Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác y tế học đường trong trường Mầm non nông thôn

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác y tế học đường trong trường Mầm non nông thôn

Lời bài hát khẳng định trẻ em là tương lai của nhân loại, của thế giới, của

mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng, mỗi họ tộc, và mỗi gia đình Việc

nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội.

Ngày 10/2/1948, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua và tuyên bố nghị

quyết số 217A về Quyền con người. Tại điều 25, Liên hợp quốc đã thông báo

rằng: “Trẻ em có quyền được chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt, tất cả trẻ em trong

hay ngoài giá thú đều được hưởng sự bảo trợ xã hội như nhau”. Bác Hồ đã

nói: “Trẻ em như búp trên cành”, ý nói giai đoạn quan trọng nhất của cuộc đời

cần được chăm sóc nuôi dưỡng tốt nhất Vì vậy, công tác chăm sóc sức khỏe

cho đối tượng học sinh lúc nào cũng có nhiều ý nghĩa thiết thực và giữ một

vai trò, vị trí quan trọng của mỗi quốc gia.

Trong cuộc đời của một con người, người học sinh có khoảng 20 năm

phải ngồi trên ghế nhà trường từ bậc mầm non đến bậc trung học phổ thông để

thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Học sinh là đối tượng đang ở trong giai

đoạn phát triển và lớn nhanh về mọi mặt. Do đó muốn có một thế hệ tương lai

vừa khỏe mạnh, vừa thông minh thì toàn xã hội cần phải chú ý đến công tác

chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho các em ngay từ tuổi đến trường. Nhất là bậc

mầm non các em rất cần sự quan tâm, chăm sóc năng niu vì các em còn rất nhỏ

chưa thể tự ăn, uống, vệ sinh cá nhân. và cũng chưa phân biệt được thói quen,

hành động nào là tốt và chưa tốt. Trẻ em như búp trên cành biết ăn biết ngủ biết

học hành là ngoan. Nhưng nếu không có sự quan tâm, chăm sóc của gia đình và

xã hội nói chung, ngành y tế & giáo dục nói riêng thì những yếu tố nguy cơ như

bệnh truyền nhiễm, ngộ độc thực phẩm, tai nạn thương tích.sẽ ảnh hưởng tới

sức khỏe các em, ảnh hưởng tới chất lượng dạy và học là điều không thể tránh

khỏi và trở thành vấn đề lớn của xã hội. Nhiều loại bệnh tật có thể để lại di

chứng nghiêm trọng ảnh hưởng không tốt suốt cả cuộc đời của các em nếu như

không được chăm sóc, bảo vệ một cách đầy đủ. Mặt khác hiện nay Hà Nội cũng

như các thành phố lớn khác tình hình bệnh dịch đang diễn biến rất phức tạp, có

nguy cơ bùng phát. Đó là dịch bệnh theo mùa: bệnh mùa thu đông: như cúm,

viêm đường hô hấp, viêm Amidan .bệnh mùa đông xuân khi thời tiết mưa ẩm

nhiều như viêm đường hô hấp, thủy đậu, sốt virut bệnh mùa hè như: tay chân

miệng, tiêu chảy Hay những dịch bệnh nổi cộm như đau mắt đỏ, sởi/rubella,

sốt virus, tay chân miệng, Zika, Ebola Lứa tuổi chủ yếu mắc phải là trẻ em

dưới 5 tuổi. Nên việc vệ sinh phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu tại

trường mầm non là vô cùng quan trọng.

Nhà trường là nơi giáo dục toàn diện cho cả một thế hệ trẻ liên tục từ

hết thế hệ này kế tiếp đến các thế hệ khác. Vì vậy, Y tế trường học là mắt

xích quan trọng nối liền chăm sóc y tế với giáo dục tạo điều kiện cho thế hệ

trẻ được bảo vệ, chăm sóc toàn diện, thiết thực, kịp thời để phát triển toàn

diện về đức - chí- thể- mỹ - lao động và là một công tác cần được quan tâm

triển khai hoạt động một cách liên tục nhằm chuyển biến các kiến thức khoa

học thành các kỹ năng thực hành trong mọi hoạt động sống của lứa tuổi học

đường, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển giáo dục và xa hơn nữa là

sức khỏe của dân tộc mai sau. Tuy nhiên, công tác chăm sóc sức khỏe trong

trường mầm non, mặc dù đã được quan tâm nhưng vì nhiều lý do nên mới chỉ

chú ý đến bề ngoài còn mang nặng tính hình thức mà chưa phát triển sâu rộng.

Là một cán bộ Y Tế, xác định được tầm quan trọng của công tác y tế học

đường, và nhiệm vụ quan trọng của mình tôi mạnh dạn chọn đề tài:"Một số biện

pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác y tế học đường trong trường

mầm non nông thôn".

pdf 32 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 07/03/2022 Lượt xem 4433Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác y tế học đường trong trường Mầm non nông thôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
độ 
nghỉ ngơi, vui chơi phù hợp với từng cháu...liên hệ với phụ huynh từng cháu để 
tìm hiểu về quá trình mắc bệnh và điều trị. Sau đó tôi lên kế hoạch chăm sóc, 
Năm học 
TS 
trẻ 
cân 
Trẻ phát triển BT 
về chiều cao 
Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi 
SDD vừa SDD nặng 
Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % 
2014 -2015 520 488 93,8 32 6,2 0 0 
2015-2016 560 533 95,1 27 4,9 0 0 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác y tế học đường trong trường 
mầm non nông thôn 
11/31
phối hợp với tổ nuôi điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, phối hợp với giáo viên 
chủ nhiệm cho trẻ uống thuốc đúng thời gian, đủ liều(đối với trẻ có phụ huynh 
gửi thuốc), điều chỉnh chế độ nghỉ ngơi, hoạt động cho phù hợp. 
 Đối tượng trẻ khuyết tật hòa nhập là đối tượng tôi đặc biệt quan tâm. Lớp 
nào có trẻ có khuyết tật hòa nhập tôi đề nghị làm hồ sơ theo dõi sự tiến bộ của 
trẻ, đồng thời lập ‘ Kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập’ trình 
lãnh đạo phê duyệt để thực hiện. Vào các dịp lễ tết tôi cũng tham mưu với ban 
giám hiệu, các cấp lãnh đạo quan tâm tặng quà cho các cháu bớt thiệt thòi và 
công tác này nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của cấp trên cũng như sự phấn 
khởi, vui mừng nhận quà của các cháu có số phận không may mắn. 
 Biện pháp 3: Phối kết hợp đoàn thể trong trường tạo môi trường 
thân thiện, trong sạch an toàn cho trẻ: 
 Là cán bộ phụ trách y tế tôi thấy tầm quan trọng của công tác vệ sinh môi 
trường liên quan mật thiết đến sức khỏe và hạnh phúc của con người. Môi 
trường sạch sẽ phòng được 80% bệnh tật.. Mỗi tuần một lần chúng tôi tổ chức 
tổng vệ sinh tại phòng nhóm lớp vào ngày thứ sáu cuối tuần và tổng vệ sinh toàn 
trường vào ngày thứ sáu cuối cùng của tháng.. Do đặc thù lứa tuổi mầm non học 
sinh luôn giữ thói quen bỏ đồ chơi vào miệng tôi đề nghị ban giám hiệu nhà 
trường mua đủ xà phòng tẩy rửa cho các lớp, đồng thời yêu cầu giáo viên 
thường xuyên ngâm rửa đồ chơi, hong khô sạch sẽ rồi mới cho trẻ chơi tiếp vào 
buổi sau. 
 Ví dụ: Vệ sinh phòng nhóm, khu vệ sinh luôn sạch sẽ. Đồ dùng, đồ chơi 
được cọ rửa, phơi nắng, được cất ngăn nắp và được che đậy. Rác thải được thu 
gom vào thùng rác có nắp đậy, hàng ngày rác được đổ vào xe rác công cộng, 
không để tình trạng rác ứ đọng 
 Với khẩu hiệu “Hãy chung tay bảo vệ môi trường vì một thế giới trẻ thơ”, 
tập thể sư phạm nhà trường luôn có hành vi, cử chỉ, đúng mực trong việc làm và 
sinh hoạt, là tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Có thái độ đúng và tinh thần trách 
nhiệm cao đối với việc bảo vệ và giữ gìn môi trường Xanh - Sạch - Đẹp.(Ảnh 
minh họa: Hình1) 
 Phối hợp với giáo viên tích cực tăng cường vệ sinh cá nhân cho trẻ.: Chỉ 
đạo các lớp triển khai dạy trẻ các kỹ năng vệ sinh cá nhân để trẻ có thói quen lau 
mặt theo quy trình, rửa tay bằng xà phòng đúng quy trình trước khi ăn và sau khi đi 
vệ sinh, súc miệng nước muối Từ đó hình thành ở trẻ thói quen vệ sinh, lao động 
tự phục vụ: Với trẻ lớn biết lau bàn ăn, chia bát, chia thìa, phơi khăn Vệ sinh văn 
minh lịch sự, biết lấy tay che miệng khi ho, ngáp, hắt hơi. Không ăn quả xanh uống 
nước lã 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác y tế học đường trong trường 
mầm non nông thôn 
12/31
 Dạy trẻ biết thu dọn rác sạch sẽ, sau khi làm xong và bỏ rác vào sọt, không 
vứt rác bừa bãi. Biết dọn dẹp đồ dùng đồ chơi cẩn thận vào nơi quy định. 
 Để đạt được hiệu quả cao trong giáo dục thói quen vệ sinh cá nhân cho 
trẻ, tôi đã tạo ra xung quanh trẻ những điều kiện đầy đủ thuận lợi. 
 Ví dụ: Khi ở lớp cũng như ở nhà mỗi trẻ cũng cần có những đồ dùng vệ 
sinh cá nhân như khăn mặt, ca cốc những đồ dùng đó được để ở chỗ quy định 
mà trẻ có thể tự lấy và cất đi dễ dàng, lồng ghép giáo dục vệ sinh môi trường, vệ 
sinh cá nhân vào các tiết học và các hoạt động hàng ngày của trẻ, dần dần giúp 
trẻ hiểu được cái đẹp, cái sạch của con người, học được những tác phong nếp 
sống văn minh, vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống... Điều này có ý nghĩa quan 
trọng cho việc giáo dục thói quen vệ sinh văn minh cho trẻ: Sạch sẽ, trật tự, 
ngăn nắp.(Ảnh minh họa : Hình 2) 
 Biện pháp 4: Chú trọng công tác vệ sinh khu vực bếp, đồ dùng, dụng 
cụ nhà bếp, xử lý rác thải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi 
trường: 
 Đảm bảo vệ sinh trong khu vực bếp là công tác vô cùng quan trọng trong 
trường học có bếp ăn bán trú. Khu bếp sạch sẽ mới đảm bảo vệ sinh, phòng tránh 
ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền nhiễm khác đảm bảo sức khỏe cho trẻ: 
 a. Vệ sinh khu vực bếp: 
 Xây dựng bếp theo quy định một chiều: Cửa đưa thực phẩm tươi sống - sơ 
chế thực phẩm - tinh chế thực phẩm - chia thức ăn chín - cửa vận chuyển thức ăn 
chín lên các nhóm lớp. Thực hiện nguyên tắc bếp một chiều, hợp vệ sinh nhằm 
tránh thực phẩm sống và chín dùng chung một lối đi. Các dụng cụ chế biến sống 
và chín phải riêng biệt. 
 Sắp xếp vị trí các khu vực sao cho thuận tiện, gọn gàng và có biển đề rõ 
ràng nơi tiếp phẩm và nơi sơ chế khu nấu chín và nơi chia cơm từng lớp, nhà 
bếp phải có bảng phân công trong ngày: Người nấu chính, người nấu phụ, người 
tiếp phẩm, người sơ chế. 
 Bếp ăn phải có thực đơn theo tuần, bảng định lượng suất ăn hàng ngày và 
công khai tài chính. Phải thực hiện nghiêm túc việc tính khẩu phần ăn cho trẻ và 
vệ 
sinh nhà bếp theo lịch hàng ngày, tuần, tháng, khi nấu xong phải dọn dẹp, xếp 
đồ dùng ngăn nắp đúng nơi quy định. 
 b. Vệ sinh đồ dùng, dụng cụ chế biến: 
 Đồ dùng dụng cụ phục vụ trong bếp được đầu tư đầy đủ đảm bảo an toàn 
thuận tiện sử dụng, hàng năm có bổ sung theo kế hoạch của tổ song việc giữ gìn 
bảo quản và vệ sinh được quan tâm hàng đầu. Các dụng cụ chế biến thực phẩm 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác y tế học đường trong trường 
mầm non nông thôn 
13/31
sống - chín đều có biển hiệu đề rõ ràng tránh nhầm lẫn. Tủ lạnh, tủ đá được vệ 
sinh sạch 1 lần/tuần không có mùi. 
 Chén bát và nơi để thức ăn phải thoáng, bát hàng ngày phải được rửa sạch 
úp ngăn nắp lên trạn bát có cửa kính và lưới thép chống côn trùng, được hấp sấy 
tiệt khuẩn vào mỗi buổi sáng và chiều trước khi đưa lên lướp cho trẻ ăn , các 
dụng cụ xoong nồi, bát ăn của trẻ đều bằng inox dễ vệ sinh và đảm bảo an toàn 
thực phẩm, rá rổ dao thớt phải khô ráo được treo và kê cao thoáng. 
 Không đựng mắm muối vào đồ có chứa chì, đồng, sắt gây ô nhiễm thực 
phẩm, các dụng cụ đều bằng thủy tinh được vệ sinh theo lịch phân công hàng 
tuần đảm bảo vệ sinh. 
 c. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: 
 Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là mối quan tâm lớn của toàn xã 
hội hiện nay. Ngoài những biện pháp quy định trong các chương trình, chúng tôi 
đã ký hợp đồng cam kết đảm bảo mua thực phẩm sạch đồng thời liên tục kiểm 
tra các mẫu thực phẩm theo định kỳ. Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là 
mối quan tâm lớn của toàn xã hội hiện nay. Ngoài những biện pháp quy định 
trong các chương trình, chúng tôi đã ký hợp đồng cam kết đảm bảo mua thực 
phẩm sạch đã qua kiểm định của phòng Giáo Dục( Công ty An Huy, Đông Á, 
Minh Đức) đồng thời liên tục kiểm tra các mẫu thực phẩm theo định kỳ, Chế 
biến đúng quy trình, thực hiện thực đơn của trường. Khi sơ chế, chế biến chia ăn 
cho trẻ nhân viên nhà bếp chú ý từ những việc nhỏ nhất( cắt móng tay, đầu tóc 
gọn gàng) đến những việc bắt buộc( bảo quản thực phẩm trên giá kệ inox cách 
đất 60cm, để riêng sống chín). Phòng chia ăn phải sạch như phòng tiểu phẫu 
bệnh viện. Đảm bảo vệ sinh và dinh dưỡng cho trẻ, kiểm thực ba bước, lưu 
nghiệm thức ăn đầy đủ nghiêm túc(Thức ăn đặc 150mg, thức ăn lỏng 250ml, 
thức ăn lưu nghiệm phải để đúng 24 giờ sau mới được huỷ ). Bảo đảm nước 
uống cho trẻ an toàn ký hợp đồng với công ty nước tinh khiết Thanh Hằng, tôi 
cũng chủ động tham mưu với lãnh đạo nhà trường chủ động mang mẫu nước 
tinh khiết, nước sạch sang Trung Tâm Y tế dự phòng Hà Nội xét nghiệm kết quả 
đạt chuẩn cả hai mẫu nước. (Hình minh họa: Hình 3) 
 d. Vệ sinh môi trường: 
 Rác và thức ăn hàng ngày phải đổ vào đúng nơi quy định, rác ngày nào 
phải xử lý ngày đó không để hôm sau mới xử lý gây mất vệ sinh, rác phải để xa 
nơi chế biến, thùng chứa rác phải có nắp đậy, cống rãnh được khơi thoáng 
không ứ đọng. 
 Nhờ sự quan tâm chỉ đạo của cấp trên, cố gắng thống nhất của cả tập thể 
nên trường tôi 100% không xảy ra ngộ độc thực phẩm. Bếp ăn bán trú của nhà 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác y tế học đường trong trường 
mầm non nông thôn 
14/31
trường được công nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Kết quả kiểm tra 
luôn được xếp loại tốt. 
 Biện pháp 5: Nghiêm túc trong quản lý theo dõi biểu đồ tăng trưởng, 
tổ chức khám sức khỏe định kì cho trẻ: 
a. Theo dõi biểu đồ tăng trưởng: 
Việc theo dõi biểu đồ tăng trưởng có ý nghĩa vô cùng quan trọng để đánh 
giá tình trạng sức khỏe của trẻ mầm non. Tôi luôn chủ động lên kế hoạch, sắp 
xếp lịch cân từng lớp, từng khối hợp lý. Tuy nhiên tôi luôn trăn trở vì công việc 
này chiếm rất nhiều thời gian, đòi hỏi độ chính xác cao mà với phương pháp cũ 
tốn rất nhiều thời gian nhân lực, hay bị sai xót. Vì thế tôi tự mày mò, học hỏi, 
nghiên cứu ứng dụng tiện ích của excel để xác định chính xác và nhanh nhất 
kết quả cân đo. Cân trẻ 3 lần/ năm học mỗi lớp chỉ cần nhập số liệu chính xác 
vào máy tính là tôi đã có kết quả ngay. 
 Sau mỗi lần cân, đo tôi tập hợp số liệu, thông báo kịp thời những trẻ suy 
dinh dưỡng thể nhẹ cân, suy dinh dưỡng thể thấp còi, thừa cân với phụ huynh để 
có biện pháp kết hợp. Để thúc đẩy cân nặng và chiều cao cho trẻ suy dinh 
dưỡng, thấp còi, có chế độ dinh dưỡng riêng như động viên trẻ ăn hết xuất, ăn 
đầy đủ các loại thức ăn, xúc cho trẻ ăn Cần cho trẻ ăn đầy đủ các thức ăn giàu 
Vitamin và muối khoáng để trẻ tăng trưởng tốt cả về chiều cao lẫn cân nặng. 
Phụ huynh của những cháu này có thể gửi thêm sữa tươi hoạc sữa dành cho trẻ 
suy dinh dưỡng thấp còi để giáo viên cho các cháu ăn thêm. Đối với những cháu 
thừa cân cũng cần chế độ chăm sóc riêng: nhà trường thống nhất với phụ huynh 
hạn chế cho trẻ ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, đường đặc biệt không cho trẻ ăn quà 
bánh vặt. Chú ý động viên các cháu vận động nhiều hơn những trẻ khác. 
 b. Phối hợp với trạm y tế xã khám sàng lọc sức khoẻ định kỳ theo đúng 
quy định của cấp trên: 
 Khám sức khoẻ định kì để đánh giá và kiểm tra tình trạng sức khoẻ của 
trẻ, phát hiện sớm những trẻ cần đi khám chuyên khoa như: răng, tai, mũi, họng, 
mắt. Chính vì vậy, mỗi năm 1 lần tôi đã phối kết hợp với trạm y tế tổ chức 
khám sức khoẻ định kì cho các cháu. Trong mỗi đợt chuẩn bị kiểm tra sức khoẻ, 
tôi đều liên hệ với Trạm y tế thông báo thời gian kiểm tra, kế hoạch kiểm tra. 
 Sau mỗi lần khám tôi tổng hợp và thông báo kết quả khám sức khoẻ tới 
từng lớp giúp phụ huynh nắm được tình hình bệnh tật của trẻ, kết hợp cùng nhà 
trường, trạm y tế tìm nguyên nhân và cách giải quyết, điều trị kịp thời nếu cháu 
bị mắc bệnh. Việc khám sức khoẻ sàng lọc cho các cháu được phụ huynh rất ủng 
hộ, những cháu nghỉ học ở nhà cũng được gia đình đưa đến trường để 
khám.(Ảnh minh họa: Hình 4) 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác y tế học đường trong trường 
mầm non nông thôn 
15/31
 Biện pháp 6: Nghiêm túc tham gia đầy dủ các buổi tập huấn của cấp 
trên, chủ động lên kế hoạch phòng chống dịch bệnh, tổ chức tập huấn kiến 
thức phòng dịch ngay tại trường cho 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên: 
 Bản thân tôi luôn tích cực học tập các kiến thức về vệ sinh phòng dịch và 
chăm sóc sức khỏe bản đầu, thông qua tài liệu, sách tham khảo, qua các phương 
tiện thông tin đại chúng báo, đài, mạng intenet.và tiếp thu kiến thức từ những 
buổi tập huấn do phòng giáo dục và đào tạo huyện Gia Lâm, trung tâm y tế 
Huyện Gia Lâm tổ chức. Sau khi nắm chắc về bệnh dịch và cách phòng bệnh 
tôi chủ động tham mưu với ban giám hiệu trường mầm non Phú Thị về kế hoạch 
tuyên truyền tập huấn cho toàn thể cán bộ giáo viên nhân viên trong trường .Để 
làm tốt công tác phòng chống dịch tại trường tôi thực hiện các biện pháp sau: 
 a. Tổ chức tốt chương trình tập huấn phòng bệnh tại trường: 
 Tôi chủ động lên kế hoạch chức tập huấn lồng ghép vào cuộc họp kế 
hoạch tháng hoặc các buổi họp chuyên môn tổ khối. Được lãnh đạo ủng hộ phê 
duyệt tôi chuẩn bị tài liệu và các dụng cụ cần thiết để thuyết trình và hướng dẫn. 
Vì vậy 100% cán bộ giáo viên nhân viên đều được tham gia tập huấn kiến thức 
phòng dịch bệnh. Các buổi tập huấn đều đạt chất lượng, hiệu quả tốt. 
 b. Làm tốt công tác phối kết hợp giữa các bộ phận trong trường và cộng đồng: 
 - Chủ động tham mưu với Ban Giám hiệu tổ chức, tham gia các lớp tập 
huấn công tác phòng chống dịch bệnh cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà 
trường. Tham mưu với Hiệu trưởng hợp đồng thực phẩm sạch an toàn cho cô và 
trẻ 
 - Phối hợp với các cô giáo lồng ghép giáo dục cho học sinh những hiểu 
biết tối thiểu về phòng chống dịch bệnh: Dạy trẻ cách giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ 
sinh thân thể, giữ gìn vệ sinh trường lớp, không vứt rác bừa bãi, nhận biết các 
hành vi văn minh nơi công cộng, cách nhận biết những con côn trùng có hại gây 
nguy hiểm tới cuộc sống...... 
 - Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh để cùng thực hiện tốt những nội 
dung phòng bệnh ở gia đình góp phần nâng cao hiệu quả những biện pháp đã 
thực hiện ở trường. 
 - Tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch cho phụ huynh học sinh 
và các thành viên trong nhà trường bằng cách phát tờ rơi, tài liệu tuyên truyền 
tới từng lớp, áp phích, tranh tuyên truyền được dán lên bảng tin sức khỏe của 
nhà trường và bảng tuyên truyền của phòng y tế. Gặp gỡ tư vấn cho cha mẹ trẻ 
về tình hình sức khoẻ của trẻ. 
 - Phối hợp chặt chẽ với trạm y tế để có kế hoạch đối phó, không để dịch bệnh 
xảy ra. 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác y tế học đường trong trường 
mầm non nông thôn 
16/31
 - Phối hợp với tổ nuôi xây dựng thực đơn theo mùa đảm bảo các chất dinh dưỡng 
cho trẻ, cùng với các thành viên trong trường nghiêm túc thực hiện vệ sinh đồ dùng nhà 
bếp, thực hiện tốt các khâu giao nhận thực phẩm, sơ chế chế biến, nấu ăn và chia ăn cho 
trẻ đảm bảo tuyệt đối vệ sinh. 
 - Luôn đồng hành cùng Tổ nuôi làm vệ sinh nhà bếp theo đúng lịch. Lưu tâm 
thường xuyên đến khu rác thải, nơi thoát nước, khơi thông cống rãnh. Dọn dẹp vệ sinh 
lá, cỏ.... 
 c. Nắm bắt thông tin kịp thời chính xác: 
 Tôi luôn nắm bắt thông tin kịp thời, chính xác để tham mưu với nhà trường 
về công tác phòng chống dịch khi ngoài cộng đồng có dấu hiệu dịch bệnh xuất 
hiện. Nhận và thực hiện tốt các công văn chỉ đạo của cấp trên đưa xuống đặc biệt 
là các đợt dịch lớn như: Tả, Cúm AH7N9, Ebola, Zika, sốt xuất huyết, Chân - Tay 
- Miệng . 
 Tôi cũng chủ động đề xuất lồng ghép tuyên truyền tập huấn y tế, phòng 
dịch vào các cuộc họp hội đồng trường khi có dịch.Và thực hiện việc thuyết trình, 
phát tài 
liệu về phòng chống dịch bệnh trong trường học cho toàn bộ cán bộ giáo viên 
nhân viên trong trường. 
 Từ đầu năm học trường đã tổ chức tập huấn được chuyên đề đó là: sơ cấp 
cứu, cách đánh giá sức khỏe của trẻ thông qua biểu đồ tăng trưởng, quy trình rửa 
tay và vệ sinh cá nhân, phòng chống bệnh tay - chân - miệng, phòng chống dịch 
đau mắt đỏ, phòng chống dịch sởi cho trẻ 
 Với khẩu hiệu tuyên truyền: “Phòng chống dịch bệnh là trách nhiệm 
của mỗi người, mỗi tập thể và toàn trường” nên nhiều năm qua trường tôi 
không có dịch bệnh xảy ra. 
 Biện pháp 7: Xử lý cấp cứu nhanh chóng, kịp thời, chính xác các 
trường hợp mắc bệnh và tai nạn thương tích (nếu có) theo đúng chức trách 
của y tế trường học: 
 Những trẻ không may ốm đau, có biểu hiện bất thường về sức khỏe sẽ 
được giáo viên chủ nhiệm đưa xuống phòng y tế. Tôi là người trực tiếp thăm 
khám để tạm thời kết luận và đưa ra hướng xử trí thích hợp. 
 Đối với học sinh sốt từ 38,5 độ trở lên tôi cho uống thuốc hạ nhiệt theo 
cân nặng( 15mg paracetamol/1kg cân nặng) kết hợp nới rộng quần áo, chườm 
ấm ở chán, nách, bẹn. Đối với học sinh đi có biểu hiện đi ngoài tôi yêu cầu giáo 
viên giữ lại phân của trẻ để trực tiếp quan sát (xem có máu, nhầy không) dựa 
vào tính chất phân, số lần đi ngoài của trẻ và biểu hiện mất nước để nhận 
định.Tôi cho trẻ bù nước bằng dung dịch ORS, giữ lại phòng y tế để theo dõi. 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác y tế học đường trong trường 
mầm non nông thôn 
17/31
 Đối với trẻ có biểu hiện mắc bệnh truyền nhiễm như đau mắt đỏ, quai 
bị.tôi chủ động giữ lại phòng y tế để cách ly. Cá biệt có những trẻ sốt cao co 
giật tôi phải nới rộng quấn áo, để trẻ ở tư thế nằm nghiêng an toàn, trẻ không 
uống đươc thuôc tôi phải đặt đường hậu môn hàm lượng theo cân nặng, kết hợp 
chườm ấm tích cực cho trẻ. 
 Đối với mỗi trường hợp tôi đều đề nghị giáo viên liên lạc với phụ huynh, 
tôi trực tiếp trao đổi với phụ huynh về tính hình sức khỏe của trẻ, thuốc đã dùng 
và tư vấn hướng điều trị thích hợp. Đối với những trường hợp vượt ngoài khả 
năng của phòng y tế tôi chủ động sơ cấp cứu (nếu cần), sau đó chuyển ngay sang 
trạm y tế để được trợ giúp. 
 Tôi tham gia đầy đủ vào các buổi tập huấn y tế, sơ cấp cứu do phòng giáo 
dục, trung tâm y tếtổ chức,chủ động học đọc nghiên cứu thêm tài liệu về xử trí 
sơ cấp cứu, các bệnh truyền nhiễm, bệnh theo mùachủ động đăng ký theo học 
cao đẳng điều dưỡng để tự nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân, phục vụ tốt 
cho nhiệm vụ quan trọng mà mình đang nắm giữ. Năm học vừa qua tôi đã xử trí 
54 trường hợp sốt(2 trường hợp sốt co giật), 4 trường hợp dị ứng, 6 trường hợp 
đi ngoài(do rối loạn tiêu hóa), Tư vấn chuyển tuyến 12 trường hợp nghi mắc 
bệnh truyền nhiễm (thủy đậu, quai bị, chốc lở), 02 trường hợp đau ruột thừa 
Phòng y tế ghi nhận chưa để xẩy ra tai biến do dùng thuốc tại trường, chưa có 
trường hợp nào tai nạn thương tích tại trường phải chuyển tuyến và nằm viện 
điều trị, chưa xảy ra ngộ độc thực phẩm tại trường và chưa để xảy ra bùng phát 
dịch tại trường. Do đặc điểm vùng miền nông thôn kinh tế nhiều gia đình còn 
khó khăn, phụ huynh trẻ chưa có kinh nghiệm chăm sóc con đúng cách, tôi chủ 
động là cầu nối y tế cơ sở với phụ huynh, đưa ra những lời khuyên, tư vấn tốt 
nhất để phụ huynh có hướng đưa con đến cơ sở y tế khám chữa bệnh không ngồi 
nhà đoán già đóan non con mắc bệnh, không tự ý mua thuốc, sử dụng thuốc bừa 
bãi (nhất là kháng sinh - thói quen vô cùng có hại)Phụ huynh học sinh rất tin 
tưởng vào y tế nhà trường. 
 Biện pháp 8: Làm tôt công tác tuyên truyền, phối kết hợp với các bậc 
cha mẹ phòng chống dịch bệnh cho trẻ 
 Là một trong 3 nhiệm vụ (Theo quyết định số 55 ngày 3/2/1999) của Bộ 
Trưởng Bộ Giáo dục là: “Chủ động phối hợp với gia đình trẻ trong việc chăm 
sóc nuôi dưỡng giáo dục, tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học tới các bậc 
cha mẹ”. Vì môi trường giáo dục đầu tiên của trẻ là bố mẹ - gia đình. Thông 
qua công tác tuyên truyền là các cô giáo, đã tạo nề nếp hàng ngày, trao đổi các 
diễn biến của trẻ với các bậc phụ huynh 
 a..Tổ chức các góc tuyên truyền ở nhóm lớp: 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác y tế học đường trong trường 
mầm non nông thôn 
18/31
 Để góc tuyên truyền với các bậc cha mẹ thực sự có ý nghĩa và đạt kết quả 
như mong muốn, tôi đã cùng trao đổi, thảo luận và hướng dẫn cho chị em giáo 
viên vấn đề này. 
Thứ nhất nội dung tuyên truyền phải thường xuyên thay đổi, cập nhật 
thông tin mang tính thời sự. 
 Thứ hai thông tin chính xác, ngắn gọn, súc tích, trọng tâm 
 Thứ ba có tranh ảnh minh họa màu sắc minh họa. 
 Tôi đã đề xuất với ban giám hiệu mua thêm tranh ảnh tuyên truyền ( như tháp 
dinh dưỡng, hình ảnh bé làm vệ sinh cá nhân)kết hợp với các nhóm lớp sưu tầm 
sách báo, bảng biểu có nội dung giáo dục sâu sắc để trang trí tại góc tuyên truyền của 
các nhóm với nhiều nội dung và chủ đề chăm sóc sức khoẻ của trẻ như: (Phòng và 
chống một số bệnh thường gặp ở trẻ em, , Bé cần gì để lớn và khoẻ mạnh. Hãy 
giúp bé giữ vệ 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_hoa.pdf