Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng rèn chữ viết cho học sinh tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng rèn chữ viết cho học sinh tiểu học

Sau mỗi bài viết cần nhận xét “nét nào được, nét nào hỏng?”. Tìm nguyên nhân vì sao hỏng: Tại tư thế cầm bút, ngồi viết không đúng quy định, tay đặt bút không có điểm tựa, vì chưa chuyển dịch bút đúng tầm tay đưa bút, do vướng vấp cạnh bàn, mặt giấy không nhẵn, mực xuống không đều. Tóm lại có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chữ xấu trong khi viết.

Khi đã phát hiện ra nguyên nhân chỗ viết hỏng, cần giúp trẻ rút kinh nghiệm, tránh vấp phải sai sót tương tự ở lần sau.

Khi viết thấy mỏi tay,mồ hôi tay ra nhiều , hoặc hoa mắt, nhức đầu, có nghĩa là ngồi quá lâu, phải nghỉ giải lao, chuyển sang các hoạt động cơ bắp như :vươn vai, hít thở, tập thể dục.Sau 4 đến 5 phút trở lại ngồi viết sẽ có hiệu quả hơn.

 

doc 17 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 7863Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng rèn chữ viết cho học sinh tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thích học.
*Nguyên nhân dẫn đến chữ viết chưa đẹp của học sinh.
- Về phía giáo viên:
Việc học sinh viết đúng và đẹp hay không phụ thuộc rất nhiều vào người giáo viên trực tiếp dạy học. Người giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình viết chữ đẹp hay xấu của học sinh. Qua thực tế ta thấy có rất nhiều nguyên nhân từ phía giáo viên dẫn đến việc học sinh viết chữ chưa đẹp.
+ Chữ viết chưa đáp ứng yêu cầu trực quan trong việc giảng dạy, chỉ thấy 1 số ít giáo viên viết đẹp, đúng mẫu chữ.
+ Ít chú trọng việc rèn chữ viết cho học sinh, chỉ lưu ý trong giờ tập viết chưa hướng dẫn kĩ càng trong các tiết học khác.
+ Chưa có biện pháp rèn chữ viết cụ thể. Chưa giúp học sinh nắm các nét cơ bản, cấu tạo con chữ, dòng kẻ, kĩ thuật viết.trong các tiết luyện viết mà chỉ cần nhấn mạnh về độ cac con chữ.
+ Hướng dẫn rèn chữ viết chưa theo từng đối tượng học sinh.
+ Nhiều thầy cô giáo còn phụ thuộc quá nhiều vào máy tính, công nghệ thông tin, không coi trọng rèn chữ viết của bản thân.
- Về phía học sinh:
+ Nguyên nhân chủ yếu do học sinh chưa nắm được các nét cơ bản cấu tạo chữ ghi âm, vần, tiếng, dấu thanh chưa nắm vững quy trình viết chữ cái, quy trình nối các nét trong chữ cái trong chữ ghi tiếng nên chữ viết mới sai độ cao.
+ Một số em chưa biết cách cầm bút và ngồi học đúng tư thế.
+ Đa số học sinh không có thói quen rèn chữ viết, không có ý thức trong việc rèn chữ viết, thậm chí không cần quan tâm đến chữ viết đẹp hay xấu.
+ Vẫn còn một số học sinh chưa nghiêm túc nghe giảng lúc đầu, các em chưa cẩn thận khi viết, các em muốn viết nhanh để hoàn thành bài viết nhằm ghi “ thành tích” với giáo viên và các bạn. Một số học sinh đồ dùng học tập còn thiếu , một số học sinh mắc bệnh về mắt.
+ Ngoài ra còn có một số học sinh chưa ý thức được việc giữ gìn sức khỏe, đồ dùng học tập , bên cạnh còn có một số em hay ra mồ hôi tay.
III. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG RÈN CHỮ
1. Sử dụng phương pháp phân tích nguyên nhân và hướng dẫn cách khắc phục
- Thiếu nét: Do thói quen của học sinh chưa viết hết nét chữ đã dừng lại, tôi đã thường xuyên nhắc để tạo thói quen viết hết nét và dừng bút đúng điểm, đúng quy định. Cho học sinh thêm nét cho đủ nét ở ngay những chữ học sinh vừa viết thiếu nét, đồng thời xem lại những bài viết trước chữ nào thiếu nét thì thêm vào cho đủ.
- Thừa nét: Lỗi này do học sinh viết sai quy trình, điểm đặt bút ban đầu, nét đầu học sinh viết không đúng, dừng vượt quá điểm quy định. Với lỗi này tôi đã hướng dẫn lại quy trình viết chữ cái đó.
- Sai nét: Lỗi này thường là do học sinh cầm bút sai quy định, các ngón tay quá sát xuống ngòi bút, khi viết biên độ giao động của ngòi bút ngắn, đầu ngòi bút di chuyển không linh hoạt làm cho nét chữ bị cong vẹo gây sai nét. Cách khắc phục là tôi thường xuyên nhắc học sinh cầm bút cao tay lên (từ đầu ngòi bút đến chỗ tay cầm khoảng 2,5 cm). Khi viết 3 ngón tay cử động co duỗi linh hoạt phối hợp với cử động của cổ tay, cánh tay.
- Khoảng cách: Lỗi này thường mắc với những học sinh viết hay nhấc bút, không viết liền mạch, đưa tay không đều. Với lỗi này tôi hướng dẫn học sinh kĩ thuật viết liền mạch, đưa đều tay. Quy định về khoảng cách giữa các con chữ trong một chữ là 2/3 đơn vị chữ (1 con chữ o) khoảng cách giữa hai chữ trong một từ là một đơn vị chữ (1 ô vuông đơn vị). Viết xong chữ mới đánh dấu chữ và dấu ghi thanh.
VD: viết chữ: trắng - Hướng dẫn viết:  t-h-u-y-e-n – thuyen (liền mạch) xong mới đánh dấu t, ê và dấu (huyền) – thuyền
- Dấu chữ, dấu thanh: Học sinh thường mắc lỗi đánh dấu quá to, quá cao không đúng vị trí. Lỗi này thường do các em không cẩn thận mặt khác còn do giáo viên không hướng dẫn và nhắc nhở các em thường xuyên. Để khắc phục lỗi này tôi đã quy định lại cách đánh dấu chữ và dấu thanh nhỏ bằng 1/2 đơn vị chữ. Dấu thanh đánh vào âm chính của vần và không vượt quá đơn vị thứ hai. Nếu chữ có dấu mũ thì các dấu thanh nằm bên phải dấu mũ. Đánh dấu nhỏ thì những nét chính của chữ sẽ nổi rõ, dấu nhỏ còn giúp trang vở không bị rối, bài viết sẽ thoáng hơn.
2. Sử dụng phương pháp kể chuyện nêu gương
Khi dạy tập viết cho học sinh, điều quan trọng là phải gây được hứng thú, làm cho học sinh yêu thích rèn viết chữ đẹp từ đó các em say mê và quyết tâm rèn chữ cho đẹp. Tôi đã nêu những gương sáng về rèn chữ viết, kể những câu chuyện về rèn chữ như: Thần siêu luyện chữ, Chữ người tử tù, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu... Nêu những gương người thật việc thật, ví dụ: Em A chữ viết đẹp nhất trường, các em hãy quan sát chữ viết của bạn và học tập. Tôi phô tô các bài viết của học sinh đạt giải cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia để làm mẫu cho các em, đồng thời động viên các em nếu cố gắng, kiên trì rèn luyện thì chữ viết của các em cũng đạt được như vậy thậm chí có thể đẹp hơn. Khi đã  gây được hứng thú cho học sinh, lúc đó các em rất thích rèn viết chữ đẹp. Lúc này tôi sẽ cung cấp các bài tập để rèn kĩ năng viết.
3. Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở
Sử dụng trong giai đoạn đầu của tiết học để hướng dẫn học sinh phân tích nhận xét cấu tạo của chữ cái, độ cao, độ rộng con chữ, nét giống nhau và khác biệt giữa con chữ mới với con chữ đã học từ trước. Tôi đặt câu hỏi và định hướng cho học sinh trả lời.
4 . Sử dụng phương pháp trực quan
  Sử dụng khi hình thành biểu tượng về chữ cho các em. Phương tiện trực quan là chữ mẫu: Chữ mẫu in sẵn, chữ phóng to trên bảng, chữ trong vở tập viết, hộp chữ mẫu, hoặc một bài viết đẹp, chữ của giáo viên khi sửa chấm bài... Chữ mẫu phải đúng quy định, rõ ràng và đẹp.
Khi dạy chữ viết, việc đưa giáo cụ trực quan là chữ viết mẫu được in sẵn từng chữ cái, bảng chữ cái. Đây là việc làm để cung cấp cho học biểu tượng về chữ viết, chưa cung cấp được kĩ năng viết. Nếu trực quan cho học sinh quan sát chữ của cô giáo viết mẫu còn có giá trị hơn. Tôi vừa viết, vừa phân tích từng nét của chữ cái hoặc từng kĩ thuật nối liền nét các con chữ trong một chữ. Việc viết mẫu của giáo viên còn có tác dụng tạo niềm tin cho học sinh, mặt khác học sinh cũng dễ tiếp thu hơn, tạo điều kiện cho việc rèn kĩ năng viết liền mạch, viết nhanh. Khi chấm bài, chữa bài, lời phê, chữ viết của giáo viên được học sinh quan sát như một loại chữ mẫu. Vì vậy, tôi cũng luôn chú ý rèn chữ viết cho mình được đúng mẫu, rõ ràng, đều, đẹp. Ngoài ra khi dạy viết chữ tôi cũng chú ý đọc mẫu các chữ đó, đọc đúng cũng góp phần quan trọng để đảm bảo viết đúng.
5. Sử dụng phương pháp luyện tập thực hành
Sử dụng để hình thành kĩ năng viết chữ cho học sinh. Đây là một phương pháp cực kì quan trọng. Chữ viết, tập viết chữ có tính chất thực hành. Tôi phải thường xuyên nhắc nhở học sinh ở mọi lúc mọi nơi, không chỉ ở môn tập viết mà còn ở tất cả các môn khác, môn nào cũng cần chữ viết để ghi nội dung bài. Các bài tập cho học sinh luyện tập cần chú ý, các chữ có nét giống nhau thì cùng xếp vào một nhóm để rèn. Rèn chữ với số lượng ít nhưng lặp lại nhiều lần với yêu cầu cao dần. Cho học sinh viết đi viết lại nhiều lần một bài để giáo viên dễ dàng nhận ra lỗi sai của học sinh đồng thời cũng dễ nhận xét sự tiến bộ của học sinh. 
Tôi đã hướng dẫn học sinh luyện tập tiến hành từ thấp nên cao, tăng dần độ khó để học sinh dễ tiếp thu: viết đúng rồi viết nhanh, viết đẹp. Việc luyện chữ phải được tiến hành một cách đồng bộ ở lớp cũng như ở nhà, phân môn tập viết cũng như các môn khác, môn học khác.
Khi học sinh luyện tập viết chữ, tôi luôn chú ý uốn nắn để các em cầm bút đúng và ngồi đúng tư thế. Nơi ngồi viết cần phải đảm bảo đủ ánh sáng, ghế ngồi viết phải phù hợp với chiều cao của học sinh.
Các hình thức luyện tập:	
Tập viết chữ trên bảng lớp: Khi kiểm tra bài cũ, hoặc sau bước giải thích cách viết chữ, bước luyện tập viết chữ ở lớp.
Tập viết chữ vào bảng con của học sinh: Trước khi tập viết tôi luôn nhắc nhở học sinh lau bảng từ trên xuống, cách sử dụng và bảo quản phấn, cách lau tay sau khi viết. Khi viết xong giơ bảng lên để kiểm tra theo lệnh của cô giáo. 
Luyện tập trong vở tập viết: Tôi hướng dẫn tỉ mỉ nội dung và yêu cầu về kĩ năng của từng bài viết. Trước khi học sinh viết tôi luôn nhắc nhở một lần nữa về kỹ năng: tư thế ngồi viết cách cầm bút và để vở:
- Tư thế ngồi viết: Ngay từ khi vào lớp ở tuần đầu tôi hướng dẫn học sinh rất kĩ về tư thế ngồi viết một cách thoải mái nhất, không gò bó (dễ gây tê mỏi), hai tay phải đặt đúng điểm tựa quy định mới điều khiển cây bút theo sự chỉ huy của não được. Ngồi quá cao, đầu phải cúi gằm xuống. Ngồi quá thấp, đầu phải nhìn lên (điều này phụ thuộc vào bàn ghế phải thích hợp kích cỡ học sinh). Tuyệt đối không quỳ, nằm, ngồi viết tùy tiện. Khoảng cách từ mắt đến tầm 25cm đến 30cm là vừa (hơn một gang tay người lớn); không được nhìn quá gần vở vì thiếu ánh sáng sẽ dẫn đến cận thị .
+ Cột sống lưng luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghé ngồi. Không ngồi vặn vẹo, lâu dần thành có tật, dẫn đến lẹch cột sống, rất khó chữa sau nay.
+  Hai chân thoải mái, không để chân co, chân duỗi khiến cột sống phải lệch vẹo và chữ viết sẽ xiên lệch theo.
+ Tay trái để xuôi theo chiều  ngồi, giữ lấy mép vở cho khỏi xô lệch , đồng thời làm điểm tựa cho trọng lượng nửa người bên trái.
- Cách cầm bút: Cầm bút bằng 3 ngón tay của bàn tay phải: ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa. Đầu ngón trỏ đặt trên thân bút (cách đầu ngòi bút chừng 2,5cm.), đầu ngón cái giữ bên trái thân bút; đầu ngón giữa tựa vào bên phải thân bút. Khi viết 3 ngón tay này giữ bút, điều khiển bút dịch chuyển. Ngoài ra cần sự phối hợp của cổ tay, cánh tay, khuỷu tay.  Không để ngửa bàn tay quá, tạo nên trọng lượng tì xuống lưng của hai ngón tay út và áp út (ngón đeo nhẫn). Ngược lại không úp quá nghiêng bàn tay về bên trái (nhìn từ trên xuống thấy cả 4 ngón tay: trỏ, giữa, áp út và út).
Các tư thế tay cầm bút không đúng sẽ dẫn đến các cố tật sau này khó chữa như: căng cứng, mỏi cơ gân bàn tay; viết chóng mỏi tay; ra nhiều mồ hôi tay; không thể viết lâu, viết nhanh được.
Cầm bút xuôi theo chiều ngồi. Góc độ bút đặt so với mặt giấy khoảng 450 . Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 900. Đưa bút từ trái qua phải từ trên xuống dưới các nét đưa lên hoặc đưa sang ngang phải thật nhẹ tay, không ấn mạnh đầu bút vào mặt giấy.
Tiếp theo, tôi dạy cho học sinh các thao tác viết chữ từ đơn giản đến phức tạp, dạy cho học sinh kỹ năng viết các nét, cách lia bút và cách nối nét. Đồng thời giúp học sinh xác định được khoảng cách, vị trí cỡ chữ trên vở kẻ ô li để hình thành kỹ năng viết đúng mẫu, rõ ràng và tiến tới là viết đẹp, viết nhanh.
Luyện tập viết chữ khi học các môn học khác: tôi luôn có những yêu cầu về chữ viết của học sinh khi học những môn học khác. Coi chữ viết là một trong những tiêu chuẩn kiểm tra và đánh giá tất cả các môn học.
6. Sử dụng phương pháp chia nhóm, rèn cho học sinh viết đúng trọng tâm từng nhóm chữ.
Nếu cùng một lúc đòi hỏi học sinh viết đúng và đẹp ngay là điều rất khó thực hiện, mặt khác căn cứ vào đặc điểm cấu tạo nét và mối quan hệ về cách viết các chữ cái để học sinh viết đúng kĩ thuật ngay từ đầu tôi chia nhóm chữ và xác định chữ trọng tâm đại diện cho mỗi nhóm chữ học sinh hay sai chỗ nào, học sinh gặp khó khăn gì khi viét các chữ ở nhóm đó.
Nhóm 1: Gồm các chữ :  i u ư t p y n m v r s
Với nhóm chữ này học sinh hay thắc mắc lỗi viết chưa đúng nét nối giữa các nét, nét móc thường bị đổ nghiêng, khi hất lên thường choãi chân ra nên không đúng .
- Để khắc phục nhược điểm trên ngay từ nét bút đầu tiên tôi đặt trọng tâm rèn luyện học sinh viết nét móc ngược, móc 2 đầu thật đúng, thật ngay ngắn trước khi ghép các nét tạo thành chữ. Khi ghép chữ tôi luôn chú ý minh họa rõ nét điểm đặt bút, điểm dừng bút của mỗi nét để chữ viết cân đối, đẹp.
-Từ các nét cơ bản ở nhóm chữ thứ nhất được viết đúng kĩ thuật học sinh sẽ có cơ sở viết chữ ở nhóm thứ 2 dễ hơn.
Nhóm 2: Gồm các chữ : l   b  h  k  
Ở nhóm chữ này học sinh hay viết sai điểm giao nhau của nét và chữ viết còn cong vẹo.
- Để giúp học sinh viết đúng điểm giao nhau của các nét khuyết tôi luôn cho học sinh xác định rõ ràng điểm giao nhau của nét khuyết bằng 1 dấu chầm nhỏ và rèn cho học sinh thói quen luôn đưa bút từ điểm bắt đầu qua đúng chấm rồi mới đưa bút lên tiếp thì mới viết đúng.
- Để viết được nhóm chữ này thẳng, ngay ngắn thì cần rèn cho học sinh biết viết nét sổ thật đúng,thật thẳng ở ngay các bài nét chữ cơ bản khi nào thành thạo thì mới tiến hành viét nét khuyết .
Nhóm 3 :   Gồm các chữ :  o ô ơ a ă â d đ q g c e ê x
Với nhóm chữ này nhiều người cứ nghĩ là đơn giản nhưng thực tế hầu hết học sinh viết sai từ chữ o như chiều ngang quá rộng hoặc quá hẹp, nét chữ không đều đầu to đầu bé. Chính vì vậy ở nhóm chữ này tôi xác định cần dạy học sinh viết đúng chữ o để làm cơ sở cho viết đúng các chữ khác trong nhóm. vậy thì o viết thế nào cho đúng? Điểm đặt bút từ đâu? chiều ngang chiếm tỉ lệ bao nhiêu so với chiều cao? Đó là việc làm rất khó để cho học sinh xác định được. Vì vậy khi dạy chữ o tôi kẻ một ô vuông trên bảng rồi chia ra 3 phần bằng nhau, đánh dấu 4 điểm ở giữa các cạnh hình chữ nhật, dùng phấn màu chấm hình chữ o sau đó tô lên các dấu chấm,vừa tô vừa giảng kĩ, nhấn mạnh điểm đặt bút đầu tiên và điểm dừng bút chính là điểm để viết thêm dấu  “,” chữ o và điểm để nối các nét chữ khác khi viết nhanh. Viết được chữ o đúng học sinh dễ dàng viết đúng các chữ cái khác trong nhóm.
Sau khi chia các nhóm chữ, xác định trọng tâm cần dạy kĩ ở mỗi nhóm tôi luôn đặt ra một kế hoạch rèn chữ hàng tuần, hàng tháng 1 cách cụ thể. Mỗi tuần tôi rèn một nhóm chữ nhất định, rèn đúng loại chữ này thì mới chuyển sang loại chữ khác, loại chữ này viết đúng kỹ thuật mới chuyển sang rèn loại chữ khác rồi tiến tới rèn viết đẹp nên học sinh rất say mê,phấn khởi, không căng thẳng lo lắng khi tập viết.
Sau mỗi bài viết cần nhận xét “nét nào được, nét nào hỏng?”. Tìm nguyên nhân vì sao hỏng: Tại tư thế cầm bút, ngồi viết không đúng quy định, tay đặt bút không có điểm tựa, vì chưa chuyển dịch bút đúng tầm tay đưa bút, do vướng vấp cạnh bàn, mặt giấy không nhẵn, mực xuống không đều... Tóm lại có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chữ xấu trong khi viết.
Khi đã phát hiện ra nguyên nhân chỗ viết hỏng, cần giúp trẻ rút kinh nghiệm, tránh vấp phải sai sót tương tự ở lần sau.
Khi viết thấy mỏi tay,mồ hôi tay ra nhiều , hoặc hoa mắt, nhức đầu, có nghĩa là ngồi quá lâu, phải nghỉ giải lao, chuyển sang các hoạt động cơ bắp như :vươn vai, hít thở, tập thể dục...Sau 4 đến 5 phút trở lại ngồi viết sẽ có hiệu quả hơn.
Tương tự khi dạy chữ viết hoa, tôi cũng chú ý cho học sinh phân tích kĩ chữ đầu tiên của nhóm, tập viết thật kĩ chữ đầu tiên của nhóm cho thật đẹp, từ đó học sinh có thể phân tích và tự rèn các chữ còn lại.
Dựa và các nét chữ đồng dạng ta chia chữ cái viết hoa thành các nhóm như sau:
+ Nhóm 1:   A Ă Â N M
+ Nhóm 2:   P  B R D Đ
+ Nhóm 3:   C G S L E Ê T  
+ Nhóm 4:    I K V H     
+ Nhóm 5:   O Ô Ơ Q 
+ Nhóm 6:   U Ư Y X  
7. Sự mẫu mực chữ viết của giáo viên là phương tiện quan trọng để dạy học sinh viết đúng, đẹp.
 Chúng ta thường nói rằng “Thầy nào - trò nấy”. Thực tế thấy rằng nếu giáo 
viên viết chữ đẹp và có ý thức rèn chữ viết thì chất lượng chữ viết của lớp đó sẽ cao và qua thực tế ở mỗi lớp khác nhau thì chữ viết của học sinh sẽ khác nhau. Và học sinh trong một lớp thì chữ viết lại tương đối giống nhau và rất giống chữ của giáo viên. Một giáo viên có chữ viết đẹp sẽ có thể có nhiều học trò viết chữ đẹp và ngược lại. Như vậy muốn dạy cho học sinh kĩ năng viết chữ đúng yêu cầu, luyện cho học sinh viết chữ ngày càng đẹp; ngoài việc nắm vững nội dung phương pháp dạy học, giáo viên còn cần có năng lực thẩm mĩ để cảm nhận được vẻ đẹp của chữ viết, có khả năng viết chữ đẹp để học sinh noi theo. 
Người giáo viên phải coi trọng việc trình bày trên bảng là trang viết mẫu mực của mình cho học sinh noi theo. Do vậy việc khổ công rèn luyện viết đúng,viết đẹp,viết rõ ràng và ngay ngắn là tiêu chí mọi GV đều phải đặt ra và thực hiện bằng được trong từng giờ học,trong từng cách trình bày bảng sao cho khoa học, đẹp mắt.
Ngoài yêu cầu về viết đúng, viết đẹp tôi còn luôn chú ý tạo sự thống nhất trong cách trình bày bảng ở từng phân môn và thể hiện bài dạy. Từ đó quy định cách trình bày bài viết trong vở của học sinh để tạo ra sự thống nhất, chuẩn mực từ các chi tiết nhỏ nhất (gạch chân, kẻ hết bài, kẻ hết buổi, cách ghi phân môn, cách trình bày bài thơ lục bát, thơ tự do và bài văn xuôi...) hay khi chấm bài tôi rất chú ý đến việc chữa lỗi kĩ cho học sinh kết hợp với lời phê chính xác, mang tính khích lệ, chỉ bảo, luôn chứa đựng tình cảm, động viên học sinh để học sinh tự tin vào bản thân khi viết bài và nhận ra những tồn tại cần khắc phục.
8. Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận 
	Một trong những điều kiện để học sinh viết chữ đẹp chính là đức tính cẩn thận và kiên trì. Tuy nhiên trong thực tế có rất nhiều học sinh viết chưa đẹp bởi các em chưa viết cẩn thận mà thậm chí còn “viết ngoáy”. “ Viết ngoáy”, là viết nhanh một cách cẩu thả, không thể chấp nhận được với bất kì lớp nào, nhất là với học sinh tiểu học. Vì thế, giáo viên cần phải giáo dục học sinh tính tỉ mỉ, cẩn thận, giáo dục qua các bài học, qua các gương trong thực tế ngay từ thời gian dầu để học sinh không có thói quen “viết ngoáy”. Nếu có, giáo viên phải giúp học sinh dần dần khắc phục nhược điểm này, để khắc phục được lỗi trên, nhìn chung giáo viên phải ân cần, dịu dàng uốn nắn, kể cả lỗi do vụng về mà để vở bị dây bẩn hay quăn góc. Thông qua rèn chữ viết cần nhắc nhở học sinh có ý thức giữ sách vở bằng cách: Có giấy lót tay khi viết, để tay cẩn thận không làm quăn góc. Riêng với lỗi viết cẩu thả giáo viên có thể nghiêm khắc hơn để đưa học sinh vào nề nếp. Giáo viên luôn nhắc nhở học sinh: các em luôn phải ghi nhớ dòng chữ ghi ngay góc mỗi trang vở: “ Luyện nét chữ, rèn nết người”. từ đó để các em luôn có tính tự giác và cẩn thận hơn.
9. Sử dụng có hiệu quả các đồ dùng dạy học, đặc biệt là đồ dùng dạy học tự làm.
Để một tiết học dẫn đến thành công là nhờ một phần rất lớn dựa vào việc sử dụng đồ dùng dạy học. Đồ dùng dạy học có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành và nắm bắt tri thức của học sinh tiểu học, đặc biệt là đối với học sinh lớp 1. Vì các em còn rất nhỏ nên hầu hết đều tư duy trực quan thông qua: tranh ảnh, mô hình, vật mẫu,...giúp các em tiếp thu được kiến thức của bài tốt hơn.
Có thể nói ngay từ lớp 1, các kĩ năng nghe - nói - đọc - viết là vô cùng quan trọng. Vấn đề rèn chữ viết cho học sinh được thầy cô hết sức quan tâm, rèn luyện cho học sinh viết đúng - viết đẹp...Qua đó góp phần rèn luyện cho các em học sinh tính cẩn thận, tính kỉ luật, lòng tự trọng đối với bản thân, cũng như đối với thầy cô và bạn đọc bài của mình. Ngoài những đồ dùng dạy học đã có sẵn, tôi còn quyết định tự làm 1 bộ mẫu chữ thường và chữ hoa được chia theo nhóm có các nét viết tương đồng nhau. Nhằm đóng góp 1 phần công sức nhỏ bé của mình giúp học sinh nắm các con chữ nhanh hơn, viết đúng và đẹp hơn. Bên cạnh đó giúp học sinh sửa 1 số lỗi sai cơ bản trong khi viết và làm bài.
Để làm bộ đồ dùng dạy học này tôi sử dụng bìa cứng tận dụng từ các loại giấy đã qua sử dụng như: quyển lịch, tranh, báo; bút dạ màu, thước kẻ, kéo, keo dán giấy
Đồ dùng dạy học do tôi tự làm có thể dạy được tất cả các bài tập viết chữ hoa và chữ thường trong phân môn tập viết của lớp 1 (cả 2 học kỳ). Dạy được cả hai loại mẫu chữ cỡ 2 ô ly và cỡ 1 ô ly.
Ngoài ra bộ đồ dùng dạy mẫu chữ này còn sử dụng rất tốt ở lớp 2, lớp 3 và luyện chữ đẹp cho học sinh tiểu học. Giúp học sinh nắm nhanh, nắm chắc các con chữ cái. Từ đó học sinh biết đọc thông viết thạo các chữ cái theo 1 quy luật chung rất lôgic và khoa học.
Khi chia 29 chữ cái thường và hoa theo nhóm sẽ giúp học sinh khắc sâu và có sự phân biệt sự giống và khác nhau giữa các con chữ. Có mối liên hệ kiến thức giữa bài cũ và bài mới.
Trong khi viết học sinh thường quên không viết hoa, viết sai chữ thường hoặc chữ hoa, để khắc phục không bị tẩy xoá tôi đã sử dụng hiệu quả bộ đồ dùng dạy học của mình như:
a) Sửa từ chữ thường sang chữ thường
a (ă, â, d, g,q)
l (b, k, h)
r (v, s)
n (m, h, p,v)
i (t, u, ư, y)
o (ô, ơ, a, ă, â, g)
c (e, ê, x, d, q)
b) Sửa từ chữ hoa này sang chữ hoa khác
C G
P (B, R, D

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN_Ren_chu_dep_cho_hoc_dinh_tieu_hoc.doc