Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu kém

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu kém

III. CÁC BIỆN PHÁP PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM:

1. Giáo dục ý thức học tập cho học sinh:

- Giáo viên phải giáo dục ý thức học tập của học sinh ở bộ môn mình, tạo cho học sinh sự hứng thú trong học tập bộ môn từ đó sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên. Trong mỗi tiết dạy giáo viên nên liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấy được ứng dụng và tầm quan trọng của môn học trong thực tiễn.

- Phải tạo cho không khí lớp học thoải mái nhẹ nhàng, đừng để cho học sinh sợ giáo viên mà hãy làm cho học sinh thương yêu, tôn trọng mình. Giáo viên không nên dùng biện pháp đuổi học sinh ra ngoài không cho học sinh học tiết học đó khi học sinh không ngoan, không chép bài vì làm như thế học sinh sẽ không được học tiết đó thế là học sinh lại có một buổi học không thu hoạch được gì. Chúng ta phải tìm cách khuyên nhủ, nhắc nhở học sinh giáo dục ý thức học tập của học sinh hoặc dùng một biện pháp giáo dục đó chứ đừng đuổi học sinh ra ngoài trong giờ học.

 

doc 10 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 14639Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu kém", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đổi mới phương pháp dạy học là tổ chức các hoạt động tích cực cho người học, kích thích, thúc đẩy, hướng tư duy của người học vào vấn đề mà họ cần phải lĩnh hội. Từ đó khơi dậy lòng ham muốn, phát triển nhu cầu tìm tòi, khám phá, chiếm lĩnh trong tự thân của người học để phát huy khả năng tự học của họ. Đối với học sinh bậc THCS cũng vậy, các em là những đối tượng người học nhạy cảm việc đưa phương pháp học tập theo hướng đổi mới là cần thiết và thiết thực. Vậy làm gì để khơi dậy và kích thích nhu cầu tư duy, khả năng tư duy tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo phù hợp với đặc điểm của môn học đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh? Trước vấn đề đó người giáo viên cần phải không ngừng tìm tòi khám phá, khai thác, xây dựng hoạt động, vận dụng, sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học trong các giờ học sao cho phù hợp với từng kiểu bài, từng đối tượng học sinh, xây dựng cho học sinh một hướng tư duy chủ động, sáng tạo.
Bên cạnh đó, vấn đề học sinh yếu kém hiện nay cũng được xã hội quan tâm và tìm giải pháp để khắc phục tình trạng này, để đưa nền giáo dục đất nước ngày một phát triển toàn diện thì người giáo viên không chỉ phải biết dạy mà còn phải biết tìm tòi phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và hạ thấp dần tỉ lệ học sinh yếu kém.  
Vấn đề nêu trên cũng là khó khăn với không ít giáo viên nhưng ngược lại, giải quyết được điều này là góp phần xây dựng trong bản thân mỗi giáo viên một phong cách và phương pháp dạy học hiện đại giúp cho học sinh có hướng tư duy mới trong việc lĩnh hội kiến thức. 
II. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
Do điều kiện và thời gian nên phạm vi nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm chỉ gói gọn ở những đối tượng học sinh yếu kém năm học 2010 -2011 của trường THCS Phong Thạnh Tây – Giá Rai – Bạc Liêu.
B. NỘI DUNG. 
I. THỰC TRẠNG
Trường THCS Phong Thạnh Tây thuộc vùng nông thôn sâu của Huyện Giá Rai. Đa số học sinh đều chăm ngoan, vâng lời thầy cô, tích cực trong học tập. Bên cạnh đó vẫn còn một số học sinh thờ ơ với việc học và chưa xác định rõ mục đích của việc học tập là để làm gì dẫn đến kết quả học tập yếu kém. 
Sau khi kiểm tra chất lượng đầu năm xong, lãnh đạo trường thường chia ra một lớp điểm sáng và một, hai lớp còn lại là học sinh yếu kém. Những đối tượng này không thích học phụ đạo nên rất khó khăn trong việc giảng dạy của giáo viên. Hiểu được vấn đề đó và dưới sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT Giá Rai lãnh đạo trường phân công những đồng chí giáo viên có kinh nghiệm, nhiệt tình để dạy các lớp này. 
Năm học 2010-2011 tôi được phân công dạy môn Tiếng Anh khối 9 trong đó cũng có một lớp điểm sáng và một lớp học sinh yếu kém. Qua kết quả khảo sát đầu năm có đến 56,7% học sinh yếu-kém,Tôi đã tìm hiểu và nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, chỗ yếu của các em để từ đó tìm ra phương pháp phụ đạo cho phù hợp. Phần lớn các em cho biết không thích học phụ đạo sở dĩ đi học là do nhà trường bắt buột vì thời khóa biểu phụ đạo được xem như là buổi học chính khóa.
Qua nhiều năm giảng dạy và làm công tác phụ đạo học sinh yếu kém, tôi nhận thấy muốn nâng dần chất lượng học sinh yếu kém không phải là chuyện một sớm một chiều mà nó đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn và lòng quyết tâm của người giáo viên.
Phụ đạo học sinh yếu kém phải được giáo viên quan tâm nhất là trong tình hình học tập hiện nay của học sinh, nhưng phụ đạo như thế nào, phương pháp ra sao thì đó cũng là một vấn đề đòi hỏi giáo viên cần phải không ngừng tìm hiểu.
Sau đây tôi xin phân tích một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu kém để từ những nguyên nhân đó có thể tìm ra hướng khắc phục khó khăn giúp học sinh vươn lên trong học tập.
II. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HỌC SINH YẾU KÉM:
1. Về phía học sinh:
Học sinh là người lĩnh hội những tri thức thì nguyên nhân học sinh yếu kém có thể kể đến là do cá nhân học sinh trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân sau:
- HS lười học: qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy rằng đa số các học sinh yếu kém là những học sinh cá biệt, vào lớp không chịu chú ý chuyên tâm vào việc học, về nhà thì không xem bài, không chuẩn bị bài, cứ đến giờ học thì cặp sách đến trường, nhiều khi học sinh còn không biết ngày đó học môn gì, vào lớp thì không chép bài vì lí do là không có đem tập học của môn đó.
Còn một bộ phận không ít học sinh thì không xác định được mục đích của việc học, học để có điều kiện đi chơi, đến lớp thì lo chọc phá bạn bè, gọi đến thì không biết trả lời, đang giờ học thì xin ra ngoài để chơi. 
Theo sách giáo khoa hiện hành thì để dễ dàng tiếp thu bài, nhanh chóng lĩnh hội được tri thức thì người học phải biết tự tìm tòi, tự khám phá, có như thế thì khi vào lớp mới nhanh chóng tiếp thu và hiểu bài một cách sâu sắc được. Tuy nhiên, phần lớn học sinh hiện nay đều không nhận thức được điều đó. Học sinh chỉ đợi đến khi lên lớp, nghe giáo viên giảng bài rồi ghi vào những nội dung đã học rồi về về nhà lấy tập ra “học vẹt” mà không hiểu được nội dung đó nói lên điều gì.
- Học sinh không có thời gian cho việc tự học ( gia đình khó khăn): Với một vùng nông thôn sâu, đa số người dân sống bằng nghề nuôi trồng thủy hải sản, số còn lại phải đi làm để kiếm sống qua ngày, cuộc sống rất bấp bênh nhưng vẫn cố gắng lo cho con em đi học. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cứ nghĩ học sinh đến trường, học những gì giáo viên giảng là đủ rồi mà còn chưa chú ý đến vấn đề tự học của học sinh. Một số bộ phận học sinh thì cha mẹ đi làm thuê, phải làm công việc nhà, chăm sóc em nhỏ nếu các giáo viên có điều kiên đến nhà một số em có hoàn cảnh như trên sẽ thấy phần lớn các em phải ở nhà để giúp cha mẹ công việc nhà hoặc làm một công việc gì đó ở ngoài đồng mà đáng lí ra thời gian đó học sinh phải ngồi trên lớp hoặc thảo luận với bạn bè trong những giờ học nhóm.
- Học sinh bị hỏng kiến thức từ lớp nhỏ: Đây là một điều không thể phủ nhận, với chương trình học tập hiện nay, để có thể học tốt, đặc biệt là các môn như Toán, Văn, Anh văn thì để việc học tập có kết quả thì đòi hỏi trước đó học sinh phải vốn kiến thức nhất định. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều học sinh đã không có được những vốn kiến thức cơ bản ngay từ lớp nhỏ, từ đó càng lên các lớp lớn hơn, học những kiến thức mới có kiên quan đến những kiến thức cũ thì học sinh đã quên hết cho nên việc tiếp thu kiến thức mới trở thành điều rất khó khăn đối với các em. Nguyên nhân này có thể nói đến một phần lỗi của giáo viên là chưa đánh giá đúng trình độ của học sinh. 
2. Về phía giáo viên:
Học sinh học yếu không phải nguyên nhân toàn là ở học sinh mà một phần ảnh hưởng không nhỏ là ở người giáo viên.
Thầy hay thì mới có trò giỏi. Ngày nay, để có thể thực hiện tốt trong công tác giảng dạy thì đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, ở đây không phải giáo viên nào có trình độ học vấn cao, tốt nghiệp giỏi thì sẽ giảng dạy tốt mà ở đây đòi hỏi người giáo viên phải biết lựa chọn phương pháp dạy học nào là tốt với từng đối tượng học sinh và với từng nội dung kiến thức. Qua quá trình công tác tôi nhận thấy, vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa thật tâm huyết với nghề, chỉ rập khuôn theo một khuôn mẫu nhất định mà chưa chú ý quan tâm đến các đối tượng học sinh. Chưa tìm tòi nhiều phương dạy học mới kích thích tích tích cực chủ động của học sinh. Chưa thật sự quan tâm tìm hiểu đến hoàn cảnh của học sinh, có khi học sinh hỏi một vấn đề gì đó thì giáo viên lại tỏ ra khó chịu hay trả lời cho học sinh với thái độ cọc cằn làm cho học sinh không còn dám hỏi khi có điều gì chưa rõ.
- Gia đình không quan tâm: Một số gia đình có khả năng cho con đi học nhưng không quan tâm đến việc học hành của con em hàng ngày, không biết được thời gian học của các em bắt đầu lúc mấy giờ và kết thúc khi nào, thời khóa biểu hôm nay có mấy tiết gồm những môn gì? Không đôn đốc, nhắc nhở và tạo điều kiện học tập cho các em, họ cứ nghĩ học đến đâu hay đến đó, thích học thì cho học, chán thì cho nghỉ.
- Do sức khỏe yếu: Một số em thể trạng yếu , không thích nghi với điều kiện thời tiết khí hậu thay đổi đột ngột đẽ mắc bệnh đẫn đến phải nghỉ học đến khi nào khỏi bệnh đi học lại dẫn đến tiếp thu không kịp bài. Hoặc một số em có bệnh bẩm sinh, trí tuệ kém thông minh cũng là nguyên nhân dẫn đến yếu kém.
Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu kém mà bản thân tôi nhận thấy trong quá trình công tác. Qua việc phân tích những nguyên nhân đó, bản thân tôi đưa ra một số biện pháp để giáo dục, phụ đạo học sinh yếu kém như sau:
III. CÁC BIỆN PHÁP PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM:
1. Giáo dục ý thức học tập cho học sinh:
- Giáo viên phải giáo dục ý thức học tập của học sinh ở bộ môn mình, tạo cho học sinh sự hứng thú trong học tập bộ môn từ đó sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên. Trong mỗi tiết dạy giáo viên nên liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấy được ứng dụng và tầm quan trọng của môn học trong thực tiễn.
- Phải tạo cho không khí lớp học thoải mái nhẹ nhàng, đừng để cho học sinh sợ giáo viên mà hãy làm cho học sinh thương yêu, tôn trọng mình. Giáo viên không nên dùng biện pháp đuổi học sinh ra ngoài không cho học sinh học tiết học đó khi học sinh không ngoan, không chép bài vì làm như thế học sinh sẽ không được học tiết đó thế là học sinh lại có một buổi học không thu hoạch được gì. Chúng ta phải tìm cách khuyên nhủ, nhắc nhở học sinh giáo dục ý thức học tập của học sinh hoặc dùng một biện pháp giáo dục đó chứ đừng đuổi học sinh ra ngoài trong giờ học.
- Bên cạnh đó, việc giáo dục ý thức học tập của học sinh cũng phụ thuộc rất lớn vào giáo viên chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm là người gần gủi với học sinh, phải tìm hiểu đối từng đối tượng học sinh, thường xuyên theo dõi các em về cả học lực và hạnh kiểm để kịp thời giáo dục, uốn nắn học sinh của mình.
      Ví dụ 1: Học sinh Nguyễn Văn B, học lớp 9A2, không thích học nhưng vì bị gia đình ép buộc đi học nên đến lớp không chú ý nghe giảng mà chỉ lo nói chuyện, làm mất trật tự trong giờ học, kết quả là học sinh đó học tập kém.
          Hướng giải quyết: Trước tiên, Giáo viên chủ nhiệm trao đổi với chính học sinh đó để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém của học sinh, đồng thời hỏi bạn bè của học sinh đó về hoàn cảnh gia đình và sinh hoạt của học sinh. Từ đó giáo viên tìm hiểu được nguyên nhân và thường xuyên gần gủi, khuyên nhủ học sinh về thái độ học tập, tổ chức các trò chơi có lồng ghép việc giáo dục học sinh về ý thức học tập tốt và ý thức vươn lên trong học tập, làm cho học sinh nhận thấy tầm quan trọng của việc học. Bên cạnh đó, giáo viên trao đổi với gia đình, phối hợp với gia đình giáo dục ý thức của học sinh, khuyên nhủ gia đình không nên quá gò ép học sinh mà từ từ hướng dẫn học sinh học tập, thường xuyên gần gủi giúp đở em để em thấy được sự quan tâm của gia đình mà phấn đấu.
2. Kèm cặp học sinh yếu kém:
- Ngay từ đầu năm, giáo viên phải lập danh sách học sinh yếu kém bộ môn mình ở năm học trước để nắm rõ các đối tượng học sinh, lập danh sách học sinh yếu kém và chú ý quan tâm đặc biệt đến những học sinh này trong mỗi tiết học như thường xuyên gọi các em đó lên trả lời, khen ngợi khi các em trả lời đúng, có thể cho điểm tối đa để khích lệ tinh thần học tập cho các em.
- Khi soạn giáo án phụ đạo cho các em phải chú ý đến những điểm kiến thức mà các em đã hỏng trong năm học trước và trong năm học này để dần bổ sung những kiến thức đó cho các em. Ví dụ: ở bộ môn Tiếng Anh, khi học đến lớp 8 các em đã được học thì quá khứ đơn nhưng khi giáo viên cho bài tập các em làm không đúng, lúc này giáo viên phải giải thích lại cách dùng của thì này và ghi lại công thức cho các em và cho nhiều ví dụ mẫu để cho các em hiễu rõ và có thể làm được.
- Phải thường xuyên kiểm tra sĩ số: Để nắm được nguyên nhân các em nghỉ học, răn đe đối với các em nghỉ học nhiều lần trong các buổi phụ đạo không có lý do, động viên đối với những trường hợp nghỉ có lí do chính đáng, phải kết hợp với GVCN trong việc theo dõi tỉ lệ chuyên cần của các em. Vì có đi học đều mới có thể lĩnh hội được kiến thức.
- Kiểm tra vở học của các em vào cuối buổi học: Một số em ý thức học chưa tốt thường không chép bài đầy đủ, khi nghe hiệu lệnh trống là gấp vỡ lại ra chơi. Giáo viên có thể nhắc nhở ngay từ đầu giờ khi vào lớp để các em theo dõi và ghi chép đầy đủ nhưng khi có một dấu hiệu nghi ngờ nào đó thì cuối buổi gọi em đó mang vỡ ghi chép lên xem, nếu em đó chưa hoàn thành thì cho chép bài lại giờ ra chơi. Có như thế các em mới chép bài đầy đủ.
- Kiểm tra kiến thức cũ trước khi bổ sung kiến thức mới: Vào đầu giờ giáo viên nên hỏi lại kiến thức cũ đã học ở tiết trước và cho các em 1, 2 câu bài tập để áp dụng, nếu các em làm được thì mới dạy kiến thức khác. Hay cuối giờ dành khoảng 5 đến 10 phút cho các em kiểm tra giấy xem các em có lĩnh hội được bài giảng hôm nay không. Từ đó có hướng thích hợp để phụ đạo cho các em tốt hơn.
- Giáo viên phải nhiệt tình: Phải xem những học sinh yếu kém như là con, em của mình nhiệt tình hướng dẫn, giải đáp thắc mắc của các em ngay cả ngoài giờ học làm cho các em thấy được ích lợi của việc học tập không còn tự ti xem mình là học sinh yếu kém. Người thầy lúc này phải là một nghệ sĩ biết dùng tình thương kết hợp với sự hiểu biết về tâm lý và tận dụng khả năng khôn khéo của mình để tìm được những nét đẹp còn dấu trong lòng trẻ, những năng lực tiềm ẩn. Đó chính là những hạt giống tốt, có thể mọc thành cây, cần được chăm sóc kỷ lưỡng. Phải đến với các em bằng tấm lòng yêu thương, rộng mở, sẵn sàng lắng nghe chia sẽ với các em những niềm vui nổi buồn và dần uốn nắn những em chưa ngoan học tập chưa tốt trở thành con ngoan trò giỏi.
IV. KẾT QUẢ:
Học sinh yếu kém đầu năm học 2010 - 2011:
Moân 
Toång soá
 HS
Gioûi
Khaù
Trung bình
TB trôû leân
Yeáu
Keùm
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Tiếng Anh 9
60
6
23,0
20
33,3
26
43,3
22
36,7
12
20,0
Học sinh yếu kém học kỳ I, năm học 2010 - 2011:
Moân 
Toång soá
 HS
Gioûi
Khaù
Trung bình
TB trôû leân
Yeáu
Keùm
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Tiếng Anh 9
59
4
6,8
12
20,3
33
55,9
49
83,1
10
16,9
Học sinh yếu kém cuối năm học 2010 - 2011:
Moân 
Toång soá
 HS
Gioûi
Khaù
Trung bình
TB trôû leân
Yeáu
Keùm
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Tiếng Anh 9
58
3
5,2
21
23,0
30
51,7
54
93,1
4
6,9
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN:
- Giáo viên phải nhiệt tình giảng dạy, kiểm tra bài học của các em thường xuyên trên lớp.
- Có kế hoạch phụ đạo càng sớm càng tốt.
- Sử dụng nhiều đồ dùng dạy học, vận dụng nhiều phương pháp hay đa dạng để thu hút học sinh.
- Ôn tập thật kỹ và phải có đề cương ôn thi cho học sinh trước khi làm bài kiểm tra , thi học kỳ.
- Luôn là tấm gương tự học, sáng tạo để học sinh noi theo. Rèn cho học sinh tính hiếu học, cách học tập tốt, kiên trì vượt khó.
- Làm cho học sinh hiểu rõ mục đích của việc học tập và trở nên yêu thích môn học.
- Phụ huynh nên quan tâm đến việc học của con em mình, nắm bắt được thời khóa biểu, thời gian học hàng ngày và phải thường xuyên liên hệ với GVCN hay GV bộ môn để nắm bắt được việc học của các em.
II. KIẾN NGHỊ:
- Nhà trường cần chỉ đạo và theo dõi chặt chẽ công tác phụ đạo học sinh yếu kém, chỉ đạo cho các bộ phận đoàn thể trong nhà trường thực hiện tốt việc giáo dục ý thức đạo đức, học tập cho các em.
- Phát động nhiều phong trào thi đua học tập trong học sinh đồng thời tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh.
- GVCN cần tăng cường công tác giáo dục ý thức học tâp của học sinh, phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để kịp thời uốn nắn các em.
- GV bộ môn phải tìm ra những biện pháp dạy có hiệu quả, thường xuyên theo dõi học lực của học sinh để so sánh và đánh giá mức tiến bộ của các em.
 Phong Thạnh Tây, ngày 20 tháng 5 năm 2011
HỘI ĐỒNG KHGD TRƯỜNG Người viết 
 Huỳnh Thanh Tùng

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKNMot_so_bien_phap_phu_dao_hoc_sinh_yeu_kem.doc