Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tự nhiên xã hội Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tự nhiên xã hội Lớp 3

3. Vai trò, vị trí của CNTT

Thực tiễn trong quá trình dạy và học cho thấy, với những tiết học được sử

dụng các thiết bị dạy học hiện đại, học sinh được học trên màn hình với hình ảnh

sinh động, tất cả các học sinh đều hồ hởi, mọi khuôn mặt bừng sáng, mọi ánh

mắt long lanh, không khí học tập như chuyển sang một gam mới đầy hứng thú.

Rõ ràng rằng, nhờ GAĐT mà giáo viên đã tạo ra một không khí khác hẳn so

với giờ dạy truyền thống. Đồng thời đã giảm nhẹ việc giảng giải, trình bày của

giáo viên. Thay vào đó giáo viên giành thời gian hướng dẫn hỗ trợ quá trình học

tập của học sinh. Học sinh thay đổi hoạt động học tập, làm giảm bớt sự căng

thẳng, mệt mỏi giúp cho quá trình học tập hiệu quả hơn.

Như vậy, thực tế đã chứng minh rằng: Việc ứng dụng công nghệ thông tin

như một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất, hiệu quả nhất cho việc đổi mới phương

pháp dạy học ở tất cả các môn học.

Tuy nhiên làm thế nào để ứng dụng CNTT có hiệu quả trong tất cả các tiết

dạy, đó cũng là vấn đề gặp nhiều khó khăn khi giáo viên có ý định đưa CNTT

vào giảng dạy.

Là giáo viên chủ nhiệm tôi luôn trăn trở: Làm sao để giờ học Tự nhiên - Xã

hội - 3 đạt hiệu quả cao nhất? Xuất phát từ lí do trên tôi đã tìm tòi và nghiên cứu

đề tài: "Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tự

nhiên xã hội lớp 3".

pdf 30 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 4963Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tự nhiên xã hội Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i, Trái đất và Mặt trăng. 
Nội dung mỗi chủ đề đều được tích hợp giáo dục sức khoẻ một cách hợp lí; đi 
từ sức khoẻ cá nhân trong chủ đề Con người và sức khoẻ đến sức khoẻ cộng đồng 
trong chủ đề Xã hội và sức khoẻ liên quan đến môi trường trong chủ đề Tự nhiên. 
1.2. Cách trình bày: 
a) Cách trình bày chung của cuốn sách: 
Có sự kết hợp chặt chẽ và cân đối giữa tỉ lệ kênh chữ và kênh hình trong 
toàn cuộn sách. 
So với các cuốn sách SGK Tự nhiên - xã hội 1 và 2, tỉ lệ kênh chữ trong 
cuốn SGK Tự nhiên - xã hội 3 nhiều hơn hẳn. Kênh chữ ngoài một hệ thống 
 7/20
câu hỏi và những “lệnh” yêu cầu học sinh làm việc còn có phần cung cấp 
thông tin cho học sinh. 
Những hình ảnh trong SGK đóng vai trò kép, vừa cung cấp thông tin, 
vừa chỉ dẫn hoạt động học tập, trong đó bao gồm cả những ký hiệu chỉ dẫn 
các hoạt động học tập cho học sinh và cách tổ chức dạy học cho giáo viên. Có 
6 loại kí hiệu: 
- “ Kính lúp” : Yêu cầu học sinh trước hết phải quan sát các tranh ảnh trong 
SGK rồi mới trả lời câu hỏi. 
- “Dấu chấm hỏi”: Yêu cầu học sinh ngoài việc quan sát các hình ảnh trong SGK 
còn phải liên hệ thực lễ hoặc sử dụng vốn hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi. 
- “Cái kéo và quả đấm”: Yêu cầu học sinh thực hiện các trò chơi học tập. 
- “Bút chì”: Yêu cầu học sinh làm thực hành hoặc thí nghiệm. 
- “Ống nhòm”: Yêu cầu học sinh làm thực hành hoặc thí nghiệm. 
- “Bóng đèn toả sáng”: Cung cấp cho học sinh những thông tin chủ chốt mà 
các em cần biết nhưng không yêu cầu phải học thuộc lòng. 
b) Cách trình bày từng chủ đề: 
Mỗi chủ đề, ở trang đầu có tên chủ đề và hình ảnh khái quát tượng trưng 
cho chủ đề đó. Điều này góp phần làm rõ bố cục của cuốn sách. Ngoài ra mỗi 
chủ đề còn có màu sắc và hình ảnh trang trí riêng. Các bài học thuộc chủ đề Con 
người và sức khoẻ có màu hồng và gương mặt một cậu bé; chủ đề Xã hội có 
màu xanh lá cây và gương mặt một cô bé; chủ đề Tự nhiên có màu xanh da trời 
và Mặt trời đang toả sáng. 
c) Cách trình bày từng bài: 
Mỗi bài được trình bày gọn trong hai trang mở liền nhau, giúp học sinh dễ 
dàng theo dõi và có cái nhìn hệ thống toàn bài học. 
Tiến trình mỗi bài học được sắp xếp theo một hệ thống hợp lí: 
- Tên bài thường nêu lên vấn đề cần giải quyết. 
- Các hoạt động đê tìm tòi, phát hiện ra tri thức mới thường kèm theo thứ tự: 
Khám phá→ Nhận biết → Vận dụng 
2. Sách giáo viên môn Tự nhiên - xã hội lớp 3 
- Sách giáo viên môn Tự nhiên - xã hội lớp 3 được cấu trúc thành 2 phần: 
+ Phần một: Hướng dẫn chung 
+ Phần hai: Hướng dẫn cụ thể 
Biện pháp 2. Ứng dụng CNTT một cách hiệu quả trong tiết Tự nhiên - 
xã hội lớp 3. 
 Những yêu cầu khi Ứng dụng CNTT vào dạy học ở Tiểu học 
Có thể tiến hành theo các hướng: 
 8/20
1. Truy cập và lấy thông tin trên mạng Internet 
2. Sử dụng máy tính với hệ thống truyền thông đa phương tiện (Multimedia) 
3. Sử dụng các phần mềm dạy học 
4. Sử dụng các phần mềm công cụ thông dụng trên máy 
5. Thiết kế bài giảng có ứng dụng CNTT 
Cụ thể từng phần như sau: 
a. Truy cập và lấy thông tin trên mạng Internet 
- Lựa chọn các ảnh tĩnh, ảnh động Flash, đoạn phim, nhạc... để tạo thành 
các Movie clip phục vụ giảng dạy. 
- Gửi và nhận thư điện tử trao đổi thông tin. 
b. Sử dụng máy tính với hệ thống truyền thông đa phương tiện (Multimedia) 
Máy tính có thể kết nối và điều khiển một hệ thống đa phượng tiện gồm các 
thiết bị thông thường như đầu máy ghi âm, video, ti vi, phục vụ nghe nhìn, 
tương tác với máy của học sinh. 
- Việc sử dụng máy tính với hệ thống đa phương tiện cho phép sử dụng 
nhiều dạng truyền thông tin như văn bản, đồ họa, âm thanh phim ảnh... Chính vì 
vậy nó bảo đảm tính chân thực của đối tượng nghiên cứu làm tăng thêm niềm tin 
vào tri thức, kích thích hứng thú tạo động cơ trong học tập trong quá trình dạy 
học, góp phần phát triển tính độc lập, tự giác, sáng tạo và phát triển tư duy logic 
và tư duy hình tượng, tối ưu hóa quá trình nhận thức và điều chỉnh quá trình 
nhận thức trong dạy học. 
c. Sử dụng các phần mềm dạy học 
Phần mềm dạy học, trong đó có các PMDH mở, chúng có những tính 
chất như các phần mềm công cụ để hỗ trợ thiết kế bài giảng. Do tính chất mở 
của nhiều PMDH đó mà ta có thể tự thiết kế và sử dụng nội dung thích hợp 
với trình độ, đặc điểm của từng đối tượng học sinh góp phần tạo sự phân hóa 
cao trong quá trình dạy học. 
Trong dạy học ở TH còn hay sử dụng các PMDH: Violet, LOGO, “Săn kiến 
thức”, “Ghép hình”, các PMDH của school@.net... Giúp thiết kế các bài giảng. 
d. Sử dụng các phần mềm công cụ thông dụng trên máy 
Phần mềm winword (giúp soạn thảo các loại văn bản cao cấp); Paint Brush 
(cho phép tạo lập, in ấn lưu trữ các bức tranh); Power Point (giúp tạo ra các bài 
giảng, các phiên trình bày sinh động, các bản báo cáo hay thuyết trình thú vị); 
Adobe Photo Shop (để biên tập ảnh); Adobe Premiexe, Screen Cam, Movie maker 
(giúp biên tập các đoạn phim) trong soạn giảng rất hữu hiệu. 
Paint Brush: 
(Thuộc nhóm Accessories, cho phép tạo lập, lưu trữ, in ấn các bức tranh) 
 9/20
- Khởi động vào màn hình giao tiếp 
- Tạo mới một bức tranh: chọn mầu nền, màu vẽ, nét vẽ, chọn công cụ vẽ, 
vẽ hay hiệu chỉnh bức vẽ (cắt, dán, di chuyển, tẩy xóa...) 
- Các thao tác với tệp: vẽ bản mới, mở một bản vẽ đã có trên đĩa, ghi, in, kết thúc...) 
Adobe Photoshop 
(Thuận tiện trong việc chỉnh sửa, lưu trữ, in ấn các tranh ảnh có sẵn) 
- Khởi động vào màn hình giao tiếp 
- Tạo mới một bức tranh: chọn mầu nền, màu vẽ, nét vẽ, chọn công cụ vẽ, 
vẽ hay hiệu chỉnh bức vẽ (cắt, dán, di chuyển, tẩy xóa...) 
- Các thao tác với tệp: vẽ bản mới, mở một bản vẽ đã có trên đĩa, ghi, in, kết thúc...) 
- Các công cụ thường làm: đưa vào ảnh mới, sửa chữa (cắt dời hình, ghép 
ảnh, tô màu, chỉnh kích cỡ...) ghi tên file (jpg, psd, ...) 
MicroSoft PowerPoint: 
 - Là công cụ tạo bài trình chiếu giúp học sinh quan sát và dễ dàng nhận biết, 
tiếp thu bài học nhanh hơn, hiểu được những điều mà giáo viên truyền đạt. 
 (Giúp thiết kế các trình chiếu) 
- Khởi động Power Point 
- Mô hình bài giảng (thuyết trình) trên Power Point 
- Các đối tượng chính: văn bản, đồ họa, tranh nghệ thuật 
- Các công cụ tạo hiệu ứng: liên kết, trình bày, hoạt hình 
- Các đối tượng có liên quan trực tiếp đến các hiệu ứng của Multimedia 
- Các bước thiết kế một chương trình trình chiếu: 
+ Chuẩn bị nội dung trên các slide 
+ Tạo các bước hiệu ứng với những mô phỏng hoặc ý đồ sư phạm của bài giảng 
+ Thiết kế các nút lệnh điều khiển 
+ Cài đặt cấu hình của slide chuẩn bị trình chiếu 
Phần mềm Violet: 
- VIOLET là phần mềm công cụ giúp cho giáo viên có thể tự xây dựng 
được các bài giảng điện tử theo ý tưởng của mình một cách nhanh chóng. So với 
các phần mềm khác, Violet chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm 
thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác... rất phù hợp với học sinh cấp phổ 
thông các cấp. 
- Bài tập trắc nghiệm, ghép đôi, bài tập ô chữ, bài tập kéo thả chữ, điền 
khuyết, vẽ đồ thị hàm số bất kỳ v.v... 
• Nhiều giao diện khác nhau 
Hỗ trợ thiết kế các bài giảng (cung cấp sẵn nhiều mẫu thiết kế: bài tập trắc 
nghiệm, ô chữ, đồ thị, kéo thả chữ) 
Các bước tiến hành thiết kế một giáo án trong violet: 
 10/20
Bước 1: Làm bìa 
- Nội dung > Chọn trang bìa > > Chọn loại màn hình hiển thị > Next (soạn 
nội dung bìa) > “Đồng ý” 
Bước 2: Chọn giao diện 
- Nội dung > chọn giao diện (F8) 
Bước 3: Vào nội dung 
- Nội dung > thêm đề mục (F5) > nhập chủ đề > nhập mục > Tiêu đề màn 
hình > Loại màn hình > ST 
Bước 4: Lưu bài giảng 
- Bài giảng > Lưu vào > gõ tên File 
Bước 5: Đóng gói 
- Bài giảng > Đóng gói (F4) > *.EXE (hoặc *.HTML) 
e. Thiết kế bài giảng có ứng dụng CNTT 
Quy trình: 
1. Xác định nội dung bài giảng 
2. Lựa chọn thông tin, phần mềm công cụ, phương tiện dạy học đưa vào giảng dạy 
3. Xây dựng kịch bản dạy học giúp cho việc thiết kế bài giảng trên máy 
tính vào giáo viên tiến hành tiết học 
4. Thể hiện bài giảng trên máy tính 
5. Điều chỉnh kịch bản cho phù hợp với nội dung và thời lượng 
Biện pháp 3. Ứng dụng CNTT một cách hợp lý, hiệu quả thông qua 
giáo án điện tử vào tiết dạy Tự nhiên - Xã hội lớp 3. 
* Quy trình và nguyên tắc khi thực hiện giáo án điện tử 
Để việc ứng dụng CNTT vào đổi mới PPDH một cách có hiệu quả thì 
chúng ta phải biết kết hợp một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo các phương pháp 
dạy học khác nhau (truyền thống và hiện đại) sao cho vừa đạt được mục tiêu dạy 
học vừa phù hợp với đối tượng và điều kiện thực tiễn. 
Hiện tại, các trường đã áp dụng GAĐT trong các giờ dạy. Nhưng vấn đề là 
áp dụng như thế nào cho đúng quy trình đạt hiệu quả và nâng cao chất lượng giờ 
dạy - học. Đó là điều mà giáo viên chúng ta đều suy nghĩ tới. Để việc chuyển từ 
bài giảng truyền thống sang các slide trình diễn, chúng ta cần nhớ: slide là nơi chỉ 
chứa tên bài học, các đề mục và các cụm từ chốt phục vụ cho bài giảng. Tuỳ theo 
từng môn học, chúng ta có thể bổ sung các công thức, hình ảnh minh họa một 
cách hợp lý... Đây là bước mà giáo viên cần vận dụng khả năng, kiến thức về tin 
học của mình để xây dựng bài giảng. Nếu slide cần hình ảnh minh họa, giáo viên 
nên tìm kiếm hình ảnh để chèn vào. Hay slide kia đang trình bày một kết quả của 
thí nghiệm vào để tăng tính thực tế. Việc đưa nội dung vào giáo viên cũng nên lưu 
 11/20
ý đến số lượng chữ, mầu sắc, kích thước trên các slide. Giáo viên nên tóm tắt vấn 
đề mình muốn trình bày dưới dạng keyword một cách rõ ràng và dễ hiểu. 
Vậy thì đối với GAĐT chỉ gồm một số slide, các slide chỉ chứa keyword, 
hình ảnh... thì làm thế nào mà GV có thể quan sát hết các vấn đề cần được 
giảng? Phải chăng GV thích nói nội dung nào trước đều được? Những nội dung 
cảm thấy thích thì tập trung nhiều thời gian vào và giảm thời gian cho các nội 
dung còn lại? Liệu một giáo viên có thể nhớ hết nội dung mình đã chuẩn bị 
trước buổi dạy? Chỉ cần chúng ta xây dựng đề cương giảng dạy thì vấn đề trên 
sẽ được giải quyết ngay lập tức. Đề cương này sẽ ghi rõ số tiết dạy của môn học, 
tên bài giảng tương ứng với các tiết học nội dung cụ thể sẽ được trình bày trong 
mỗi tiết học là gì? Vấn đề nào trình bày trước, vấn đề nào trình bày sau? Vấn đề 
nào cần được trọng tâm và nhấn mạnh? 
Ngoài những nội dung trên, hình ảnh minh hoạ được đưa vào bài giảng, 
thao tác cơ bản nhất đòi hỏi người thầy phải nắm được cách thiết lập các hiệu 
ứng để làm cho bài giảng sinh động, mang lại không khí học tập, giảng dạy mới 
mẻ. Các hiệu ứng này là gì? Đó chính là các hoạt ảnh của các đối tượng (văn 
bản, hình ảnh....) được thiết lập có thứ tự. Có thể dòng chữ này xuất hiện trước 
dòng chữ kia hay khi dòng chữ này xuất hiện từ dưới lên, khi từ trên xuống... 
chẳng hạn trong giờ học toán khi tổ chức trò chơi, giáo viên cho học sinh đoán 
kết quả trước, sau đó mới hiển thị kết quả trên màn hình, như thế mới tiết kiệm 
được thời gian chép câu hỏi trên bảng, đồng thời tăng khả năng tư duy của học 
sinh, khi giáo viên sử dụng một cách triệt công cụ hyperlinhk và các hiệu ứng 
add effect... thì sẽ có ngay nội dung màn hình trên bảng trình bày các câu hỏi 
theo kiểu chương trình đường lên đỉnh olympia - học sinh sẽ thấy được chủ 
động tham gia trò chơi và rất hứng thú với nội dung bài học... Ngoài ra, với hình 
thức này sẽ giúp cho giáo viên tiết kiệm được thời gian viết nội lên bảng, lượng 
thông tin đến với các em nhanh hơn, nhiều hơn và sâu sắc hơn. 
Bài giảng sau khi thiết kế sẽ được trình chiếu lên màn hình thông qua máy 
chiếu. Giáo viên chỉ cần để ý một lần đầu, các lần sau có thể tự lắp máy được 
ngay phục vụ cho chính bài giảng mình. Đây là một trong những yêu cầu bắt 
buộc đối với giáo viên, chỉ cần một vài thao tác lắp máy chiếu với CPU của máy 
tính là điều chỉnh độ lớn, độ nét trên màn hình giáo viên chắn hẳn sẽ có một bài 
giảng chất lượng. 
Tôi ứng dụng CNTT vào giảng dạy TNXH ở một số mảng như sau: 
1. Ứng dụng minh họa. 
- Theo kinh nghiệm học tập của các nước ở Châu Âu, trẻ chỉ phải học hai 
 12/20
môn học: Tiếng Mẹ đẻ và Toán. Nhưng thời lượng ngoại khoá là 60%. Tại các 
buổi ngoại khoá, trẻ học cách tìm hiểu về cuộc sống các loài hoa, các con vật. 
Vẽ hình và mô tả sự hiểu biết đó. 
Ở Thái Lan: chương trình phân theo 3 chủ đề: 
 Kinh nghiệm sống: Sinh học, Vật lý, Hoá học, Địa lý, Lịch sử. 
 Phát triển tính cách: Đạo đức, Âm nhạc, Thể dục. 
Định hướng lao động: Nữ công, Kỹ thuật nông nghiệp, Mỹ thuật. 
Tại Malayxia, các môn học cuộc sống được phân theo 2 giai đoạn như sau: 
Giai đoạn 1: hiểu biết môi trường TN - XH gần gũi, bao quanh thông qua 
môn tiếng Malai. 
Giai đoạn 2: Tích hợp các kiến thức môn Sinh học, Vật lý, Hoá học, Địa lý, 
Lịch sử, Đạo đức, Sức khoẻ thành môn Con người và Môi trường. 
Để làm được việc này, trong quá trình soạn giáo án điện tử giáo viên ngoài 
việc nghiên cứu sách giáo khoa, sách tham khảo để đảm bảo nội dung và kiến 
thức trong bài dạy, GV cần tìm hiểu những phần mềm liên quan đến việc thiết kế. 
Sách giáo khoa TNXH 3 có 3 chủ đề gồm 70 bài ứng với 70 tiết của 35 tuần 
thực học. Trong đó có 63 bài học mới và 7 bài ôn tập, được phân phối như sau: 
+ Con người và sức khỏe: HS được nhận biết một số cơ quan trên sơ đồ, 
cách giữ vệ sinh và phòng bệnh cho những cơ quan này. 
+ Xã hội: Thể hiện mối quan hệ gia đình, nhà trường, vốn hiểu biết và ý 
thức về tỉnh, thành phố nơi đang sống. 
+ Tự nhiên: Nói về Thực vật và động vật - Mặt trời và trái đất. 
Trong năm học này, tôi đã không ngừng học tập và phấn đấu để nâng cao 
chất lượng dạy và học. Nội dung bài dạy được thiết kế trên nền Powerpoint sinh 
động và đẹp mắt, hình ảnh minh họa phù hợp, phong phú kết hợp với những âm 
thanh, bài hát. Giờ học của tôi đã thực sự trở lên hiệu quả hơn rất nhiều. 
 2. Ứng dụng vào phần bài tập. 
 Theo M.A.Đanilov “Kiến thức sẽ được nắm vững thật sự, nếu học sinh có 
thể vận dụng thành thạo chúng hoàn thành vào những bài tập lí thuyết hay thực 
hành”. Bài tập nhằm ôn tập những kiến thức đó học, củng cố kiến thức cơ bản 
của bài giảng. Một đơn vị kiến thức mới, học sinh chỉ có thể ghi nhớ khi được 
luyện tập nhiều lần. 
 Một điểm mạnh đáng kể của Violet so với các phần mềm thiết kế bài 
giảng khác là khả năng tạo ra các bài tập rất phong phú, sinh động và đặc biệt là 
rất đơn giản. Ví dụ trong Powerpoint ta phải mất cả buổi mới có thể tạo ra 1 bài 
tập trắc nghiệm hoặc bài tập đối với Violet chỉ cần vài phút là đã làm xong.
 Những bài tập này cũng đặc biệt rất thích hợp trong việc củng cố kiến 
 13/20
thức trong môn học TNXH. Chính vì vậy tôi thường sử dụng phần mềm Violet 
để thiết kế phần bài tập cho bài giảng TNXH của mình. 
* Một số ví dụ Bài tập trắc nghiệm được tạo bằng Violet 
a) dạng nhiều lựa chọn trong đó có một đáp án đúng: 
 HS sẽ có cơ hội giao tiếp trực tiếp với máy tính để chọn ra đáp án đúng và 
kiểm tra kết quả. Thay vì việc GV và HS nhận xét thì các em sẽ nhìn thấy kết 
quả bài làm của mình ngay trên máy. Máy tính sẽ có những lời động viên 
khuyến khích hoặc nhắc nhở. 
Dạng 2 Bài tập kéo thả chữ: 
Với giao diện này sẽ có trường hợp HS trả lời đúng ngay. Nhưng nếu 
trường hợp HS trả lời sai thì HS khác có thể lên bảng thao tác lai để chọn ra đáp 
án đúng. Như vậy sẽ thu hút HS hướng lên màn hình theo dõi kết quả bài làm 
 14/20
của bạn và cung không quên suy nghĩ đáp án cho riêng mình vì các bạn vẫn còn 
lượt trả lời. 
3. Ứng dụng vào phần trò chơi. 
 Bài tập dạng ô chữ cũng được thiết kế trên nền của Violet rất nhanh chóng 
và tiện lợi. Tuy nhiên về giao diện thì Powerpoint lại chiếm ưu thế hơn ở tính 
thẩm mỹ và độ tương tác. Do đó tôi thường thiết kế bài tập ô chữ trên nền 
Powerpoint. Đây là một dạng bài tập thú vị. Nó không những tổng hợp được 
những kiến thức trong giờ học mà còn gây hứng thú cho HS rất nhiều. Tôi 
không ngần ngại trong việc biến đổi dạng bài tập này sang hình thức của một trò 
chơi ô chữ để giờ học thêm sôi nổi, hào hứng. 
Đây là một trong những là một trò chơi lý thú mà còn đưa ra được cho các em 
những kiến thức tổng hợp mà tôi thường xuyên áp dụng trong giờ học TNXH 
Nhờ GAĐT mà giáo viên đã tạo ra một không khí khác hẳn so với giờ dạy 
truyền thống. Đồng thời đã giảm nhẹ việc giảng giải, trình bày của giáo viên. 
Thay vào đó giáo viên dành thời gian hướng dẫn hỗ trợ quá trình học tập của 
học sinh. Học sinh thay đổi hoạt động học tập, làm giảm bớt sự căng thẳng, mệt 
mỏi giúp cho quá trình học tập hiệu quả hơn. 
Biện pháp 4. Ứng dụng phương pháp trò chơi một cách có hiệu quả 
trong tiết Tự nhiên - Xã hội Lớp 3. 
1. Những yêu cầu khi vận dụng dạy phương pháp trò chơi vào dạy môn 
Tự nhiên - Xã hội ở lớp 3 
* Để phương pháp trò chơi thực sự có hiệu quả trong giờ học Tự nhiên - 
Xã hội. Giáo viên cần lựa chọn trò chơi hay và hiệu quả nhất cho mỗi bài dạy. 
Trong một tiết giáo viên chỉ nên tổ chức một trò chơi. Đặc biệt đối với trò chơi 
khám phá kiến thức giáo viên cần tổ chức cho tối thiểu 
4
3
 học sinh được tham 
gia. Cần phối hợp linh hoạt liên hoàn giữa phương pháp truyền thống hiện đại và 
trò chơi để tiết học sôi nổi sinh động và sâu sắc. 
Trong quá trình chỉ đạo giáo viên vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy môn 
Tự nhiên - Xã hội tôi nhận thấy đây là phương pháp đặc biệt quan trọng bởi nó 
phù hợp với tâm lí của học sinh. Nó là con đường giúp các em đến với tri thức 
ngắn nhất. Vì "chơi mà học - học mà chơi" là một hoạt động mang tính tự 
nguyện không gò ép tạo cho các em được sống là chính mình được tìm tòi, được 
khám phá ...... Và đây chính là một nét mới - một nét độc đáo trong quá trình 
dạy học của mỗi giáo viên. 
2. Về nhận thức: 
 Giáo viên cần nhận thức rõ vai trò của phương pháp trò chơi trong quá 
trình dạy học ở Tiểu học nói chung và dạy môn Tự nhiên - Xã hội nói riêng. 
 15/20
Phải hiểu rõ mục tiêu của từng bài, từng phần, từng mảng kiến thức và toàn bộ 
chương trình môn Tự nhiên - Xã hội ở lớp 3. 
3. Về nội dung 
 a. Nhóm 1: 
 Các trò chơi nhằm mục đích khai thác nội dung kiến thức của bài học. 
* Khi vận dụng phương pháp trò chơi vào khai thác nội dung kiến thức 
bài học giáo viên cần lưu ý. 
- Chọn trò chơi phải phù hợp với học sinh, nội dung bài và điều kiện thực 
tế có thể cho phép. 
- Ít nhất 3/4 số học sinh được tham gia. 
- Cần tránh hiện tượng chỉ một số học sinh khá giỏi được tham gia 
* Sau đây là một số trò chơi có thể áp dụng để tổ chức cho học sinh khai 
thác nội dung kiến thức bài học. 
* Trò chơi: Tôi cần đến đâu? 
* Mục tiêu: 
- Nhận biết và chỉ được các cơ quan hành chính cấp tỉnh. 
 - Rèn tác phong nhanh nhẹn, luyện trí thông minh 
- Ứng xử nhanh. 
* Cách chơi: 
- Giáo viên nêu yêu cầu chơi: "Tôi cần đến đâu". Đây là trò chơi yêu cầu 
các em quan sát kĩ bức tranh cô đã phóng to trên bảng và lắng nghe câu hỏi của 
cô giáo hoặc của bạn. Nhiệm vụ của các em là nói được tên nơi mà cô hoặc bạn 
cần đến sau đó lên chỉ nơi đó ở bức tranh trên bảng lớp. 
- Luật chơi: 
+ Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm A, B 
+ Giáo viên nêu câu hỏi chỉ định 1 học sinh bất kì ở nhóm A chỉ đường. 
Học sinh chỉ được thì được phép yêu cầu một học sinh khác ở nhóm B chỉ 
đường đến nơi khác... cứ thế cho đến hết các địa điểm có trong tranh... Nếu học 
sinh được chỉ định không nói được nơi đến hoặc chỗ đến sai em đó sẽ nói 
"chuyển" để học sinh cùng nhóm với mình bên cạnh tiếp sức. Cứ mỗi lần nhóm 
nào có một học sinh nói từ "chuyển" thì ở nhóm đó sẽ bị một điểm phạt. Nhóm 
nào nhiều điểm phạt hơn là nhóm thua cuộc. 
+ Các câu hỏi tham khảo để yêu cầu học sinh chỉ đường là: 
 . Tôi đau bụng quá tôi cần đi tới đâu? 
. Tôi muốn thăm một bạn học sinh học lớp 3. 
. Tôi muốn gọi điện cho bố tôi. 
. Tôi muốn hỏi đường đến một khu vực nào đó trong thị xã 
 16/20
+ Kết thúc cuộc chơi giáo viên hỏi: Chúng ta đã đi đến những địa chỉ nào? 
* Trò chơi này sử dụng cho bài 27 - 28: Các cơ quan hành chính của Tỉnh. 
b. Nhóm 2: Các trò chơi mang tính chất củng cố nội dung bài hoặc khởi 
động tạo sự liên hệ nhẹ nhàng giữa bài cũ vào bài. 
 - 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfmot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_luong_day_va_hoc_mon_tu.pdf