Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy toán về diện tích ở Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy toán về diện tích ở Lớp 4

CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY TOÁN VỀ DIỆN TÍCH Ở LỚP 4

 3.1. Biện pháp 1: Cung cấp tri thức, kĩ năng có hệ thống, đảm bảo tính vừa sức, tính đối tượng với học sinh tiểu học.

Trong chương trình toán hình học lớp 4, sách giáo khoa đã tập trung xây dựng một số công thức tính diện tích. Trên cơ sở xây dựng công thức qua trực quan hình vẽ (dựng hình).

Cụ thể, qua công thức tính diện tích hình chữ nhật (lớp 3) suy ra công thức tính diện tích hình bình hành, hình thoi ở lớp 4.

Bài toán đưa ra mức độ nào, thuộc phạm vi nào thì cần chú ý đến mức độ nắm tri thức của từng đối tượng học sinh, để đảm bảo tính vừa sức.

3.2. Biện pháp 2: Xây dựng bản chất toán tính diện tích xuất phát từ công thức gốc.

Ở lớp 3 các em đã được học công thức tính diện tích hình chữ nhật, đây được xem là công thức gốc để xây dựng các công thức tính diện tích hình bình hành, diện tích hình thoi ở lớp 4 (sử dụng phương pháp cắt, ghép hình).

Cụ thể, ở bước hình thành công thức tính diện tích của hình bình hành và hình thoi tổ chức cho tất cả học sinh cùng tham gia cắt và ghép hình; đồng thời thông qua những gợi ý dẫn dắt bằng câu hỏi gợi mở để học sinh quan sát, nhận xét về mối quan hệ giữa các yếu tố của hai hình (hình chữ nhật và hình bình hành; hình chữ nhật và hình thoi, hình bình hành và hình thoi) và tự các em xây dựng công thức tính diện tích mỗi hình.

Và khi vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành (S = a x h), diện tích hình thoi (S = m x n : 2), cần chú trọng việc cho học sinh hiểu “ý nghĩa” của các chữ a, h, m, n trong các công thức đó là gì, là độ dài của cạnh

nào ở trong hình bình hành hoặc hình thoi, đặc biệt cần nhấn mạnh các độ dài phải “cùng đơn vị đo”.

3.3. Biện pháp 3: Các bước cần chú ý khi khai thác một bài toán về diện tích.

*Bước 1: Đọc kĩ đề toán để xác định yếu tố đã cho, yếu tố phải tìm.

*Bước 2: Thiết lập mối quan hệ giữa yếu tố đã cho và yếu tố phải tìm bằng cách tóm tắt được đề toán dưới dạng sơ đồ, hình vẽ, hoặc ngôn ngữ ngắn gọn.

*Bước 3: Phân tích bài toán để thiết lập trình tự giải.

*Bước 4: Thực hiện các phép tính theo trình tự giải đã có để tìm đáp số (có thử lại) và viết bài giải.

*Bước 5: Học sinh viết phần bài giải vào vở và thử lại kết quả tìm được ra nháp.

Có thể nói, nhận ra những yếu tố nào đã biết, yếu tố nào chưa biết- vận dụng vào biến đổi công thức và ráp công thức làm sao cho phù hợp với quy trình giải một bài toán, tóm tắt bài toán chính xác là đã thành công một nửa của bài toán, yêu cầu trong toán diện tích- vì đây là khâu quan trọng trong quá trình nhận diện các yếu tố hình học.

 

docx 12 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 48Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy toán về diện tích ở Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
óc bẹt, hình bình hành, hình thoi; chu vi, diện tích hình bình hành, hình thoi.
Ngoài ra, ở các lớp đều học phân tích, tổng hợp hình, cắt, xếp, ghép hình và giải toán có nội dung hình học từ đơn giản đến phức tạp.
3. Phương pháp dạy học
 	- Phương pháp thuyết trình.
 	- Phương pháp đàm thoại( vấn đáp).
 	- Phương pháp trình bày trực quan.
 	- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thực hành.
- Phương pháp trò chơi 
II. THỰC TRẠNG TRONG GIẢNG DẠY TOÁN VỀ DIỆN TÍCH Ở
LỚP 4: 
1/ Thuận lợi:
1.1/ Đối với giáo viên:
Nhà trường quan tâm, tạo điều kiện cho giáo viên đi học trên chuẩn để nâng cao trình độ: Việc tham gia các lớp học trên chuẩn là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi giáo viên; việc làm này giúp cho giáo viên được tiếp xúc với nhiều kiến thức mới; có điều kiện giao lưu, trao đổi với bạn bè để học hỏi kinh nghiệm; cập nhật, nắm bắt các thông tin trong nước, trong khu vực và trên thế giới; nắm bắt các phương pháp dạy học hiện đại.
Được tham gia đầy đủ các chuyên đề đổi mới theo quy định của ngành như các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng dạy học; các chuyên đề về chuẩn kiến thức kĩ năng
1.2/ Đối với học sinh:
Nhiều học sinh yêu thích môn Toán, nắm chắc cách tính diện tích của một số hình như hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành. Nắm được các bước khi giải bài toán về diện tích.
Được thầy cô giáo dạy dỗ nhiệt tình, chu đáo.
2/ Khó khăn:
2.1/ Đối với giáo viên:
Thực tế việc dạy học hiện nay, một số ít giáo viên do trình độ chuyên môn còn hạn chế, phương pháp giảng dạy còn lúng túng lại ít đầu tư nghiên cứu tài liệu nên thường bê nguyên các công thức tính toán đối với từng dạng toán cụ thể sẵn có trong sách mà không giải thích lí do vì sao lại có công thức đó hoặc chỉ làm ra kết quả, đáp số cho có chứ chưa giúp học sinh hiểu bản chất vấn đề. Vì thế học sinh tiếp thu bài một cách thụ động, máy móc, không nắm chắc nội dung yêu cầu nên chỉ giải được những bài toán đã được giáo viên cung cấp công thức tính còn những bài toán không có mẫu; không giải theo quy trình, hoặc phải suy luận thì các em lại không làm được. Điều này đã hạn chế khả năng tư duy của học sinh.
2.2/ Đối với học sinh:
Hiện nay tài liệu phục vụ cho môn Toán rất phong phú, sách hướng dẫn và sách giải được sử dụng rộng rãi trong và ngoài nhà trường vì vậy đa số các em có xu hướng ỷ lại, lười suy nghĩ. Do vậy khi cho các em làm quen với càng nhiều dạng toán các em càng tỏ ra lúng túng và khó khăn. Giải toán về diện tích là dạng toán ứng dụng nhiều kiến thức thực tế, nên khi giải quyết các tình huống của bài toán một số học sinh còn mắc các sai lầm sau:
- Học sinh đọc đề bài chưa kĩ, không chịu phân tích đề, thấy dạng toán hơi lạ hoặc đề bài dài là ngại đọc.
- Sai khi chuyển đổi đơn vị đo của các đại lượng: Bài toán về diện tích có sự tham gia đồng thời của nhiều đại lượng: Độ dài, diện tích, khối lượng... một số học sinh sai lầm về chuyển đổi đơn vị đo khi tính toán: không đưa về cùng đơn vị trước khi tính diện tích các hình...; đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn và đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé do chưa nắm vững mối quan hệ giữa các đơn vị đo; nhất là các đơn vị diện tích.
- Sai khi vận dụng công thức: Một số ít học sinh còn nhầm lẫn giữa các công thức tính chu vi và công thức tính diện tích các hình;... Nguyên nhân dẫn đến sai lầm này là do học sinh chưa hiểu kỹ, chưa nắm vững quy trình, cơ sở hình thành công thức.
- Sai do thiếu kiến thức thực tế: Những lỗi này rất đa dạng, xuất hiện nhiều khi học sinh giải các dạng toán về diện tích các hình và cắt ghép hình. Nguyên nhân là do các em chưa hiểu bản chất, ít quan sát thực tếvì vậy có những kết quả không phù hợp thực tế nhưng các em vẫn cho là đúng. Điều này chứng tỏ các em chưa biết vận dụng vốn kinh nghiệm sống thực tế, chưa có khả năng chọn giá trị thích hợp của từng đại lượng cho từng bài toán.
III. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY TOÁN VỀ DIỆN TÍCH Ở LỚP 4
	3.1. Biện pháp 1: Cung cấp tri thức, kĩ năng có hệ thống, đảm bảo tính vừa sức, tính đối tượng với học sinh tiểu học.
Trong chương trình toán hình học lớp 4, sách giáo khoa đã tập trung xây dựng một số công thức tính diện tích. Trên cơ sở xây dựng công thức qua trực quan hình vẽ (dựng hình).
Cụ thể, qua công thức tính diện tích hình chữ nhật (lớp 3) suy ra công thức tính diện tích hình bình hành, hình thoi ở lớp 4.
Bài toán đưa ra mức độ nào, thuộc phạm vi nào thì cần chú ý đến mức độ nắm tri thức của từng đối tượng học sinh, để đảm bảo tính vừa sức.
3.2. Biện pháp 2: Xây dựng bản chất toán tính diện tích xuất phát từ công thức gốc.
Ở lớp 3 các em đã được học công thức tính diện tích hình chữ nhật, đây được xem là công thức gốc để xây dựng các công thức tính diện tích hình bình hành, diện tích hình thoi ở lớp 4 (sử dụng phương pháp cắt, ghép hình).
Cụ thể, ở bước hình thành công thức tính diện tích của hình bình hành và hình thoi tổ chức cho tất cả học sinh cùng tham gia cắt và ghép hình; đồng thời thông qua những gợi ý dẫn dắt bằng câu hỏi gợi mở để học sinh quan sát, nhận xét về mối quan hệ giữa các yếu tố của hai hình (hình chữ nhật và hình bình hành; hình chữ nhật và hình thoi, hình bình hành và hình thoi) và tự các em xây dựng công thức tính diện tích mỗi hình.
Và khi vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành (S = a x h), diện tích hình thoi (S = m x n : 2), cần chú trọng việc cho học sinh hiểu “ý nghĩa” của các chữ a, h, m, n trong các công thức đó là gì, là độ dài của cạnh 
nào ở trong hình bình hành hoặc hình thoi, đặc biệt cần nhấn mạnh các độ dài phải “cùng đơn vị đo”.
3.3. Biện pháp 3: Các bước cần chú ý khi khai thác một bài toán về diện tích.
*Bước 1: Đọc kĩ đề toán để xác định yếu tố đã cho, yếu tố phải tìm.
*Bước 2: Thiết lập mối quan hệ giữa yếu tố đã cho và yếu tố phải tìm bằng cách tóm tắt được đề toán dưới dạng sơ đồ, hình vẽ, hoặc ngôn ngữ ngắn gọn.
*Bước 3: Phân tích bài toán để thiết lập trình tự giải.
*Bước 4: Thực hiện các phép tính theo trình tự giải đã có để tìm đáp số (có thử lại) và viết bài giải.
*Bước 5: Học sinh viết phần bài giải vào vở và thử lại kết quả tìm được ra nháp.
Có thể nói, nhận ra những yếu tố nào đã biết, yếu tố nào chưa biết- vận dụng vào biến đổi công thức và ráp công thức làm sao cho phù hợp với quy trình giải một bài toán, tóm tắt bài toán chính xác là đã thành công một nửa của bài toán, yêu cầu trong toán diện tích- vì đây là khâu quan trọng trong quá trình nhận diện các yếu tố hình học.
	3.4. Biện pháp 4: Phân loại các dạng bài tập Toán về diện tích ở lớp 4.
Toán về diện tích ở lớp 4, có những bài toán chu vi, diện tích của hình; có những bài toán có số đo một số yếu tố của hình, có những bài toán kết hợp với những nội dung số học hoặc các đại lượng khác, có những bài toán phát triển đòi hỏi óc suy luận và trí thông minh. Chính vì vậy, trong quá trình giảng dạy, chúng tôi đặc biệt chú ý đến phương pháp giải từng dạng bài toán khác nhau và khắc sâu kiến thức về từng dạng bài toán đó cho học sinh, cụ thể:
Những bài toán vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích các hình đã học. Những bài toán này đã cho các số đo các yếu tố của hình (là thành phần công thức), chỉ việc điền các số đo vào công thức tương tự như tính giá trị biểu thức chữ.
Ví dụ: Tính diện tích hình thoi, biết: Độ dài các đường chéo là 5dm và 20dm.
	Những bài toán vận dụng công thức kết hợp với các bài toán trung gian hoặc các yêu cầu khác.
Ví dụ 1: Bài toán có thêm điều kiện để tính số đo kích thước của hình từ đó mới vận dụng công thức tính diện tích.
Chẳng hạn “Tính diện tích hình thoi biết độ dài đường chéo thứ nhất là 35cm và đường chéo thứ hai bằng 5/7 đường chéo thứ nhất”.
Trường hợp này bắt buộc phải tính độ dài đường chéo thứ hai rồi mới tính được diện tích của hình thoi đó.
Ví dụ 2: Bài toán cho biết các kích thước của hình với các đơn vị đo khác nhau, trước tiên phải tiến hành chuyển đổi số đo để có cùng đơn vị đo.
Chẳng hạn “Tính diện tích hình bình hành biết độ dài đáy là 4dm, chiều cao là 34cm”. Ở bài này cần tiến hành chuyển đổi số đo các kích thước của hình, chẳng hạn: 4dm = 40 cm..sau đó mới tính diện tích.
Bài toán có liên quan đến việc tìm một thành phần chưa biết của phép tính khi đã biết kết quả và thành phần khác của phép tính đó.
Chẳng hạn “Một hình thoi có diện tích là 60 cm2, độ dài một đường chéo là 12cm. Tính độ dài đường chéo thứ hai”.
Ở bài này có thể tiến hành giải theo hai bước (đưa vào tìm thành phần chưa biết của phép tính):
+ Bước 1: Vì m x n : 2 = 60 (theo công thức tính diện tích hình thoi) Nên coi m x n là số bị chia chưa biết thì có:
m x n = 60 x 2 = 120 (2 lần diện tích)
+ Bước 2: Vì m = 12
Nên coi n là thừa số chưa biết, khi đó:
n = 120 : 12 = 10	( độ dài đường chéo còn lại)
Bài toán kết hợp đại lượng hình học với đại lượng khác.
Chẳng hạn: “Một thửa ruộng hình bình hành có độ dài đáy là 64m và chiều cao là 25m. Trung bình cứ 1m2 ruộng đó thì thu hoạch được 1/2 kg thóc. Hỏi trên cả thửa ruộng đó người ta thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc ?”.
Với bài này có thể giải theo hai bước:
+ Bước 1: Tính diện tích thửa ruộng.
+ Bước 2: Tính số ki-lo-gram thóc thu hoạch trên thửa ruộng.
Để có được kĩ năng giải các bài toán liên quan đến việc đo đại lượng hình học, điều quan trọng là học sinh phải nắm được các công thức tính diện tích, phải nắm được các qui tắc cơ bản của các phép tính số học, phải biết sử dụng đúng các đơn vị đo trong bài toán.
	3.5. Biện pháp 5: Kiểm tra việc nắm kiến thức của học sinh:
Đây là khâu không thể thiếu, kiểm tra mới nắm được mức độ nắm bài của học sinh và thấy được những ưu điểm mà phát huy và những nhược điểm để kịp thời uốn nắn, khắc phục. Đồng thời người thầy mới thấy rõ những con đường chưa phù hợp mà tìm ra phương pháp dạy toán có hiệu quả.
IV. QUY TRÌNH DẠY MỘT TIẾT TOÁN DẠNG BÀI MỚI:
Hoạt động 1: Khởi động
- Lựa chọn nội dung khởi động.
- Các bài tập, câu hỏi ở phần khởi động phải có nội dung liên quan đến bài mới, không nhất thiết phải là bài học ở tiết trước đó.
- Cách thức tổ chức:
+ Giáo viên đặt

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_day.docx