Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Đất nƣớc ta đang trong thời kì phát triển và hội nhập với các nƣớc trên thế

giới, nhất là phát triển kinh tế trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin thì

ngành giáo dục là ngành đầu tiên khai đƣờng mở lối. Vì vậy, ngành giáo dục

chúng ta luôn chú trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nƣớc.

Hội nhập kinh tế ngoài mặt tích cực nó còn làm phát sinh những vấn đề

mà chúng ta cần quan tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, hội nhập kinh tế

quốc tế đƣa vào nƣớc ta những sản phẩm đồi trụy, phản nhân văn, reo rắc lối

sống tự do tƣ sản, làm xói mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của

dân tộc. Hiện nay một số bộ phận thanh thiếu niên có dấu hiệu sa sút nghiêm

trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ

cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí kém phát triển, không có tính

tự chủ dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu.

Một thực tế từ bấy lâu nay trong suy nghĩ chung của nhiều phụ huynh

việc giáo dục học sinh là của nhà trƣờng, của giáo viên, của ngành giáo dục. Sự

quản lý lỏng lẻo của bố mẹ khiến các em sao lãng việc học tập và khi có những

biểu hiện sai trái, hƣ hỏng của học sinh, thì thƣờng quy lỗi cho giáo dục của nhà

trƣờng. Chứ ít ngƣời thấy đƣợc rằng, để làm nên một nhân cách con ngƣời, nhà

trƣờng chƣa đủ mà cần sự chung tay của nhiều ngƣời. Trong đó có vai trò rất lớn

từ phía gia đình.

pdf 40 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 680Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 có học lực khá trở lên (thông qua 
bản lí lịch học sinh). 
11 
“Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm” 
 Sau đó tôi phân công cụ thể với trách nhiệm rõ ràng, ngƣời nào việc đó và 
tôi luôn là chỗ dựa vững chắc cho các em khi có sự việc. 
- Xây dựng nội quy, quy định của lớp. 
 Ngoài việc giáo viên chủ nhiệm phổ biến cho học sinh biết về nội quy nhà 
trƣờng bắt buộc học sinh phải thực hiện, bên cạnh đó, tôi (GVCN) cùng với các 
em trong ban cán sự lớp đã xây dựng nội quy riêng cho lớp để các em thực hiện. 
 Theo tôi, việc xây dựng nội quy tùy thuộc vào đặc điểm, tình hình của 
lớp. Tuy nhiên, tôi luôn tôn trọng quyền lựa chọn, sự quyết định của học sinh 
trong phạm vi cho phép, cùng các em xây dựng nội quy của lớp nhƣ một bản 
“khế ƣớc xã hội”. Sau khi cùng các em xây dựng xong nội quy của lớp, tôi đã 
phổ biến trƣớc lớp cho tất cả học sinh đều biết và thống nhất thực hiện. Nhƣ vậy 
các em sẽ tự giác thực hiện vì nội quy đó do chính các em đƣa ra. 
- Tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm hàng tuần. 
 Việc đánh giá thi đua và xếp hạnh kiểm học sinh không phải dễ dàng. 
Không thể dựa vào cảm tính hoặc tình cảm cá nhân để áp đặt. Điều đó sẽ gây 
tâm lí bất mãn cho học sinh vì thầy cô đối xử và hành động thiên vị, không công 
bằng. Đánh giá học sinh cả về thi đua lẫn đạo đức cũng là một quá trình đòi hỏi 
giáo viên chủ nhiệm phải quan tâm, theo dõi học sinh thông qua nhiều “kênh” 
khác nhau. Từ đó mới có những quyết định xác đáng, khiến học sinh nể phục. 
Có rất nhiều phụ huynh đã lên tận trƣờng để chất vấn giáo viên chủ nhiệm làm 
sao lại xếp con mình hạnh kiểm yếu. Sở dĩ điều đó xảy ra thứ nhất là do học sinh 
có tâm lí thầy cô ác cảm với mình, không thừa nhận khuyết điểm của mình. Thứ 
hai là do thầy cô xếp theo cảm tính. Trong trƣờng hợp này đòi hỏi giáo viên phải 
đƣa ra những vi phạm của học sinh để giải trình với phụ huynh, khiến họ hài 
lòng, tránh tâm lí bất phục, nói xấu giáo viên, ảnh hƣởng không tốt đến danh dự 
của giáo viên cũng nhƣ của trƣờng. 
- Cần có những hình thức giáo dục kịp thời, khen thƣởng, xử phạt hợp lí. 
 Để có những hình thức giáo dục kịp thời theo tôi vi phạm tới đâu, giải 
quyết ngay tới đó. Đây là một việc làm rất hữu ích, có hiệu quả cao. Thƣờng thì 
giáo viên chủ nhiệm giải quyết những vi phạm vào cuối tuần. Khi đó, có rất 
nhiều học sinh, nhiều vi phạm sẽ phải giải quyết. Cho nên, việc xử lí sẽ bị 
“loãng”, nhiều khi không cặn kẽ, hợp tình, thiếu tính thuyết phục (nhiều học 
sinh cho rằng thầy cô xử lí thiên vị ngƣời này, ngƣời khác). Bởi vậy, khi nắm 
bắt đƣợc vi phạm của học sinh (thông qua cán sự lớp, thầy cô bộ môn, đoàn 
thanh niên và bản thân tôi theo dõi), tôi bố trí thời gian làm việc trực tiếp với 
học sinh để tìm hiểu nguyên nhân vi phạm, cách thức xử lí đối với từng trƣờng 
12 
“Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm” 
hợp. Do chỉ có một hoặc vài học sinh cần đƣợc xử lí nên tôi có thời gian để lắng 
nghe giải trình của các em, hiểu đƣợc tâm lí của các em và cũng có thời gian 
động viên, thuyết phục hoặc nghĩ ra những biện pháp xử phạt hợp lí nhất.Chính 
nhờ việc giải quyết kịp thời nhƣ vậy đã có tác dụng rất lớn trong việc đƣa ra 
những cách giải quyết hợp tình, có tác dụng thuyết phục học sinh. Từ đó các em 
nghe theo và sửa chữa. Đặc biệt, việc vi phạm tới đâu, giải quyết tới đó còn có 
tác dụng răn đe đối với những học sinh khác, ngăn chặn đƣợc những hành vi vi 
phạm theo kiểu theo hùa, “té nƣớc theo mƣa”. Và nhiều khi biện pháp này cũng 
có tác dụng ngay đối với chính bản thân tôi vì nếu để đến cuối tuần xử lí, sự việc 
đã hết “nóng”, đã “nguội” dần, kết hợp với việc phải giải quyết nhiều vi phạm 
cùng lúc tạo nên tâm lí ngại xử lí đối với giáo viên chủ nhiệm. 
 Trong công tác chủ nhiệm, để duy trì một tập thể lớp vững mạnh, cần phải 
có những biện pháp khen thƣởng, kỉ luật hợp lí và với mỗi đối tƣợng học sinh vi 
phạm tôi lại có cách sử lí khác nhau. 
- Tổ chức tốt các giờ sinh hoạt lớp(tiết 1 ngày thứ 2 hàng tuần). 
 Giờ sinh hoạt lớp ở trƣờng THPT rất quan trọng. Thông qua buổi sinh 
hoạt lớp giúp các em nhận ra ƣu khuyết điểm của mình để phát huy và khắc 
phục. Bên cạnh đó tạo cho các em sự gần gũi, gắn bó, đoàn kết hơn. 
3. Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp giỏi quản lý, tổ chức, kiểm tra. 
Chọn lựa, bồi dƣỡng đƣợc lớp trƣởng xứng đáng một con chim đầu đàn 
của lớp, có phong các chỉ huy và giao tiếp tốt, cùng với một bân cán bộ lớp 
gƣơng mẫu có khả năng tổ chức và có tinh thần trách nhiệm cao. Giáo viên chủ 
nhiệm định hƣớng cho tập thể lớp lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ đoàn có 
đầy đủ uy tín, năng lực, năng nổ trong mọi hoạt động của nhà trƣờng, xung kích 
trong hoạt động phong trào của đoàn, của lớp và chịu trách nhiệm trƣớc tập thể. 
Hơn nữa, để đội ngũ cán bộ lớp cùng giáo viên chủ nhiệm đôn đốc, nhắc nhở 
việc thực hiện nề nếp học tập của các bạn là công việc cần thiết và có ích. 
Phân công rõ chức danh gắn liền với trách nhiệm của từng ngƣời và 
phân công cụ thể từng mảng công việc cho từng thành viên trong ban cán sự lớp, 
ban chấp hành chi đoàn đảm nhiệm. Ban cán sự lớp và ban chấp hành chi đoàn 
phải có nhiệm vụ đề ra phƣơng hƣớng, kế hoạch hoạt động của chi đoàn và của 
tập thể lớp trong từng tuần, từng tháng và cả năm học dựa trên những chủ 
trƣơng của nhà trƣờng và sự chỉ đạo của GVCN. 
- Trƣớc hết , những học sinh đƣợc chọn làm cán bộ lớp bao giờ cũng phải gƣơng 
mẫu trƣớc các bạn về mọi mặt: Học tập, kỷ luật, tham gia các hoạt động, đối xử 
với bạn bè.... 
13 
“Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm” 
- Trong thời gian 2 năm gắn bó các em đã hiểu rõ đƣợc tính cách, đặc điểm và 
năng lực của nhau. Các em cũng hiểu rõ trách nhiệm của cán bộ lớp trọng trách 
trong mọi hoạt động nề nếp và học tập. Vì vậy để đảm bảo tính khách quan, dân 
chủ, tôi yêu cầu các em tự ứng cử và bình chọn đội ngũ ban cán sự lớp. 
- Lập nhóm cán xự lớp để tiện việc liên lạc trao đổi về tình hình của lớp 
- Sau đó, Tập huấn cho ban cán sự các trọng trách cần thực hiện. Hằng ngày, 
hàng tuần, các cán bộ lớp bao gồm: lớp trƣởng,2 lớp phó , 3 tổ trƣởng, 3 tổ phó 
sẽ tiến hành công việc của mình nhƣ sau: 
* Đầu giờ ( trƣớc giờ truy bài): Tổ trƣởng, tổ phó kiểm tra những việc sau: soạn 
sách vở theo đúng thời khóa biểu, mang đầy đủ đồ dùng học tập,trang phục, có ý 
thức xem bài trƣớc, đi học đúng giờ,....rồi tổ trƣởng chấm điểm thi đua theo qui 
đinh. 
* Trong giờ học: Tổ trƣởng, tổ phó theo dõi các bạn trong tổ thái độ học tập, 
phát biểu xây dựng bài , hoặc mất trật tự, làm việc riêng,, trong giờ học ghi lại 
trong sổ riêng để báo cáo GVCN. 
DANH SÁCH CÁN BỘ ĐOÀN 
ST
T 
HỌ VÀ TÊN CHỨC 
VỤ 
NHIỆM VỤ 
1. 
 Hoàng Thị Phƣợng 
 Bí Thƣ 
Cùng phối hợp với lớp trƣởng đôn 
đốc, quản lí chung các hoạt động, 
phong trào của đoàn, của lớp một cách 
chặt chẽ. 
2. Nguyễn Quốc Hội Phó bí thƣ Hợp tác giúp Bí thƣ hoàn thành tốt 
nhiệm vụ của mình đƣợc giao. 
3. Nguyễn Ngọc Tú 
Anh 
Ủy viên Hợp tác giúp Bí thƣ hoàn thành tốt 
nhiệm vụ của mình đƣợc giao. 
DANH SÁCH CÁN BỘ LỚP 12A5 
STT HỌ VÀ TÊN CHỨC 
VỤ 
 NHIỆM VỤ 
1. 
Nguyễn Quốc Hội 
Lớp trƣởng 
Đôn đốc, quản lí chung các hoạt 
động, phong trào của lớp một cách 
chặt chẽ. 
2. 
Lê Thị Phƣơng 
Anh 
Lớp phó 
học tập 
Theo dõi ghi sổ đầu bài chính xác và 
cẩn thận, nhắc nhỡ các bạn học bài và 
làm bài tập thật tốt. 
14 
“Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm” 
 3. 
 Trần Thị Lan Anh 
 Lớp phó 
văn thể 
mỹ 
PHụ trách các hoạt động văn nghệ 
của lớp 
 4. Nguyễn Thị Thu 
Thuận 
 Tổ trƣởng tổ 
1 
Theo dõi chặt chẽ nề nếp, học tập 
của tổ viên 
5. Dƣ Thị Huyền Tổ trƣởng tổ 
2 
6. Nguyễn Phúc Hƣng Tổ trƣởng tổ 
3 
Xây dựng tập thể lớp vững mạnh, tập thể biết đoàn kết, giúp đỡ nhau 
cùng tiến bộ, các thành viên trong lớp biết phê bình và tự phê bình. Mỗi thành 
viên trong lớp phải biết và có tinh thần xây dựng tập thể lớp, giúp cho ban cán 
sự lớp và ban chấp hành chi đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ mà GVCN, nhà 
trƣờng, đoàn trƣờng, hội liên hiệp thanh niên Việt Nam giao phó. 
Tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ đoàn, ban cán sự lớp 
xử lí các tình huống thƣờng xuyên và đột xuất nhƣ: giờ học vắng giáo viên, 
truy bài 10 phút đầu giờ, tổ chức các giờ học trên lớp có chất lƣợng cao, tổ chức 
học tổ, học nhóm ở nhà và tại trƣờng, các buổi sinh hoạt tập thể, sinh hoạt ngoại 
khoá. 
Làm cho đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ đoàn hiểu đƣợc vị trí vai trò của 
mình đối với tập thể lớp. Phải biết theo dõi, đôn đốc các thành viên trong lớp 
trong tất cả mọi lĩnh vực, mọi hoạt động của nhà trƣờng, của đoàn trƣờng. Biết 
giúp đỡ các thành viên yếu kém. Phải báo cáo kịp thời cho GVCN các tình 
huống xấu, bất thƣờng xảy ra trong lớp mà ban cán sự lớp không giải quyết 
đƣợc hoặc ngoài phạm vi giải quyết của mình. 
GVCN đóng vai trò tham mƣu, động viên, cổ vũ và giúp đỡ các em 
nhiệt tình tham gia xây dựng tập thể lớp vững mạnh. Có hình thức khen thƣởng 
các học sinh có thành tích xuất sắc trong hoạt động xây dựng tập thể lớp, thi đua 
và trong học tập, đồng thời nghiêm khắc với các sai phạm của học sinh. 
4. Phối kết hợp với các tổ chức giáo dục khác. 
4.1. Phối hợp với các giáo viên bộ môn 
 Giáo viên chủ nhiệm chỉ lên lớp ở tiết dạy của mình và một số tiết sinh hoạt 
lớp. Thế nên sẽ không thể nào nắm bắt cụ thể về tình hình học tập cũng nhƣ thái 
độ, hành động của học sinh lớp mình trong các tiết học khác (thông thƣờng học 
sinh sợ giáo viên chủ nhiệm nên trong tiết của họ, các em thƣờng tỏ ra ngoan 
ngoãn, biết nghe lời). Bởi vậy, ngoài việc lắng nghe phản hồi từ cán sự lớp, tôi 
15 
“Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm” 
rất quan tâm tới ý kiến và đóng góp của giáo viên bộ môn. Dẫu sao, các thầy cô 
vẫn thẳng thắn góp ý hơn học trò (thƣờng có tâm lí bao che, sợ mất lòng bạn 
bè). 
 Việc phối hợp với các giáo viên bộ môn là hết sức quan trọng nhằm nắm 
đƣợc những thông tin cần thiết về lớp, đặc biệt là những vi phạm, những em học 
yếu. Mặt khác có những em học sinh thích học môn này, lại không thích môn 
kia vì những lý do khác nhau. Chính vì thế, tôi luôn tìm hiểu cặn kẽ các nguyên 
nhân từ các giáo viên bộ môn để cùng với giáo viên bộ môn đề ra các biện pháp 
thích hợp nhằm giúp các em có thể có kết quả học tập, rèn luyện thái độ, tác 
phong tốt hơn. 
 Từ đó các em sẽ hứng thú học tập và đi học đều đặn hơn, có những điều 
chỉnh theo chiều hƣớng tiến bộ về hành vi, đạo đức của mình. Hơn nữa thông 
qua việc phối hợp với các giáo viên bộ môn trong trƣờng để phát hiện về năng 
khiếu, sở thích cũng nhƣ những hạn chế của từng học sinh để từ đó phát hiện và 
bồi dƣỡng kịp thời giúp các em phát triển một cách hoàn thiện hơn. 
4.2. Phối hợp với đoàn trƣờng 
 Vai trò của đoàn trƣờng ở cấp trung học phổ thông cũng không kém phần 
quan trọng, ảnh hƣởng tới việc rèn luyện đạo đức, tác phong của học sinh. Đoàn 
trƣờng chính là bộ phận hỗ trợ cho Nhà trƣờng cũng nhƣ giáo viên chủ nhiệm 
quản lí toàn diện về tƣ cách, ứng xử, hành động của học sinh. Hơn thế, đoàn 
trƣờng càng nghiêm, học sinh càng sợ, từ đó ít vi phạm hơn. 
 Mỗi buổi cũng nhƣ hàng tuần tôi đều gặp gỡ với các thầy cô bên đoàn để 
kịp thời tìm ra những học sinh có biểu hiện không tốt, hay vi phạm nội qui để 
cùng phối kết hợp giáo dục các em. 
4.3. Phối hợp với phụ huynh học sinh. 
 Đúng là môi trƣờng nhà trƣờng là môi trƣờng tốt nhất để giáo dục học 
sinh không chỉ về tri thức mà còn về phẩm chất đạo đức. Nhƣng thời gian quản 
lí, giáo dục học sinh ở trƣờng rất hạn chế. Phần lớn thời gian học sinh ở gia đình 
cho nên vai trò của phụ huynh cũng không kém phần quan trọng. Có nhiều phụ 
huynh chƣa hiểu thấu vấn đề, đổ lỗi cho sự quản lí của nhà trƣờng và giáo viên 
chủ nhiệm là yếu kém. 
 Song thực chất, nếu họ không quan tâm đến con em, mải mê làm ăn thì sẽ 
dẫn tới sự sa sút cả về học tập lẫn đạo đức của học sinh. Khi đặt mình vào vị trí 
của phụ huynh bản thân tôi luôn trăn trở và nghĩ họ mong muốn gì ở giáo viên 
chủ nhiệm, ở nhà trƣờng? Chính vì thế Giáo viên chủ nhiệm phải thật sự quan 
tâm, phối hợp chặt chẽ với phụ huynh cùng nhau tìm ra phƣơng pháp hiệu quả 
16 
“Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm” 
nhất để có biện pháp giúp các em tránh đƣợc những ảnh hƣởng xấu từ xã hội 
khiến việc học tập và rèn luyện của các em đi xuống. 
 Liên lạc thƣờng xuyên với phụ huynh học sinh của lớp sẽ giúp cho chủ 
nhiệm nắm bắt rõ hơn về thời gian biểu của các học sinh cũng nhƣ các thói 
quen, sở thích và tính cách của từng học sinh. Một khi hiểu rõ học sinh của mình 
hơn thì giáo viên chủ nhiệm sẽ có nhiều giải pháp hơn để giúp học sinh của 
mình chuyên cần hơn trong việc học tập cũng nhƣ duy trì tính chuyên cần của 
các em. 
 Trong các kỳ họp phụ huynh, bản thân tôi luôn lắng nghe nắm bắt nguyện 
vọng của phụ huynh, những góp ý chân thành của họ và những tâm sự của họ về 
con em của mình. Từ đó có thể có những biện pháp tốt hơn để quản lí, giáo dục 
các em. Hàng tuần, tôi đều nhận xét đánh giá kết quả học tập cũng nhƣ rèn luyện 
của các em qua sổ liên lạc điện tử để các bậc phụ huynh nắm rõ tình hình và có 
biện pháp xử lí kịp thời. 
5. Giáo dục học sinh cá biệt 
Giáo dục một học sinh nên ngƣời là một việc làm không đơn giản , giáo 
dục những học sinh hƣ, học sinh các biệt càng khó khăn hơn. Yêu cầu đó đòi hỏi 
ngƣời giáo viên không chỉ vững về kiến thức chuyên môn mà cần vững về 
nghiệp vụ sƣ phạm.Nắm bắt đƣợc tâm lý học sinh và tình hình để vận dụng tốt 
các biện pháp giáo dục có hiệu quả. 
5.1. Tìm hiểu mối quan hệ bè bạn của học sinh 
 Ngoài những thông tin mà GVCN tìm hiểu về học sinh cá biệt, bên 
cạnh cần phải tìm hiểu mối quan hệ bè bạn của học sinh đó để biết những đối 
tƣợng mà học sinh này đang chơi chung với nhau nhƣ thế nào. Có thể GVCN 
tìm hiểu thông qua lớp trƣởng, các học sinh khác trong lớp, thông qua phiếu 
khảo sát Có những học sinh ít giao tiếp với bạn bè chỉ thích chơi game mà 
học tập giảm sút, nên khuyến khích các học sinh khác trong lớp thƣờng 
xuyên tiếp xúc để có biện pháp giúp đỡ bạn, giúp các em sống trong môi 
trƣờng đoàn kết, gắn bó giúp đỡ lẫn nhau trong bất kỳ trƣờng hợp nào. 
GVCN có thể giáo dục các em bằng cách nêu gƣơng điển hình giúp các em tự 
nhận thấy những khuyết điểm của mình để từng bƣớc sửa chữa. GVCN nên 
gặp riêng từng học sinh để trao đổi, giải thích cho các em hiểu những sai trái 
của mình để các em có hƣớng khắc phục, không nên làm các em cảm thấy 
mặc cảm trƣớc lớp. 
5.2. Xây dựng đôi bạn giúp nhau cùng tiến bộ 
17 
“Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm” 
Em Huy và em Ngọc 
Em Ngọc Thành và em Phƣơng Anh 
 GVCN phân công những học sinh xuất sắc trong lớp để cùng chia sẻ, 
động viên và chỉ cho các em học sinh cá biệt học tốt hơn. Cụ thể nhƣ sau: 
Em Lê Thị Phƣơng Anh kèm em Trần Ngọc Thành, em Kiều Bích Ngọc 
kèm em Nguyễn Hữu Huy, em Nguyễn Đức Thành kèm em Đoàn Nhật 
Trung, em Lã Văn Thuận kèm emNguyễn Việt Anh,  
HÌNH ẢNH CỦA CÁC ĐÔI BẠN GIÚP NHAU HỌC TỐT LỚP 12 A5 
18 
“Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm” 
5.3. Tạo sự gần gũi, quan tâm với học sinh 
Tạo mối quan hệ gần gũi là thể hiện sự quan tâm đối với các em, nhƣng 
ngƣời thầy vẫn luôn giữ chuẩn mực, nghiêm khắc. Tiếp xúc tìm hiểu tâm tƣ 
nguyện vọng của các em, nhằm để động viên, khích lệ tạo cho các em có đƣợc 
chỗ dựa tinh thần vững chắc. Để các em thấy sự quan tâm của ngƣời thầy nhƣ 
ngƣời cha, ngƣời mẹ của các em luôn dìu dắt, nâng đỡ các em khi vấp phải 
những khó khăn trong học tập cũng nhƣ trong cuộc sống. 
Khi học sinh nghỉ học, dù có phép hay không phép, dù bất cứ lý do gì 
những buổi học sau phải tiếp xúc để thăm hỏi các em, đôi khi cũng có những lý 
do khá đặc biệt ngƣời thầy có thể chia sẻ với các em, làm cho các em cảm thấy 
vui hơn khi đƣợc thầy cô quan tâm đến mình, từ đó những biểu hiện cá biệt dần 
dần biến mất. 
5.4. Giao nhiệm vụ cho học sinh 
Thƣờng GVCN không giao nhiệm vụ cho những học sinh cá biệt, vì cho 
rằng những học sinh này sẽ không làm đƣợc gì, coi thƣờng các em mà chỉ luôn 
la rầy, nêu tên là chính. Điều đó không khéo dễ làm hỏng các em hơn. 
Cho nên đối với những đối tƣợng này, GVCN nên tạo cho các em một cơ 
hội để các em thấy đƣợc vai trò của mình trong tập thể, đồng thời phát huy tính 
làm chủ của các em và nhận thấy rằng mình không bị lạc lỏng, không bị bỏ rơi. 
Nhƣ tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, tham gia các trò chơi dân gian, 
các hoạt động thể thao, tham gia làm báo tƣờng, cắm trại nhân các ngày lễ hội 
của trƣờng tổ chứcKhi hoàn thành nhiệm vụ GVCN phải đánh giá kết quả 
bằng cách nêu gƣơng trƣớc tập thể lớp. 
Em Việt Anh và em Thuận 
Em Đức Thành và em Trung 
19 
“Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm” 
6. Đổi mới các tiết sinh hoạt nhằm giáo dục kĩ năng sống và hƣớng nghiệp 
Trong công tác chủ nhiệm, giờ sinh hoạt lớp đóng vai trò quan trọng. Đó 
là một hoạt động giáo dục hữu ích góp phần xây dựng tập thể học sinh đoàn kết 
và giúp các em phát triển những kĩ năng sống cơ bản. Tuy nhiên, để đạt đƣợc 
mục tiêu đó, ngƣời giáo viên chủ nhiệm phải biết phát huy vai trò, năng lực của 
học sinh. Tôi nhận thấy vì nhiều lí do khác nhau tiết sinh hoạt chủ nhiệm 
chƣa thực sự hiệu quả (chủ yếu GV thuyết trình một chiều, từ xử lí học 
sinh vi phạm đến nhận xét hoạt động của lớp...), tiết sinh hoạt lớp thƣờng nặng 
nề, nhiều học sinh cảm thấy “sợ” tiết sinh hoạt. 
6.1. Tổ chức tiết sinh hoạt giáo dục kĩ năng sống và hƣớng nghiệp 
Tổ chức sinh hoạt lớp theo chuyên đề là hình thức lựa chọn những 
“Chuyên đề” phù hợp cho học sinh thảo luận trong giờ chủ nhiệm nhằm mục 
đích giáo dục ý thức, thái độ và kĩ năng sống cho học sinh. Đối với học sinh lớp 
12 việc giáo dục hƣớng nghiệp cho các em là cần thiết. Trong giai đoạn này các 
em cần có sự hỗ từ từ phía nhà trƣờng, gia đình và xã hội trong tƣ vấn lựa chọn 
nghề nghiệp cho phù hợp với năng lực bản thân, điều kiện gia đình và nhu cầu 
xã hội. Vậy nên tôi đã đƣa ra các giải pháp đổi mới giờ sinh hoạt lớp theo chủ 
đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, nhất là giáo dục hƣớng nghiệp cho lớp 
12. 
Tổ chức có chất lƣợng giờ sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần và các buổi sinh 
hoạt tập thể. Với mô hình lớp tự quản, đây là những cơ hội rất có ý nghĩa để 
thử thách và rèn luyện ý thức và khả năng tự quản của các em. Động viên tổ 
chức cả lớp tự giác tích cực tham gia sôi nổi các buổi sinh hoạt của lớp, của 
đoàn, của trƣờng. Với tinh thần tự quản, nội dung sinh hoạt một giờ chủ nhiệm 
thƣờng diễn ra nhƣ sau: lớp phó văn nghệ bắt nhịp, cả lớp vui vẻ mở đầu bằng 
bài đồng ca thật khí thế; lớp trƣởng giới thiệu rồi mời giáo viên chủ nhiệm cùng 
các bạn xuất sắc trong tuần (đã đƣợc bầu trong cuộc họp cán bộ lớp) lên ngồi ở 
bàn danh dự (có trang trí lịch sự); lớp trƣởng mời các tổ trƣởng và các lớp phó 
lần lƣợt báo cáo, rồi cho lớp tự do góp ý; lớp trƣởng nhận xét và tổng kết kết 
quả thi đua trong tuần. 
QUANG CẢNH GIỜ SINH HOẠT LỚP 
Trong buổi sinh hoạt cuối tuần, GVCN đóng vai trò cố vấn, hƣớng dẫn các em 
từng bƣớc tiến hành. Sau đó GVCN sẽ là ngƣời kết luận cuối cùng và công bố 
trọng tâm công việc tuần tiếp theo. Đối với những trƣờng hợp vi phạm cho các 
em tự báo cáo về mình dựa theo nội quy của lớp. (từng học sinh báo cáo) 
20 
“Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm” 
Lớp trƣởng tổng kết điểm thi đua của lớp Giờ sinh hoạt lớp 12 A5 
Sau đây là một tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề hƣớng nghiệp tôi đã thực hiện 
*Cách thức tiến hành: 
Địa điểm: lớp 12A5 
Thành phần tham gia:GVCN, học sinh lớp 12A5, một số khách mời là cựu học 
sinh 
Thời gian: ngày 14/12/2020 
CHỦ ĐỀ SINH HOẠT THÁNG 12: “HƢỚNG NGHIỆP” 
STT Tóm tắt nội dung chính Mục tiêu và ý tƣởng 
thiết kế 
B1 
-Ban cán sự lớp báo cáo 
sơ kết tuần học về hai 
mặt rèn luyện và học tập. 
-Báo cáo kế hoạch hoạt 
động của tuần học tiếp 
theo 
21 
“Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_con.pdf