Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo

Biện pháp 2: Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện

Ngoài việc duy trì các hoạt động thường xuyên thì mỗi nhà trường, lớp học, giáo viên, phụ huynh và học sinh cần phải tạo cho mình ý thức thói quen giữ gìn vệ sinh chung và bảo vệ môi trường. Việc tận dụng môi trường ở góc thiên nhiên như thế nào để trẻ có cách ứng xử đơn giản và hiệu quả nhất, hướng dẫn trẻ tham gia vào hoạt động một cách có khoa học để trẻ bước đầu nắm bắt, hình thành những kĩ năng ứng xử thân thiện với môi trường.

Tham mưu với Ban giám hiệu huy động nguồn lực để mua sắm, sữa chữa, cải tạo, bổ sung trồng cây xanh vào các bồn cây, bồn hoa, chậu cảnh và góc Thiên nhiên của trường lớp.

Phát động phong trào trồng cây theo lời dạy của Bác Hồ, mỗi trẻ một cây nhỏ để chăm sóc, mỗi lớp thêm một chậu hoa, một cây cảnh, sân trường có thêm bồn hoa, nhà trường có thêm góc vườn hoa, nhà trường có thêm góc vườn ươm.

Lắp đặt bồn rửa tay phù hợp để hình thành cho trẻ thói quen rửa tay hằng ngày trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn.

Mua chậu hoa hình con giống như hình thiên nga, hình chú mèo, chú chó rất gần gũi và kích thích được hứng thú của trẻ, sử dụng các chậu cảnh làm từ phế liệu: Chậu gáo dừa, can nước rửa bát, can nước xả .Trồng các loại hoa lan, hoa giấy, hoa râm bụt, hoa mẫu đơn và thay đổi cây theo các mùa. Hình thành cho trẻ thói quen chăm sóc.

Bổ sung các thùng rác bằng cách gây chú ý như. Cho tôi xin rác .

Tuyên truyền vận động phụ huynh cùng tham gia xây dựng trường lớp xanh sạch đẹp, thân thiện.

Hằng ngày cho trẻ làm quen và hình thành khã năng quan sát, tìm hiểu về cỏ cây, hoa lá, con vật trong môi trường tự nhiên. Từ đó dạy trẻ cách chăm sóc, biết lao động, yêu thiên nhiên, tạo cho trẻ hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm được nhiều hơn, dưới nhiều hình thức hoạt động phong phú, đa dạng giúp trẻ tìm hiểu khám phá cái mới trong tự nhiên và rèn luyện kĩ năng để có hành vi ứng xử phù hợp với môi trường.

Xây dựng môi trường ở góc thiên nhiên: Căn cứ vào diện tích hành lang và diện tích hiện có của lớp để bố trí nơi đặt góc Thiên nhiên cho trẻ hoạt động. Cây xanh tuwoi, màu sắc đẹp.

Phối hợp với phụ huynh giúp trẻ trồng cây tạo con đường an toàn, xanh, sạch, đẹp.

Cho trẻ tham gia vào các hoạt động lao động nhiều hơn.

 

doc 13 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 2391Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thần trách nhiệm, 100% giáo viên đã qua đào tạo chuẩn. Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên có 19 người.
Ban m hiệu thường xuyên quan tâm, giúp đỡ giáo viên, chỉ đạo sát sao công tác chăm sóc giáo dục trẻ
Cơ sở vật chất: Lớp đủ đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị tối thiểu theo Thông tư số 02/2010/TTBGDĐT ngày 11/2/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo để thực hiện Chương trình giáo dục mầm non, thực hiện theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi
Phòng học rộng rãi thoáng mát, bàn ghế đầy đủ, các phòng học được tu sửa và trang bị quạt điện, đủ ánh sáng, sân chơi, có đồ chơi ngoài trời đủ cho các cháu hoạt động chơi và đã có bếp 1 chiều tạo điều kiện tốt cho các cháu ở bán trú. Đời sống của cán bộ giáo viên, công nhân viên đã ổn định.
Trường có không gian rộng, trồng nhiều cây xanh bóng mát tạo điều kiện cho trẻ được học tập, vui chơi.
Bản thân giáo viên năng động, nhiệt tình, đã qua trường lớp đào tạo, trình độ chuyên môn cao. Có năng khiếu làm đồ dùng, đồ chơi, thiết kế môi trường học tập và có lòng yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục mầm non.
Trẻ khỏe mạnh và rất hào hứng, sôi nỗi với các hoạt động do cô tổ chức, lĩnh hội nhanh các kiến thức cô truyền đạt. Hứng thú tham gia khám phá trãi nghiệm qua các giờ học.
Phụ huynh học sinh có nhận thức đúng đắn về bậc học Mầm non
Bên cạnh đó có một số khó khăn, một số phụ huynh nhận thức về bảo vệ môi trường chưa cao, chưa làm gương tốt cũng như thiếu sự nhắc nhở con cái trong việc bảo vệ môi trường. Ý thức tự giác bảo vệ môi trường trong nhà trường và cộng đồng của các bậc phụ huynh và ở trẻ con còn nhiều hạn chế
Trình độ nhận thức của trẻ không đồng đều, do đó cùng một thời gian và biện pháp, nhưng kết quả đạt trên trẻ chưa tương đương với nhau.
Trẻ chưa biết tự bảo vệ mình trước những tình huống nguy hiểm và nơi nguy hiểm.
Trẻ còn nhút nhát, chưa nhận biết hết giá trị bản thân, thiếu sự thông cảm và chia sẽ với những người xung quanh khi gặp khó khăn hay cần sự giúp đỡ. Khả năng ngôn ngữ còn hạn chế, trẻ nói ngọng, trả lời câu hỏi của cô còn chậm, nói chưa đủ câu, đủ ý. 
Trong giao tiếp còn thiếu tự tin, khả năng thuyết phục còn yếu: nói nhỏ, nói trống không, chưa biết nói lời cảm ơn, xin lõi.
Phụ huynh ít quan tâm đến. Quan tâm không đồng đều, 100% là phụ huynh làm nông. Thời buổi giá cả nông sản thấp, nên một số phụ huynh đi làm ăn xa, để các cháu ở nhà với anh chị, ông bàthời gian phụ huynh quan tâm con rất ít, không dành thời gian trò chuyện để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của trẻ để giáo dục, mà chỉ biết chiều theo mọi đòi hỏi của trẻ, trẻ đáp ứng quá đầy đủ về nhu cầu.
Giáo viên chưa tìm được hướng đi phù hợp, có hiệu quả để đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào cuộc sống hằng ngày của trẻ.
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp, biện pháp
a/ Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Để nâng cao chất lượng giáo dục, giáo viên phải vận dụng, nắm được những vấn đề chung cho trẻ, lập kế hoạch cho trẻ hoạt động theo chủ đề, khơi dậy sự yêu thích, hứng thú đối với trẻ mầm non, tự tạo nhiều đồ chơi, đồ dùng dạy học phù hợp, tích hợp giáo dục các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày ở trường Mầm non một cách lôgic, có hiệu quả. 
b/ Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp:
Biện pháp 1: Lập kế hoạch lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường vào các chủ đề trong năm học.
Với mỗi nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, tôi lựa chọn lồng ghép sao cho phù hợp, đầy đủ, từ đơn giản đến phức tạp. Lồng ghép phải có hệ thống đối với từng chủ đề, tránh trùng lặp và gây quá tải đến hoạt động chính. Trên cơ sở có kế hoạch khung của cả năm học, ở từng chủ đề, căn cứ vào nội dung nhằm tìm kiếm và thiết kế các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho phù hợp. Từ những hoạt động chính trong mạng hoạt động sẽ phát triển thành các hoạt động nhỏ tích hợp vào các thời điểm trong chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Việc xây dựng như vậy, giúp giáo viên chủ động trong công việc của mình, từ đó nội dung được triển khai sâu rộng hơn
Tôi đã lập kế hoạch dự kiến nội dung giáo dục bảo vệ môi trường theo các chủ đề
Chủ đề: Trường Mầm non. Tham quan trường lớp, giữ gìn vệ sinh chung
Chủ đề: Bản thân. Cách tổ chức bày tiệc sinh nhật và ăn uống lịch sự, giữ vệ sinh. 
Vệ sinh cá nhân: Rửa tay, rửa mặt, súc miệng nước muối. Sắp xếp đồ dùng cá nhân ngăn nắp, gòn gàng, đúng nơi quy định. Ăn mặc phù hợp với thời tiết. Mũ, kính và những chiếc khẩu trang đáng yêu
Vệ sinh lớp học và nơi công cộng: Vứt rác đúng nơi quy định, nhặt lá rụng ở sân trường, trồng cây xanh.
Vệ sinh lớp học: Lao động tự phục vụ, bé trực nhật giúp cô, chăm sóc cây xanh.
+ Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi ngăn nắp, sạch sẽ
+ Bỏ rác đúng nơi quy định
+ Hành vi văn minh
Chủ đề: Gia đình
Vệ sinh nhà cửa
Rác thải gia đình
+ Bỏ rác đúng nơi quy định
+ Tận dụng các phế liệu trong gia đình để làm đồ dùng, đồ chơi.
Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe
Chủ đề: Nghề nghiệp. Nghề làm sạch môi trường.
Cô lao công trường bé
Chủ đề: Giao thông
Khói bụi gây ô nhiễm môi trường
Cách phòng tránh khói bụi
Chủ đề: Thực vật – Tết và Mùa Xuân
Những điều kiện cần cho cây phát triển
Lợi ích của cây xanh. Chăm sóc và bảo vệ cây, tưới cấy, nhặt lá, bắt sâu, không bẻ cành, không ngắt hoa
Thực hành gieo hạt, trồng cây
Làm đồ dùng, đồ chơi tự nguyên vật liệu thiên nhiên như lá khô, quả khô, cành khô, hoa khô
Tham quan vườn hoa 
Thế giới Động vật
Đặc điểm, lợi ích, môi trường sống của con vật
Cách chăm sóc và bảo vệ các con vật
Nước và Hiện tượng tự nhiên
Nước sạch nước bẩn
Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước
Tác dụng của nước và cách sử dụng nước tiết kiệm
Biện pháp 2: Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện
Ngoài việc duy trì các hoạt động thường xuyên thì mỗi nhà trường, lớp học, giáo viên, phụ huynh và học sinh cần phải tạo cho mình ý thức thói quen giữ gìn vệ sinh chung và bảo vệ môi trường. Việc tận dụng môi trường ở góc thiên nhiên như thế nào để trẻ có cách ứng xử đơn giản và hiệu quả nhất, hướng dẫn trẻ tham gia vào hoạt động một cách có khoa học để trẻ bước đầu nắm bắt, hình thành những kĩ năng ứng xử thân thiện với môi trường.
Tham mưu với Ban giám hiệu huy động nguồn lực để mua sắm, sữa chữa, cải tạo, bổ sung trồng cây xanh vào các bồn cây, bồn hoa, chậu cảnh và góc Thiên nhiên của trường lớp.
Phát động phong trào trồng cây theo lời dạy của Bác Hồ, mỗi trẻ một cây nhỏ để chăm sóc, mỗi lớp thêm một chậu hoa, một cây cảnh, sân trường có thêm bồn hoa, nhà trường có thêm góc vườn hoa, nhà trường có thêm góc vườn ươm.
Lắp đặt bồn rửa tay phù hợp để hình thành cho trẻ thói quen rửa tay hằng ngày trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn.
Mua chậu hoa hình con giống như hình thiên nga, hình chú mèo, chú chó rất gần gũi và kích thích được hứng thú của trẻ, sử dụng các chậu cảnh làm từ phế liệu: Chậu gáo dừa, can nước rửa bát, can nước xả.Trồng các loại hoa lan, hoa giấy, hoa râm bụt, hoa mẫu đơnvà thay đổi cây theo các mùa. Hình thành cho trẻ thói quen chăm sóc.
Bổ sung các thùng rác bằng cách gây chú ý như. Cho tôi xin rác..
Tuyên truyền vận động phụ huynh cùng tham gia xây dựng trường lớp xanh sạch đẹp, thân thiện.
Hằng ngày cho trẻ làm quen và hình thành khã năng quan sát, tìm hiểu về cỏ cây, hoa lá, con vật trong môi trường tự nhiên. Từ đó dạy trẻ cách chăm sóc, biết lao động, yêu thiên nhiên, tạo cho trẻ hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm được nhiều hơn, dưới nhiều hình thức hoạt động phong phú, đa dạng giúp trẻ tìm hiểu khám phá cái mới trong tự nhiên và rèn luyện kĩ năng để có hành vi ứng xử phù hợp với môi trường.
Xây dựng môi trường ở góc thiên nhiên: Căn cứ vào diện tích hành lang và diện tích hiện có của lớp để bố trí nơi đặt góc Thiên nhiên cho trẻ hoạt động. Cây xanh tuwoi, màu sắc đẹp.
Phối hợp với phụ huynh giúp trẻ trồng cây tạo con đường an toàn, xanh, sạch, đẹp.
Cho trẻ tham gia vào các hoạt động lao động nhiều hơn.
Biện pháp 3: Lồng ghép tích hợp giáo dục chăm sóc và bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua các hoạt động trong trường mầm non. 
Nâng cao chất lượng hoạt động theo các chủ đề, từng tháng, tích hợp ở các hoạt động đón – trả trẻ, giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi.
* Hoạt động ngoài trời
Thông qua hoạt động, giáo viên cung cấp cho trẻ nhiều kiến thức, kĩ năng và hình thành cơ sở ban đầu trong việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ. Trong khi dạo chơi, trẻ được trực tiếp tiếp xúc với thiên nhiên, đất, cát, nước..Việc uần áo bị ướt hay chân tay bị lấm bẩn không quan trọng bằng những điều trẻ được trải nghiệm. Chính những điều đó tạo thêm tình huống để giáo dục trẻ.
Ví dụ: Thông qua những hoạt động thực tiễn, trẻ được làm, được chơi một cách tự nhiên, qua đó giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh trường, lớp. Từ đó sẽ hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ. Cũng như trong tổ chức hoạt động ngoài trời, có thể tạo cho trẻ có những bộ sưu tập từ các nguyên liệu thiên nhiên mang về lớp. Trẻ giúp bác lao công nhặt rác bỏ vào thùng, nhổ cỏ, tưới nước cho cây, biết cách phân loai rác, nhặt riêng các loại rác có thể tái sử dụng để làm đồ chơi trong lớp, các loại rác hữu cơ, rác không thể tái sử dụng bỏ vào thùng rác. Ngoài ra trẻ còn được hướng dẫn cách bảo vệ nguồn nước, tiết kiệm nước.
Ở trẻ thường muốn mang về tất cả những gì trẻ thấy thích mà trẻ chưa cần biết có nên hay không. Mỗi quyết định đồng ý hay ngăn cản của giáo viên cần có giải thích rõ ràng lí do vì sao. Ví dụ cây và hoa ở trường là của chung, hàng ngày các cô, các bác đã rất vất vã để cho chúng phát triển tốt. Vì vậy các con không nên hái hoa, bẻ cành. Như vậy, bên cạnh việc dạy trẻ các hành động bảo vệ môi trường hoặc tránh xa nơi nguy hiểm.giáo viên cần phải giáo dục cho trẻ hiểu và tự ý thức đươ hành vi, không nên áp đặt trẻ. Khi đó trẻ sẽ cảm thấy vui vẻ và dễ chấp nhận hành động của mình hơn.
* Trong hoạt động có chủ đích.
Lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động một cách nhẹ nhàng, đơn giản, hấp dẫn, không gượng ép và thật gần gũi với cuộc sống xung quanh trẻ, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp từng độ tuổi.
Đối với các môn học như hoạt động làm quen với văn học. Như sưu tầm lựa chọn những câu chuyện, bài thơ trong và ngoài chương trình có nội dung về thiên nhiên tươi đẹp, về mối quan hệ giữa con người với thế giới động thực vật, với các hoạt động tự nhiên như: chuyện chú đỗ con, chú chim lạc mẹ, hạt đỗ sót.để đưa vào chương trình giảng dạy phù hợp với chủ đề, chủ điểm. 
Tổ chúc trò chuyện, đàm thoại với trẻ về nội dung câu chuyện, đồng thời lựa chọn những phương pháp, biện pháp phù hợp để nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đến với trẻ một cách nhẹ nhàng, tự nhiên giúp trẻ hiểu thêm về đặc điểm của các con vật, cây cối. Từ đó, trẻ sẽ biết tác dụng của động vật, thực vật đối với con người và môi trường để trẻ ngày càng yêu quý thiên nhiên, biết chăm sóc và bảo vệ thiên nhiên. Ví dụ: Để chuẩn bị cho hoạt động kế chuyện “Chuyện của đất và cây” trước một tuần diễn ra hoạt động kể chuyện, cho trẻ làm thí nghiệm sự phát triển của cây trong giờ hoạt động ngoài trời. Chuẩn bị chậu có đất, hướng dẫn trẻ gieo hạt đậu, một chậu để nơi thoáng mát, đủ ánh sáng, tưởi đủ nước, một chậu tưới ngập nước hàng ngày, chậu đất còn lại không gieo hạt, chỉ để ra ngoài nắng. Giờ học sau đó, cho trẻ quan sát sảm phẩm của trẻ xem các chậu nào cây phát triển như thế nào. Qua thí nghiệm đó giúp trẻ hiểu rõ nội dung câu chuyện một cách sinh động và cụ thể hơn, cây thiếu đất cây không thể sống được và cụ thể hơn cây thiếu đất cây không sống được và đất thiếu cây thì đất sẽ trở nên cằn cỗi. Đồng thời kết hợp cho trẻ xem một số hình ảnh về hậu quả khi rừng bị tàn phá, khai thác bừa bãi. Từ đó, giáo dục trẻ phải yêu quý, chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
Đối với hoạt động âm nhạc: Việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ được thực hiện một cách nhẹ nhàng thông qua việc lựa chọn một số bài hát có nội dung ca ngợi cảnh đẹp quê hương, những hành động tốt có lợi cho môi trường như bài: Em yêu cây xanh, quê hương tươi đẹp, lá xanh, con chim non, ra chơi vườn hoa.
Đối với hoat động tạo hình: Tập cho trẻ thói quen tận dụng các nguyên vật liệu phế thải: võ hộp sữa, chai lọ, tạp chí, họa báo.để tạo ra các đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Ví dụ: Làm những chiếc thuyền, xe ô tô, tàu hỏa, những con búp bê xinh xắn, từ võ hộp sữa, chai nước rửa chén, chai gội đầu hay làm những bông hoa hướng dương từ những chiếc đĩa giấy cũ. Qua đó, phát triển khả năng thẩm mĩ, khả năng sáng tạo của trẻ nhận thấy sự cần thiết phải có ý thức giữ gìn môi trường xung quanh.
Đối với hoạt động khám phá khoa học. Tổ chức cho trẻ quan sát, làm những thí nghiệm đơn giản để trẻ được tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên, giúp trẻ tìm hiểu, khám phá những điều thú thú vị, bổ ích từ môi trường. Cho trẻ xem tranh ảnh, các đoạn phim về ô nhiễm nguồn nước và sự ô nhiễm đó ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của các loại động vật sống dưới nước. Điều này sẽ mang lại cho trẻ vô vàn sự hứng thú và kích thích trẻ tiếp tục tìm tòi, khám phá những điều mới mẻ xung quanh.
Có thể đưa ra một số tình huống giả định để trẻ được thảo luận nhóm, từ đó đưa ra những suy đoán về hậu quả có thể xảy ra và phương án giải quyết. Ví dụ bắt bướm bướm nhốt vào trong lọ để chơi, làm cho bươm bướm chết như vậy có đúng hay không? Đổ xăng, dầu, nước xà phòng giặt quần áo, nước rửa chénra đất điều gì sẽ xảy ra? Để thuyết phục hơn, tôi gieo vào nơi đó một số hạt đậu, xem hạt có thể nảy mầm được không. Từ đó giúp trẻ hiểu được tại sao trẻ cần quan tâm, chăm sóc, bảo vệ môi trường tự nhiên xung quanh. Ngoài ra, để tiết học thêm phong phú, hấp dẫn, lôi cuốn sự chú ý của trẻ, tôi còn lên mạng intenet sưu tầm tranh ảnh, các video về hình ảnh môi trường tự nhiên và xã hội để mở rộng sự hiểu biết của trẻ và tích lũy kinh nghiệm sống.
* Hoạt động góc: 
Trẻ mẫu giáo thường học mà chơi, chơi mà học. Qua giờ vui chơi, trẻ được thực hành và trải nghiệm với nhiều vai chơi khác nhau. Trẻ bắt chước những hoạt động của người lớn, đồng thời phản ánh sinh động những điều mà trẻ đã tiếp nhận được từ môi trường bên ngoài, cũng từ đó giáo viên kịp thời uốn nắn, chỉnh sửa khi trẻ có biểu hiện chưa chuẩn mực. Ví dụ ở góc phân vai, trẻ đóng vai công nhân vệ sinh môi trường, trẻ biết mô phỏng những công việc của người lớn như, nhổ cỏ, tưới nước, chăm sóc cây, thu gom rác.Trong quá trình trẻ chơi, có thể trẻ để đồ chơi không gọn gàng, cô cần nhẹ nhàng uốn nắn và nhắc nhở trẻ.
Thông qua hoạt động chơi, giáo viên giáo dục trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không vứt rác bừa bãi và tiết kiệm nước. Ví dụ ở cửa hàng ăn uống, khách hàng phải giữ vệ sinh, không vứt đồ ăn thừa xuống đất. Người bán hàng sau khi bán xong phải dọn hàng sạch sẽ, gọn gàng gom rác bỏ vào thùng.
Ở các hoạt động khác trong lớp, cô bố trí nhiều góc mở cho trẻ hoạt động. Bé góc chơi với môi trường, chuẩn bị những tranh vẽ diễn tả hành động đúng và sai về bảo vệ môi trường, trẻ sẽ chọn những tranh miêu tả hành động đúng để tô mùa và bỏ vào túi có hình vuông màu xanh, tranh miêu tả hành động sai để vào túi có hình tròn màu đỏ. Qua đó, trẻ sẽ phân biệt được những hành động nào nên và không nên làm với môi trường xung quanh. Hoặc ở góc tạo hình, tôi cho trẻ sưu tầm những tranh ảnh đẹp về quê hương, đất nước và những hình ảnh về môi trường bị ô nhiễm làm thành quyển album để trẻ nhận thấy sự khác biệt giữa những bức tranh đẹp, tranh không đẹp về môi trường tự nhiên và xã hội.
Hướng dẫn trẻ ở góc thiên nhiên: Ngay từ đầu năm học, tiến hành giới thiệu cho trẻ, mới đầu còn bỡ ngỡ, chưa biết tên các loại cây, đồ dùng chăm sóc cây, nới để và cất dụng cụ chăm sóc. Khuyến khích, động viên trẻ hứng thú với việc chăm sóc cây, yêu thiên nhiên. Cho trẻ hoạt động, trãi nghiệm, hòa mình với thiên nhiên mà trẻ được làm quen. 
Sau khi kết thúc hoạt động cần giáo dục trẻ cất dọn đồ chơi gọn gàng, đúng nơi quy định, hình thành ý thức tự lập ở trẻ.
Đối với các ngày hội, ngày lễ. Việc tổ chức ngày lễ ở trường mầm non là một trong các hoạt động giáo dục trong chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Nó có tác dụng quan trọng góp phần phát triển trí tuệ, thể chất và hình thành nhân cách trẻ. Thông qua hoạt động lễ hội: Ngày hội đến trường của bé, Ngày tết Trung thu, Ngày 20/11, Ngày lễ Noel, Ngày xuân, Ngày 8/3, ngày lễ 30/4-1.5..nhà trường sẽ kết hợp cùng với giáo viên tổ chức các hoạt động văn nghệ kết hợp với các trò chơi dân gian để chào mừng. Việc này có tác dụng to lớn trong việc giáo dục tình cảm đạo đức, tình yêu quê hương đất nước, lòng biết ơn, yêu mến những người đã quan tâm chăm sóc trẻ, giúp trẻ thích thú và có thêm những hiểu biết về những bài hát dân ca, những điệu múa, trò chơi dân gian truyền thống của dân tộc.
Tổ chức cho trẻ tham quan những di tích lịch sử của địa phương, giáo dục lồng tự hào dân tộc, lợi ích trồng người, từ đó hình thành ở trẻ ý thức bảo tồn những địa danh nỗi tiếng ở địa phương.
Biện pháp 4: Xây dựng cảnh quan sư phạm trong lớp học
 Cùng với việc xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp thì việc tạo cảnh quan sư phạm trong lớp học và môi trường xung quanh cũng cần được chú trọng. Đồ dùng, đồ chơi trong lớp sắp xếp gọn gàng thành từng góc riêng biệt. Mỗi kệ, góc đều trang trí đẹp, hấp dẫn trẻ, tạo cảm giác thích thú và dạy trẻ biết sắp xếp đồ dùng, đồ chơi ngăn nắp. Cuối tuần cô tổ chức cho trẻ thi đua lau dọn, sắp xếp đồ dùng gọn gàng. Đặc biệt, góc Thiên nhiên được trang trí và trồng nhiều cây cảnh tạo cho trẻ một không gian xanh, mỗi ngày trẻ có thể tự chăm sóc cây xanh. Qua đó, khơi gợi trẻ tình yêu thiên nhiên, kích thích trẻ yêu lao động, phát triển tình cảm gần gũi, yêu thương với thế giớ tự nhiên cho trẻ.
 Giáo viên cần bố trí thùng rác trong và ngoài lớp học để hướng dẫn trẻ biết bỏ rác đúng nơi quy định và biết phân loại rác.
 Xây dựng góc tuyên truyền với nhiều nôị dung phong phú, hấp dẫn. Sưu tầm tranh ảnh đẹp, kèm theo những bài thơ, câu chuyện hay nội dung phù hợp với hình ảnh để thu hút sự chú ý của trẻ và phụ huynh.
Biện pháp 5: Góc tuyên truyền
 Trang trí góc tuyên truyền của các lớp giáo dục môi trường theo chủ đề cho trẻ.
 Phát tờ rơi cho trẻ học tập, tìm hiểu về môi trường và cách bảo vệ môi trường vói những hành vi đúng sai để trẻ nhận biết và phân biệt.
 Phát động phụ huynh sưu tầm tranh ảnh về môi trường.
 Treo những băng rôn khẩu hiệu liên quan tới vệ sinh môi trường trong nhà trường để trẻ, phụ huynh, cộng đồng cùng nâng cao nhận thức cho chính bản thân mình về giữ gìn vệ sinh môi trường.
Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh
 Cùng với mục tiêu xã hội hóa giáo dục, vai trò của phụ huynh góp phần không nhỏ trong việc giáo dục trẻ. Giáo viên thường xuyên trò chuyện, trao đổi với phụ huynh về những hành vi của trẻ. Những nội dung trẻ được học trong lớp để phụ huynh quan tâm đến việc học con em mình. Từ đó thống nhất trong nội dung giáo dục giữa gia đình và nhà trường cho trẻ.
 Vận động phụ huynh đóng góp cây xanh để trẻ chăm sóc và bảo vệ hằng ngày, hỗ trợ các nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng, đồ chơi. Điều đó, còn thể hiện qua hoạt động thẩm mĩ sáng tạo “bé yêu cây xanh” với rất nhiều sản phẩm đẹp, nội dung phong phú. Với các nguyên vật liệu sưu tầm được, cùng trẻ làm các đồ dùng, đồ chơi khác nhau để mang đến lớp, qua đó giáo dục con có ý thức bảo vệ môi trường.
 Phụ huynh và giáo viên cần phải thực sự gương mẫu vì trẻ là tấm gương phản chiếu mọi hoạt động của người lớn. 
 Vì môi trường xanh sạch đẹp, mẹ và cô cùng chia sẽ. Tuyên truyền các công tác lợi ích để bảo vệ môi trường. Qua đó lắng nghe ý kiến đóng góp của phụ huynh để điều chỉnh cho phù hợp. Phát động nhiều phong trào để trẻ tham gia cùng phụ huynh.
c/ Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:
Các biện pháp có sự đan xen, phối hợp để mang lại hiệu quả rõ rệt trong quá trình thực hiện giúp cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi hứng thú.
d/ Kết quả đạt được
 Qua nghiên cứu, bản thân các giáo viên đã rèn luyện được ý thức tốt trong việc bảo vệ môi trường, biến các hành động đó trở thành thói quen tốt, là tấm gương sáng cho trẻ noi theo trong mọi hoạt động. Từ đây, tôi thu hoạch được nhiều kinh nghiệm hơn về các vấn đề xã hội và phương pháp giáo dục cho trẻ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
 Đối với trẻ, 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_y_thuc.doc