Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động trong hoạt động vui chơi ngoài trời cho trẻ 3-4 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động trong hoạt động vui chơi ngoài trời cho trẻ 3-4 tuổi

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Như chúng ta đã biết trẻ mầm non " Học mà chơi - chơi mà học". Hoạt

động vui chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mầm non, mà trong đó vui chơi

ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu vì trẻ sẽ được hít thở không khí

trong lành, được quan sát thế giới xung quanh khám phá những điều mới lạ từ

thiên nhiên giúp trẻ tăng thêm vốn sống và nhất là trẻ được tự do hoạt động.

Chương trình giáo dục mầm non được triển khai theo Thông tư số

17/2009/TT-BGDDT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo đặc

biệt coi trọng việc tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với sự phát triển của

từng cá nhân trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực hồn nhiên, vui tươi, đồng thời

tạo cơ hội cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ

chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ một cách linh hoạt, mềm dẻo, thực

hiện phương châm “ Học mà chơi, chơi mà học” đáp ứng mục tiêu phát triển

toàn diện về mọi mặt . Đối với trẻ thơ hoạt động vui chơi ngoài trời có ý nghĩa

đặc biệt. Hoạt động vui chơi ngoài trời là con đường tiếp xúc độc đáo của trẻ

mẫu giáo với thế giới xung quanh. Nhờ có hoạt động này trẻ bước vào giai đoạn

đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách, trí tuệ và thể lực cho trẻ.

pdf 21 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 2164Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động trong hoạt động vui chơi ngoài trời cho trẻ 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thôn Hoàng Long, 
thôn Cự Đà. Tháng 10 năm 2018, được sự quan tâm của UBND thành phố Hà 
Nội và UBND huyện Gia Lâm đã đầu tư quy hoạch xây dựng trường về 01 điểm 
có tổng diện tích là 8462,7 m2 nằm giữa trung tâm xã Đặng Xá - Gia Lâm - Hà 
Nội với tổng số 20 phòng học, 8 phòng chức năng, 4 phòng năng khiếu khang 
trang rộng rãi thoáng mát. 
Năm học này tôi được phân công phụ trách lớp mẫu giáo bé. Với tấm lòng 
yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình tích cực trau dồi kiến thức, học hỏi qua sách vở, 
đồng nghiệp, qua các lớp bồi dưỡng , tôi đã hiểu rõ tầm quan trọng của việc 
phát huy tính tích cực chủ động của trẻ ở hoạt động vui chơi ngoài trời. Chính vì 
vậy tôi luôn mong muốn tổ chức những giờ hoạt động vui chơi ngoài trời sáng 
tạo, hấp dẫn phù hợp với lứa tuổi của trẻ để trẻ được phát huy tính tích cực chủ 
5/15 
động khi tham gia hoạt động ngoài trời. Nhưng trên thực tế khi tổ chức cho trẻ 
dạo chơi ngoài trời, tôi thấy trẻ lớp tôi do còn nhỏ nên khả năng quan sát, ghi 
nhớ, dự đoán và đưa ra kết luận của trẻ còn khá hạn chế, nhiều trẻ chưa phát huy 
được tính cực chủ động và không hứng thú khi tham gia hoạt động. 
Đứng trước khó khăn tôi luôn trăn trở, suy nghĩ và tự hỏi làm thế nào và 
bằng cách gì để trẻ lớp tôi hứng thú hơn khi tham gia hoạt động ngoài trời và 
trong những giờ hoạt động ngoài trời trẻ phát huy được tính tích cực chủ động, 
giúp trẻ phát triển sự sáng tạo? Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện tôi đã 
gặp những thuận lợi và khó khăn sau: 
2.1. Thuận lợi: 
Nhà trường vừa được đón chuẩn 2 nên về môi trường trường, lớp đã rất đẹp 
và khang trang. Khuôn viên trường sạch sẽ thoáng mát, đồ chơi ngoài trời phong 
phú và đa dạng cho trẻ chơi. 
 Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, đầu tư về cơ sở vật chất 
tương đối đầy đủ, trang bị nhiều đồ dùng đồ chơi hoạt động ngoài trời đa dạng 
và phong phú . 
 Bản thân tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu 
giáo bé đã nhiều năm nên việc nắm bắt được tâm sinh lý của lứa tuổi này cũng 
tương đối rõ. Thêm vào đó ban giám hiệu còn thường xuyên cho tham gia các 
buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ chức các buổi hội giảng và được tham gia các tiết 
kiến tập của trường và của huyện nên tôi đã có nhiều thuận lợi trong việc tổ 
chức các hoạt động ngoài trời cho trẻ. 
 Bản thân thường xuyên học hỏi các đồng nghiệp qua các buổi dự giờ hoạt 
động và tìm hiểu qua các loại sách báo mạng Intenet đồng thời có kế hoạch sắp 
xếp hoạt động vui chơi theo từng chủ đề với sự hứng thú của trẻ. 
Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, mạnh dạn, hứng thú tham gia trò chơi. 
Phụ huynh rất quan tâm đến trường lớp đã ủng hộ các nguyên vật liệu tự 
nhiên để giáo viên làm các đồ dùng tự tạo cho trẻ hoạt động. 
2.2. Khó khăn: 
 Cơ sở vật chất của nhà trường mới, rộng, khang trang nhưng còn thiếu rất 
nhiều cây bóng mát cổ thụ trong sân trường dẫn đến sân trường còn nắng, nóng. 
Nền sân đổ bê tông nên càng tăng thêm độ nóng khi cho trẻ tham gia hoạt động 
ngoài trời dưới những ngày hè oi ả ngay cả khi vẫn còn sáng sớm. 
 Bản thân nhiều khi còn chưa chu đáo khi tổ chức các giờ hoạt động ngoài 
trời trong kế hoạch. 
6/15 
 Môi trường quan sát đã rất phong phú nhưng giáo viên chưa khai thác 
được hiệu quả cao. 
 Nội dung lựa chọn trong các giờ hoạt động ngoài trời còn nghèo nàn, chưa 
thực sự phong phú, thường lặp đi, lặp lại do chưa thực sự để tâm. 
 Trẻ chưa thực sự hứng thú và tự tin trong các buổi hoạt động ngoài trời. 
 Phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến các nội dung chương trình của các 
con trên lớp nên chưa có sự phối hợp với giáo viên nên hiệu quả chưa cao. 
3. Những biện pháp chính 
3.1. Lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ: 
Trên thực tế trường tôi có diện tích sân rộng đẹp, sĩ số học sinh khá đông 
nên việc tổ chức hoạt động ngoài trời đòi hỏi giáo viên phải lập kế hoạch tổ 
chức một cách hợp lý và tìm tòi những nội dung hoạt động ngoài trời, những trò 
chơi vận động, trò chơi dân gian gắn với chủ đề, gắn với mốc thời gian phù hợp 
để tạo cho trẻ những giờ hoạt động ngoài trời hiệu quả nhất. 
Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học tôi đã bắt đầu có những kế hoạch cụ thể 
cho từng tuần, từng tháng về nội dung hoạt động ngoài trời của trẻ. Trước tiên 
tôi bao quát hết toàn cảnh sân trường, liệt kê hết các danh mục cần quan sát, nội 
dung quan sát cho từng đối tượng và chia đều ra các tháng theo từng chủ đề sự 
kiện. Tiếp theo tôi liệt kê các câu hỏi cho từng nội dung nhằm tìm ra các câu hỏi 
mở, kích thích sự tò mò của trẻ, phát huy khả năng tư duy sáng tạo, khả năng 
mạnh dạn và tự tin ở trẻ theo từng mục tiêu mà trẻ cần đạt được trong tháng đó. 
Với mỗi câu hỏi tôi còn dự kiến các câu trả lời của trẻ và tìm trước những tình 
huống có thể xảy ra. Sau khi đưa ra được những ý tưởng cho từng tiết học tôi 
nghiên cứu cách kiểm tra trên trẻ và đánh giá trẻ theo cách tự nhiên nhất để 
không làm ảnh hưởng đến tâm lí của trẻ. Cứ như vậy, sau mỗi tháng tôi lại tự rút 
ra cho mình kinh nghiệm và có những lưu ý bổ sung cho các tiết dạy lần sau. 
3.2. Tạo môi trường hợp lý và có tính phát triển: 
Môi trường cho trẻ hoạt động là nơi có nguồn thông tin phong phú, khuyến 
khích tính độc lập và hoạt động tích cực cho trẻ.Vì vậy, biện pháp tạo môi 
trường hợp lý sẽ giúp trẻ tìm tòi, khám phá và phát hiện những điều mới lạ, hấp 
dẫn, các kiến thức, kĩ năng của trẻ sẽ được củng cố và bổ sung. Tạo môi trường 
phù hợp, đa dạng, phong phú sẽ gây hứng thú cho trẻ và bản thân giáo viên, góp 
 phần hình thành nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ, 
giữa trẻ với trẻ. 
3.2.1. Tổ chức cho trẻ quan sát: 
7/15 
Đây là hình thức cho trẻ làm quen với kiến thức tự nhiên, xã hội xung 
quanh trẻ, kích thích óc tìm tòi khám phá của trẻ. Nội dung quan sát thường dựa 
vào khả năng của từng trẻ để có thể nâng cao hay hạ thấp yêu cầu tùy từng 
trường hợp quan sát. 
Để cho trẻ quan sát được tốt hơn, tôi đã hướng trẻ cùng chuẩn bị trước khi 
quan sát, chẳng hạn với chủ đề thế giới thực vật thì yêu cầu trẻ thực hiện ở nhà 
như tìm hiểu về cây xanh, tôi vận động phụ huynh cho con mang đến lớp cho cả 
lớp cùng xem, ngoài ra cô cần có câu hỏi gợi ý nhằm phát triển tư duy của trẻ. 
Với cách này tôi nhận thấy trẻ hoạt động rất tích cực và không những thế, tôi đã 
nhận được sự tham gia rất nhiệt tình của phụ huynh học sinh. 
Trẻ quan sát vườn rau (xem ảnh tại phụ lục – hình ảnh 1) 
3.2.2. Lấy trẻ làm trung tâm 
Trong quá trình quan sát cô luôn lấy trẻ làm trung tâm, cho trẻ được tự 
nhận xét, đánh giá, được cầm, sờ, nắm,... sự vật. Cô luôn quan tâm, phát huy 
tính tích cực của trẻ trong khi chơi bằng cách khai thác kinh nghiệm thực tế của 
trẻ, tận dụng môi trường sẵn có và cho trẻ được thực hành nhiều nhất.Tạo được 
nhiều các tình huống cho trẻ phải suy nghĩ giải quyết tình huống đó và sáng tạo 
nhiều nội dung chơi, chủ đề chơi phong phú hơn. Trẻ được hoạt động một cách 
tích cực nhất, từ đó gây nhiều hứng thú cho trẻ khi chơi. 
Cô luôn chú ý tạo cho trẻ cảm giác thoải mái khi quan sát và bầu không khí 
vui tươi giữa cô và trẻ để buổi chơi thu được kết quả thành công nhất. 
Trẻ được tự tay làm thí nghiệm trứng nổi trứng chìm (xem ảnh tại phụ lục – 
hình ảnh 2) 
3.2.3. Chuẩn bị các nguyên vật liệu từ địa phương phục vụ cho hoạt động 
chơi thiên nhiên: 
Chuẩn bị tốt về đồ dùng đồ chơi, tâm lí, sức khỏe cho buổi hoạt động. Để 
buổi hoạt động ngoài trời đạt kết quả cao, trước hết người giáo viên phải: 
- Xác định đối tượng, số lượng, vị trí các đối tượng, khu vực tổ chức hoạt 
động của trẻ, dự kiến những ảnh hưởng của thời tiết đến các đối tượng trẻ sẽ 
quan sát khám phá. Dự kiến về nội dung sẽ cho trẻ lao động, chăm sóc thiên 
nhiên. 
- Chuẩn bị phương tiện cho trẻ hoạt động, ngoài các đối tượng đã có trên 
sân, vườn, cần chuẩn bị các dụng cụ cho trẻ hoạt động như: các đồ chơi cần 
thiết, các đồ dùng, dụng cụ cho trẻ tham gia lao động, làm thí nghiệm, những đồ 
chơi cho trẻ chơi đóng vai. 
-Tìm hiểu tâm lí và tình trạng sức khỏe của từng trẻ trước khi khám phá. 
8/15 
- Tạo cơ hội để trẻ nói về những suy nghĩ của mình. 
- Sưu tầm các trò chơi mới lạ để thu hút trẻ 
- Nhắc trẻ uống nước, đi vệ sinh trước khi ra sân. 
Không chỉ về học tập mà thông qua hoạt động khám phá thiên nhiên ngoài 
trời sẽ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trẻ, giúp trẻ có một sức khỏe dồi dào, 
chống lại sự thay đổi đột ngột của thời tiết. 
Chuẩn bị nguyên vật liệu cho trẻ làm thí nghiệm trứng chìm trứng nổi (xem 
ảnh tại phụ lục – hình ảnh 3) 
3.2.4 Tạo bầu không khí thoải mái trước khi quan sát 
Đối với trẻ nhỏ, sự động viên khích lệ của người lớn sẽ tạo cho trẻ sự thoải 
mái, tự tin vào bản thân, trẻ dám làm, dám nghĩ và dám nói ra những điều trẻ 
quan sát phát hiện ra, nếu bầu không khí không được thoải mái trẻ sẽ không dám 
nêu lên những điều trẻ khám phá được vì trẻ sợ, nếu sai sẽ bị mắng, nên việc tạo 
cho trẻ có tâm thế thoải mái khi quan sát sẽ giúp giờ học trở nên sôi động, giúp 
trẻ tích cực hơn trong giờ khám phá đạt kết quả cao. 
Bầu không khí thoải mái trước khi trẻ bước vào giờ hoạt động ngoài trời 
(xem ảnh tại phụ lục – hình ảnh 4) 
3.2.5 Tổ chức quan sát trực tiếp các đối tượng, thường xuyên cho trẻ tiếp 
xúc với môi trường sống 
Hoạt động ngoài trời là cơ hội tốt nhất để tổ chức các hoạt động đa dạng 
tích cực của trẻ, trong quá trình hoạt động trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên: với 
mây, với nắng và gió, với hoa, lá, cỏ cây,... 
Vậy nên khi tổ chức cho trẻ quan sát cần cho trẻ quan sát trực tiếp nhất là 
trẻ phải được thường xuyên quan sát môi trường sống, trong quá trình quan sát, 
khả năng tri giác của trẻ chính xác hơn, nhanh nhạy hơn, có khả năng ghi nhớ có 
mục đích. Vì khi quan sát trẻ được tận mắt nhìn thấy cây cỏ, hoa lá, các con vật 
và những công việc làm của con người. Trẻ được nhìn, sờ tay, ngửi, ăn, nếm,... 
những cái mới lạ trong thiên nhiên và đích thực tai trẻ nghe thấy tiếng chim hót, 
gà gáy,... nói chung trẻ sẽ được đắm mình trong môi trường thiên nhiên và khám 
phá cuộc sống mới lạ. 
Ví dụ: Khi khám phá các loại cây trẻ mẫu giáo sẽ hiểu sâu hơn, rõ hơn và 
cụ thể hơn về các loại cây (thân đứng, thân bò, thân leo,...). 
Trẻ quan sát cây hoa (xem ảnh tại phụ lục – hình ảnh 5) 
3.2.6 Tổ chức cho trẻ khám phá xã hội thông qua lao động 
Lao động là một hình thức tổ chức giáo dục quan trọng cho trẻ trong trường 
mầm non, đây là hoạt động được trẻ nhỏ ưa thích. Trong quá trình tham gia lao 
9/15 
động, trẻ sẽ tích lũy được các kinh nghiệm trong cuộc sống, tổ chức cho trẻ lao 
động là cơ hội cho trẻ được thể hiện và rèn luyện các phẩm chất nhân cách quan 
trọng của người lao động, đó là sự cần cù, chịu khó, sự kiên trì, quyết tâm, cố 
gắng vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ. Có thể tổ chức cho trẻ lao động chăm 
sóc thiên nhiên như: xới đất, nhổ cỏ, nhặt lá úa cho cây, cho chim và thú nuôi 
ăn, nhặt lá rụng, tưới nước cho cây,... 
Ví dụ: Sau khi tổ chức cho trẻ quan sát cây trong sân trường, giáo viên có 
thể hỏi trẻ: Làm gì cho cây mau lớn? Các con có muốn tự mình chăm sóc cây 
không? Sau đó cô cho trẻ sử dụng bay để vun đất cho gốc cây, sử dụng bình tưới 
để tưới nước, tìm sâu,... 
Để cho trẻ có sự ham thích khám phá tự nhiên ta cần cho trẻ quan sát các 
hiện tượng sự vật xung quanh mình. 
Ví dụ: Trẻ xuống sân trường thấy nhiều lá vàng, cô cho trẻ thi nhau nhặt lá 
vàng và cùng trò chuyện với nhau về lá vàng. 
Trẻ nhặt lá vàng dưới sân trường (xem ảnh tại phụ lục – hình ảnh 6,7) 
Đồng thời để tạo hứng thú cho trẻ chơi với thiên nhiên, cô gợi ý cho trẻ 
đem nhiều nguyên vật liệu mở như các loại hạt, cỏ, cọng rau, bìa các tông, vỏ 
trai, vỏ hến, đá sỏi. Thay đổi nhiều hình thức cho phong phú. 
Cô gợi ý cho trẻ chơi giúp trẻ sáng tạo trong sản phẩm của mình. 
+ Nhặt các loại lá khác nhau để xếp thành các hình dạng khác nhau. 
+ Xâu các loại hạt với nhau tạo thành những chiếc vòng cổ xinh xắn. 
+ Nhặt lá tạo thành hình các con vật. 
Ví dụ:Sau khi trẻ nhặt lá vàng xong, cô sẽ hướng dẫn trẻ tạo thành hình con 
trâu đơn giản. 
Trẻ nhặt lá tạo thành hình con trâu (xem ảnh tại phụ lục – hình ảnh 8, 9) 
3.3. Tổ chức các trò chơi hoạt động ngoài trời tạo hứng thú cho trẻ. 
3.3.1 Trò chơi phát triển thể chất: trò chơi với các đồ chơi sẵn có ở trường: 
Thông qua các hoạt động leo trèo trên các đồ chơi ngoài trời: cầu trượt, đu 
quay, bập bênh, các vận động chạy, nhảy lò cò, tung, ném bóng... rèn cho trẻ sự 
khéo léo, nhanh nhẹn của đôi bàn tay, bàn chân, giáo dục trẻ không leo trèo 
những nơi nguy hiểm. 
Tổ chức cho trẻ chơi một số trò chơi sinh hoạt tập thể đơn giản, trò chơi 
sinh hoạt cộng đồng cũng rất thu hút trẻ như: trò chơi đoàn kết, trời nắng trời 
mưa, đổi chỗ cho bạn, úp cá,... hoặc cũng có thể hát cho trẻ một số bài sinh hoạt 
tập thể đơn giản như: Bé đánh răng, cùng vui chơi, bạn ở đâu. Ngoài những trò 
chơi vận động theo chương trình chăm sóc giáo dục trẻ tôi đã linh hoạt trong 
10/15 
việc thay đổi luật chơi, thay đổi tên trò chơi nhằm thu hút và hấp dẫn trẻ vào các 
trò chơi. 
Ví dụ: Trò chơi “đổi chỗ” có thể thay đổi tên là “tìm bạn”, “thay thế”,... Trò 
chơi “đuổi bóng” thay đổi là “chạy thi”,... 
Cùng làm với cô những đồ chơi ngoài trời: nhặt những chiếc lá khô và 
đếm, đoán xem đó là lá gì, so sánh to nhỏ. 
Phấn vẽ hoặc bất cứ dụng cụ cho trẻ học giờ thể dục cũng có thể vận dụng 
cho trẻ hoạt động ngoài trời cũng là một hình thức ôn luyện kĩ năng vận động 
cho trẻ. 
Trẻ chơi với phấn dưới sân trường (xem ảnh tại phụ lục – hình ảnh 10) 
3.3.2 Trò chơi phát triển giác quan: 
Trẻ lắng nghe tiếng động tiếng kêu ở đâu, nghe tiếng gió thổi, nghe tiếng 
chim hót, nhìn lá rụng, ngửi mùi hoa, mùi cỏ, mùi lá cây, cảm nhận ánh nắng 
mặt trời qua trò chơi: “Ai tinh mắt?”, “Đoán cây qua lá”, “Đoán vật bằng tay”, 
“Đoán xem tiếng động gì?” 
3.3.3 Trò chơi phát triển nhận thức: 
Trẻ chơi với cát, nước, sỏi, phấn vẽ, đất đá để biết được tính chất của 
chúng. Chơi với lá cây như: xếp lá thành những hình dạng khác nhau theo trí 
tưởng tượng của trẻ như: hình bông hoa, ngôi nhà, con bướm, ông mặt trời. Trẻ 
tham gia trồng cây, chăm sóc vườn cây xung quanh khu vực trường nhằm phát 
triển óc tò mò của trẻ: Quan sát sự thay đổi hàng ngày của cây xanh trong 
trường và phân loại chúng: Nhóm có hoa, nhóm không có hoa, nhóm cây dây 
leo, nhóm cây ăn quả. 
Qua những trò chơi này giúp trẻ mở rộng mối quan hệ với thế giới xung 
quanh, cách chăm sóc cây xanh và bảo vệ cây xanh, rèn cho trẻ cách giao tiếp 
lịch sự với mọi người, biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên. 
Ngoài những hoạt động khám phá, tìm tòi thì với thiên nhiên ấy ta có thể 
xen lẫn vào đó các trò chơi vận động, học tập, dân gian để củng cố tri thức mà 
trẻ vừa được khám phá, trải nghiệm. 
Khi tổ chức các trò chơi giáo viên cần lưu ý tạo cho trẻ không khí sôi nổi, 
thoải mái, lôi cuốn trẻ tham gia vào trò chơi tích cực. Cần xen kẽ trò chơi động 
và tĩnh để giúp trẻ cân đối về thể lực. Có thể tận dụng các nguyên vật liệu thiên 
nhiên sẵn có trên sân để tổ chức thành trò chơi học tập đơn giản, nhưng cũng 
nhằm mục đích củng cố tri thức và phát triển tư duy của trẻ. 
Ví dụ: Trò chơi học tập khi trẻ mới học ở giờ Toán với đề tài “Đếm đến 5, 
nhận biết chữ số 5” ta có thể cho trẻ tìm 5 cây trong vườn giống nhau và tìm số 
11/15 
5 gắn vào đó. Cho mỗi trẻ nhặt 5 lá cây và xếp thành hình bé thích như bông 
hoa, ngôi sao,... 
Tổ chức cho trẻ được chơi tự do theo ý thích. Cho trẻ chơi với cát, nước, 
xây mô hình bằng cát, sỏi, vẽ trên sân, trên cát, đất hoặc trẻ có thể chơi các trò 
chơi đóng vai, leo trèo, trốn tìm, đuổi nhau,... chơi với các đồ chơi sẵn có ngoài 
trời. 
Trẻ chơi trò chơi “Sói ơi, ngủ à?” (xem ảnh tại phụ lục – hình ảnh 11) 
Thông qua trò chơi giúp cho trẻ có tính đoàn kết, yêu thương nhau, sự tự 
tin, can đảm trước những sự việc biến đổi không ngừng của cuộc sống. 
Trẻ chơi với đồ chơi sẵn có ngoài trời (hình ảnh 12,13) 
3.4. Tuyên truyền tới phụ huynh những nội dung hoạt động ngoài trời qua 
các hình thức khác nhau. 
3.4.1. Tuyên truyền qua bảng thông báo của lớp 
Mọi hoạt động trên lớp của trẻ nếu chúng ta không chia sẻ với phụ huynh 
thì thật đó là một sai lầm lớn nhất. Bởi phụ huynh là những người có thể cùng 
giáo viên kết hợp tốt nhất để có thể dạy trẻ đạt hiệu quả tốt nhất có thể. Cả ngày 
trẻ ở cùng cô, tối về bố mẹ, ông bà trông nom. Môi trường để trẻ phát triển tốt 
nhất phải từ cô và gia đình trẻ. Nắm được tầm quan trọng đó tôi luôn coi trọng 
sự góp sức của phụ huynh là thiết yếu. Chính vì vậy tôi đã rất trú trọng nội dung 
tuyên truyền trên bảng thông báo và không ngừng trao đổi với phụ huynh qua 
các giờ đón, trả trẻ hàng ngày. 
3.4.2. Tuyên truyền qua zalo nhóm lớp bằng hình ảnh các hoạt động tại lớp 
của các con. 
Ngoài việc tuyên truyền qua bảng thông báo và trao đổi thì theo tôi đó chỉ 
là lý thuyết, còn thực tế như thế nào thì phải là những giờ học bổ ích được ghi 
lại qua các thước phim hay hình ảnh quay lại những hoạt động đó của trẻ tại lớp. 
Sau đó gửi làm minh chứng cho phụ huynh được tận mắt chứng kiến và cảm 
nhận được lợi ích của việc đi học hàng ngày, ích lợi của các hoạt động của trẻ tại 
lớp là vô cùng quan trọng. 
Từ những ý nghĩ đó tôi đã làm được rất nhiệu bộ phim của lớp gửi cho phụ 
huynh. Thật đáng phấn khởi khi phụ huynh vui vẻ xem, thả tim, hưởng hứng các 
hoạt động của lớp một cách nhiệt tình và hào hứng. Chính vì vậy mà các cuộc 
vận động tại lớp cần sự hỗ trợ của các bậc phụ huynh về mọi mặt đều đạt kết quả 
cao. 
3.5. Phối kết hợp cùng phụ huynh chống nắng cho trẻ khi tham gia hoạt 
động ngoài trời. 
12/15 
Phải nói rằng, trường mầm non Đặng Xá hiện nay là một trong những 
trường có cơ sở vật chất và môi trường trong lẫn ngoài đẹp gần như nhất Huyện 
bởi diện tích rộng, khuôn viên đẹp, nhiều cây cảnh, cây ăn quả. Tuy nhiên số 
lượng cây xanh lấy bóng mát, cổ thụ trồng ở ngoài sân trường còn hạn chế do 
nhiều lý do khách quan. Do trường mới xây mới nên những cây trong sân trường 
cũng mới trồng, cho dù cây trồng toàn là cây to, cổ thụ nhưng chưa kịp phát tán 
rộng, đủ để che nắng cho học sinh khi tham gia các hoạt động của nhà trường, 
nhất là hoạt động ngoài trời của các lớp. 
Chính vì vậy, bản thân là một giáo viên dạy trẻ, tôi đã gặp phải rất nhiều 
những khó khăn khi cho trẻ ra ngoài quan sát. Phía sânn sau của nhà trường là 
khoảng sân của trường cũ giữ lại nên có rất nhiều cây xanh và mát. Trẻ hoạt 
động rất tốt, nhưng sân trước phía cổng trường còn quá nhiều khoảng trống do 
còn thiết kế làm sân tập thể dục và khoảng trống để khi tổ chức các buổi lễ, hội 
có chỗ mắc bạt che nắng. 
Thấy đó là những điều không thể khắc phục ngay nên tôi có ý kiến với phụ 
huynh đăng kí đồng phục cho các con tại lớp đầy đủ và mang mũ của đồng phục 
đi nộp cho cô giáo giữ. Khi nào lớp có các hoạt động ngoài trời hay dã ngoại thì 
100% trẻ trên lớp có mũ đội. 
Ngoài ra, tôi cũng trao đổi với phụ huynh sau này nếu nhà trường cần huy 
động sự ủng hộ của phụ huynh để phối kết hợp làm khung che cho trẻ trước sân 
khấu thì phụ huynh hãy ủng hộ nhiệt tình. Tất cả vì con em chúng ta! 
4. Hiệu quả SKKN 
Sau khi thực hiện các biện pháp tôi đã thu được một số kết quả sau: 
 4.1. Về bản thân: 
 - Tôi thấy mình đã nâng cao được cách tổ chức các hoạt động vui chơi 
ngoài trời cho trẻ. 
 - Rút được kinh nghiệm trong việc chủ động tìm tòi những nội dung hoạt 
động ngoài trời đã gây hứng thú và giúp trẻ phát huy được tính chủ động tích 
cực hơn. 
 - Tìm tòi và sưu tầm được rất nhiều những trò chơi hay lạ, những đề tài để 
hướng trẻ quan sát thử nghiệm . 
- Tận dụng sáng tạo hơn trong những đồ dùng đồ chơi với các nguyên vật 
liệu đơn giản, gần gũi xung quanh trẻ mà hiệu quả và nâng cao yêu cầu khi trẻ 
tham ra chơi. 
- Tôi đã có hướng thay đổi cách hướng dẫn đồ dùng đồ chơi, nguyên vật 
liệu mới mẻ, phong phú và đã tạo hứng thú thu hút trẻ tham gia hoạt động. 
13/15 
 4.2. Về trẻ: 
- Trẻ hứng thú và tích cực hưởng ứng theo

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_phat_huy_tinh_ti.pdf