Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng cho trẻ 5-6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng cho trẻ 5-6 tuổi

Các biện pháp thực hiện

Nói đến bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng nó có vẻ cao siêu với trẻ mầm non, nhưng nó không hề khó khi ta áp dụng chỉ đơn giản là lồng ghép qua các hoạt động hàng ngày của trẻ giúp trẻ “Học mà chơi, chơi mà học”.

3.1. Biện pháp 1: Phát động cuộc thi bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng ngay tại lớp học.

Đối với trẻ mầm non xây dựng môi trường giáo dục trẻ là rất quan trọng vì môi trường giáo dục có tốt thì mới kích thích sự khám phá tìm tòi của trẻ. Cũng chính vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã phát động cuộc thi bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng trong cuộc họp với phụ huynh để cùng với trường lớp tạo điều kiện cho trẻ bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng ngay tại lớp học của mình

Việc phát động cuộc thi bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng ngay tại lớp học để hình thành cho trẻ một thói quen tốt. Để trẻ biết những hành động để bảo vệ môi trường tiết kiệm năng lượng bao gồm những việc gì cô cùng phụ huynh tạo môi trường cho trẻ hoạt động, tạo môi trường lớp học thoáng- xanh- sạch- đẹp. Trang trí các nội dung giáo dục theo chủ đề, theo sự kiện tháng.

Làm nhiều góc mở để lôi cuốn trẻ vào các hoạt động. Đặc biệt là ở mỗi góc chơi tôi thường gắn những nội quy nho nhỏ giúp trẻ có thể thực hiện đúng theo nội quy của từng góc chơi.

Thông qua các hoạt động hàng ngày trẻ được “Học mà chơi, chơi mà học” được củng cố lại kiến thức qua đó hình thành những nề nếp, thói quen tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách tốt đẹp.

 

pptx 27 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 1993Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ LỚP MẪU GIÁO 5 TUỔI  Họ và tên: Nguyễn Phùng Nhã QuyênChức vụ: Giáo viên3. Đơn vị công tác: Trường Mẫu Giáo Hoa MaiMỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI”  Họ và tên: Võ Thị Thùy NhiênChức vụ: Giáo viên3. Đơn vị công tác: Trường Mẫu Giáo Hoa Mai*.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Với tốc độ phát triển mạnh của các khu công nghiệp, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế nước ta phát triển nhanh chóng cùng với khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển giúp người lao động thủ công thay thế bằng máy móc. Bên cạnh kết quả thu được cũng không ít tác hại riêng của nó, đó là những chất thải công nghiệp đã gây ảnh hưởng môi trường ngày một cao và đã trở thành nạn ô nhiễm. Kinh tế tăng trưởng xã hội phát triển dân số nhanh, sinh hoạt của con người đa dạng phong phú dẫn đến chất thải ngày càng nhiều.Chất thải trong công nghiệp, trong sinh hoạt hầu như chưa xử lý gây nạn ô nhiễm môi trường. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống con người càng cao. Chính vì nhu cầu đó con người vận dụng khoa học kỹ thuật cao để phục vụ mình, thậm chí áp dụng khai thác tàn phá thiên nhiên như chặt phá rừng hàng loạt, khai thác mỏ vô tổ chức, khai thác nguồn nước ngầm một cách tự do trái phép, làm cho môi trường sinh thái biến đổi tài nguyên thêm cạn kiệt. Tất cả những điều kiện trên gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, có nhiều bệnh lạ, bệnh khó chữa xuất hiện. Có nhiều hồi chuông cảnh báo về vấn đề ô nhiễu môi trường và tiết kiệm năng lượng. Là một giáo viên hàng ngày đang trực tiếp giáo dục những thế hệ tương lai của đất nước, tôi nhận ra một điều thật quan trọng trong công việc của mình là cần phải giáo dục cho trẻ ngay từ bậc học mầm non ý thức bảo vệ môi trường và sử dụng năng lượng tiết kiệm. Điều này là vô cùng quan trọng trong đời sống của trẻ sau này, vì khi trẻ có ý thức bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệmnăng lượng thì ý thức đó sẽ khắc sâu vào cuộc sống của trẻ, qua đó tạo nền tảng hình thành nhân cách cho trẻ vững chắc sau này. Nhận thức rõ trách nhiệm của mỗi cô giáo mầm non ngay từ đầu năm học tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng cho trẻ 5-6 tuổi”.1.Thực trạng 1.Thực trạng a. Thuận lợi: - Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học được đầu tư đồng bộ đầy đủ hiện đại.Môi trường lớp sạch sẽ thoáng mát, lắp đặt cửa kính tận dụng nhiều ánh sáng cho trẻ hoạt động - Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm giúp đỡ khuyến khích sự tìm tòi sáng tạo của giáo viên, luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện thực hiện các hoạt động cho trẻ. - Hai giáo viên đứng lớp đều có trình độ Đại học nhiệt tình, yêu trẻ. - Bản thân nắm chắc phương pháp dạy học, luôn trau dồi kiến thức học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp trong trường để tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn. - Luôn tham gia dự giờ kiến tập do phòng giáo dục Quận, trường tổ chức. - Luôn có sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu trong kế hoạch lịch trình khi thực hiện chuyên đề. - Phụ huynh luôn quan tâm ủng hộ nhiệt tình trong các hoạt động, phong trào của trường lớp. Kết hợp với giáo viên để chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả tốt. b. Khó khăn - Hầu hết trẻ trong lớp là con đầu lòng nên được cha mẹ cưng chiều. Một số cháu còn hay nghỉ học dài nên ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức. - Trong lớp có một số trẻ chưa qua lớp bé và nhỡ tuổi còn tự do không tự phục vụ được bản thân nên chưa có nề nếp. các cháu còn bỡ ngỡ và nhút nhát, khả năng tiếp thu bài chậm. - Trẻ còn chưa có ý thức bảo vệ môi trường. - Một số phụ huynh nhận thức về việc bảo vệ môi trường còn hạn chế.c. Số liệu điều tra trước khi thực hiện:- Nắm bắt được tình hình thực tế của lớp, tôi quyết định tìm ra biện pháp giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng. Bước đầu khảo sát kết quả cho thấy:TT Nội dung tiêu chí khảo sátSố trẻ đầu năm đạtTỉ lệ %1Biết chăm sóc và bảo vệ cây30 75%2Biết giữ gìn trật tự vệ sinh công cộng, vệ sinh trường lớp2767.5 %3Biết cất dọn đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định2562.5 %4Không vứt rác ra đường, biết gom rác vào thùng rác2767.5 %5Không la hét to3177.5 %6Phân biệt được những hành động đúng, hành độ sai đối với môi trường và tiết kiệm năng lượng.2972.5 %7Biết tiết kiệm nước khi sử dụng nước28 70 %8Nhắc nhở người lớn tiết kiệm điện2562,5 %Qua cuộc khảo sát tôi nhận thấy rằng trẻ có kiến thức trong việc bảo vệ môi trường còn chưa đồng đều, còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường được xác định là mét trong các nhiệm vụ quan trọng, được tiến hành trong quá trình hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ.Vì vậy việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường mầm non là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. “Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng cho trẻ 5-6 tuổi” như sau:3. Các biện pháp thực hiệnNói đến bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng nó có vẻ cao siêu với trẻ mầm non, nhưng nó không hề khó khi ta áp dụng chỉ đơn giản là lồng ghép qua các hoạt động hàng ngày của trẻ giúp trẻ “Học mà chơi, chơi mà học”.3.1. Biện pháp 1: Phát động cuộc thi bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng ngay tại lớp học.Đối với trẻ mầm non xây dựng môi trường giáo dục trẻ là rất quan trọng vì môi trường giáo dục có tốt thì mới kích thích sự khám phá tìm tòi của trẻ. Cũng chính vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã phát động cuộc thi bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng trong cuộc họp với phụ huynh để cùng với trường lớp tạo điều kiện cho trẻ bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng ngay tại lớp học của mìnhViệc phát động cuộc thi bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng ngay tại lớp học để hình thành cho trẻ một thói quen tốt. Để trẻ biết những hành động để bảo vệ môi trường tiết kiệm năng lượng bao gồm những việc gì cô cùng phụ huynh tạo môi trường cho trẻ hoạt động, tạo môi trường lớp học thoáng- xanh- sạch- đẹp. Trang trí các nội dung giáo dục theo chủ đề, theo sự kiện tháng. Làm nhiều góc mở để lôi cuốn trẻ vào các hoạt động. Đặc biệt là ở mỗi góc chơi tôi thường gắn những nội quy nho nhỏ giúp trẻ có thể thực hiện đúng theo nội quy của từng góc chơi. Thông qua các hoạt động hàng ngày trẻ được “Học mà chơi, chơi mà học” được củng cố lại kiến thức qua đó hình thành những nề nếp, thói quen tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách tốt đẹp.Hình ảnh trẻ cùng cô lau dọn các góc chơi3.2. Biện pháp 2: Tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng thông qua hoạt động họcHoạt động học là hoạt động quan trọng giúp giáo viên cung cấp kiến thức về bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng, giúp trẻ tiếp nhận kiến thức. Giáo viên lồng ghép các nội dung để giáo dục trẻ một số kiến thức, hành vi đúng về bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng.Tôi lựa chọn nội dung phù hợp với điều kiện gần gũi trẻ. Mỗi môn học đều có mục đích – yêu cầu riêng, song tôi luôn chú ý lồng ghép giáo dục trẻ bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng một cách linh hoạt. Mỗi chủ đề có một nội dung khác nhau song tựa chung lại đều giúp cho trẻ có ý thức bảo vệ môi trường.Ở trường trẻ được tham gia nhiều vào các hoạt động khác nhau: Phát triển thể chất, khám phá khoa học, âm nhạc, làm quen tác phẩm văn học, tạo hình...Mỗi hoạt động trên đều có những đặc trưng riêng và có ưu thế khác nhau như: trẻ quan sát, đàm thoại, thực hành trải nghiệm, thí nghiệm, chơi các trò chơi... với trẻ để trẻ nhận ra được những việc làm tốt, không tốt, những hành động đúng, hành động không đúng kích thích trẻ suy nghĩ, bộc lộ tình cảm, có thái độ phù hợp với môi trường trong và ngoài lớp học. VD: Lĩnh vực thẩm mỹ: Hàng ngày chúng tôi thống nhất trẻ cùng phụ huynh mang đến lớp các loại phế liệu (vỏ hộp, bìa cát tông, len, vải) để cô và trẻ sáng tạo làm đồ dùng tự tạo phục vụ cho hoạt động của trẻ. Từ những nguyên vật liệu đơn giản từ đôi bàn tay khéo léo có thể tạo ra nhiều sản phẩm đẹp và lạ mắt kích thích trẻ.Mỗi mỗi chủ đề, sự kiện tháng cô và trẻ cùng nhau lên ý tưởng các sản phẩmVí dụ: Chủ đề giao thông: Làm các phương tiện giao thông từ chai nước tương Chin su, hộp váng sữa, bìa, xốp , dạ.....Chủ đề động vật: Làm các con vật từ vỏ váng sữa, vỏ hộp sữa chua, con vật nhồi bôngChủ đề thực vật: Làm một số loại cây từ bông của gối cũ, chậy cây được làm từ vỏ váng sữa, hộp sữa chuaChủ đề động vật: Làm các con vật từ vỏ váng sữa, vỏ hộp sữa chua, con vật nhồi bôngChủ đề thực vật: Làm một số loại cây từ bông của gối cũ, chậu cây được làm từ vỏ váng sữa, hộp sữa chua* Chủ đề trường mầm non Ngoài việc cung cấp cho trẻ kiến thức về chủ đề, cô giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ, không hái hoa bẻ cành cây xung quanh trường lớp...Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ chọn những hành vi đúng - sai”. Cô làm tranh vẽ về việc giữ gìn bảo vệ môi trường của một bạn nhỏ như: bé vứt rác vào thùng, vứt rác bừa bãi, bé quét nhà, giẫm lên cỏ, bé đu cành cây, bé ngồi lên bàn, bé tranh giành đồ chơi...Sau đó chia trẻ làm hai đội, mỗi đội có một bức tranh yêu cầu trẻ phải bật qua các vòng và yêu cầu đội khoanh tròn các hành vi đúng và một đội khoanh vào những hành vi sai. Thời gian sau một bản nhạc đội nào khoanh được đúng theo yêu cầu là chiến thắng.Dạy trẻ nhận biết một số đồ dùng sử dụng điện trong trường mầm non, trong gia đình.+ Đồ dùng thắp sáng: Bóng đèn tuýt, đèn tròn, đèn chùm, đèn bàn 	+ Đồ dùng phục vụ cho ăn uống: tủ lạnh, bếp điện, ấm điện, nồi cơm, điện... 	+ Đồ dùng phục vụ cho sinh hoạt: máy giặt, bình nóng lạnh, quạt máy, điều hòa, ấm nước siêu tốc...- Dạy trẻ nhận biết lợi ích của điện trong lớp; 	+ Cung cấp ánh sáng + Giúp quạt trần, điều hòa, quạt thông gió...tạo mát, thông thoáng không khí + Giúp cho ti vi, đài, máy tính, máy chiếu...hoạt động + Giúp cho tủ lạnh tại bếp hoạt động để lưu giữ thức ăn + Giúp cho nồi cơm điện, máy xay, tủ hấp, máy bơm nước hoạt động - Cho trẻ chia nhóm thảo luận về trách nhiệm của trẻ trong việc sử dụng tiết kiệm điện hiệu quả 	+ Tắt quạt, ti vi, máy tính, điều hòa...khi không sử dụng 	+ Nhắc nhở bạn cùng thực hiện 	+ Thảo luận theo câu hỏi:“Ai cần đến năng lượng” ?,“ Năng lượng có từ đâu” 	+ So sánh việc tiêu thụ năng lượng giữa các gia đình+ Đếm các đồ sử dụng điện 	3.3. Biện pháp 3: Dạy trẻ bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động khác:“Trẻ nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình” Giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường tiết kiệm năng lượng không chỉ đơn giản là dạy trẻ thông qua hoạt động học mà cần thiết phải dạy trẻ mọi lúc mọi nơi. Trẻ đến trường được tham gia rất nhiều hoạt động có để trẻ được thực hành ở nhiều hoạt động trẻ mới thấy được việc tự ý thức bảo vệ môi trường tiết kiệm năng lượng của bản thân mình giúp ích như thế nào đối với trường với lớp của mình và phải làm như thế nào mới có thể .4. Biện pháp 4: Tạo môi trường cho trẻ được trải nghiệm để giáo dục tiết kiệm năng lượng	Tạo môi trường cho trẻ được trải nghiệm và khám phá là một việc làm cần thiết mà hơn ai hết cô giáo là tấm gương trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm. Tôi đã cho trẻ trải nghiệm bằng cách:	+ Để tiết kiệm điện tôi tận dụng ánh sáng tự nhiên để cho trẻ tham gia các hoạt động mà không phải bật đèn tuýt, mở hết cửa sổ, cửa chính để lấy ánh sáng	+ Vào mùa hè sau tiết học chuyển hoạt động ra ngòai trời vẫn đèn điện hỏi xem trẻ có ý kiến gì? Gợi ý trẻ tự đưa ra ý kiến” Nếu không tắt quạt tắt điện thì điều gì sẽ xảy ra ?”. Qua đó trẻ được trải nghiệm thực tế về việc tiết kiệm năng lượng từ những thói quen hàng ngày 3.5. Biện pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tinTrong giai đoạn hiện nay, việc ứng dụng và sử dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy là vô cùng quan trọng, sử dụng công nghệ thông tin giúp cho trẻ có tư duy trực tiếp để phát huy tính tích cực của trẻ, trẻ hứng thú bao nhiêu thì kết quả đạt được càng tốt bấy nhiêu. Nếu lựa chọn đề tài để dạy trẻ trên mọi tiết học mà chỉ có tranh ảnh không thì trẻ rất dễ bị nhàm chán, chất lượng chắc chắn sẽ không cao. Chính vì vậy mà cô giáo phải luôn tìm tòi học hỏi cách làm các hiệu ứng PowerPoint và cài phần mềm giáo án điện tử trong đó là kho tàng những tư liệu, tài liệu có hình ảnh âm thanh hiệu ứng rất đẹp về các tất cả các chủ đề, các lĩnh vực giải trí... trong đó có cả tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường. Nhờ có các trò chơi trên máy vi tính như vậy trẻ của lớp sẽ hứng thú, đồng thời các thao tác trên máy của trẻ được thiết lập, tư duy phát triển mạnh, sự ghi nhớ các hình ảnh đúng - sai được dễ dàng. Ngoài những biện pháp trên cô giáo luôn sưu tầm những tài liệu nói về môi trường và sử dụng trên đĩa hình đưa vào máy vi tính và vào những giờ đón, trả trẻ thường mở trên máy vi tính cho trẻ xem như những hình ảnh như : Tệ nạn chặt phá rừng, lũ lụt, thiên tai, dịch cúm gia cầm, đốt rừng lấy củi, những hình ảnh trẻ em tắm nước bẩn, phóng uế bừa bãi, tắm cùng với trâu...Những hình ảnh về các tệ nạn 3.6. Biện pháp 6: Công tác phối kết hợp cùng phụ huynhỞ lứa tuổi mầm non là lứa tuổi mà trẻ thích được khen ngợi động viên, cô tạo sự thích thú ở lớp và cha mẹ trẻ khuyến khích con ở nhà. Có như vậy trẻ mới có thể phát triển hài hòa về mọi mặtPhụ huynh là nguồn động viên khích lệ và luôn sát cánh bên nhà trường bởi vì không những phụ huynh rèn nề nếp cho trẻ của mình mà còn tuyên truyền cho các bậc phụ huynh khác cùng ý thức để bảo vệ môi trường và nhiệt tình ủng hộ các phong trào của trường lớp.Cô giáo cần tuyên truyền với phụ huynh về sự ô nhiễm môi trường của địa phương hiện nay bằng cách:Tuyên truyền vận động phụ huynh về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng trong cuộc sống hàng ngày và nhắc nhở phụ huynh cùng tham gia thực hiện bằng khẩu hiệu “Mỗi người hãy trồng thêm một cây xanh là thêm một hành động bảo vệ môi trường” phụ huynh lớp tôi đã ủng hộ những chậu cảnh nhỏ để tạo cho khung cảnh vườn trường thêm đẹp hơn. 4. Hiệu quả của sáng kiếnGiáo dục trẻ mầm non bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng là một điều vô cùng quan trọng. Qua đó trẻ có một số vốn kiến thức, thói quen khá tốt đối với môi trường sống.Qua một thời gian triển khai đề tài tôi đã tiến hành khảo sát cho thấy kết quả như sau STT  Nội dung tiêu chí khảo sát trẻSo với đầu năm tăngtrẻ đạt % 1Biết chăm sóc và bảo vệ cây38952Biết giữ gìn trật tự vệ sinh công cộng, vệ sinh trường lớp36903Biết cất dọn đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định401004Không vứt rác ra đường, biết gom rác vào thùng rác3997,55Không la hét to36906Phân biệt được những hành động đúng và hành động sai đối với môi trường và tiết kiệm năng lượng3792,57 Biết tiết kiệm nước khi sử dụng 401008Nhắc nhở người lớn tiết kiệm điện3792,5* Về phía trẻ: - Khích lệ được trí tưởng tượng sự tò mò của trẻ. Trẻ học hứng thú hơn không những trong hoạt động học mà trong hoạt động góc càng thu hút được nhiều trẻ hơn.- Trẻ rất thích tham gia làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên liệu.- Trẻ có hứng thú học, tiếp thu kiến thức nhanh.- Trẻ yêu lao động và tạo ra cái đẹp- Có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng mọi lúc mọi nơi* Về phía giáo viên: - Nâng cao hình thức đổi mới, tổ chức giờ học, giờ chơi sinh động hấp dẫn hơn. Tham gia tập huấn đầy đủ nắm chắc nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, vận động các phương pháp phù hợp gắn với cuộc sống thực của trẻ. Hình thành cho trẻ những hành vi thái độ bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng.III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊa. Kết luận Như vậy,lĩnh vực “Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng cho trẻ mầm non ” là một lĩnh vực đào tạo rất đặc biệt, nội dung lĩnh vực bám vào hai vấn đề hết sức cần thiết cho trẻ đó là “giá trị sống” và “kỹ năng bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng” nhằm xây dựng vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách con người, tăng sức đề kháng và năng lực hội nhập cho con trẻ ngay hôm nay và tự tin vững bước trong tương lai "Trong mỗi đứa trẻ đều có những tài năng tiềm ẩn. Sự chuẩn bị kỹ càng từ lúc đầu đời chính là chìa khóa thành công cho tương lai mỗi trẻ”Chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ từ lứa tuổi mầm non chính là cơ sở giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, là nền tảng cho quá trình học tập suốt đời của trẻ. Cần phải tập cho trẻ hình thành phản xạ tự nhiên trong giao tiếp, chỉ có thế mới hình thành “văn hóa xin lỗi”, “văn hóa cảm ơn”, mới chứng tỏ được, rằng người Việt là những người biết ứng xử.Giáo dục trẻ mầm non về tình cảm, hành vi và ý thức bảo vệ môi trường là nền tảng của một tương lai tốt đẹp cho trẻ. Hơn ai hết, nhà giáo dục cần ý thức được trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ này.b. Kiến nghịTôi mong muốn Phòng Giáo Dục tạo điều kiện đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị như đồ chơi ngoài trời và các tài liệu tham khảo, lô tô có các hình ảnh minh họa về lĩnh vực giáo dục bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng. Đối với nhà trường tôi mong muốn trường tạo điều kiện về thời gian và kinh phí để giáo viên được học hỏi thêm các lớp làm đồ dùng, đồ chơi trang trí lớp cho đẹp và phong phú. Trên đây là một số kinh nghiêm của bản thân tôi trong việc “Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”. Trong thời gian thực hiện tôi đã thu được những kết quả đáng khích lệ, nhưng khả năng về chuyên môn vẫn còn hạn chế không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các chị em đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn, giúp tôi tiếp thu phấn đấu và làm tốt công tác chăm sóc giáo dục thế hệ mầm non tương lai của đất nước.

Tài liệu đính kèm:

  • pptxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_y_thuc_bao_v.pptx