệt giáo viên bộ môn phát hiện trong quá trình giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn lập danh sách những học sinh có học lực yếu kém. 
- Giáo viên chủ nhiệm thông báo đến phụ huynh có học sinh yếu kém thông qua liên lạc qua điện thoại, họp phụ huynh học sinh định kì (3 lần/1 học kì) để thông báo sự tình hình học sinh và bàn biện pháp phối hợp giúp đỡ học sinh.
- Tổ chức phụ đạo cho học sinh yếu kém ngay từ đầu năm học và duy trì thường xuyên cho đến hết năm học. Tập trung tổ chức phụ đạo một số môn cơ bản như: Toán, Vật lý-Hóa học, Ngữ văn, Ngoại ngữ, trong đó tập trung chính vào 2 môn Toán và Ngữ văn. 
- Chương trình, nội dung phụ đạo phải phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh và phải linh hoạt. Đối với học sinh lớp 10 cần tập trung ôn tập, bổ trợ kiến thức cơ bản ở các cấp THCS cho học sinh có kiến thức nền tảng để tiếp thu chương trình trên lớp. Ví dụ như môn toán cần ôn lại từ cách quy đồng mẫu số, giải phương trình bậc nhất, bậc 2, giải hệ phương trình ...; môn Ngữ văn cần ôn lại từ cách đặt câu, xác định các thành phần của câu, các biện pháp tu từ, cách viết 1 đoạn văn, cách trình bày 1 văn bản ...; môn Hóa học ôn lại cách viết công thức hóa học, hóa trị, viết các phương trình phản ứng cơ bản, cân bằng phương trình bằng phương pháp đại số, vận dụng các công thức tính số mol ...
b) Phân công giảng dạy học sinh yếu kém
- Ngay từ đầu năm học, họp cùng các tổ trưởng chuyên môn bàn về kế hoạch, biện pháp quản lý, tổ chức, phân công giáo viên dạy bồi dưỡng để thống nhất kế hoạch bồi dưỡng sớm và trong suốt năm học (bồi dưỡng trái buổi).
- Yếu tố giáo viên cũng rất quan trọng vì thế tôi phân công giáo viên có năng lực, kinh nghiệm, nhiệt tình, đặc biệt giáo viên phải có tính kiên trì, nhẫn lại để kích thích tinh thần học tập của học sinh cũng như kiên trì giúp đỡ học sinh. Giáo viên được phân công sẽ phải xây dựng kế hoạch chi tiết và chịu trách nhiệm về chất lượng học sinh môn mình dạy. Sự tiên bộ của học sinh là một trong những tiêu chí quan trọng để xét thi đua, khen thưởng giáo viên.
- Giáo viên bộ môn phải chú ý cải tiến phương pháp dạy học, giúp học sinh tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu nhằm lấy lại kiến thức căn bản.
c) Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tham gia dạy học sinh yếu kém
- Ngoài việc giáo viên phải nhiệt tình, chịu khó sưu tầm tài liệu, có kinh nghiệm, tổ chuyên môn thường xuyên trao đổi về chuyên môn, giúp nhau về tài liệu.
- Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng các chuyên đề mà trong giảng dạy đối tượng này thường gặp khó khăn hoặc giảng dạy chưa có hiệu quả, được đánh giá là một giải pháp khoa học mang tính phổ biến rộng rãi lưu lại trong tổ.
- Học tập kinh nghiệm ở các trường bạn để giáo viên có tầm nhìn rộng hơn, có nhiều kinh nghiệm hơn nhằm kích thích sự ham học của học sinh yếu kém.
d) Kiểm tra, giám sát
- Ban giam hiệu, tổ trưởng chuyên môn thường xuyên dự giờ giáo viên, tạo điều kiện về thời gian, tài liệu để tiết dạy có hiệu quả, tránh dạy không đủ tiết, chất lượng không cao hoặc dạy còn bỏ sót kiến thức theo chương trình để còn lỗ hỏng kiến thức.
- Định kì hàng tháng, giáo viên bộ môn báo cáo sự tiến bộ của học sinh với Ban giám hiệu, báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá sự chuyển biến hay không chuyển biến của học sinh và đề xuất các biện pháp kịp thời.
e) Khen thưởng, động viên giáo viên 
- Bồi dưỡng học sinh giỏi đã khó, bồi dưỡng học sinh yếu kém đạt chất lượng lại càng khó hơn. Vì thế cần phải có sự động viên, đây là biện pháp quan trọng nhằm kích thích, động viên sự tích cực hoạt động và nhiệt tình của giáo viên làm cho chất lượng và hiệu quả công việc ngày càng tốt hơn, điều quan trọng là làm sao lôi cuốn được phong trào học bồi dưỡng của học sinh yếu kém vì đối tượng này rất hay chán học.
- Kích thích giáo viên về mặt tinh thần như khen trước hội đồng, vinh danh như giáo viên có học sinh giỏi, giáo viên dạy giỏi hay về mặt vật chất như khen thưởng bằng hiện vật giá trị tương được như giáo viên có học sinh giỏi đối với giáo viên bồi dưỡng học sinh yếu kém đạt và vượt chỉ tiêu đề ra.
- Sự quan tâm đặc biệt của Ban giám hiệu là điểm rất quan trọng, giúp giáo viên hết mình với trường, với phong trào. Ban giám hiệu cần thường xuyên thăm hỏi, trao đổi về công tác bồi dưỡng học sinh yếu kém của giáo viên, giúp đỡ ngay khi có khó khăn, đề xuất, luôn tạo cho giáo viên sự hưng phấn trong quá trình bồi dưỡng. Từ đó giáo viên sẽ tích cực, nhiệt tình và sáng tạo 
2.3.2. Nâng cao chất lượng học sinh yếu kém dài hạn
a) Rà soát, giúp đỡ học sinh yếu kém
- Căn cứ kết quả các kì khảo sát chất lượng, phân tích, lập danh sách những học sinh học lực loại yếu và loại kém, kể cả nhựng học sinh trung bình có biểu hiện giảm sút chất lượng học tập, xác định mức độ và nguyên nhân yếu kém của học sinh ở từng môn học, từ đó xây dựng kế hoạch và tổ chức phụ đạo, giúp đỡ các em vươn lên trong học tập.
- Nhà trường phải tổ chức họp phụ huynh để thông báo đến tận gia đình mỗi học sinh và cùng với gia đình học sinh, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn bàn bạc, thống nhất kế hoạch phụ đạo.
- Việc tổ chức phụ đạo cho học sinh được xem là một trong những hoạt động bình thường của nhà trường, tránh căng thẳng, phân biệt đối xử, ảnh hưởng đến tâm lí học tập.
- Nhà trường phải có kế hoạch cụ thể, tổ chức khoa học, phân công những giáo viên có năng lực, có trách nhiệm cao tham gia phụ đạo cho học sinh; có thể tổ chức chung cho một số lớp hoặc theo khối lớp; lập danh sách có kiểm tra,cho điểm, đánh giá, theo dõi kết quả học tập phụ đạo của mỗi học sinh.
- Cuối mỗi học kì, nhà trường tổ chức bàn giao kết quả phụ đạo những học sinh này cho giáo viên chủ nhiện lớp và giáo viên dạy lớp chính khoa lớp đó để tiếp tục theo dõi năng lực học tập của học sinh.
- Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn phải kết hợp chặt chẽ, theo dõi, thông tin kịp thời đến gia đình về tình hình chuyển biến của từng học sinh. Nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi để học sinh học tập, gia đình dành nhiều thời gian cho các em học tập ở nhà.
b) Coi trọng việc giúp đỡ học sinh yếu kém, học sinh dân tộc trong học tập.
 - Nhà trường cần có kế hoạch, biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém, học sinh dân tộc ngay từ đầu năm học qua kết quả khảo sát đầu năm; 
 - Đối với những học sinh yếu kém của lớp 12 cần tổ chức ôn tập, giúp các em nắm kiến thức cơ bản để thi TN THPT; yêu cầu gia đình kết hợp chặt chẽ với nhà trường để giáo dục hoạc sinh.
- Cần nắm vững những đối tượng học sinh xếp loại yếu kém của các lớp 10,11:
+ Số liệu cụ thể các đối tượng trên;
+ Số liệu học sinh người dân tộc (nam, nữ) từng khối lớp về nề nếp, chất lượng học tập, tỉ lệ học sinh bỏ học, lí do; tỉ lệ học sinh yếu kém, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp,.
+ Báo cáo danh sách chuyển trường ( chuyển đi, chuyển đến).
Thật ra không có cách nào, giải pháp nào là hoàn hảo, thật sự có hiệu quả cho mọi không gian và thời gian, chỉ có sự cố gắng áp dụng các giải pháp khéo léo vào hoàn cảnh cụ thể một cách hợp lý sẽ giúp ta thành công hơn. Điều quan trọng đầu tiên đối với người quản lý chuyên môn là phải có tấm lòng say mê với công việc, luôn luôn suy nghĩ, đầu tư và tìm biện pháp. Năm nay chưa đạt chỉ tiêu, năm sau tiếp tục tìm ra cách làm hiệu quả hơn, không nên nản lòng.
Phải biết phát huy thế thế mạnh sẵn có của mình ở chỗ nào, nhất là về đội ngũ giáo viên ở trường THPT, không thể cầu toàn, dàn trải cho tất cả các bộ môn mà nên tấn công vào mũi nhọn ở những môn có học sinh yếu nhiều như Toán, Lý, Hóa, Văn, Ngoại ngữ.
Tổ trưởng lập kế hoạch cụ thể và tổ chức bồi dưỡng, phụ đạo học sinh theo từng bộ môn:
+ 100% giáo viên trong tổ quan tâm đến từng đối tượng và thực hiện trong mỗi giờ dạy chính khóa. Nội dung dạy phù hợp với đối tượng học sinh, đặc biệt phần giao nhiệm vụ về nhà cần cụ thể cho từng nhóm đối tượng học sinh tránh chung chung.
+ Nghiêm túc, khách quan cho những câu hỏi, bài tập nâng cao để phát hiện học sinh giỏi bộ môn.
+ Tổ chức bồi dưỡng học sinh: phân công giáo viên dạy, thu thập nghiên cứu tài liệu tham khảo.
+ Kế hoạch và tổ chức phụ đạo học sinh yếu kém:
▪ Thực hiện nghiêm túc khi kiểm tra: cho điểm đúng quy chế, công bằng, khách quan.
▪ Giáo viên khuyến khích học sinh phát huy tính tích cực học tập và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
▪ Nội dung giảng dạy: ôn lại lí thuyết, làm nhiều bài tập mẫu và sau đó cho học sinh vận dụng làm bài tập.
2.2.3. Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá
Đa phần học sinh yếu, kém do rỗng kiến thức từ các lớp dưới nên rất khó tiếp thu và theo kịp chương trình trên lớp. Vì vậy đối tượng này thường rất sợ học, sợ kiểm tra. Nếu không có biện pháp kịp thời sẽ dẫn đến học sinh mặc cảm, thiếu tự tin và càng ngày càng học yếu. Để giải quyết vấn đề này ngoài việc phụ đạo, bổ trợ kiến thức bị rỗng cho học sinh thì rất cần sự đổi mới phương pháp, nội dung dạy học, kiểm tra đánh giá phù hợp với đối tượng.
Thứ nhất, nhà trường, giáo viên cần xác định rõ đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là áp dụng một cách máy móc các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới mới là đổi mới mà đổi mới ở đây là giáo viên phải sáng tạo làm thế nào để thu hút được tất cả các đối tượng học sinh tham gia vào quá trình học, đặc biệt là không được bỏ rơi học sinh. 
Thứ hai, để đổi mới phương pháp có hiệu quả giáo viên cần xác định rõ đối tượng học sinh của lớp mình dạy để từ đó lựa chọn nội dung, phương pháp phù hợp. Đối với học sinh yếu, kém cần lựa chọn những nội dung hết sức cơ bản, đơn giản hóa các nội dung trong sách giáo khoa để học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu, một số kiến thức chỉ cần học sinh nhơ một cách máy móc sau đó vận dụng làm đi làm lại nhiều lần các dạng bài tập cơ bản. Giáo viên cũng cần “chế biến” các bài tập trong sách giáo khoa đơn giản hơn, cụ thể, chi tiết hơn để vừa sức với học sinh. Điều quan trọng nhất để kích thích học tập cho học sinh yếu kém là học sinh phải làm được bài tập giao về nhà, phải biết cách học để nắm được những kiến thức đơn giản, cơ bản nhất. Chính vì vậy cuối giờ học giáo viên phải giao nhiệm vụ hết sức cụ thể và phải vừa sức với học sinh bằng các phiếu giao nhiệm vụ cho nhóm hoặc từng học sinh cụ thể.
Thứ ba, để tìm ra phương pháp phù hợp cho từng kiểu bài, từng đối tượng học sinh, các tổ chuyên môn cần thực hiện tốt việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Thông qua dự giờ, suy ngẫm, chia sẻ giáo viên sẽ nắm bắt được thái độ học tập, tâm lý của học sinh đồng thời tìm được những phương pháp, cách thức tổ chức hay và hiệu quả. Việc thủ nghiệm các phương pháp, cách thức tổ chức giờ học làm rất quan trọng nhằm tìm ra những phương pháp hiệu quả nhất phù hợp cho từng đối tượng học sinh.
Thứ tư, song song với đổi mới phương pháp dạy, giáo viên cần đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá phù hợp với đối tượng học sinh. Trong năm học, trường chỉ đạo các tổ chuyên môn, giáo viên phải thực hiện kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng đồng thời phải phù hợp với đối tượng học sinh. Đối với kiểm tra thường xuyên phải linh hoạt, hạn chế tối đa điểm yếu kém, tạo cơ hội cho học sinh được gỡ điểm, kiên trì giao nhiệm vụ cụ thể và kiểm tra học sinh yếu, kém. Đối với kiểm tra định kì, tổ trưởng chuyên môn, nhóm trưởng các bộ môn phải tổ chức ra đề theo một quy trình nghiêm nghặt, đó là: đầu tiên nhóm bộ môn phải thống nhất ma trận nhận thức cho nội dung cần kiểm tra, sau đó phân công giáo viên ra đề (huy động tối đa giáo viên vào công tác ra đề) và kiểm duyệt đề. Đề kiểm tra phải đảm bảo bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng (không được vượt chuẩn), đúng theo ma trận và quan trọng hơn cả là phải vừa sức với học sinh, có sự phân hóa cao. Sau khi ra đề, tổ trưởng sẽ tổ chức cho giáo viên giải đề tập trung để đánh giá mức độ khó, dễ của từng đề trên cơ sở đó điều chỉnh để thống nhất thành một bộ đề hoàn chỉnh. Để đảm bảo giáo viên nắm được rõ đối tượng học sinh và đề kiểm tra ra phù hợp với đối tượng học sinh, trường đã chỉ đạo các tổ chuyên môn, giáo viên khi ra đề phải dự kiến kết quả đạt được của học sinh, sau khi kiểm tra phải thống kê kết quả đối chiếu với dự kiến tìm nguyên nhân và giải pháp khắc phục những tồn tại về kết quả, cách làm bài, những nội dung kiến thức bị rỗng của học sinh.
2.2.4. Duy trì học sinh đi học chuyên cần
Qua nghiên cứu, theo dõi kết quả học tập của học sinh tôi nhân thấy việc đi học chuyên cần của học sinh có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của học sinh. Đối với những học sinh có điểm xuất phát giống nhau, khả năng nhận thức tương đương thì học sinh nào đi học chuyên cần hơn sẽ có kết quả học tập cao hơn. Vì thế, việc duy trì học sinh đi học chuyên cần là một giải pháp rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học sinh.
Để duy trì học sinh đi học chuyên cần nhà trường cần kiên trì thực hiện một số biện pháp sau:
- Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp có năng lực, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, thương yêu học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải có năng lực quả lý, tổ chức lớp học và đặc biệt phải nắm bắt tâm tư tình cảm, diễn biên thái độ của học sinh để có những biện pháp kịp thời ngăn chăn học sinh bỏ học, học sinh mải chơi, hay nghỉ học.
- Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phải nắm được điều kiện gia đình của từng học sinh (địa chỉ, nghề nghiệp của bố mẹ, điều kiện kinh tế, số điện thoại, sơ đồ chỗ trọ của học sinh) để xác minh lý do nghỉ học của học sinh kịp thời. Đối với học sinh trọ học nghỉ học có hoặc không lý do, giáo viên chủ nhiệm phải đến trực tiếp những nơi học sinh trọ học để xác minh. Những học sinh cố tình nghỉ học, nghỉ không có lý do chính đáng, nghỉ nhiều thì GVCN tổ chức gặp phụ huynh và yêu cầu học sinh viết cam kết.
- Kích thích tinh thần vì tập thể của học sinh bằng cách xây dựng các tiêu chí chấm điểm giờ học, trong đó đề cao tiêu chí chuyên cần, từ đó học sinh sẽ tự đôn đốc nhau đi học.
- Khen thưởng, tạo động lực, kích thích học sinh đi học cuyên cần kịp thời. Ngoài việc tuyên dương các lớp đi học chuyên cần hàng tuần, hàng tháng, trường thưởng tiền cho những lớp duy trì tỷ lệ chuyên cần cao từ 98% trở lên và thưởng nóng cho những lớp duy trì chuyên cần 100% trong những đợt học sinh có nguy cơ nghỉ nhiều như những tuần trước và sau dịp lễ, tết.
- Huy động các lực lượng xã hội đôn đốc học sinh đi học, đặc biệt là các chủ nhà trọ có học sinh trọ học bằng cách phối hợp với công an xã tổ chức cho các chủ nhà trọ kí cam kết trách nhiệm quản lý, đôn đốc học sinh đi học.
- Do thiếu sự giám sát, quản lý của gia đình nên học sinh trọ học thường dễ sa vào các trò chơi điện tử, bỏ bê học hành, trốn học để đi chơi điện tử dẫn đến nghỉ học. Để giải quyết vấn đề này, trường đã làm việc với UBND xã Bản Vược trong việc quản lý các quán net, yêu cầu các quán net không được cho học sinh đánh điện tử trong thời gian học tập từ thứ hai đến thứ 7. Nhà trường lập danh sách tên và ảnh những học sinh “nghiện điện tử” niêm yết ở các quán nét để chủ quán có thể phát hiện ra học sinh. Trường phối hợp với công an xã đi kiểm tra đột xuất các quán net, nếu phát hiện vi phạm sẽ đề nghị UBND xã xử lý nghiêm.
- Đa số gia đình các học sinh vùng cao đều làm nông nghiệp, có gia đình học sinh là những lao động chính. Vì vậy vào các mùa vụ học sinh phải về giúp bố mẹ thu hoạch nông sản dẫn đến nghỉ học kéo dài. Để đảm bảo học sinh vẫn theo học bình thường và đảm bảo công việc của gia đình, trường đã chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm ở những lớp có học sinh là lao động chính trong gia đình, tổ chức cho học sinh của lớp tham gia tình nguyện hoặc đổi công giúp thu hoạch nông sản vào các ngày cuối tuần (chiều thứ 7, chủ nhật). Thông qua hoạt

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_ly_nang_cao_chat.doc
  • docbao cao toam tat hieu qua SKKN.doc