Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt sao nhi đồng ở trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt sao nhi đồng ở trường Tiểu học

I. Lý do chọn sáng kiến:

Tục ngữ có câu “Tre già măng mọc” nó thể hiện được niềm hy vọng,

niềm tin tưởng chủ nhân tương lai của đất nước. Là sự kết tinh bền vững cho

nền tảng xã hội. Xã hội càng văn minh thì vai trò và vị trí trẻ em càng được

coi trọng. Để đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường XHCN nói chung và

các trường học nói riêng là đào tạo những con người phát triển toàn diện,

cấp bậc tiểu học là cấp bậc quan trọng nhất, là nền móng đầu tiên cho sự

phát triển ấy. Do vậy tri thức và nhân cách của mỗi con người được vững

chắc hay không là nhờ vào sự kiên cố của nền móng đó.

Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, xây dựng và phát

triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của trẻ. Thì hoạt động

Sao nhi đồng góp phần không nhỏ.

Ta biết rằng, nhi đồng là lực lượng đông đảo trong xã hội, tuy nhiên do

đặc thù tâm lý lứa tuổi cho nên các em chưa có ý thức cũng như khả năng tự

quản về một tổ chức riêng của mình.

Can Jung là tác giả kho tàng danh ngôn đã từng nói: "Không thể trồng

cây ở những nơi thiếu ánh sáng, cũng không thể nuôi dạy trẻ với chút ít

nhiệt tình”. Là một người làm công tác phong trào tôi nhận thấy rằng với

một chút ít lòng nhiệt tình là chưa đủ mà người làm phong trào phải tìm tòi

những phương pháp mới để tạo sự hứng thú cho học sinh. Công tác thực sự

đòi hỏi kiến thức, kĩ năng, trách nhiệm trong hoạt động đội, biết đưa ra

những mô hình hoạt động có hiệu quả, phù hợp với lứa tuổi, tâm sinh lí của

các em, giúp các em lĩnh hội thêm về kiến thức và kỹ năng hoạt động đội và

hoạt động sao nhi đồng.

Bởi vậy, với cương vị là một người Tổng phụ trách Đội Thiếu niên

Tiền phong Hồ Chí Minh tôi càng yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với công việc,

tôi lại càng nhận thức sâu sắc về vai trò, trách nhiệm trong sự nghiệp giáo

dục thế hệ trẻ. Xuất phát từ những tình cảm đó, tôi muốn đóng góp một

phần nhỏ bé đối với công tác đội trong nhà trường tiểu học hiện nay qua đề

tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng

sinh hoạt sao nhi đồng ở trường tiểu học”. Với mong muốn thông qua

các hoạt động sinh hoạt Sao góp phần cùng với nhà trường giáo dục các

học sinh đặc biệt là các em nhi đồng một cách toàn diện

pdf 26 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 951Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt sao nhi đồng ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g Sao nhi đồng chưa cao. 
1.3.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng. 
- Thực trạng nói trên của trường chúng tôi cũng là thực trạng phổ biến ở 
nhiều trường trong huyện nói riêng và trong Tỉnh nói chung. Thuận lợi và 
những mặt mạnh khá nhiều nhưng những khó khăn và tồn tại thì không ít. 
Để đưa ra được các giải pháp, biện pháp để nhằm hạn chế những mặt tồn tại 
thì vấn đề chúng ta cần phân tích, đánh giá ở đây là những khó khăn và yếu 
kém. 
+ Thứ nhất, sự quan tâm của GVCN đối với học sinh lớp mình trong 
việc sinh hoạt Sao còn nhiều hạn chế. Đây là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến 
việc sinh hoạt Sao cũng như việc tiếp thu các kỹ năng sinh hoạt của các em 
học sinh. Nếu một lớp chọn (lớp tăng cường giáo án) thì GVCN luôn quan 
tâm và tạo điều kiện cho các em phát huy toàn diện về tri thức lẫn kỹ năng 
sinh hoạt, nhân cách của mình. Tuy nhiên không phải lớp nào cũng làm 
được điều đó. 
+ Thứ hai, một số trường các thầy cô giáo làm Tổng phụ trách Đội 
không được đào tạo đúng về chuyên ngành Đoàn Đội, các thầy cô giáo được 
đào tạo các môn khác để giảng dạy nhưng phải chuyển qua làm Tổng phụ 
trách Đội. Một số giáo viên khác chỉ có chứng chỉ Đoàn Đội. Chính vì vậy 
mà cách tổ chức sinh hoạt Đội Sao đến các em chưa phù hợp và chưa vui 
nhộn đối với các em. Có nhiều thầy cô được đào tạo công tác Đoàn đội, 
nhưng chỉ được tiếp cận trong một thời gian khá ngắn, chưa thể áp dụng vào 
việc sinh hoạt Sao thực tế. Đây cũng là một vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến 
việc tổ chức sinh hoạt Sao của các em. 
 + Thứ ba, các dụng cụ, cơ sở vật chất phục vụ cho sinh hoạt Sao còn 
rất nhiều thiếu thốn chưa đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt thực tế ( ví dụ muốn 
giới thiệu về chủ điểm 22/12 về chú bộ đội thì không có tranh ảnh cho sao 
nhi quan sát trang phục của chú bộ đội như thế nào) và ứng dụng công nghệ 
thông tin trong sinh hoạt Sao còn hạn chế (ví dụ muốn tổ chức sinh hoạt chủ 
điểm cho toàn trường có sử dụng máy chiếu thì rất khó khăn nếu tổ chức 
trong hội trường thì không đủ chỗ ngồi cho học sinh, còn nếu tổ chức ngoài 
trời thì không nhìn thấy các hình ảnh trên máy chiếu). Chính vì vậy, khi tổ 
chức sinh hoạt Tổng phụ trách Đội vừa biên soạn, tập huấn cho các em vừa 
phải giải quyết những trục trặc về phương tiệntốn khá nhiều thời gian của 
cả thầy và trò. 
+ Cuối cùng, đó là vấn đề phân bổ thời gian để tập huấn cho đội ngũ 
phụ trách Sao. Đây là vấn đề khá nan giải cho TPT Đội và đội ngũ phụ trách 
Sao bởi thời gian học tập và giảng dạy trên lớp chiếm hầu hết thời gian, học 
sinh học ngày 2 buổi. Ngoài ra, nhiều học sinh còn ôn luyện nhiều môn 
không sắp xếp thời gian được khiến cho việc tổ chức sinh hoạt Sao còn 
gặp rất nhiều khó khăn. 
CHƢƠNG II: CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT 
LƢỢNG BUỔI SINH HOẠT SAO 
2.1. Vấn đề đặt ra 
Xuất phát từ những thực trạng trên ở Liên đội Trường Tiểu học với 
yêu cầu ngày càng đòi hỏi chất lượng của hoạt động Đội - Sao đáp ứng với 
sự phát triển của xã hội. Vấn đề đặt ra cho Liên đội là Tìm ra phương pháp, 
cách thức tổ chức buổi sinh hoạt Sao nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng 
giáo dục cho nhi đồng, cụ thể là: 
- Nâng cao nhận thức cho giáo viên, gia đình, xã hội. 
- Phối hợp với giáo viên phụ trách bồi dưỡng các phụ trách Sao hằng 
ngày. 
- Thường xuyên kiểm tra đánh giá qua các buổi sinh hoạt Sao. 
- Tập huấn nghiệp vụ cho phụ trách Sao. 
- Tổ chức thi đua khen thưởng giữa các Sao, các lớp nhi đồng. 
- Huy động cộng đồng tham gia bồi dưỡng 
2.2. Một số các biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng buổi sinh hoạt 
sao trong trƣờng Tiểu học. 
2.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục về mục đích, nội 
dung và ý nghĩa của buổi sinh Sao nhi đồng. 
- Tổng phụ trách Đội tham mưu với Chi bộ, BGH trường, Chi đoàn để 
tổ chức triển khai đến từng giáo viên Phụ trách lớp nhi đồng, phụ trách sao 
và các em nhi đồng về mục đích, nội dung và ý nghĩa của buổi sinh hoạt Sao 
nhi đồng. 
- Để thực hiện được quy định trên, Tổng phụ trách phải lên kế hoạch cụ 
thể: thời khóa biểu lớp nào, tiết nào, thứ mấy phải phù hợp với tiết sinh hoạt 
Đội của lớp chịu trách nhiệm phụ trách. 
- Sinh hoạt phải được sự kiểm tra, đánh giá, xếp loại thi đua hàng tháng 
của Ban chỉ huy liên đội; nhằm tránh trường hợp biến tiết sinh hoạt thành 
tiết học các môn khác hoặc thành tiết giải lao vô nghĩa. 
- Đặc biệt Tổng phụ trách phải lên nội dung, chương trình sinh hoạt của 
từng tuần, tháng theo chủ điểm dựa vào chương trình “Rèn luyện dự bị đội 
viên” trong (Sổ tay Phụ trách Đội của nhà xuất bản Thanh niên) với ý nghĩa 
giáo dục rõ ràng. Vì nó giúp Phụ trách lớp nhi đồng, đội ngũ phụ trách sao 
và sao viên nhi đồng có nội dung cụ thể, sinh hoạt hàng tuần, hàng tháng mà 
không gây trùng lặp, không gây nhàm chán cho học sinh. Để trình và xin 
tham mưu với chi bộ Đảng và Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện sắp 
xếp Thời khóa biểu thuận lợi để liên đội hoạt động. Đây là nhiệm vụ then 
chốt nhất để dẫn đến việc hình thành các buổi sinh hoạt Sao có khoa học. 
- Tổng phụ trách Đội phải định hướng được tầm quan trọng của buổi 
sinh hoạt Sao nhi đồng là: Tạo sân chơi làm mạnh, bổ ích, rèn kỹ năng ứng 
xử sinh hoạt cộng đồng, phòng tránh được\các tai nạn thương tích, hạn chế 
được việc tiếp xúc với môi trường xấu; giáo dục các em có những lời nói 
hay, cử chỉ đẹp, biết bảo vệ môi trường và vệ sinh cá nhân; giáo dục kĩ năng 
sống cho các em, v...v... Đồng thời qua buổi triển khai, Tổng phụ trách Đội 
có thể tạo sự giao lưu giữa giáo viên với học sinh, để trao đổi những kinh 
nghiệm, những vướng mắc trong buổi sinh hoạt Sao nhi đồng. Vì những 
người trực tiếp quyết định chất lượng của buổi sinh hoạt Sao là giáo viên 
chủ nhiệm, Ban chỉ huy liên-chi đội và phụ trách sao có năng khiếu. 
* Ví dụ: 
+ Tuần 10: Giáo viên Phụ trách lớp nhi đồng và đội ngũ phụ trách sao 
tổ chức sinh hoạt Sao nhi đồng với nội dung: Trò chơi, hát, lồng ghép giáo 
dục về An toàn giao thông. 
+ Tuần 11: Khi tổ chức sinh hoạt Sao với nội dung cụ thể như: Trò chơi 
mới, bài hát mới và hình thức lồng ghép An toàn giao thông) thì mới cuốn 
hút được học sinh. 
Trong mọi hoạt động, để chúng ta tổ chức thực hiện tốt theo kế hoạch 
đã đề ra thì việc tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của hoạt động đó đến đối 
tượng là khâu quan trọng nhất. Đối với việc tổ chức buổi sinh hoạt Sao nhi 
đồng, tôi đã tuyên truyền theo 2 đối tượng: 
- Giáo viên Phụ trách lớp nhi đồng: Đây là những người trực tiếp quyết 
định chất lượng của buổi sinh hoạt Sao nhi đồng, tôi nghĩ để họ nhiệt tình 
giúp đỡ mình hoàn thành tốt mục tiêu đã đề ra thì bên cạnh việc truyên 
truyền ý nghĩa buổi sinh hoạt đối với nhi đồng, tôi đã thuyết phục bằng cách 
nhấn mạnh các nội dung: 
+ Phòng tránh tai nạn thương tích, do không hiểu biết được hậu quả của 
trò chơi mà các em tự chơi như: Xô đẩy, ném đá, leo trèo 
+ Đạo đức học sinh: Giáo dục cho các em trong quan hệ giao tiếp lịch 
sự, mạnh dạn, tự tin trước tập thể. Tránh được việc các em trêu chọc lẫn 
nhau và đánh nhau. 
+ Quan hệ thầy trò: Thông qua việc tổ chức sinh hoạt Sao là điều kiện 
tốt nhất để giáo viên chúng ta hiểu được tính tình của mỗi em. Đồng thời và 
từ đó có những biện pháp giáo dục phù hợp và hiệu quả hơn. 
- Đối với đội ngũ phụ trách sao: Đây là lực lượng nồng cốt giữ vai trò 
quan trọng và quyết định chất lượng buổi sinh hoạt Sao nhi đồng. Ngoài việc 
truyên truyền, tôi đã nêu cao vai trò cũng như lợi ích của việc tổ chức đối 
với bản thân của các em Phụ trách sao để nhằm động viên các em làm tốt 
nhiệm vụ: Giúp cho các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn trước tập thể, nâng cao 
uy tín của mình trước tập thể, là nơi để mình thể hiện và phát huy vai trò của 
người phụ trách Sao. 
2.2.2. Xây dựng kế hoạch tổ chức sinh hoạt thật cụ thể. 
 Bất kỳ ai muốn tiết kiệm thời gian nhưng hoàn thành được các công 
việc với chất lượng cao đều phải biết sắp xếp công việc một cách khoa học, 
dự kiến những điều đó có thể xảy ra, chuẩn bị tốt về phương tiện và điều 
kiện cho việc nên kế hoạch công tác Đội một cách cụ thể: Liệt kê công việc, 
các hoạt động phải tiến hành trong từng thời gian, mục tiêu tổng quát của 
công tác Đội. Sau đó lập kế hoạch cho từng tuần, tháng, năm và từng công 
việc sao cho các hoạt động sắp xếp hợp lý nhất: 
- Đảm bảo tính khoa học. 
- Đảm bảo tính thực tế. 
- Đảm bảo tính khả thi. 
- Kế hoạch hoạt động của nhi đồng còn phải căn cứ vào: 
+ Nhiệm vụ của Liên đội trong năm học. 
+ Kế hoạch tổng thể của Liên đội. 
+ Nội dung Chương trình hoạt động Đội của Liên đội. 
+ Đặc thù của Nhà trường. 
2.2.3. Công tác tuyển chọn và bồi dƣỡng đội ngũ phụ trách sao. 
2.2.3.1. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để chọn đội ngũ phụ trách 
Sao. 
+ Học lực từ khá trở lên. 
+ Đạo đức tốt. 
+ Hiểu biết về các hoạt động Sao nhi đồng. 
+ Khả năng điều hành các hoạt động theo mô hình sinh hoạt. 
+ Có uy tín trước các em nhi đồng. 
+ Nhanh nhẹn, chủ động, sáng tạo và nhiệt tình với công việc gần gũi 
yêu mến các em. 
Mỗi lớp chọn từ 3- 4 em sau đó tổ chức thi để chọn đội ngũ phụ 
trách Sao đủ các tiêu chuẩn. 
Việc chọn phụ trách Sao có thể bằng một số hình thức như: Thi chọn 
bằng hình thức tổ chức hái hoa dân chủ trả lời câu hỏi về các lĩnh vực như 
hiểu biết về Đội – Sao nhi đồng, biết sơ lược về tiểu sử Bác Hồ và anh Kim 
đồng, thi năng khiếu như hát, múa, kể chuyện, đọc thơ. 
+ Việc chọn Phụ trách sao để bồi dưỡng, tập huấn công tác sinh hoạt 
Sao nhi đồng, thì ưu tiên chọn những em có nhiều năng khiếu, có uy tín, 
mạnh dạn tự tin trước tập thể, thông minh, hài hước. 
Ví dụ: Khi tổ chức sinh hoạt Sao thì Phụ trách sao phải trực tiếp điều 
hành nhưng thực tế Phụ trách sao có những em chỉ đảm nhận được vai trò 
phụ trách công việc của mình (như: Phụ trách sao chỉ biết làm quản trò, 
không có năng khiếu về hát v.v) thì việc chọn những Phụ trách sao có 
năng khiếu để hỗ trợ cho buổi sinh hoạt sao là rất cần thiết. 
+ Điểm cần chú ý ở đây là bồi dưỡng phụ trách Sao phải thường xuyên và 
được kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn. 
Ví dụ: 20/11 để chuẩn bị cho đội ngũ phụ trách Sao sinh hoạt chủ điểm 
“Con ngoan, trò giỏi, kính thầy, yêu bạn” giáo viên TPT Đội cần tập huấn 
cho phụ trách Sao về truyền thống của người Việt Nam như giới thiệu về 
truyền thống ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, giới thiệu những người thầy vĩ 
đại trong lịch sử như: Nguyễn Khuyến, Hồ Chí Minhvà những thầy cô lớn 
tuổi ở trường, nhân dịp 20/11 ca ngợi lòng biết ơn sự hy sinh, cống hiến của 
thầy cô giáo các em hãy sưu tầm các bài thơ, bài hát về thầy cô cho các em 
thi hát về thầy cô 
2.2.3.2. Tập huấn nghiệp vụ cho các em phụ trách Sao. 
Để buổi sinh hoạt Sao nhi đồng đạt chất lượng cao. Ngoài việc hỗ trợ 
của giáo viên Phụ trách lớp nhi đồng, thì đội ngũ Phụ trách sao và những em 
nhi đồng có năng khiếu cũng quyết định không nhỏ đến việc sinh hoạt Sao 
nhi đồng. Từ đó muốn buổi sinh hoạt Sao đạt chất lượng thì công tác bồi 
dưỡng, tập huấn cho đội ngũ Phụ trách sao và nhi đồng là không thể thiếu. 
 Bồi dưỡng Phụ trách Sao: 
- Những nội dung bồi dưỡng cụ thể là: 
+ Hướng dẫn phụ trách Sao tìm hiểu kĩ hơn về đối tượng sẽ phụ trách; 
hướng dẫn quy định tổ chức sao của từng khối 1,2,3; hoặc thông qua sinh 
hoạt tập thể, thi phụ trách Sao; Bồi dưỡng phương pháp công tác của đội 
ngũ phụ trách Sao; cách triển khai các buổi sinh hoạt Sao; phương pháp xây 
dựng kế hoạch theo chủ điểm hàng tháng; bồi dưỡng kỹ năng tổ chức điều 
hành của đội ngũ phụ trách Sao theo định kỳ. 
+ Nội dung sinh hoạt Sao: trước hết chúng ta cần bồi dưỡng cho đội 
ngũ Phụ trách sao nắm vững một số trò chơi hay nhất, biết hát một số bài hát 
quy định của nhi đồng, một số bài hát tập thể phù hợp và đã được nhiều bạn 
yêu thích, đã được tổ chức thành công để khởi đầu cho những nội dung sinh 
hoạt. Để thực hiện được điều này, tôi đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng theo 
từng tháng với các nội dung sinh hoạt cụ thể, gắn với chủ điểm của tháng đó. 
Có như vậy thì nội dung sinh hoạt được thống nhất toàn trường và việc tổ 
chức không bị nhàm chán như trước đây bởi sự thay đổi nội dung và người 
tổ chức đã nắm vững nội dung và cách thức tổ chức. 
+ Tổng phụ trách cùng cộng tác với giáo viên dạy âm nhạc, thể dục, mĩ 
thuật để tập huấn cho các em những hiểu biết cơ bản về lứa tuổi nhi đồng 
(đặc điểm tâm sinh lí). Tập huấn phụ trách Sao một tuần 1 lần như kể 
chuyện, cách hướng dẫn trò chơi, múa hát, làm thủ công...tài liệu từ các sách 
(Từ Làng Sen đến Bến Nhà Rồng của Nhà xuất bản Văn học; Trò chơi ngoài 
giờ của Nhà xuất bản Trẻ; Ca khúc thiếu nhi của Nhà xuất bản Âm nhạc). 
Đồng thời nắm vững các bước của một buổi sinh hoạt Sao. 
- Phương pháp bồi dưỡng: Tổng phụ trách nói, phụ trách Sao ghi; làm 
mẫu cho học sinh quan sát; thực hành, thảo luận, rút kinh nghiệm. 
- Về thời gian: Khi tiến hành đại hội Liên đội xong, tổ chức bồi dưỡng 
cho phụ trách sao, lần 1 vào tháng 10, lần 2 vào tháng 12, lần 3 vào tháng 3. 
Ngoài những buổi tập huấn do Tổng phụ trách điều hành, phải bồi 
dưỡng các em hàng ngày thông qua các giờ lên lớp hoặc ở nhà của các em. 
Điều này muốn thực hiện được cần phải huy động cộng đồng tham gia bồi 
dưỡng. Như bồi dưỡng qua các đợt thi văn nghệ ở địa phương, ngày tết trung 
thu thông qua đó rèn luyện cho các em sự nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin. 
Ví dụ: Giáo viên Tổng phụ trách Đội có thể hướng dẫn cho phụ trách 
Sao cách tổ chức một buổi sinh hoạt sao theo các nội dung sau: 
+ Sinh hoạt văn nghệ, trò chơi, 
+ Báo cáo thi đua: Từng sao nói về việc làm tốt trong giờ học tập, đạo 
đức, kỉ luật, cả những sai sót, những việc chưa làm được. Phụ trách Sao 
nhận xét tuyên dương. 
+ Sinh hoạt theo chủ điểm: Tập hát, kể chuyện, đọc thơ, tập múa, nghi 
thức Đội theo nội dung chủ điểm muốn giáo dục các nhi đồng. Cuối cùng 
là tổng kết buổi sinh hoạt Sao. 
2.2.3.3. Bồi dƣỡng giáo viên phụ trách. 
 + Chúng ta biết Giáo viên phụ trách thường không được tiếp xúc nhiều 
với nghiệp vụ Đội, đặc biệt là những vấn đề đổi mới. Vì vậy vào đầu năm 
học, Tổng phụ trách đã đăng ký chuyên đề về Đội- Sao. Tài liệu dựa vào các 
sách (Lí luận và nghiệp vụ công tác Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh 
của Hội đồng Đội; Cẩm nang người phụ trách) 
+ Ưu điểm ở đây, giáo viên phụ trách là người gần gũi với các em cả 2 
buổi ở lớp, khi nắm vững về nghiệp vụ thì việc truyền đạt kết quả sẽ rất cao. 
2.2.4. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động cụ thể Công tác nhi đồng. 
Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động cụ thể của các lớp nhi đồng là khâu then 
chốt trong toàn bộ chuỗi hoạt động của Đội. Vì vậy Tổng phụ trách phải 
kiên quyết chỉ đạo thực hiện, tránh tình trạng “Đầu voi đuôi chuột”. Muốn 
thực hiện, chỉ đạo tốt trước hết: 
+ Tôi vận động tuyên truyền làm cho nhi đồng hiểu biết tin tưởng, phấn 
khởi và tích cực thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đã đề ra. 
+ Tạo được sự đồng tình ủng hộ của tập thể giáo viên nhà trường, của 
đội ngũ phụ trách Sao. 
Để tổ chức thực hiện tốt tôi đã chú trọng các nhiệm vụ sau: 
+ Tổ chức chỉ đạo và hình thành được mối quan hệ hợp tác giữa Tổng 
phụ trách Đội, gây được niềm tin cho các em đối với Chương trình kế hoạch 
đã đề ra. 
+ Tổ chức tốt các đợt thi đua và làm tốt công tác chỉ đạo. 
+ Trên cơ sở phát huy mạnh mẽ mô hình “Sao tự quản” trong học tập, 
vui chơi, sinh hoạt của Sao và nhi đồng. 
Ví dụ: Tổ chức Hội thi “Phụ trách sao giỏi”; Tôi tham mưu với BGH 
trường, lên kế hoạch, thông qua trước Hội đồng sư phạm trường được Hội 
đồng sư phạm nhất trí. Tôi họp Ban chỉ huy Liên, Chi đội triển khai công 
việc, tuyên truyền đến từng Chi đội, Phụ trách sao và tiến hành thực hiện. 
Sau khi tổ chức xong hội thi, tôi tổng kết và đánh giá khen thưởng kịp thời 
cho các Sao nhi đồng và các em phụ trách sao đạt kết quả cao. 
Trong quá trình thực hiện tôi phát hiện ra rằng muốn làm tốt công tác 
Đội tôi không thể ôm một mình mà cần tham mưu phối hợp với các tổ chức 
Đảng, BGH trường, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và các lực lượng 
giáo dục trong và ngoài Nhà truờng, đặc biệt là giáo viên phụ trách lớp nhi 
đồng. 
2.2.5. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trƣờng. 
Với suy nghĩ làm gì để cho toàn trường đều làm công tác Đội, các tổ 
chức ngoài nhà trường (Đoàn, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh) đều tham 
gia công tác Đội, tôi đã trăn trở và biết rằng muốn làm được điều đó mình 
cần phải: 
+ Xây dụng kế hoạch phối hợp đồng bộ, xây dựng được các hoạt động 
chung với các phương thức linh hoạt, phong phú vừa đáp ứng đuợc nhiệm 
vụ của nhà trường, vừa hỗ trợ tích cực cho công tác giáo dục ở địa phương. 
Ví dụ: Xây dựng kế hoạch tổ chức tết Trung thu tại trường. 
+ Tham mưu với BGH trường, BCH xã Đoàn, Chi đoàn trường và đặc 
biệt là các hoạt động nhân các ngày lễ lớn để cùng giúp đỡ, chỉ đạo thực 
hiện có hiệu quả. 
+ Phối hợp với phụ huynh học sinh để phụ huynh học sinh quan tâm và 
tạo điều kiện cho các em được tham gia. 
+ Giao lưu với Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh của xã và Đoàn thanh 
niên xã nhân các ngày lễ lớn. 
Với những việc làm đó tôi đã làm cho các tổ chức trong và ngoài nhà 
trường biết đến công tác Đội và bắt tay cùng giúp đỡ hoạt động Đội có hiệu 
quả. 
2.2.6. Tăng cƣờng kiểm tra để có biện pháp giúp đỡ Sao nhi đồng. 
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá thường xuyên, kịp thời uốn nắn, khen 
thưởng từng tập thể Sao và từng nhi đồng. 
- Khi đã hình thành được nếp sinh hoạt Sao, bên cạnh việc đưa vào 
bảng điểm thi đua tuần, phân công Đội cờ đỏ chấm điểm. Bản thân tôi đã 
tăng cường việc kiểm tra để có biện pháp giúp đỡ. 
- Nội dung kiểm tra. 
+ Việc chuẩn bị, cách thức tổ chức của đội ngũ Phụ trách sao. 
+ Số lượng nhi đồng tham gia. 
+ số lượng nhi đồng tham gia sinh hoạt có thật sự tích cực hay không. 
+ Tính tự quản của Sao nhi đồng khi sinh hoạt. 
- Sau khi kiểm tra, cuối tuần tôi mời Ban chỉ huy Liên, Chi đội và đội 
ngũ Phụ trách sao để rút kinh nghiệm, hướng dẫn cho các em thực hiện tốt 
hơn ở tuần sau. Riêng đối với tình hình nhi đồng tham gia không đủ và 
không tích cực thì tôi sẽ trực tiếp nhắc nhở các em hoặc rút kinh nghiệm với 
giáo viên phụ trách lớp nhi đồng trong phiên họp hoặc qua trao đổi trực tiếp 
hàng tuần. 
- Bên cạnh việc tổ chức kiểm tra, tôi đã tiếp thu những ý kiến phản hồi 
của giáo viên phụ trách lớp nhi đồng, đội ngũ Phụ trách sao và nhi đồng để 
có biện pháp giúp đỡ kịp thời. 
Ví dụ: Đối với nhi đồng thì có thể là trò chơi không vui hoặc Phụ trách 
sao tổ chức không tốt  Phụ trách sao phổ biến, trình bày không hiểu Đối 
với Phụ trách sao thì có thể là các bạn không tích cực tham gia hay không tự 
quản, các tình huống xảy ra mà Phụ trách sao không biết cách xử lý cho phù 
hợp. 
- Để các Sao nhi đồng thực hiện tốt nếp sinh hoạt thì cần thực hiện các 
biện pháp sau: 
+ Giáo viên phụ lớp nhi đồng trực tiếp xuống giám sát tình hình thực 
hiện sinh hoạt của lớp mình phụ trách để nhắc nhở nhi đồng và hỗ trợ cho 
đội ngũ Phụ trách sao sinh hoạt. Có thể hướng dẫn hoặc cùng tham gia với 
Sao nhi đồng. 
+ Tổng phụ trách kiểm tra thường xuyên. 
+ Chọn phong trào này là hoạt động trọng tâm trong bảng điểm thi đua 
tuần. 
+ Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng Phụ trách sao: Em chịu trách nhiệm 
về trò chơi, em chịu trách nhiệm về ôn và hướng dẫn các bài hát, em thì chịu 
trách nhiệm phần nội dung truyên truyền các phong trào của Đội, các ngày 
chủ điểm của tháng và nhận xét đánh giá buổi sinh hoạt, .... Đồng thời các 
em phải hỗ trợ cho nhau để tổ chức tốt buổi sinh hoạt. 
+ Chọn Sao có Phụ trách sao sinh hoạt sôi nổi, có chất lượng sinh hoạt 
đầu tuần làm mẫu cho các Sao nhi đồng khác học tập. 
+ Tổ chức, giới thiệu Phụ trách sao. 
2.2.7. Tổ chức thi đua khen thƣởng: 
Công tác thi đua, khen thưởng là đòn thúc đẩy chất lượng qua các buổi 
sinh hoạt Sao. Vì một trong những nhu cầu thứ bậc của con người thể hiện 
bản thân và coi trọng danh dự. Do vậy muốn duy trì tốt phong trào Đội- Sao 
trong trường học thì Tổng phụ trách phải chú ý đến việc thi đua khen 
thưởng, khen chê phải đúng mức, chủ yếu là k

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_lu.pdf