Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Văn học có tầm quan trọng trong việc phát triển nhận thức, giáo dục đạo đức,

giáo dục thẩm mỹ và qua đọc thơ kể chuyện làm giàu vốn từ cho trẻ, rèn luyện khả

năng phát âm và cách diễn đạt mạch lạc. Các tác phẩm thơ chuyện chỉ có thể phát

huy tác dụng của nó khi cô biết chuyển tải được tư tưởng cảm xúc của tác giả và

nội dung tác phẩm thông qua các hình thức nghệ thật hấp dẫn, phong phú, đa dạng.

Qua đó giúp trẻ phát huy được tính tích cực cá nhân – tự tin – độc lập – sáng tạo –

hình thành tư duy – khả năng ghi nhớ có chủ đích. Mà để dạy trẻ được những nội

dung này và nắm bắt kiến thức được một cách có hệ thống và chính xác, đòi hỏi

người giáo viên phải sự thay đổi mới trong phương pháp dạy trẻ theo hướng tích

cực hoá hoạt động lấy trẻ làm trung tâm, trẻ tự mình khám phá nhận xét phán đoán

về những vấn đề có liên quan đến môn văn học

Là một giáo viên hàng ngày trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.

Tôi nhận thức rõ mọi hoạt động học tập và vui chơi được tổ chức trong quá trình

nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm non. Những hoạt động đó còn

là phương tiện hình thành các phẩm chất đạo đức trong sáng và thông qua đó mở

rộng vốn hiểu biết của trẻ đối với cuộc sống xung quanh,

trẻ biết tích luỹ được những kinh nghiệm sống, làm phong phú thêm vốn từ của trẻ,

trẻ biết nói đủ câu, chính xác, biểu cảm. Chính vì lẽ đó việc cho trẻ mầm non làm

quen với tác phẩm văn học nói chung và đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi nói riêng

là hết sức quan trọng và cần thiết. Xuất phát từ vấn đề trên bản thân tôi mạnh dạn

chọn đề tài "Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với tác phẩm văn

học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi” để nghiên cứu.

pdf 20 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 1125Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác
phẩm văn học đối với sự phát triển của trẻ. Qua đó các bậc phụ huynh sẽ thông cảm
và chia sẻ với cô giáo khi tổ chức tiết dạy.
Ví dụ: Chuyên đề của lớp làm quen với tác phẩm văn học với bài thơ “Cô
giáo của em”. Tôi đã mạnh dạn mời phụ huynh đến tham dự buổi chuyên đề. Kết
thúc buổi chuyên đề tôi đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ các bậc phụ huynh.
Để tiết dạy làm quen với tác tác phẩm văn học được tốt, tôi sẽ cung cấp các
tài liệu có liên quan đến bài dạy để cùng phối kết hợp với các bậc phụ huynh về nhà
dạy trẻ.
 Thông qua các buổi họp phụ huynh đầu năm và cuối năm. Tôi sẽ tuyên truyền
trao đổi với các bậc phụ huynh về tình hình nhận thức và sự phát triển ngôn ngữ
của từng trẻ. Từ đó cô giáo và gia đình cùng nhau đưa ra các biện pháp phù hợp để
dạy trẻ.
 Trao đổi và vận động phụ huynh dành thời gian để tâm sự với trẻ và lắng nghe
trẻ nói, khi trò chuyện với trẻ phải nói rõ ràng mạch lạc, tốc độ vừa phải để trẻ nghe
cho rõ ràng, cha mẹ người thân phải cố gắng phát âm đúng cho trẻ bắt chước.
 Khuyến khích phụ huynh cung cấp kinh nghiệm sống cho trẻ. Tránh không nói
tiếng địa phương, cần tránh cho trẻ nghe những hình thái ngôn ngữ không chính
xác. 
 Vận động phụ huynh hỗ trợ vật liệu, nguyên liệu như: giấy, sách, những lọ
nhựa, quần áo cũ, vải vụn, đồ dùng, đồ chơi để phục vụ tiết dạy.
 Xây dựng góc tuyên truyền sao hấp dẫn, sinh động, phù hợp với trẻ, với nội
dung chủ đề.
Bài thơ, câu truyện, bài hát, đồng dao, ca dao, bài vè loài vật...có tổ chức
giao lưu giữa lớp với phụ huynh.
 Tuyên truyền góc chơi đặc biệt góc học tập, thường thay đổi tranh ảnh để lôi
cuốn trẻ, giáo viên tích cực giao lưu với phụ huynh vào giờ đón và trả trẻ trao đổi
với trẻ trong khi kể chuyện, đọc truyện, trò truyện giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ
mạch lạc .
* Biện pháp 3: Công tác bồi dưỡng:
5
Bên cạnh việc tuyên truyền tôi còn chú trọng đến công tác tự bồi dưỡng
chuyên môn cho bản thân như: Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do phòng Giáo
dục - Đào tạo, sở Giáo dục - Đào tạo tổ chức, dự chuyên đề trường, chuyên đề cụm,
hội thảo chuyên đề huyện như: Làm quen với tác phẩm văn học, giáo dục âm nhạc,
giáo dục dinh dưỡng, giáo dục bảo vệ môi trường...Bản thân luôn học tập các bạn
đồng nghiệp, sáng tạo trong khi tổ chức giờ học, theo dõi qua các giờ dạy mẫu trên
ti vi về giáo dục mầm non. Sử dụng chương trình Powerpoint, photoshop tự khai
thác soạn giáo án điện tử, bài giảng e learning. tạo ra các trò chơi trên máy vi tính
để áp dụng dạy trẻ. Ngoài ra tôi còn làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo phục vụ các môn
học và bồi dưỡng học sinh tham dự hội thi do nhà trường và ngành tổ chức
Tôi đi sâu nghiên cứu phương pháp của từng loại bài, loại tiết, sau đó làm đồ
dùng minh họa và soạn giáo án điện tử, chụp hình ảnh đẹp làm bài giảng e learning
để dạy trẻ. Ngoài ra tôi còn tham gia dự và dạy các tiết dạy để rút ra những ưu
điểm, khắc phục những hạn chế trong quá trình tổ chức các hoạt động văn học cho
trẻ. 
* Biện pháp 4: Sử dụng đồ dùng trực quan và tạo môi trường học
tập cho trẻ.
4.1. Sử dụng tranh minh hoạ
* Mục đích sử dụng
Sử dụng đồ dùng trực quan về tranh minh hoạ nhằm giúp trẻ dễ hình dung,
tưởng tượng ra nội dung mà trẻ đã được đọc, được nghe về nội dung của bài thơ.
Ví dụ: Khi đọc thơ diễn cảm lần hai giáo viên đưa tranh minh hoạ ra kết hợp
với lời đọc của giáo viên với bài thơ “Bó hoa tặng cô” nhằm minh hoạ cho từng
câu thơ, đoạn thơ minh hoạ cho từng đoạn thơ (Bó hoa của em đây. Vàng tươi hoa
cúc áo. đổ rực nụ rong riềng. Tim tím hoa bìm bìm). Qua quan sát trẻ được làm
quen với một số loại hoại, màu sắc của hoa trẻ dễ hiểu và nhớ lại bài thơ một cách
sâu hơn. Trẻ được đọc và quan sát hình ảnh trên tranh sẽ khắc sâu hơn vào tâm hồn
trẻ thơ.
Qua bài thơ trẻ được đọc, được nhìn vào bức tranh từ đó trẻ sẽ biết đọc và bổ
sung vào các biểu tượng hiện thực khách quan mà trẻ biết qua cuộc sống hàng
ngày.
Ví dụ: Bài thơ “Hoa cúc vàng” 
Qua quan sát về hình ảnh trên tranh sau đó trẻ biết tự đặt tên cho bài thơ theo
ý thích của mình. Tên bài thơ mà trẻ thích đó là “Hoa cúc mùa xuân”. Thơ là hình
ảnh của tranh minh hoạ mà trẻ đã được quan sát.
Qua những hình ảnh của tranh minh hoạ đã tạo hứng thú cho trẻ tiếp thu bài
tốt. Vì ở lứa tuổi này tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng. Vì vậy trẻ đọc
thơ rất cần có tranh minh hoạ để trẻ dễ hình dung và tiếp thu bài tốt hơn.
Sử dụng tranh minh hoạ phù hợp để trẻ dễ nhìn, dễ quan sát.
6
Khi dạy trẻ đọc thơ hay câu truyện muốn đạt kết quả cao thì giáo viên phải
biết sử dụng đồ dùng sao cho phù hợp với từng bài thơ hay câu truyện.
Tranh minh hoạ còn được sử dụng trong việc đàm thoại, giảng giải, giúp trẻ
hiểu nội dung và ghi nhớ về thơ hay truyện hơn, sử dụng trong việc cho trẻ luyện
đọc theo tranh, Trẻ biết sắp xếp tranh và đọc theo nội dung của bức tranh từ đó trẻ
nhớ trình tự bài thơ hay câu truyện hơn.
Ví dụ: Khi cô giáo đọc thơ diễn cảm lần hai. Cô giáo kết hợp cho trẻ xem tranh
minh hoạ để trẻ dễ hiểu, dễ hình dung ra nội dung mà trẻ đang muốn khám phá.
Có thể đưa tranh minh hoạ vào nội dung bài thơ nhằm giúp trẻ hiểu nội
dung như trong bài thơ “Giữa vòng gió thơm” Thì cô giáo hỏi trẻ: Bài thơ nói về
ai? Trẻ trả lời (nói về bà, em bé và gà nâu, vịt bầu ạ Sau đó cô đưa hình ảnh bà,
em bé, gà nâu , vịt bầu ra cho trẻ xem. Từ đó sẽ khắc sâu vào tâm hồn trẻ những
hình ảnh đẹp về bà em bé, gà, vịt.
 Khi giáo viên tổ chức cho trẻ chơi trò chơi ghép tranh qua nội dung các bài
thơ. Cần chuẩn bị những bức tranh rời minh hoạ cho nội dung của từng câu thơ,
đoạn thơ, câu thơ. Giáo viên cần tổ chức cho trẻ thi đua theo tổ, nhóm, cá nhân
Để trẻ hứng thú dần với cá bức tranh trong bài thơ mà trẻ muốn. Từ đó trẻ sẽ tự đặt
tên cho nội dung bài thơ qua các bức tranh.
Từ đó trẻ sẽ hứng thú học và khắc sâu nội dung bài thơ hơn.
Ví dụ: Cho trẻ chơi trò chơi thi đua ghép tranh bài thơ “Làm anh”. Từ đó trẻ
biết xắp xếp tranh một cách có hệ thống và trình tự của bức tranh.
 Sử dụng tranh cho trẻ khi đọc thơ, muốn trẻ khắc sâu hơn được nội dung của
bài thơ thì giáo viên cần chuẩn bị cho trẻ các bức tranh minh hoạ cho nội dung bài
thơ một cách sáng tao, hấp dẫn để cho trẻ vừa đọc vừa quan sát theo ttranh để hiểu
sâu về nội dung bài thơ hơn.
Ví dụ: Khi dạy trẻ đọc bài thơ “Thỏ bông bị ốm”
Giáo viên vừa đọc vừa đưa hình ảnh minh hoạ ra để trẻ được nhìn và quan
sát hình ảnh để trẻ hiểu nội dung bài thơ hơn.
4.2. Sử dụng máy chiếu
* Mục đích:
Nhằm giúp trẻ chú ý đến bài học một cách hứng thú, sôi nổi, dễ hình dung,
tưởng tượng về nội dung của bài thơ. Bởi vì các hình ảnh trên máy chiếu là có hình
ảnh động, màu sắc đẹp.
Ví dụ: Khi mở máy chiếu ra thì có hình ảnh động đưa đến con mắt nhìn của
trẻ các hình ảnh động màu sắc đẹp như truyện “Hoa mào gà”. Có hình ảnh về gà
mái cho cây nhỏ cái mào để cây nhỏ trở thành hoa mào gà Từ đó trẻ hứng thú
học một cách tích cực nhớ bài sâu hơn về loài hoa mào gà.
7
 Từ cái nhìn các hình ảnh trên máy trẻ sẽ có ý kiến bổ sung vào các biểu
tượng mà trẻ thích với các hình ảnh trên máy, có thể trẻ tự đặt tên cho các hình ảnh
trên máy theo ý của mình
 Ví dụ: Truyện “Quả bầu tiên” Trẻ thấy cậu bé là người tốt bụng còn tên địa
chủ độc ác. Trẻ sẽ tự đặt tên vào nội dung các hình ảnh trên máy là cậu bé tốt bụng
vì đã cứu con chim én khỏi gãy chân.
Qua các hình ảnh đó đã tạo ra cho trẻ hứng thú và nhớ tên truyện, nội dung
truyện lâu hơn, khắc sâu vào tâm hồn trẻ hơn từ đó phát triển vốn từ cho trẻ..
Ví dụ: Bài thơ “Hoa kết trái” khi cô đọc: “Hoa cà tim tím
 Hoa mướp vàng vàng”
 Cô vừa đọc vừa đưa hình ảnh về hoa cà có màu tím, hoa mướp có màu vàng.
Các cánh hoa được cô làm hình ảnh đung đưa trông rất sinh động . Từ đó trẻ chú ý
lắng nghe cô đọc và rất hứng thú.
 Khi dùng hình ảnh minh hoạ cho bài thơ, giáo viên cần đưa vào lúc đọc diễn
cảm lần 2 và ở phần giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ.
 Ví dụ: Khi giáo viên đặt câu hỏi: Các con vừa được nghe cô đọc bài thơ gì?
(Trẻ trả lời). Sau đó cô mở hình ảnh về nội dung bài thơ để trẻ quan sát. Giáo viên
đặt câu hỏi đến đâu thì đưa hình ảnh nội dung câu thơ để giúp trẻ tư duy trẻ nhớ lâu
hơn
 Khi sử dụng máy chiếu bài giảng e learning giáo viên làm Slide show trên
máy tính về các hình ảnh của nội dung bài thơ. Để cho trẻ lên chơi trò chơi từ đó
tạo cho trẻ hứng thú về nội dung bài học.
4.3. Sử dụng mô hình sa bàn
 * Mục đích: Dạy trẻ bằng mô hình sa bàn qua các bài thơ, câu truyện trẻ sẽ
được quan sát cô đưa hình ảnh một cách hấp dẫn qua đó trẻ hứng thú học và khắc
sâu bài thơ, câu chuyện vào tâm hồn trẻ, trẻ được quan sát mô hình trên sa bàn trẻ
sẽ dễ dàng tư duy tưởng tượng những vấn đề mà trẻ chưa biết. 
 Ví dụ : Khi dạy trẻ câu chuyện “Ai đáng khen nhiều hơn”. Khi đó cô kể đến
đâu thì cô sẽ đưa mô hình sa bàn về những con vật đó trẻ chú ý hứng thú quan sát
hình ảnh và lắng nghe cô kể, trẻ hiểu được nội dung câu đạt chuyện hiệu quả cao.
 Qua hình thức cho trẻ quan sát mô hình sa bàn ngoài việc trẻ quan sát nghe
cô kể chuyện ra trẻ còn biết bổ xung vào các biểu tượng hiện tượng như khi trẻ
nghe và quan sát xong trẻ biết đặt cho câu chuyện một tên mới theo ý tưởng của trẻ
hoặc trẻ biết bổ xung vào hình ảnh.
Ví dụ: Khi đọc bài thơ “Làm anh” kết hợp với mô hình sa bàn, giáo viên vừa
đọc vừa đưa mô hình ra cho trẻ quan sát. Hình ảnh mô hình sa bàn đó sẽ giúp trẻ
nhớ trình tự nội dung của bài thơ. Từ đó giáo viên đưa mô hình sa bàn vào phần
giúp trẻ hiểu tác phẩm một cách phù hợp để trẻ dễ hiểu và khắc sâu kiến thức qua
các câu hỏi cô đưa ra cho trẻ trả lời.
8
Ví dụ.
Câu hỏi 1: Các con vừa được nghe cô đọc bài thơ gì? Trẻ trả lời “Làm anh”
ạ. 
Câu hỏi 2: Trong bài thơ có những ai? Trẻ trả lời trong bài thơ có anh và có
em ạ. Cô đưa hình ảnh 2 anh em ra cho trẻ quan sát.
Cứ như vậy trẻ vừa được quan sát và được trả lời câu hỏi bằng mô hình sa
bàn từ đó sẽ khắc sâu vào tâm hồn trẻ những hình ảnh đẹp trong bài thơ.
 Ngoài ra mô hình xa bàn còn có thể tổ chức cho trẻ chơi trò chơi.
Ví dụ: Khi giáo viên đọc lần 2 cô vừa đọc vừa kết hợp mô hình, sa bàn để
cho trẻ nghe và vừa quan sát nội dung bài thơ.
Khi đọc bài thơ “Làm anh” giáo viên vừa đọc vừa đưa mô hình ong, bướm cùng
với lời đọc.
Qua đó khi sử dụng mô hình, sa bàn giáo viên phải chú ý đến cách sử dụng
mô hình, sa bàn sao cho phù hợp với từng nội dung, từng câu thơ một cách phù
hợp, hấp dẫn nhằm thu hút trẻ vào bài.
4.4. Sử dụng rối
* Mục đích sử dụng
Khi dạy trẻ đọc thơ giáo viên cần sử dụng rối tay có tác dụng làm cho bài thơ
sinh động, hấp dẫn hơn, vì rối tay là một loại hình nghệ thuật do con người điều
khiển biểu diễn minh hoạ theo vần bài thơ một cách linh hoạt, khi sử dụng rối tay
giáo viên cần chú ý đến lời đọc, cách biểu diễn đưa hình ảnh rối tay ra một cách
phù hợp hấp dẫn nhằm giúp trẻ hiểu nội dung sâu hơn.
Ví dụ: Khi dạy bài thơ “Thỏ bông bị ốm” cô đưa con thỏ ra, cô dùng tay để
điều khiển rối minh hoạ cho bài thơ. Giáo viên kết hợp giữa lời đọc và làm động
tác điều khiển rối. Trẻ nghe và chú ý quan sát lên hình ảnh con vật đó, trẻ rất hứng
thú và tiếp thu bài tốt hơn so với khi đọc thơ không có đồ dùng trực quan.
* Nội dung sử dụng
Giáo viên thường đưa rối vào phần đọc thơ lần một nhằm gây hứng thú cho
trẻ một cách sinh động.
Ví dụ: Khi giáo viên đọc bài thơ “Thỏ bong bị ốm” giáo viên đọc kết hợp rối
để minh họa cho cả bài thơ khi đọc đến nhân vật nào thì xuất hiện nhân vật đó ra.
 Ngoài ra giáo viên còn sử dụng rối tay vào phần giúp trẻ hiểu nội dung bài
thơ.
Ví dụ : giáo viên đặt câu hỏi. (Thỏ bông bị làm sao)? Trẻ trả lời.
Sau đó cô đưa rối về con thỏ bông đó ra để minh họa.
Ví dụ : Cho ba bạn đóng vai Thỏ bông, Thỏ mẹ, thổ bác sĩ sau đó cầm rối
luồn vào tay để thực hiện trò chơi với nhau, mỗi bạn đóng vai một chú Thỏ sau đó
đọc đến câu thơ nào của bạn đó thì xuất hiện rối của nhân vật ra.
9
Qua việc sử dụng rối cho thấy, rối là một loại hình nghệ thuật hấp dẫn với trẻ
thơ mang đến cho tâm hồn trẻ và khắc sâu trong tâm chí trẻ thơ.
4.5. Sử dụng vật thật
* Mục đích sử dụng
Sử dụng vật thật là một việc rất cần thiết với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại
trường mầm non. Trẻ ở tuổi này màu sắc là rất quan trọng trẻ thích được nhìn các
màu sắc rực rỡ, trẻ phải được quan sát, sờ mó, khám phá. Qua đó nhằm giúp trẻ rễ
hiểu và khắc sâu nội dung câu truyện hơn
Ví dụ: Câu truyện “Sự tích Hoa hồng” 
 Qua câu chuyện trẻ được quan sát về (Hoa hồng) trẻ được nhận biết về màu
sắc, của loài hoa, màu xanh của lá. Từ đó trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của một trong
các loài hoa.
Mục đích của việc sử dụng vật thật là rất quan trong và phải chính xác. Qua đó trẻ
được quan sát và được chi giác về các loại hoa được khắc sâu về nội dung của câu
và chuyện tâm hồn trẻ.
4.6. Sử dụng bài giảng E- Learning
Ngoài việc sử dụng đồ dùng trực quan và sử dụng vật thật thì việc thiết kế
bài giảng E- Learning có tính tương tác cao. Qua quá trình thiết và thực hiện
bài giảng điện tử E- Learning đúng theo quy trình thông qua tiết dạy trẻ đọc thơ,
kể chuyện cho thấy bước đầu đã mang lại kết quả cao, sự hứng thú say mê học
tập cho trẻ, dẫn dắt trẻ đến kiến thức một cách nhanh chóng, thông qua các hiệu
ứng trực quan sinh động với các phần mềm hỗ trợ dạy học, giúp học sinh nắm
bắt được kiến thức tốt hơn, trẻ được thực hành các trò chơi trên máy đem lại tiết
dạy cao hơn và phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ..
Ví dụ: Khi giáo viên kể chuyện lần 2 với câu chuện “Hoa mào gà” giáo viên
kể đâu thì các SlideS tự động trình chiếu cho tất cả nội dung câu chuyện từ đầu đến
cuối với các hình ảnh sống động từ đó gây được sự hứng thú của trẻ. Trẻ sẽ chú ý
lắng nghe cô kể chuyện.
Ngoài ra bài giảng E- Learning còn có thể tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Ghép
tranh”
Ví dụ: Chuyện “ Hoa mào gà” khi giúp trẻ hiểu nội dung song cho trẻ chơi trò chơi
“Ghép tranh”trên màn hình cô có những bức tranh sắp xếp không theo đúng thứ tự
bạn nào lên giúp cô sắp xếp các bức tranh theo trình tự nội dung câu chuyện, trẻ
xung phong lên chơi giúp trẻ hiểu nội dung câu chuyện và ghép được lần lượt các
bức tranh theo trình tự câu chuyện. Giúp trẻ phát huy được tính tích cực sáng tạo
của trẻ.
* Biện pháp5: Hình thức gây hứng thú kết hợp với các bộ môn khác.
 Văn học tuy là một loại hình nghệ thuật mà trẻ yêu thích, nhưng mỗi giáo
viên dạy đều phải tìm ra các thủ thuật khác nhau để thu hút trẻ, giờ học không bị tẻ
10
nhạt, nhàm chán vì vậy tôi đã sáng kiến ra một số kinh nghiệm để dẫn dắt trẻ vào
giờ học, sau đây là một số kinh nghiệm về cách gây hứng thú môn văn học một
cách thoải mái nhẹ nhàng.
Ví dụ: Khi dạy kể chuyện “Bông Hoa cúc trắng”. Tôi đã gây hứng thú bằng
cách cho trẻ hát bài: “Bàn tay mẹ”. Sau đó đàm thoại dẫn dắt trẻ vào chuyện và kể
cho trẻ nghe lần một kết hợp bằng rối dẹt, lần 2 kể bằng hình ảnh trên máy vi tính.
Từ đó trẻ vừa được nghe vừa được tri giác nên đã hiểu rõ tính cách của nhân vật
biết phân biệt được cô bé biết yêu thương mẹ để hướng tới cái đích mà trể cần làm
đó là những việc làm tốt của cô, yêu thương mẹ biết chạy đi tìm thầy thuốc về để
chữa bệnh cho mẹ .
Hoặc khi dạy trẻ bài thơ: “Giữa vòng gió thơm” tôi gây hứng thú bằng cách
cho trẻ hát bài: “Cháu yêu bà”, trò chuyện với trẻ về bài hát và hỏi trẻ:
Chúng mình vừa hát bài gì? bài hát nói về ai? Chúng mình có yêu quý bà
không? Yêu quý bà chúng mình phải làm gì?
Cô khẳng định lại và nói: các con ạ trong mỗi chúng ta ai cũng có bà vậy các
con hãy yêu thương chăm sóc và giúp đỡ bà khi bà bị ốm nhé. Bây giờ chúng mình
cùng lắng nghe cô đọc bài thơ ““Giữa vòng gió thơ” của nhà thơ Quang Huy!
Hay Khi mở máy chiếu ra thì có hình ảnh động đưa đến con mắt nhìn của trẻ
các hình ảnh động màu sắc đẹp như bài thơ “Bác Gấu đen”. Có hình ảnh về Bác
Gấu đang đi trong rừngTừ đó trẻ hứng thú học một cách tích cực nhớ bài sâu
hơn.
 Từ cái nhìn các hình ảnh trên máy trẻ sẽ có ý kiến bổ sung vào các biểu
tượng mà trẻ thích với các hình ảnh trên máy, có thể trẻ tự đặt tên cho các hình ảnh
trên máy theo ý của mình
Ví dụ: Bài thơ “Nàng Tiên Ốc” khi cô đọc: 
 “Bà già thấy chuyện lạ
 Bèn có ý rình xem
 Thì thấy một nàng tiên
 Bước ra từ chum nước”
Cô vừa đọc diễn cảm lời thơ vừa đưa hình ảnh nàng niên bước ra từ chum
nước được cô làm hình ảnh động rất hấp dẫn và sinh động. Qua đó trẻ hứng thú
lắng nghe cô đọc một cách say mê.
Các hình ảnh minh hoạ cho bài thơ tôi đưa vào lúc đọc diễn cảm bài thơ lần
2 và ở phần giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ.
 Với hình thức giới thiệu bài bằng hình ảnh sinh động trên máy vi tính ,vật
thật, trò chơi, câu đố, đồng dao... trẻ rất hứng thú và tiếp thu bài tốt. Trẻ có cảm
giác thoải mái “Học bằng chơi, chơi mà học”. Từ đó giúp trẻ có sự liên tưởng chặt
11
chẽ qua hình ảnh với lời đọc kể diễn cảm, giúp trẻ ghi nhớ nội dung bài học lâu hơn
và khả năng bắt chước, học thuộc lòng của trẻ. Từ những bài thơ, câu chuyện đã
giúp trẻ phát triển óc quan sát, trí nhớ, tính tư duy trực quan hành động và tư duy
trực quan hình tượng, sự ghi nhớ có chủ định . Đặc biệt là phát triển cơ quan ngôn
ngữ mạch lạc cho trẻ.
Theo phương pháp dạy học tích hợp với môn làm quen văn học có thể lồng
ghép, kết hợp với tất cả các môn khác điều đó sẽ giúp cho các bộ môn khác trở lên
sinh động hơn và trẻ hiểu được nhiều vốn từ hơn.
Ví dụ: Môn âm nhạc vận động theo nhạc bài hát bài “Cả nhà thương nhau”
sáng tác “Phan Văn Minh” Vào đầu bài cô sẽ kể đoạn truyện: “Gấu con chia quà”
Ví dụ: Môn tìm hiểu môi trường xung quanh: “Nhận biết một số phương tiện
giao thông đường bộ” tôi kể câu chuyện “Qua đường”. Qua đó trẻ sẽ biết rõ hơn về
một số phương tiện giao thông đường bộ. Từ đó phát triển vốn từ cho trẻ.
Ví dụ: Môn tạo hình: Khi dạy trẻ "Nặn một số loại quả”. Cô sẽ đọc bài thơ
“Chùm quả ngọt” để gây hứng thú vào bài cho trẻ.
Ví dụ: Hoạt động ngoài trời: Dạy trẻ kể về những sự vật hiện tượng xung
quanh cuộc sống hàng ngày, những điều trẻ đã biết, tưởng tượng... trẻ phải tự lựa
chọn nội dung, hình thức, ngôn ngữ, sắp xếp chúng theo một trình tự nhất định. Tôi
chủ yếu tập cho trẻ kể theo dạng: Kể chuyện miêu tả, kể chuyện theo chủ đề như:
“Con hãy miêu tả hiện tượng thời tiết” trẻ sẽ tự miêu tả: trời âm u, mây đen, gió
thổi mạnh trời sắp mưa....
Qua biện pháp này tôi thấy trẻ học tích cực, phát huy được tính tư duy, tưởng
tượng và sự sáng tạo của trẻ. Trẻ hiểu và nắm được rất nhiều vốn từ.
* Biện pháp 6: Xây dựng góc “Thư viện của bé”:
Để giúp trẻ nâng cao khả năng cảm thụ văn học thì việc tạo cơ hội cho trẻ
làm quen với tác phẩm văn học phải thường xuyên. Ngay từ đầu năm học ban giám
hiệu nhà trường phối hợp tổ chức họp phụ huynh trao đổi đóng góp, sưu tầm các
sách văn học, các hoạ báo, tạp chí, lịch cũ, nguyên liệu cho trẻ tự làm sách để xây
dựng một “Góc thư viện” mang nội dung văn học, tại “Góc thư viện” trẻ được xem
các tranh truyện, tạp chí, hoạ báo. Sau đó cô kể chuyện cho trẻ nghe về nội dung
những câu truyện như. “Ba cô gái” ; “Ai đáng khen nhiều hơn” hướng dẫn trẻ cách
tri giác các tranh truyện đó dần dần trẻ có thể tự đọc. Tất nhiên có thể lúc đầu trẻ
đọc theo trí nhớ, trẻ nhớ về nội dung câu truyện cô đã kể rồi tự kể khớp với nội
dung câu chuyện mà trẻ tri giác. 
Ở góc thư viện tôi thường để các truyện minh hoạ mà trẻ đã được nghe đặt
hoặc treo không thứ tự. Sau đó yêu cầu trẻ tự xếp lại sao cho đúng theo trình tự câu
truyện, và kể lại theo nội dung các bức tranh hoặc giáo viên có thể chuẩn bị một số
12
tranh ghép rời và cho trẻ chơi ghép tranh. Sau đó trẻ kể về nội dung bức tranh vừa
ghép được hoặc có thể cho trẻ tô theo nét in mờ dưới mỗi nhân vật trong truyện
như: bác thơ săn trong truyện “Cô bé quàng khăn đỏ” Con cáo trong câu truyện
“Cáo thỏ và gà trống” Người anh trong truyện “Cây khế”. Qua đó trẻ phân biệt
được đâu là người tốt đâu là người xấu. Hình thức này giúp trẻ nhớ lại từng nhân
vật trong mỗi truyện và nhớ lại tính cách của từng nhân vật.
 Để thu hút trẻ thích bộ môn văn học thì môi trường lớp học có ý nghĩa quan
trọng, chính không khí chung của lớp học đã tạo hoàn cảnh thuận lợi cho trẻ tiếp
xúc với tác ph

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_l.pdf