Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao kiến thức về từ loại Tiếng Việt cho giáo viên trong tổ chuyên môn

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao kiến thức về từ loại Tiếng Việt cho giáo viên trong tổ chuyên môn

Tự nghiên cứu và tìm hiểu kĩ các kiến thức về từ loại:

 Công tác tự nghiên cứu, tự tìm hiểu kiến thức là vô cùng quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, đào sâu suy nghĩ để có kiến thức chắc và sâu. Sau khi đã xây dựng chuyên đề theo kế hoạch, các thành viên trong tổ tự giác tìm tài liệu tham khảo, tìm hiểu kiến thức về khái niệm các từ loại và cách phân biệt các loại từ một cách nghiêm túc và có hiệu quả.

rao đổi, thảo luận và thống nhất nội dung:

 Khi đến đúng thời gian đã thống nhất, các thành viên trong tổ lần lượt nêu kết quả nghiên cứu của mình. Để tạo tâm thế thoải mái cho mọi người, tôi không áp đặt phải trình bày bài bản mà biết đến đâu, biết như thế nào thì nói như thế nhưng trọng tâm là khái niệm và cách phân biệt các loại từ loại, có ví dụ kèm theo. Chính vì thế nên không khí của cuộc trao đổi rất sôi nổi, nhất là những đồng chí đã có kinh nghiệm trong quá trình dạy lớp 4+5.

 Chúng tôi đã thống nhất một số nội dung kiến thức về từ loại trong Tiếng Việt của lớp 4+5 như sau:

 - Khái niệm chung về từ loại: Là các loại từ có chung đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa khái quát.

 - Các loại từ loại trong chương trình lớp 4+5 gồm 5 loại: danh từ, động từ, tính từ (chương trình lớp 4) ; đại từ, quan hệ từ (chương trình lớp 5).

 - Các khái niệm cụ thể và đặc điểm về từng loại từ loại: Danh từ, Động từ, Tính từ, Đại từ và Quan hệ từ.

 

doc 17 trang Người đăng Hải Biên Ngày đăng 05/05/2023 Lượt xem 1379Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao kiến thức về từ loại Tiếng Việt cho giáo viên trong tổ chuyên môn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iáo viên chưa hiểu rõ kiến thức về từ loại Tiếng Việt và cách phân biệt chúng.
 	Thực tế cho thấy, ngoài tâm huyết với nghề, một người giáo viên có phương pháp dạy học tốt nhưng nội dung kiến thức cần giảng dạy chưa hiểu sâu, hiểu rộng thì chất lượng giảng dạy không thể có hiệu quả cao được. Ngược lại, một giáo viên có kiến thức vững vàng mà phương pháp giảng dạy không linh hoạt thì phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy. Như vậy, muốn nâng cao chất lượng giảng dạy đòi hỏi người giáo viên cần nắm chắc kiến thức và biết vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy. Hiện nay không có nhiều giáo viên hội tụ được cả hai yếu tố trên. Nhưng nếu mỗi giáo viên đều có ý thức tự học, tự bồi dưỡng, học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì chắc chắn chất lượng giảng dạy dần dần sẽ đạt hiệu quả cao. Với những thực tế trên, người tổ trưởng như tôi luôn trăn trở để tìm cách nâng cao hiệu quả chất lượng dạy và học của giáo viên trong tổ. Một số năm gần đây, ngoài việc tiếp thu, học hỏi và vận dụng đổi mới về phương pháp giảng dạy thì việc nâng cao kiến thức cho giáo viên là một vấn đề mà tôi rất quan tâm. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục học sinh. Thúc đẩy ý thức tự học, tự bồi dưỡng, xây dựng mối đoàn kết ngày càng bền chặt giữa các giáo viên trong tổ chuyên môn. Từng bước xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh. Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn áp dụng “Một số biện pháp nâng cao kiến thức về từ loại Tiếng Việt cho giáo viên trong tổ chuyên môn”. 
Chương II
NỘI DUNG
	I. Cơ sở lý luận: 
 	Trong Điều lệ trường Tiểu học, điều 18 Tổ chuyên môn, khoản 2, mục b ghi cụ thể: “Tổ chuyên môn có nhiệm vụ Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lí sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường”. Như vậy, nhiệm vụ tổ chuyên môn rất quan trọng . Trong Điều lệ trường Tiểu học, điều 34 Nhiệm vụ của giáo viên, khoản 1có ghi: “Thực hiện nhiệm vụ giáo dục theo mục tiêu của chương trình giáo dục tiểu học và kế hoạch giáo dục của nhà trường; chuẩn bị bài, lên lớp, đánh giá học sinh; quản lí học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục”. Vì vậy, mục tiêu chính của mỗi giáo viên trong tổ chuyên môn là nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo được học sinh đạt chuẩn kiến thức – kĩ năng, phát triển được học sinh có năng khiếu. Để đạt được mục tiêu này, bất kể trong một phạm vi kiến thức nào để dạy cho học sinh thì trước tiên người giáo viên phải hiểu đúng, hiểu rõ và hiểu sâu nội dung đó. Khi dạy các kiến thức về từ loại trong Tiếng Việt ở các lớp 4 - 5 cũng như vậy, người giáo viên phải nắm chắc khái niệm, phân biệt thành thạo được từng loại từ ở trong từng văn cảnh thì khi dạy cho học sinh mới dễ dàng. 
 	II. Thực trạng:
 	Các thành viên trong tổ chuyên môn 4 – 5 trường Tiểu học Hòa Sơn B luôn có tinh thần đoàn kết, có ý thức học hỏi lẫn nhau để cùng nâng cao chất lượng giảng dạy. Tuy nhiên mức độ nhận thức và hiểu nội dung kiến thức ở từng đơn vị kiến thức của mỗi giáo viên là không giống nhau. Đầu năm 2015 – 2016, qua khảo sát thực tế về mức độ nhận thức và phân biệt từ loại trong Tiếng Việt ở lớp 4 – 5 của giáo viên trong tổ thì có kết quả như sau:
Mức độ phân biệt từ loại
Tổng số GV
Kết quả
SL
TL
Biết khái niệm về từ loại
8
8
100
Hiểu và phân biệt được các từ loại dạng đơn giản
8
8
100
Hiểu và phân biệt được các từ loại dạng phức tạp
8
6
75
Vận dụng để giải quyết được các bài tập, các tình huống thực tế có sử dụng từ loại.
8
5
62,5
Như vậy, nhìn vào bảng ta thấy : Hầu hết giáo viên đã biết khái niệm, phân biệt được các từ loại đơn giản. Dạng từ loại phức tạp thì vẫn còn 2 giáo viên trong tổ chưa phân biệt được. Vận dụng để giải quyết được các bài tập, các tình huống thực tế có sử dụng từ loại thì chỉ có 5 giáo viên thực hiện tốt.
	III. Một số biện pháp đã tiến hành: 
 	1. Định hướng cho giáo viên tự nghiên cứu và tìm hiểu nội dung kiến thức:
 	Sau khi đã được nhà trường quyết định thành lập tổ chuyên môn, ngay trong cuộc họp để xây dựng kế hoạch tổ, tôi đã định hướng cho giáo viên về tự nghiên cứu và tìm hiểu các mảng kiến thức cơ bản về Toán và Tiếng Việt lớp 4 và lớp 5 như : các phương pháp so sánh phân số, giải toán về tỉ số phần trăm, bài toán về chuyển động đều (môn Toán) ; Cấu tạo của từ, từ loại, phân biệt các kiểu câu (môn Tiếng Việt). Các nội dung trên sẽ được thảo luận và thực hiện trong cả năm học. Trong các nội dung đó thì mảng kiến thức về khái niệm và cách phân biệt từ loại (đó là 5 loại từ được học trong chương trình lớp 4 và lớp 5) sẽ được tìm hiểu trước để phù hợp với nội dung, chương trình sách giáo khoa (ở lớp 4, từ tuần 5 đã bắt đầu học về từ loại; ở lớp 5, bắt đầu học về từ loại từ tuần 9). 
	2. Lập kế hoạch thời gian nghiên cứu và thảo luận chung:
	Trong buổi họp thứ hai (sau khi đã xây dựng xong kế hoạch tổ), tôi đã tổ chức trao đổi, thảo luận, tham khảo ý kiến của các thành viên trong tổ và thống nhất về thời gian, kế hoạch tự nghiên cứu của mỗi giáo viên.
- Thời gian tự nghiên cứu, thu thập, tìm hiểu là 1 tháng.
- Thời gian thu thập và thảo luận về kết quả tự tìm hiểu là vào cuộc họp chuyên môn cuối tháng 9. 
	3. Tự nghiên cứu và tìm hiểu kĩ các kiến thức về từ loại:
	Công tác tự nghiên cứu, tự tìm hiểu kiến thức là vô cùng quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, đào sâu suy nghĩ để có kiến thức chắc và sâu. Sau khi đã xây dựng chuyên đề theo kế hoạch, các thành viên trong tổ tự giác tìm tài liệu tham khảo, tìm hiểu kiến thức về khái niệm các từ loại và cách phân biệt các loại từ một cách nghiêm túc và có hiệu quả. 
	4. Trao đổi, thảo luận và thống nhất nội dung:
 	Khi đến đúng thời gian đã thống nhất, các thành viên trong tổ lần lượt nêu kết quả nghiên cứu của mình. Để tạo tâm thế thoải mái cho mọi người, tôi không áp đặt phải trình bày bài bản mà biết đến đâu, biết như thế nào thì nói như thế nhưng trọng tâm là khái niệm và cách phân biệt các loại từ loại, có ví dụ kèm theo. Chính vì thế nên không khí của cuộc trao đổi rất sôi nổi, nhất là những đồng chí đã có kinh nghiệm trong quá trình dạy lớp 4+5. 
	Chúng tôi đã thống nhất một số nội dung kiến thức về từ loại trong Tiếng Việt của lớp 4+5 như sau:
	- Khái niệm chung về từ loại: Là các loại từ có chung đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa khái quát.
	- Các loại từ loại trong chương trình lớp 4+5 gồm 5 loại: danh từ, động từ, tính từ (chương trình lớp 4) ; đại từ, quan hệ từ (chương trình lớp 5).
	- Các khái niệm cụ thể và đặc điểm về từng loại từ loại: Danh từ, Động từ, Tính từ, Đại từ và Quan hệ từ.
	- Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ (trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ thì có một từ giữ vị trí trung tâm, những từ khác đi kèm là các phần phụ bổ sung ý nghĩa cho từ trung tâm). 
	- Phân biệt cụm danh từ với từ ghép: Trong tiếng Việt, nhiều khi cụm danh từ có hình thức giống với từ ghép có nghĩa phân loại. Để xác định được đâu là từ ghép, đâu là cụm danh từ, cần phải đặt chúng vào trong câu, từ đó xác định nghĩa của chúng.
VD: Trong vườn có nhiều loại hoa: hoa hồng, hoa huệ, hoa lan, ... 
(“hoa hồng” là từ ghép).
Trong vườn hoa thật nhiều màu: hoa hồng, hoa đỏ, hoa trắng, ... 
(“hoa hồng” là cụm danh từ).
 - Mục đích sử dụng của đại từ: 
+ Sử dụng đại từ để thay thế có tác dụng làm cho câu không bị lặp từ.
Ví dụ: Tôi thích văn thơ, em gái tôi cũng vậy.
Chim chích bông sà xuống vườn cải. Nó tìm bắt sâu bọ.
+ Dùng để xưng hô: Là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp.
 - Một số lưu ý khi dùng đại từ:
+ Trong tiếng Việt, có những đại từ vừa có thể được dùng để chỉ ngôi thứ nhất, vừa có thể được dùng để chỉ ngôi thứ hai.
VD: Mình về mình có nhớ ta. (mình: ngôi thứ hai – chỉ người nghe).
+ Có những đại từ số nhiều vừa bao gồm người nói, vừa bao gồm người nghe.
VD: Chúng ta là giáo viên.
+ Để xưng hô, ngoài các đại từ chuyên dụng, người Việt còn sử dụng nhiều danh từ như đại từ. Đó là: Quan hệ họ hàng: bố, mẹ, ông, bà, anh, chị, em, 
VD: Mẹ cho con đi chợ với.
Hoặc theo nghề nghiệp, chức vụ, xã hội: giám đốc, thủ trưởng, thầy, bạn, 
VD: Giám đốc gọi em có việc gì vậy ?
- Các từ xưng hô trong tiếng Việt luôn kèm sắc thái tình cảm và thể hiện rõ thứ bậc, quan hệ,  Khi xưng hô, cần chú ý lựa chọn từ xưng hô cho lịch sự phù hợp với quan hệ giữa người nói với người nghe và người (vật) được nhắc tới.
 * Một số cách phân biệt danh từ, động từ, tính từ:
	Với đại từ và quan hệ từ thì chỉ cần dựa vào khái niệm là ta có thể phân biệt chúng tương đối dễ dàng. Nhưng trong thực tế, có rất nhiều danh từ, động từ, tính từ chúng ta thấy khó phân biệt. Để nhận dạng danh từ, động từ, tính từ ngoài ý nghĩa khái quát, chúng ta có thể nhận dạng chúng vào khả năng kết hợp và chức vụ ngữ pháp của từ. Tức là ta phải dựa vào văn cảnh để hiểu nội dung cần biểu đạt của từ đó trong câu.
VD: Cũng là từ cân nhưng:
     	+ Danh từ: Tôi mới mua một cái cân. 
       	+ Động từ: Bác cân hộ tôi với !
       	+ Tính từ: Bức tranh đặt rất cân.
Cách nhận dạng từng loại từ : 
- Danh từ: 
+ Danh từ kết hợp được với các từ chỉ lượng như: những, mỗi, toàn bộ, tất cả, ở phía trước (và các từ chỉ định như: này, nọ, kia,cùng các số từ như: hai, ba, vài,)
 + Danh từ thường giữ chức vụ chủ ngữ, trạng ngữ trong câu
VD: Tất cả học sinh lớp 5A/ đều đạt danh hiệu học sinh giỏi.
VD: những quyển sách này, tất cả học sinh lớp 5A, mỗi bông hoa ấy,
+ Để xác định danh từ, ta sử dụng công thức sau: “nhiều X lắm”, trong đó X là danh từ.
VD: nhiều hoa lắm, nhiều áo quần lắm, nhiều cây lắm,
Lưu ý về danh từ chỉ khái niệm (còn gọi là danh từ trừu tượng): là các khái niệm chỉ tồn tại trong nhận thức, trong ý thức của con người, không có hình thù, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan. Ví dụ: tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen,..... 
- Động từ: 
+ Động từ có khả năng kết hợp với các từ: đã, đang, sẽ, hãy , đừng , chớ,...ở phía trước (đang làm, sẽ đến, hãy nhớ, đừng băn khoăn, chớ hồi hộp,...).
Có thể tạo câu hỏi bằng cách đặt sau chúng từ bao giờ hoặc bao lâu (TT không có khả năng này) như (đến bao giờ? chờ bao lâu?...).  Với động từ, khi xác định có thể thêm: đi, nào vào đằng sau (chạy đi! chơi nào!).
+ Động từ thường giữ chức vụ vị ngữ, trong câu, nhưng một số trường hợp động từ giữ chức vụ chủ ngữ, trạng ngữ trong câu.
VD1: Cô giáo đang giảng bài.(động từ “giảng” giữ chức vụ vị ngữ trong câu)
VD2: Học quả là khó khăn, gian khổ. (động từ “học” giữ chức vụ chủ ngữ trong câu)
VD3: Khi đã bình tĩnh lại, chị mới nhìn khắp mấy gian nhà.(động từ “bình tĩnh” giữ chức vụ trạng ngữ; động từ “nhìn” giữ chức vụ vị ngữ trong câu.)
- Tính từ: 
+ Tính từ kết hợp được với các từ chỉ mức độ như: rất, hơi, lắm, quá, cực kì, vô cùng,... (rất tốt, đẹp lắm,...) hoặc có thể thêm từ so sánh hơn vào đằng sau (rộng hơn, mát mẻ hơn,...) 
+ Tính từ thường giữ chức vụ vị ngữ trong câu, nhưng một số trường hợp tính từ giữ chức vụ chủ ngữ, trạng ngữ trong câu.
VD1: Cánh đại bàng rất khoẻ. (tính từ “khoẻ” giữ chức vụ vị ngữ trong câu)
VD2: Sạch sẽ  là mẹ sức khoẻ. (tính từ “sạch sẽ” giữ chức vụ chủ ngữ trong câu)
VD3: Với ánh mắt dịu dàng, cô giáo nhìn em, mỉm cười.(tính từ “dịu dàng” giữ chức vụ trạng ngữ trong câu)
Lưu ý: Các động từ, tính từ đứng sau các từ: cái, sự, cuộc, nỗi, niềm, cơn, những... sẽ trở thành danh từ. Ví dụ: Các từ “vui, buồn...” là động từ. Nhưng các từ “niềm vui, nỗi buồn” lại là danh từ.
 	Như vậy, đại từ và quan hệ từ thì chỉ cần dựa vào khái niệm là ta có thể phân biệt chúng tương đối dễ dàng nhưng những danh từ, động từ, tính từ khó phân biệt thì ta phải dựa vào cả 3 tiêu chí: ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp với những từ ngữ khác và chức vụ ngữ pháp của từ. Nghĩa là phải dựa vào ngữ cảnh để phân biệt. Hơn nữa, hiện tượng các từ có cùng hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về từ loại trong tiếng Việt là rất phổ biến. Thông qua các cách phân biệt từ loại của những từ này, mỗi giáo viên sẽ nhận thức được một cách sâu sắc các đặc trưng ngữ pháp của mỗi từ loại và đặc điểm của chúng. 
5. Thực hiện các bài tập nâng cao về nhận dạng các loại từ loại.
	Qua buổi trao đổi thống nhất về nội dung và một số cách phân biệt từ loại, giáo viên trong tổ đã biết cách phân biệt, tôi đã sưu tầm một số bài tập nâng cao và giao cho giáo viên thực hiện. Các thành viên trong tổ tự thực hiện. Trong 2 buổi họp tiếp theo, tôi đã dành thời gian để từng người được nêu đáp án. Trong thời gian này, để tạo không khí thoải mái, tôi thường để cho giáo viên tự giác nêu kết quả. Tôi nói : ‘‘Các chị em ơi, kết quả của bài tập 1 như thế nào nhỉ !”. Cứ như vậy, các chị em trong tổ lần lượt tự giác trả lời. Ai hiểu kĩ hơn thì giải thích lý do có được các kết quả để mọi người cùng hiểu và học hỏi lẫn nhau.
Một số bài tập :
Bài 1: Xếp các từ gạch chân trong đoạn văn sau thành từng loại: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ.
Bọ ngựa đẻ xong, người thanh mảnh trở lại. Nó quanh quẩn bên cái trứng vài hôm. Cái trứng từ màu trắng chuyển sang xanh nhạt, rồi vàng sẫm, rồi nâu bóng, chắc nịch. Có lẽ tin rằng đã có thể yên tâm về lứa con sắp ra đời của mình, bọ ngựa mẹ bỏ đi. Tôi giận nó từ đấy, và thật là bất công, tôi có ít nhiều ác cảm với cái trứng bọ ngựa. 
Bài 2: Xác định từ loại của những từ sau: bình minh, bình lặng, bình tâm, bình phục, bình nguyên, bình bầu, bình dị, bình phẩm.
Bài 3: Hãy chỉ ra danh từ, động từ, tính từ có trong câu sau: 
 Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm. 
Bài 4: Đặt các câu sau:
a) Có từ bó là danh từ.
b) Có từ bó là động từ
c) Có từ bó là tính từ. 
Đáp án:
Bài 1: 
- Danh từ: bọ ngựa, hôm, lứa, con, mẹ.
 - Động từ: đẻ, quanh quẩn, tin, ra đời, bỏ đi.
- Tính từ: thanh mảnh, trắng, xanh nhạt, vàng sẫm, nâu bóng, chắc nịch, bất công.
- Đại từ: nó, tôi
- Quan hệ từ: của, và
Bài 2: 
- Danh từ: bình minh, bình nguyên
- Động từ: bình phục, bình bầu, bình phẩm
- Tính từ: bình lặng, bình tâm, bình dị
Bài 3:
- Danh từ: thềm, lăng, cây vạn tuế, đoàn quân
- Động từ: tượng trưng, đứng
- Tính từ: danh dự, trang nghiêm
Bài 4: 
VD: a) Hôm nay, bố em mua một bó hoa để tặng mẹ. 
 b) Trên các thửa ruộng, các bác nông dân đang nhổ mạ và bó thành từng bó.
 c) Thanh niên hiện nay rất thích mặc quần bó.	
IV. Hiệu quả :
 	Qua những việc làm trên, tôi khảo sát và có được kết quả như sau :
Mức độ phân biệt từ loại
Tổng số GV
Kết quả
SL
TL
Biết khái niệm về từ loại
8
8
100
Hiểu và phân biệt được các từ loại dạng đơn giản
8
8
100
Hiểu và phân biệt được các từ loại dạng phức tạp
8
8
100
Vận dụng để giải quyết được các bài tập, các tình huống thực tế có sử dụng từ loại.
8
8
100
	Những việc làm trên chỉ là một trong số rất ít nội dung mà tổ chuyên môn chúng tôi đã thực hiện thành công. Sáng kiến này được chúng tôi thực hiện trong năm học 2015 – 2016. Kết hợp với những chuyên đề khác mà chúng tôi đã thực hiện thành công nên trong năm học 2015 – 2016, tổ tôi có 2 đồng chí tham gia dự thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện thì cả 2 đồng chí đều đạt giải cao (01 giải nhì, 01 giải ba). Tuy những việc làm trên không quyết định hoàn toàn được thành công của các đồng chí xong một phần nào có được thành công đó là do tập thể chuyên môn luôn đoàn kết, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Những người có kinh nghiệm sẽ được chia sẻ với những người chưa có nhiều kinh nghiệm. Tất cả cùng học hỏi nhau, thúc đẩy ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao chất lượng giảng dạy.
 	Qua những việc làm như trên, tôi thấy giáo viên trong tổ ngày càng đoàn kết với nhau hơn, mạnh dạn chia sẻ, trao đổi những thuận lợi và khó khăn trong quá trình giảng dạy. Từ đó khơi dậy niềm đam mê với nghề, ham học hỏi và tự học, tự bồi dưỡng. Mỗi người sẽ tự biết trang bị cho mình những kiến thức cần thiết kết hợp với phương pháp giảng dạy phù hợp sẽ tạo nên những tiết dạy hay, đào tạo được nhiều học sinh năng khiếu.
Chương III
KẾT LUẬN
 	Quá trình đào tạo ở trong trường sư phạm dù hoàn hảo đến đâu cũng chỉ mới đem lại cho người giáo viên một cái vốn tối thiểu để dạy học và giáo dục. Trình độ, tài năng sư phạm chỉ có thể đạt được khi tiến hành hoạt động sư phạm một cách tự giác, độc lập, khi thường xuyên rút kinh nghiệm về hoạt động sư phạm của bản thân và đồng nghiệp, khi không ngừng học hỏi. Đó là những bài học sư phạm hết sức thiết thực. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tôi thường xuyên động viên, khuyến khích việc học và tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên. Mặc dù giáo viên của chúng ta hiện nay hầu hết có văn bằng đạt chuẩn, trên chuẩn và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ  khá vững vàng. Song không phải lúc nào kiến thức, kĩ năng sư phạm cũng đáp ứng được tất cả những tình huống dạy học và các mối quan hệ xã hội. Chưa kể đến một vài giáo viên còn có nhiều hạn chế trên từng vấn đề cụ thể cần khắc phục. Hơn nữa, đổi mới để phát triển là điều tất yếu trong mọi lĩnh vực cuộc sống, nó càng đặc biệt quan trọng hơn trong công tác giáo dục đào tạo hiện nay. Vì vậy, việc không ngừng học tập vươn lên để nhận thức là điều không thể thiếu đối với người làm nghề dạy học. Nếu không học tập để phát triển kiến thức và tư duy theo hướng đổi mới, hiện đại thì đến một lúc nào đó, khi không đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, thì có thể chúng ta sẽ bị đào thải. Ý thức được điều đó, các giáo viên đã tích cực hơn trong việc học tập, nâng cao trình độ và tự học tự bồi dưỡng. Qua những biện pháp nêu trên, tôi nhận thấy:
	- Nếu người tổ trưởng chịu khó tìm tòi các phương pháp, khéo léo thúc đẩy hoạt động của giáo viên thì chắc chắn sẽ xây dựng được tổ chuyên môn vững mạnh. Tổ chuyên môn vững mạnh, các thành viên có kiến thức vững vàng hơn, có phương pháp giảng dạy linh hoạt cùng với sự tâm huyết với nghề thì chất lượng giảng dạy sẽ ngày càng được nâng lên. Mặt khác, khi đã nhận thức rõ mối quan hệ gắn bó giữa cá nhân với tập thể, người giáo viên sẽ tích cực tham gia vào các hoạt động của tổ chuyên môn. Các thành viên trong tổ sẽ gần gũi, đoàn kết với nhau hơn, thân ái giúp đỡ nhau trong công tác và sinh hoạt, xây dựng đuợc không khí ấm cúng. Người ít có kinh nghiệm trong giảng dạy sẽ được học hỏi nhiều hơn. Tạo cho mỗi giáo viên yêu nghề hơn, ham học hỏi hơn và vận dụng vào giảng dạy tốt hơn, luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, đảm bảo trình độ đồng đều và ngày càng cao của đội ngũ, phấn đấu trở thành những con người mới, những tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Xây dựng mối đoàn kết bền chặt, cùng nhau xây dựng tổ chuyên môn ngày càng vững mạnh. 
	- Ngoài những vấn đề trên tổ trưởng cũng cần sưu tầm thêm tài liệu, sách báo liên quan đến vấn đề chuyên môn để giới thiệu cho giáo viên trong tổ. Xây dựng mối quan hệ tình bạn, tình đồng chí chân thành giữa các thành viên trong tổ. Luôn là người bạn, người đồng chí chân thành, sẵn sàng giúp đỡ mọi người, đóng góp tích cực, xây dựng tập thể vững mạnh. Biết tôn trọng, lắng nghe ý kiến tổ viên. 
 	 Như chúng ta đã biết “càng học càng thấy mình còn kém”, với những kinh nghiệm bản thân thực hiện ở trường, tôi nhận thấy rằng cũng cần phải học hỏi thêm ở đồng nghiệp, các trường bạn để vận dụng xây dựng tổ chuyên môn ngày càng vững mạnh, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục nước nhà trong giai đoạn hiện nay. 
 	Trên đây là một số việc nhỏ mà tôi đã triển khai và thực hiện trong tổ chuyên môn 4+5. Vì năng lực cá nhân có hạn nên trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Rất mong sự đóng góp ý kiến của bạn bè đồng nghiệp cùng sự chỉ dẫn của Hội đồng Khoa học nhà trường để tôi có nhiều biện pháp hay hơn trong quá trình xây dựng tổ chuyên môn của mình..
 	Tôi xin chân thành cảm ơn !
 Hòa Sơn, ngày 16 tháng 2 năm 2017
 Người viết 
 Nguyễn Thị Cúc 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS Lê Phương Nga – Tiếng Việt nâng cao 5 – NXB Giáo dục Việt Nam
2. GS.TS Lê Phương Nga – Tiếng Việt nâng cao 4 – NXB Giáo dục Việt Nam
3. Mai Quang Tâm – Giáo trình bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn trường tiểu họ

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_kien_thuc_ve.doc