Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với chữ cái cho trẻ 5 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với chữ cái cho trẻ 5 tuổi

1. PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài

Như chúng ta đã biết việc “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng

đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá,

hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách

nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó giáo dục là lực lượng nồng cốt có vai trò

quan trọng” để làm tốt được điều đó việc nâng cao chất lượng làm quen với chữ cái

cho trẻ 5 tuổi là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất ở trường mầm non.

Hoạt động này không những nhằm giúp trẻ hình thành và phát triển năng lực

ngôn ngữ như nghe, nhận biết và phát âm chuẩn chính xác âm của chữ cái khi nói

mà còn tạo cho trẻ hứng thú học, tiền đọc, tiền viết, còn giúp trẻ phát triển khả năng

tư duy, nhận thức, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, óc quan sát, ghi nhớ, chú ý có chủ

định Đó là nhịp cầu nối giúp trẻ bước vào thế giới lung linh, huyền ảo, rực rỡ sắc

màu của xã hội loài người. Làm quen với chữ cái không phải là một môn học độc

lập, riêng biệt mà nó là một phần, một bộ phận của việc phát triển ngôn ngữ trong

chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi; giáo viên nắm vững kiến thức và kĩ

năng tốt nhất trong quá trình hỗ trợ trẻ nâng cao chất lượng làm quen với chữ cái,

đặt ra những phương pháp, kết quả mong đợi phù hợp, linh hoạt để đạt được những

mục tiêu cho giai đoạn nền móng vững chắc một cách nghiêm túc và cấp bách mà

các bậc cha mẹ và những người làm công tác giáo dục cần quan tâm và tìm cách

giải quyết thật thỏa đáng, không nên ép buộc trẻ học trước chương trình lớp Một. Vì

ở độ tuổi này trẻ chỉ “Chơi mà học - Học bằng chơi” Chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ

bước vào lớp Một không bở ngỡ là một yêu cầu trọng tâm của việc nâng cao chất

lượng làm quen với chữ cái cho trẻ ở trường mầm non.

Nhận thức được tầm quan trọng đó bản thân tôi là một giáo viên luôn băn

khoăn, trăn trở phải tìm ra những giải pháp trong việc cho trẻ làm quen chữ cái nên

tôi đã đi sâu nghiên cứu để tìm ra“Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen

với chữ cái cho trẻ 5 tuổi” một cách tốt nhất và hiệu quả nhất

pdf 13 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 2171Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với chữ cái cho trẻ 5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NG
2.1. Thực trạng 
Năm học 2018-2019 tôi được nhà trường phân công dạy lớp 5-6 tuổi, với
tổng số trẻ là 31 cháu, phần lớn là con em dân tộc Bru-Vân Kiều. Nhằm đáp ứng
được yêu cầu học tập cũng như vui chơi cho trẻ, tôi luôn băn khoăn, trăn trở làm thế
nào để giúp biết được chữ cái, làm quen với chữ cái được tốt Tôi quyết định
chọn đề tài“Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với chữ cái cho trẻ 5
tuổi” để nghiên cứu và thực hiện. Bước vào thực hiện đề tài bản thân tôi đã gặp
phải một số thuận lợi và khó khăn sau: 
2.2. Thuận lợi
Bản thân tôi luôn được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, luôn chú
trọng đến việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, đồng thời coi việc
chăm sóc giáo dục trẻ luôn được đặt lên hàng đầu. Nhà trường đã cố gắng tạo mọi
điều kiện để đầu tư cho lớp tôi có một phòng học đảm bảo theo quy định. Môi
trường cảnh quan, khuôn viên có cây xanh vườn rau thoáng mát, thiết bị phục vụ
cho trẻ hoạt động tương đối đầy đủ, nhà trường trang bị ti vi, kết nối internet đẩy
mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường. 
Trình độ chuyên môn chuẩn, có kinh nghiệm giảng dạy thực tiễn trên trẻ, tâm
huyết với nghề, yêu mến trẻ. Được tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường,
tham gia hội thi “ xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”, làm đồ
dùng đồ chơi tại trường, nên bản thân có một số vốn kinh nghiệm trong quá trình
CSGD trẻ. Ngay từ nhỏ tôi đã rất yêu thích văn học và có thói quen đọc sách từ rất
sớm, thích được hòa mình trong thế giới trong những câu chuyện lý thú hay những
bài thơ, bài đồng dao, ca dao mượt mà, tình cảm. Vì thế tôi đã dành nhiều thời gian
cho hoạt động này.
Đối với trẻ trong lớp: Trẻ ngoan, đa số cháu đều biết Tiếng Việt nên việc
phát âm cũng có phần dễ uốn nắn.
 Một số phụ huynh nhiệt tình ủng hộ khi giáo viên tuyên truyền vận động, sưu
tầm nguyên phế liệu sẵn có ở địa phương để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ chuyên
đề.
2.3. Khó khăn
 Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tuy có tăng trưởng nhưng vẫn còn thiếu,
chưa phong phú về chủng loại. 
 Trẻ tuy cùng một độ tuổi nhưng mức độ phát triển chưa đồng đều; Vì trẻ ở
rãi rác các bản khác nhau và đều là con em Bru Vân Kiều. Vì thế nên sự tiếp thu
của các cháu trong lớp chưa đồng đều, còn có những hạn chế; Một số trẻ phát âm
2
chưa chuẩn còn nói lắp, nói ngọng nói chưa đầy câu, chưa đủ ý, diễn đạt từ còn lí
nhí trong miệng như cháu (Thiên ,Thuyên, Sỹ Lâm, v.v). 
 Các em đều là con em Bru Vân Kiều nói hai thứ tiếng nên các cháu gặp nhiều
khó khăn trong việc giao tiếp. 
Một số phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển
ngôn ngữ cho con em mình.
2.4. Kết quả khảo sát đầu năm.
Vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng trẻ và kết quả như sau:
Các chỉ số
Đạt Không
Số lượng % Số lượng %
- Trẻ tự tin 18 58 13 42
- Trẻ phát âm chuẩn chính
xác tiếng phổ thông 
19 61 12 39
- Khả năng nhận diện các chữ
cái
20 31 11 69
- Trẻ tham gia vào hoạt động
một cách hứng thú, tích cực
20 31 11 69
 Qua quá trình khảo sát trẻ đầu năm học bản thân tìm tòi nghiên cứu và tìm ra
“một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng làm quen với chữ cái cho trẻ 5 tuổi”
như sau:
2.5 Các biện pháp
* Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch
 Để nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với chữ cái đạt hiểu quả cao, trước hết
tôi coi trọng việc lập kế hoạch. Vì lập kế hoạch ngay từ đầu năm học sẽ giúp cho
giáo viên vạch định tốt toàn bộ những công việc định làm trong suốt năm học nhằm
thúc đẩy giáo viên tìm tòi nghiên cứu kỹ chương trình GD Mầm non mới, nắm bắt
đặc điểm tâm - sinh lý trẻ, kiểm tra lại đồ dùng học tập và đồ dùng phục vụ cho hoạt
động. Triển khai lập kế hoạch năm, tháng, tuần, ngày cụ thể rỏ ràng sau mỗi chủ đề,
ở hoạt động góc và mỗi tiết họcTôi đã căn cứ vào kế hoạch năm của nhà trường
để xây dựng kế hoạch tháng, tuần, ngày và kế hoạch ngày cho lớp mình phụ trách
nhằm tích hợp lồng ghép các hoạt động làm quen chữ cái không chỉ trên tiết học mà
còn cho trẻ làm quen mọi lúc mọi nơi.
VD: Kế hoạch tháng 9 “LQCC o, ô, ơ; a ă, â” thì chủ đề “trường mầm non” và chủ
đề “bản thân” tôi sẽ căn cứ vào kế hoạch tháng để xây dựng kế hoạch tuần và kế
hoạch ngày cụ thể cho trẻ làm quen đồng thời căn cứ vào kế hoạch đã xây dựng tôi
đã vạch ra kế hoạch làm những đồ dùng đồ chơi gì để cho trẻ dễ làm quen.
3
Hàng tháng, hàng tuần và sát nhất là hàng ngày tôi luôn xác định những từ ngữ gần
gủi trẻ và những từ khó hiểu để tôi có biện pháp rèn luyện cho trẻ. 
Sau mỗi chủ đề đánh giá kết quả đạt được so với kế hoạch đặt ra từ trước để có
biện pháp khắc phục bổ sung kịp thời vào chủ đề tiếp có hiệu quả cao cho cô và trẻ.
* Biện pháp 2: Tạo môi trường cho trẻ hoạt động
 * Tạo môi trường trong lớp.
 Trang trí lớp học cho trẻ 5 tuổi khác hẳn với trang trí lớp mẫu giáo 3-4 là trên
mỗi bức tranh, góc đồ chơi đều có chữ viết để trẻ có thể làm quen với việc “đọc”,
tạo môi trường cho trẻ làm quen với chữ nhằm giúp trẻ nhận biết và ghi nhớ, chú ý
có chủ định.
 Ví dụ: Dưới bức tranh trang trí của lớp chủ đề “Danh lam thắng cảnh ”, có dòng
chữ “Đá nhảy” hoặc tranh về “Động phong nha” có từ “Động phong nha”, hay ở
các giá góc có tên của góc chơi như “Góc: xây dựng, phân vai, học tập v.vVấn đề
không phải là bắt trẻ đọc đúng các dòng chữ đó, mà hàng ngày kích thích trẻ quan
sát và tìm các chữ cái và liên hệ với các chữ đã học, khi trẻ đã nhớ được các chữ cái
đó, có thể đọc dòng chữ một cách rõ ràng để cho trẻ làm quen, lần sau trẻ sẽ đọc
đúng như vậy (trẻ đọc theo cách riêng của mình). Trên các đồ dùng đồ chơi, các góc
chơi tôi thường viết kí hiệu bằng chữ cái để thông qua các hoạt động trẻ được làm
quen.
 * Tạo môi trường ngoài lớp học.
 Môi trường bên ngoài nhằm hộ trợ cho việc nâng cao chất lượng làm quen với
chữ cái rất bổ ích: Như góc thiên nhiên, góc tuyên truyền, khu vực để đồ dùng cá
nhân của trẻ. Đây là nơi trẻ thường xuyên hoạt động nên có tác dụng ôn tập cũng cố
chữ cái và từ rất tốt. Vì thế nơi để đồ dùng cá nhân của trẻ như: Dày, dép, mũ, ba lô,
khăn mặt...tôi gắn ký hiệu kèm tên của trẻ như vậy, hàng ngày trẻ cất hoặc lấy đồ
dùng vừa đúng quy định, vừa biết tên mình, tên bạn, biết tên mình có những chữ cái
gì? Biết thứ tự của từng chữ cái như thế nào? Mỗi một môi trường hoạt động của
trẻ, tôi đều chủ động tạo môi trường và tạo cơ hội cho trẻ được luyện phát âm, ôn
luyện chữ cái đã biết, làm quen chữ cái mới và làm quen từ một cách rất tự nhiên
thoải mái không gò bó áp đặt trẻ.
 Góc tuyên truyền ngoài lớp học của trẻ là nơi không những tạo môi trường chữ
cho trẻ mà còn mang tính tuyên truyền đến các bậc phụ huynh để phụ huynh hiểu
biết về chữ mà con em mình chỉ đang làm quen với chữ cái. Ví dụ: Chữ l đọc là
“Lờ” chữ n đọc “Nờ” nhưng có phụ huynh lại dạy con là “e lờ” và “e nờ”...và nếu
không thống nhất sẽ không biết như thế nào là đúng, hơn nữa nếu đã đọc sai thì rất
khó sữa. Xác định được điều đó mỗi mảng tuyên truyền đểu có hình ảnh kèm theo
4
chữ in thường, viết thường. Chủ yếu là chữ viết thường, tuyệt đối không viết chữ
cách điệu.
*. Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động làm quen chữ cái trên tiết học.
 Việc dạy trẻ làm quen với chữ cái được tiến hành bằng nhiều hình thức nhưng
có thể nói rằng việc tổ chức cho trẻ làm quen trên tiết học là biện pháp chủ chốt
quan trọng nhất. Trong từng nhóm chữ nó có sự khác nhau về mục đích, yêu cầu. Vì
vậy tương ứng với mỗi loại tiết thì phải có phương pháp hướng dẫn và tổ chức hoạt
động phù hợp. Để tiết dạy đạt kết quả tốt trước hết tôi nghiên cứu kỹ nội dung, nắm
chắc yêu cầu, kiến thức của môn học, nắm bắt đặc điểm tình hình, khả năng của trẻ
ở lớp để xác định mục đích yêu cầu và lựa chọn nội dung phù hợp, cung cấp kiến
thức đảm bảo yêu cầu, đảm bảo sự hứng thú của trẻ. Tôi thường tổ chức cho trẻ
“Học bằng chơi, chơi bằng học” là một khoảng thời gian 25 đến 30 phút trên 1tiết
học cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi; đưa “Ứng dụng công nghệ thông tin” vào bài dạy, qua
các trò chơi xen kẽ giữa trò chơi động, trò chơi tĩnh. Ví dụ: Trò chơi động tôi cho
trẻ chơi “Trò chơi tìm đúng nhà, thi xem đội nào nhanh” có kí hiệu các chữ cái
đang học hôm nay; Trò chơi tĩnh: “Trò chơi xếp hột hạt, ô của bí mật” các chữ
cái vừa học. Qua đó giúp trẻ nhận biết chữ cái và phát âm chính xác các âm chữ cái
ví dụ: Cho trẻ làm quen với chữ cái “m - n” trẻ nhận biết chữ cái m- n; phát âm
đúng âm của chữ cái m - n. Mỗi trẻ phải có bộ thẻ chữ cái, lô tô về đồ vật, các loại
hoa, quả, con vật có chứ chữ cái m - n. Cô giáo phải có tranh hoặc hình ảnh về đồ
vật, hoa quả, con vật để trẻ được quan sát và yêu cầu trẻ nói xem có chữ cái nào đã
học rồi trong từ “hoa sen” “hoa mai”  sau đó trẻ chỉ vào những những cái đã học
cùng phát âm. Cô giới thiệu chữ cái mới hôm nay được làm quen như chữ n và cô
chỉ vào chữ n cho trẻ đọc “nờ”. Cô cho trẻ quan sát để từ đó trẻ dễ dàng nhận biết
đặc điểm của các chữ cái. Việc này không chỉ trên tiết học chữ cái mà còn thông
qua việc phát triển ngôn ngữ, hoạt động vui chơi và mọi lúc mọi nơi.
*. Biện pháp 4: Lồng ghép tích hợp các môn học khác:
 Cô giáo là người xác định chủ đề lên kế hoạch tổ chức lồng ghép tích hợp các
môn học một cách hợp lý để trẻ phát huy hứng thú khuyến khích trẻ tích cực chủ
động say mê trong tiết học.
 Ngoài việc dẫn dắt bằng ngôn ngữ thì sự linh hoạt sáng tạo ứng xử nhanh của cô
giáo trong một tiết dạy mang lại sự chú ý cho trẻ, cô giáo phải kết hợp nhuần
nhuyễn các bộ môn khác vào chi tiết học làm quen chữ cái và phù hợp với chủ đề.
* Tích hợp văn học:
 Khi vào một tiết học làm quen học làm quen chữ cái tôi thường tích hợp bộ môn
văn học vì nó phù hợp với bộ môn chữ cái. Đây là một bộ môn mà Bộ giáo dục
5
chọn làm chuyên đề mũi nhọn cùng lúc với chữ cái. Khi tích hợp một câu chuyện
hay một bài thơ có các nhân vật, sự vật, con vật có tên gọi trong đó có chứa chữ cái
mà cô định cho trẻ làm quen.
Ví dụ: Câu chuyện “Sự tích hoa hồng” cô kể cho trẻ nghe câu chuyện sau đó đưa
tranh “hoa hồng” ra cho trẻ lên rút chữ cái đã được học. Hôm nay cô sẽ dạy các con
chữ cái h .
* Tích hợp môn âm nhạc:
 Và cũng như trên một tiết học giáo viên đưa bộ môn âm nhạc vào cũng không
thể thiếu bởi nó có tính chất vui nhộn với bộ môn làm quen với chữ cái tôi thường
chọn những bài hát phù hợp với loại tiết và phù hợp từng chủ đề. Ví dụ: Nhóm chữ
o, ô, ơ tôi cho trẻ hát và vận động bài “Chữ o tròn”.
 “Chữ o là chữ o tròn như vầng trăng đêm rằm chiếu sáng chữ ô là ô cô dạy
chúng em biết được bài khác. Qua những bài hát đó tăng thêm sự chú ý ở trẻ.
* Tích hợp môn môi trường xung quanh.
 Nói chung đúng thì bộ môn này thường gặp ở mọi tiết mà nhát là tiết chữ cái
muốn cho trẻ làm quen chữ cái một cách hiệu quả phải có tranh ảnh, mô hình vật
thật có chứa các chữ cái mà cô định cho trẻ làm quen mà những cái đó đều xuất
phát từ môi trường xung quanh.
Ví dụ: Khi dạy một tiết chữ cái h, k. Tôi cho trẻ tìm hiểu chữ h qua từ “Hoa
hồng” trẻ được quan sát bông hoa trẻ nói rõ cấu tạo đặc điểm hương thơm màu sắc
của loại hoa .. làm như thế tăng thêm về các biểu tượng và sự hứng thú. Hoặc trò
chơi “thi gắn chữ cái ” nếu trẻ cầm một cái nào đó lên chữ cái đó tôi gắn các hoa
quả, hoa lá, hay các con vật hoặc phương tiện giao thông phù hợp chủ điểm tăng
thêm sự tích cực hoạt động trong trò chơi.
* Tích hợp bộ môn tạo hình:
 Sau khi trẻ đã hoạt động nhiều thì bộ môn tạo hình rất phù hợp với trạng thái
tĩnh. Tôi cho trẻ màu khoảng trống có chứa các chữ cái gì đó theo yêu cầu của cô
hoặc trẻ được cắt ra dán, xé dán các chữ cái.
* Tích hợp bộ môn làm quen với toán:
 Bộ môn này đối với tiết chữ cái thường được đưa vai trò chơi như: “Thi đội nào
nhanh” trẻ thi đua nhau gắn chứa đó đếm số lượng và cùng kiểm tra kết quả đội nào
nhiều hơn, nhiều hơn là mấy. Đối với trẻ mầm non thì học phải đi đôi với hành kết
hợp với cuộc sống, không những trên tiết học mà tôi thường dụng kiến thức kỹ năng
ở mọi nơi mọi lúc rèn luyện sự khéo léo của đôi tay. Đây là việc làm rất cần thiết
trong tiết làm quen chữ cái.
*. Biện pháp 5: Thông qua hoạt động vui chơi
6
 Vui chơi đặc biệt là trò chơi học tập đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo
dục trí tuệ và dạy học cho trẻ mẫu giáo. Trò chơi học tập được sử dụng như một
hình thức, một phương pháp, một biện pháp để dạy học cho trẻ mẫu giáo. Đối với
hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái thì có thể sử dụng trò chơi học tập là một
hình thức tổ chức dạy học, bởi vì nó có thể thay thế được toàn bộ hoạt động của cô
và trẻ trong tiết học.
 Cho trẻ làm quen với chữ cái thông qua các trò chơi giúp trẻ tiếp thu, cũng cố
những tri thức và kĩ năng một cách nhẹ nhàng không có chủ định như một giờ học.
Trẻ có cảm giác chơi nhưng thực chất là học. Ví dụ trò chơi “Thi xem ai nhanh”
với mục đích cho trẻ làm quen với thứ tự các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt,
nhưng thực chất là trẻ chơi với các chữ cái. Thông qua các hình vẽ, trẻ điền thêm
các chữ còn thiếu, bằng cách phát âm (gọi tên các đồ vật) để nhận ra chữ cái, mà trẻ
không biết rằng mình đang phải thực hiện một nhiệm vụ là phải tìm được chữ cái
trong bảng chữ cái tiếng Việt. Nếu ngay từ đầu năm chúng ta đặt ra nhiệm vụ này
đối với trẻ thì sẻ cảm thấy rất khó khăn và nặng nề.
 Ngoài ra còn thông qua các trò chơi: xếp hình, xâu hạt, lắp ráp, chơi với đất
nặn giúp cho trẻ sự phát triển các kĩ năng sử dụng các cơ bắp nhỏ của ngón tay,
sự phối hợp mắt và tay rất cần thiết cho trẻ tập viết sau này.
 Trò chơi làm quen với chữ cái gắn với phát triển ngôn ngữ: Trò chơi “Tìm chữ
cái cho tranh”. Trò chơi làm quen với việc tách âm, ghép âm và học đọc: Trò chơi
“Tìm đúng chỗ”Trò chơi giúp trẻ học đọc, học viết: Trò chơi“Chọn chữ cho
tranh”,“xúc xắc” “Xếp chữ”,“ Điền chữ cái vào ô trống”,“Nét vẽ”
 Đặc biệt là trò chơi giúp trẻ phân biệt các âm khó như: chữ (s - x; p - q; b – d; R –
d; n – l) là âm đầu của tiếng) giúp trẻ phát triển khả năng bắt âm. Ví dụ: Trò chơi
“Tai ai tinh”,“Ai tinh mắt” khi nghe âm thanh trẻ biết được đó là chữ gì. Ví dụ
“Con sóc” trẻ suy nghĩ ngay đến chữ S. “Cái xẻng” tiếng xẻng bắt đầu là chữ X.
* Biện pháp 6: Thông qua hoạt động mọi lúc mọi nơi và phát triển ngôn ngữ
 Như chúng ta biết, đặc điểm tâm - sinh lý của trẻ mầm non là “Dễ nhớ, dễ
quên”. Vì vậy, các kiến thức mới cung cấp cho trẻ, nếu không thường xuyên ôn
luyện, cũng cố trẻ sẽ nhanh chóng quên ngay khi lĩnh hội kiến thức khác . Để khắc
sâu những chữ cái đã học, tôi tổ chức cho trẻ xếp hột hạt những chữ cái đã học qua
những đường nét cơ bản, viết bằng phấn trên sân xi măng của trường, hoặc dùng
dây mềm để bẻ, gấp các đường nét của chữ cái đó, tạo chữ cái bằng bàn tay. 
 Ví dụ: Tạo dáng chữ o, ô, ơ, b, d, đ 
7
 Tôi sưu tầm các băng đĩa có nhiều nội dung hấp dẫn, giúp các cháu làm quen,
nhận biết các chữ cái mới lạ trên trò chơi trên máy tính. Các câu tục ngữ, bài ca dao,
đồng dao để cho trẻ đọc và giúp trẻ luyện phát âm.
 Ví dụ: Các cháu tự tìm ghép các từ sao cho đúng với các hình ảnh trên màn hình
như “cái nơ” trẻ tìm chữ cái ( c, a, i, n, ơ )
Trẻ làm quen với chữ cái thông qua việc phát âm đúng các tiếng, các từ. Nếu
chỉ cho trẻ làm quen với chữ bằng cách nhận mặt chữ thì trẻ mới cảm nhận ở mức
cảm tính (Thông qua các cơ quan cảm giác, tri giác) mà cần phải cho trẻ làm quen
với chữ cái thông qua rèn luyện phát âm. Thông qua việc phát âm các từ, tiếng có
các chữ cái (đặc biệt các chữ cái khó, là âm đầu của tiếng, từ) giúp trẻ phát triển khả
năng bắt âm. Ví dụ: Trò chơi “Tai ai thính” khi nghe âm thanh trẻ biết được đó là
chữ gì. Ví dụ “hoa sen” trẻ nghỉ ngay đến chữ S. Khi cô giáo phát âm trẻ phải chú
ý nhìn vào miệng của cô để phát âm cho chuẩn âm của chữ cái đó như thế nào cho
đúng và cho trẻ phát âm cùng với cô.
*. Biện pháp 7: Phối kết hợp với phụ huynh.
Để nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với chữ cái đạt kết quả tốt không
thể chỉ có giáo viên thực hiện trên lớp, tổ chức tiết học tốt hay rèn cho trẻ mọi lúc
mọi nơi mà tôi xác định phải làm tốt công tác tuyên truyền, phối kết hợp với phụ
huynh mặc dầu phụ huynh ở vùng cao nhận thức còn thấp; hàng ngày tôi thường
trao đổi với phụ huynh thông qua các thời điểm đón, trả trẻ, đến nhà phụ huynh
chơi, tôi trao đổi với phụ huynh về việc học của trẻ. Sau khi làm quen chữ cái mới
xong tôi phát cho những chữ cái đã học cho phụ huynh về nhà rèn luyện thêm cho
trẻ để trẻ nhớ lâu hơn. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc nâng cao chất
lượng làm quen chữ cái cho trẻ. Từ đó phụ huynh góp ủng hộ những nguyên vật
liệu sẵn có ở nhà như: lịch củ, các loại vỏ hộp mì tôm hoặc bìa cát tông... để làm
tranh (thơ, truyện, chữ cái cho trẻ tri giác; đồ dùng đồ chơi cho các cháu các cháu
chơi ở góc văn học. Phụ huynh đã hiểu ra được phương pháp học tập của mỗi tiết
học chương trình GDMN mới tuy đơn giản nhưng mang lại kết quả cao nhằm tạo
cơ hội cho trẻ phát triển về mọi mặt.
Hàng ngày, tuần, tháng sau chủ đề, chủ điểm thông báo kết quả học tập của
trẻ cho phụ huynh qua bảng biểu tuyên truyên, giờ đón trả trẻ, qua sổ ghi bé ngoan
hàng tháng, kết hợp khen ngợi phụ huynh từ đó trẻ học tốt hơn.
Sau thời gian thực hiện những biện pháp đã nêu trên trẻ lớp tôi đã có nhiều
tiến bộ rõ rệt, tự tin, nhận biết chữ các nhanh, phát âm chữ cái chuẩn, trẻ hứng thú
học chữ cái hơn. Kết quả khảo sát như sau: 
8
Các chỉ số
Đạt Không
Số lượng % Số lượng %
- Trẻ tự tin 30 97 1 3
- Trẻ phát âm chuẩn chính
xác tiếng phổ thông 
29 94 2 6
- Khả năng nhận diện các
chữ cái
30 97 1 3
- Trẻ tham gia vào hoạt
động một cách hứng thú,
tích cực
31 100 0 0
Từ những kết quả trên tôi rất tự tin và có nhiều sáng tạo hơn khi dạy trẻ, biết
kết hợp đan xen các hình thức cũng như lồng ghép trong phương pháp giảng dạy,
biết tận dụng những cái mới lạ vào các hoạt động để các cháu hứng thú vào hoạt
động trên 96%. Các tiết dạy thực tập, thao giảng, dự giờ đều được nhà trường xếp
loại tốt.
 100% phụ huynh ở lớp tôi phụ trách đã hiểu được việc học tập của các cháu
theo chương trình GDMN mới tuy đơn giản như trò chơi nhưng mang lại kết quả
thiết thực, đây là một chương trình mở tạo cơ hội cho trẻ phát triển toàn diện về mọi
mặt. 
3. PHẦN KẾT LUẬN
 * Ý nghĩa của đề tài.
 Trên đây là một số biện pháp tôi áp dụng vào đề tài“Một số biện pháp nâng
cao chất lượng làm quen với chữ cái cho trẻ 5 tuổi” trong hoạt động nâng cao chất
lượng làm quen chữ cái ở lớp mẫu giáo lớn mà mình phụ trách. Bản thân tôi đã tích
lũy góp nhặt trong quá trình CSGD trẻ và đã vận dụng vào thực tiễn trong giảng dạy
có hiệu quả. Mặc dù kinh nghiệm tuy còn ít nhưng đó là sự cố gắng của bản thân
tôi. Đây là một công việc mà tôi thực hiện và tôi vẫn còn đang tiếp tục nghiên cứu
để thực hiện tốt hơn nữa cho những năm tới. Trong quá trình áp dụng các biện pháp
trên bản thân tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau: 
 - Thường xuyên trò chuyện với trẻ, khơi gợi trẻ đặt tên cho nội dung vừa trò
chuyện hoặc tóm tắt ngắn gọn những điều vừa trò chuyện.
 - Cho trẻ phát âm các từ, các chữ cái các ký hiệu của trẻ 
 - Khuyến khích trẻ nói những ý nghĩ của trẻ qua nội dung hay chủ điểm nào đó
nhằm giúp trẻ luyện cách trình bày, diễn đạt ý, các từ 
9
 - Cho trẻ tham quan, hướng dẫn từ quan sát sự vật, hiện tượng nhằm mở rộng vốn
hiểu biết vốn từ cho trẻ, kết hợp đàm thoại để trẻ hiểu sâu bản chất của sự vật, hiện
tượng và nói lên nhận xét của mình.
 - Mở rộng vốn từ cho trẻ và khuyến khích trẻ sử dụng vốn từ trẻ học được trong
các hoạt động khác nhau, đặc biệt qua các trò chơi ngôn ngữ, trò chuyện, đàm thoại
giữa cô với trẻ, trẻ với trẻ. Bản thân tôi được trau dồi thêm kiến thức và kinh
nghiệm phong cách trước khi dạy trẻ làm quen với chữ cái. Khi lên lớp tôi đã tự tin
hơn. Cách dạy trẻ làm quen với chữ cái linh động và phong phú không cứng nhắc,
tiết dạy thoải mái nhẹ nhàng sôi động hơn. 
 Tôi phải luôn coi trọng việc dạy trẻ phát triển ngôn ngữ qua hoạt động nâng cao
chất lượng làm quen chữ cái; Cần tích cực nắm bắt tình hình qua trẻ lớp tôi đang
phụ trách để từ đó đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Luôn tìm tòi
học 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_l.pdf