Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen chữ cái cho trẻ mầm non 5 - 6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen chữ cái cho trẻ mầm non 5 - 6 tuổi

Nhằm xây dựng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện-học sinh tích cực” giáo viên dạy đưa lồng ghép chữ cái, chữ viết vào các hoạt động, chữ cái sẽ gắn với việc học sau này trẻ dể dàng bước vào nền tảng kiến thức ban đầu cho trẻ.

 Làm quen chữ cái và chữ viết cho trẻ mầm non là nhằm giúp trẻ chuẩn bị kiến thức đầu tiên để vào lớp 1 phổ thông nhằm giúp trẻ nhận biết 29 chữ cái, luyện cách phát âm

chuẩn, hoàn thiện tiếng mẹ đẻ, hoàn thiện bộ máy phát âm, phát triển nhân cách của trẻ, giúp trẻ hứng thú tham gia vào các giờ học và làm nền tảng cho việc học tập sau này.

 Vì trẻ đa số là con em dân lao động , nên đa số phụ huynh của trẻ nghĩ theo cách của mình rằng đi học là phải biết viết thật nhiều chữ chứ họ không nghĩ rằng tâm lý của trẻ là vừa chơi vừa học “học mà chơi , chơi mà học” và trẻ chỉ làm quen và ở lứa tuổi trẻ và chương trình giáo dục mầm non chỉ cho phép trẻ chỉ thuộc 29 chữ cái và phát âm đúng. Nên từ đó cũng ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ và cũng như việc dạy của cô.

 

doc 23 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 6942Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen chữ cái cho trẻ mầm non 5 - 6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ những hoạt động gần gũi và có ý nghĩa đối với trẻ. Để dạy trẻ làm quen với chữ cái, cần có sự thay đổi cách tổ chức các hoạt động trong môi trường chữ cái và ngôn ngữ nói một cách phong phú.
 II.2. Thực trạng
 a/ Thuận lợi, Khó khăn:
* Thuận lợi
	Được BGH nhà trường mua sắm cho một số trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho hoạt động, phòng học thoáng mát, có đủ ánh sáng cho trẻ hoạt động.
 -Lớp luôn luôn được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương luôn quan tâm chăm lo cho công tác giáo dục.
 -Hai giáo viên đứng lớp đều luôn yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình, năng động.
 -Ban Giám hiệu đã có kế hoạch chỉ đạo chuyên đề làm quen với chữ cái, từ đó giáo viên đứng lớp rất thuận tiện cho việc thực hiện kế hoạch.
 -Lớp được trang bị bộ bàn ghế ngồi học đúng quy cách của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra, được trang bị ti vi, thuận lợi cho việc dạy và học.
 -Bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng trong quá trình tự học, tự rèn. Biết sử dụng vi tính và có sự đầu tư nghiên cứu bài trước khi lên lớp
 - Đa số các cháu có cùng độ tuổi. 
*Khó khăn:
	Trong quá trình thực hiện chuyên đề bản thân tôi còn gặp nhiều khó khăn, một số cháu mới đi học năm đầu tiên nên chưa mạnh dạn, nhiều cháu còn nói ngọng, nói lắp, nhận thức của trẻ chênh lệch nhau nên việc truyền thụ kiến thức gặp rất nhiều khó khăn. 
 Ngoài điều kiện khó khăn trên ra, kinh tế của phụ huynh và giáo viên cũng như kinh phí nhà trường còn hạn hẹp, việc đóng góp kinh phí để đầu tư cho hoạt động này rất hạn chế dẫn đến không đủ điều kiện hỗ trợ cho việc học của trẻ. Từ đó tiết dạy chưa được hấp dẫn, ít lôi cuốn trẻ.	
 Mặc dù trường đã mua sắm đầy đủ về cơ sở vật chất cũng như đầu tư về chuyên môn nhưng cũng chưa thực sự đáp ứng đủ so với nhu cầu học tập của chuyên đề "Làm quen chữ cái". Bên cạnh đó phụ huynh ở trường tôi nghề nghiệp chính chủ yếu là làm 
nông nghiệp nên không ít phụ huynh chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của độ tuổi mẫu giáo. Còn xem nhẹ việc học ở độ tuổi này. Cho con nghỉ học còn tuỳ tiện, đi
muộn về sớm, chưa chịu khó dạy thêm cho con ở nhà. Một số phụ huynh lại nôn nóng trong việc học chữ của con em mình nên đã dạy trước tập viết dẫn đến việc tiếp thu bài của tiết học không đồng đều, còn khi viết do phụ huynh dạy trước ở nhà nên viết sai nét chữ, phát âm còn chưa chính xác một vài chữ cho trẻ.
 Ví dụ : Như chữ b (bờ) thì phụ huynh tập trẻ phát âm là chữ (bê), hay chữ c(cờ) thì phát âm thành chữ (xê)
 Những thực trạng trên gây khó khăn trong việc truyền thụ kiến thức của cô và khả năng tiếp thu của trẻ đó là sự bất cập giữa gia đình và nhà trường
 Số trẻ quá đông so với quy định, dẫn đến không đủ đồ dùng cho trẻ hoạt động.
	Đứng trước tình hình như vậy, bản thân tôi còn buâng khuâng lo lắng và suy nghĩ, tìm ra biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ cái có hiệu quả hơn. 
 b. Thành công và hạn chế.
 * Thành công: 
 Cô nắm vững phương pháp dạy môn làm quen chữ cái.
 Cháu nhận biết được chữ cái nhanh và cháu hứng thú hoạt động tích cực, phát âm chuẩn.
 * Hạn chế: 
 Bên cạnh vẫn còn 1 số hạn chế như: Đồ dùng đồ chơi còn hạn chế chưa hấp dẫn và lôi cuốn trẻ tối đa. Phụ huynh ép trẻ viết chữ trước chương trình chưa tập trung vào làm quen và phát âm chữ 
 c. Mặt mạnh, mặt yếu.
 * Mặt mạnh:
 Cháu ham thích học chữ, tích cực hoạt động mọi lúc mọi nơi.
 Cô nhiệt tình có kinh nghiệm nắm vững phương pháp dạy môn làm quen chữ cái 
và đầu tư nghiên cứu phương pháp dạy và sáng tạo trò chơi mới để tạo hứng thú cho trẻ,
làm đồ dùng để phục vụ tiết dạy có hiệu quả.
 * Mặt yếu : 
 Đồ dùng ,đồ chơi còn hạn chế.
 Đa số trẻ là con em dân nông thôn, trẻ còn nhút nhát khi tham gia vào hoạt động
 Còn nhiều phụ huynh chưa quan tâm và chưa dành thời gian để dạy thêm cho trẻ ở nhà, chưa phát âm chính xác một số chữ cái.
 d. Nguyên nhân.
 Do đa số cháu là con em lao động kinh tế thấp, tâm lí của phụ huynh đi học là phải viết được nên ép trẻ viết chữ trước, kinh phí của cô cũng còn hạn chế, thời gian quá ít để nghiên cứu và làm đồ dùng phục vụ môn học.
 - Kết quả khảo sát đầu năm
Nội dung
Tốt 
Khá
TB
Yếu
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng
- Trẻ nhận biết từ và tiếng
- Trẻ cầm vở, để vở, ngồi tô đúng tư thế
- Trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt động làm quen chữ viết
Biết cách cầm sách, mở sách ra 
xem và quy trình đọc
5/35trẻ-14%
 3/35-8%
5/35-14%
5/35-14%
5/35-14%
10/35trẻ-29%
5/35-14%
10/35-29%
10/35-29%
8/35-23%
15/35trẻ-43%
17/35- 49%
15/35-43%
15/35-43%
1 7/35- 49%
5/35 trẻ-14%
10/35-29%
7/35-14%
5/35-14%
5/35-14%
 e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
 Nhằm xây dựng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện-học sinh tích cực” giáo viên dạy đưa lồng ghép chữ cái, chữ viết vào các hoạt động, chữ cái sẽ gắn với việc học sau này trẻ dể dàng bước vào nền tảng kiến thức ban đầu cho trẻ.
 Làm quen chữ cái và chữ viết cho trẻ mầm non là nhằm giúp trẻ chuẩn bị kiến thức đầu tiên để vào lớp 1 phổ thông nhằm giúp trẻ nhận biết 29 chữ cái, luyện cách phát âm 
chuẩn, hoàn thiện tiếng mẹ đẻ, hoàn thiện bộ máy phát âm, phát triển nhân cách của trẻ, giúp trẻ hứng thú tham gia vào các giờ học và làm nền tảng cho việc học tập sau này.
 Vì trẻ đa số là con em dân lao động , nên đa số phụ huynh của trẻ nghĩ theo cách của mình rằng đi học là phải biết viết thật nhiều chữ chứ họ không nghĩ rằng tâm lý của trẻ là vừa chơi vừa học “học mà chơi , chơi mà học” và trẻ chỉ làm quen và ở lứa tuổi trẻ và chương trình giáo dục mầm non chỉ cho phép trẻ chỉ thuộc 29 chữ cái và phát âm đúng. Nên từ đó cũng ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ và cũng như việc dạy của cô.
Trẻ nông thôn cũng chưa được tiếp xúc nhiều với ngoài xã hội trẻ còn nhút nhác
 II.3. Giải pháp,biện pháp.
 a.Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.
 Cháu nắm được 29 chữ cái và biết cách cầm bút tô thành thạo chữ cái, giúp trẻ phát triển toàn diện về 5 mặt. Để trẻ bước đầu bước vào lớp 1 phổ thông thuận tiện.
 Trẻ Phát âm và nắm vững được 29 chữ cái .
 Nhằm hình thành kỹ năng nhận biết và phát âm đúng cho trẻ .
 Giúp trẻ nhận biết và phân biệt nhanh các chữ cái.
 Biết được môi trường chữ cái xung quanh trẻ.
 Biết được cách cầm sách lật từng trang và cách đọc từ trên xuống dưới từ trái sang phải
 Rèn khả năng chú ý , ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
 Hình thành năng lực hoạt động tư duy, trí tưởng tượng cho trẻ.
 Thông qua các giờ học làm quen với chữ cái gây hứng thú phát huy tính tích cực cho trẻ, tạo giờ học sôi nổi, nhẹ nhàng
 Cho trẻ làm quen một số số kỹ năng đọc, viết tạo tiền đề cho trẻ chuẩn bị vào
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.
 Tạo môi trường chữ cái trong lớp.
 Cho trẻ làm quen chữ cái qua góc thư viện
 Về nội dung phương pháp
 Việc ứng dụng công nghệ thông tin
 Cho trẻ làm quen chữ cái, chữ viết ở mọi lúc, mọi nơi, trong các hoạt động hằng ngày của trẻ
 Phối hợp với phụ huynh
 Phương pháp kiểm tra đánh giá các hoạt động của trẻ.
 Phương pháp Gây hứng thú phần tổ chức trò chơi chữ cái cho trẻ:
 * Biện pháp 1:Tạo môi trường chữ cái trong lớp.
 Với trẻ mẫu giáo thì những gì mới lạ đẹp mắt, hấp dẫn là gây được sự chú ý của trẻ. Vì thế, việc tạo môi trường "Làm quen chữ cái" trong lớp học rất cần thiết để làm nổi bật bộ môn và chuyên đề. Hàng ngày vào những lúc vui chơi hay rãnh rỗi tôi và trẻ thường cắt dán chữ cái, các loại quả hay con vật để trang trí gọi theo chủ đề. Tranh ảnh trang trí có màu sắc đẹp, hình ảnh rõ ràng, có nội dung giáo dục tốt và theo chủ đề, dưới mỗi bức tranh đều có chữ viết kèm theo. Việc trang trí vừa làm đẹp cho phòng học vừa tạo cho trẻ có điều kiện quan sát, nhận xét tranh ảnh, được làm quen với chữ cái ở tranh.
	Tạo góc học tập mới hấp dẫn trẻ. Ở góc học tập tôi luôn thay đổi, học xong chữ cái nào tôi viết 3 kiểu chữ (viết thường, in thường, in hoa) treo ở góc học tập để trẻ thường xuyên được củng cố lại.
 Giờ hoạt động ngoài trời cô cho trẻ ôn bài cũ, làm quen bài mới cô chuẩn bị tranh 
có các từ chứa các chữ cái đã học.
 Giờ chơi hoạt động góc cô tổ chức cho trẻ chơi góc học tập tô nói chữ cái. Nói chung trong các hoạt động cô đều lồng ghép chữ cái và tạo mội trường chữ cái trong mọi hoạt động để cho trẻ làm quen.
 Tham mưu có sự hỗ trợ từ phòng giáo dục và đào tạo , địa phương, nhà trường, các bậc phụ huynh các ban ngành đoàn thể địa phương đóng góp kinh phí hay trang thiết bị cơ sở vật chất cho lớp.
 Trang bị cho lớp máy tính to hơn để trẻ dể nhìn, kết nối mạng, cài đặt các phầm mềm để cho trẻ làm quen với chữ cái trên máy.
 Ngoài ra trang bị thêm một số đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho giờ học.
 * Biện pháp 2: Cho trẻ làm quen chữ cái qua góc thư viện:
 Ở góc thư viện tôi chuẩn bị nhiều truyện tranh, sách báo giành cho lứa tuổi Mầm Non. Nhất là truyện tranh chữ to phù hợp với sự hiểu biết của trẻ. Tôi luôn thay đổi theo 
chủ đề, không nên để một loạt các loại sách từ đầu đến cuối năm học trẻ sẽ nhàm chán và không thích đọc.
 Khi xem tranh truyện tôi tập cho trẻ đọc từ trái sang phải. Làm như vậy giúp trẻ tập kể chuyện theo tranh, trẻ hiểu nội dung ý nghĩa của chữ cái, rèn luyện khả năng quan sát, chú ý của trẻ.
 Ví dụ: Chủ đề: Thế giới động vật
	Tôi trưng bày sách, truyện tranh về các con vật.cùng với dòng chữ: “Thế giới động vật” và các từ dưới tranh.
	Vào các giờ hoạt động góc tôi thường tham gia “Đọc sách cùng trẻ” tôi hướng dẫn trẻ cầm sách đúng hướng, cách mở sách, lật trang xem sách. Hướng dẫn trẻ việc đọc của một trang sách: Đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
 * Biện pháp 3: Về nội dung phương pháp
 Muốn cho trẻ học tốt hoạt động làm quen chữ cái chữ viết theo phương pháp mới, điều trước tiên giáo viên phải nắm vững được nội dung, phương pháp, đổi mới phương pháp theo chương trình giáo dục mầm non mới. Do vậy, những tiết thao giảng hoạt động 
làm quen chữ cái nhằm để giúp giáo viên nắm vững phương pháp dạy.
 Trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Với phương pháp lấy trẻ làm trung tâm, trẻ được trãi nghiệm không gò ép trẻ làm cho giờ học đạt hiệu quả cao. Tôi thường tổ chức nhiều trò chơi mới để gây hứng thú cho trẻ.
	Tôi có kế hoạch làm thêm nhiều đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho chuyên đề làm quen chữ cái chữ viết như: mỗi cháu có một bộ chữ cái rôky, bộ thẻ lô tô có từ kèm theo tập trung ở các góc học tập cho trẻ xem, tìm hiểu và tập ghép các chữ thành từ, các nét thành chữ. Ngoài ra, còn có các vật liệu: đất nặn, dây mềm, xốpđể trẻ tạo chữ. Cho trẻ học mọi lúc mọi nơi để phát huy tính sáng tạo của trẻ
 * Biện pháp 4: ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
 Muốn thực hiện được ứng dụng công nghệ thông tin trong việc chăm sóc giáo dục trẻ thì trước tiên giáo viên phải biết sử dụng máy tính để ứng dụng các phần mềm Kidsmart, Happykid, Nutrikid . Bản thân tôi cũng đã biết sử dụng vi tính nên tôi đã vận 
dụng công nghệ thông tin bằng cách tải những hình ảnh về máy và in ra để phục vụ vào tiết dạy để nhằm giảm bớt kinh phí vào môn học, tuy hình ảnh màu sắc chưa được đẹp nhưng kết quả đạt được trên trẻ cũng rất cao.
 Ví dụ như: Để đổi cách tổ chức trò chơi “Tìm chữ cái trong từ dưới tranh” trước đây là cô chỉ treo 1 tranh lên bảng cho cả lớp tìm chữ trong từ dưới tranh nhưng bây giờ tôi phát cho mỗi trẻ 1 tranh cho trẻ tìm hay cho trẻ lên bấm chuột trực tiếp trên máy tính.Vốn trẻ là rất thích được sờ mó nên trẻ sẽ tích cực hoạt động và mang lại hiệu quả cao hơn.
 Cô có thể tải và cài đặt ứng dụng các phần mềm Kidsmart, Happykid, Nutrikid, để cho trẻ tiếp xúc và gây sự hứng thú cho trẻ làm quen.
 * Biện pháp 5: Cho trẻ làm quen chữ cái ở mọi lúc, mọi nơi, trong các hoạt động hằng ngày của trẻ
 Một trong những biện pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng học tập nói chung và hoạt động làm quen chữ cái nói riêng là giúp trẻ có điều kiện học tập mà không thấy 
nhàm chán. Thông qua các giờ đón, trả trẻ tôi có thể cho trẻ xem một số tranh ảnh đẹp và cho trẻ tìm chữ cái vừa học trong tranh.
 Hoạt động thể dục: Đối với hoạt động thể dục giáo viên cũng có thể lồng ghép tích hợp chữ cái nhằm cũng cố, luyện phát âm các chữ cái vừa học.
	Ví dụ: Hoạt động:	Bật xa 45cm
	Tôi viết các chữ i,t,c trên sàn, cách nhau 45cm., cho trẻ bật vào các chữ cái viết trên sàn từ chữ cái này sang chữ cái kia, đến chữ nào phát âm chữ đó.
 Trong giờ hoạt động ngoài trời cho trẻ đọc thơ ca, hò vè luyện phát âm cho trẻ.
Ví dụ: Luyện phát âm r, n, l tôi cho cháu đọc bài đồng dao: "Rồng rắn”Trò chơi “chìm nổi” Trò chơi “lên bờ xuống biển”.
Ví dụ: Con hãy tìm tên bạn có chữ cái đầu là L, HHay để cho trẻ có thể biết tên mình là có chữ cái gì.Bằng cách tôi chụp hình trẻ và dán lên bảng dưới hình của trẻ tôi viết tên trẻ để trẻ quan sát.
 Ngoài việc dạy trẻ ở hoạt động làm quen chữ cái thông qua các hoạt động khác như khám phá khoa học: cho trẻ đọc từ dưới tranh, gọi tên các con vật, đồ vậtnhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
	Hoạt động văn học: Cho cháu luyện đọc từ khó và đọc thơ theo đúng quy trình.đặt tên cho nhân vật, điền chữ cái còn thiếu vào tên các nhân vật trong chuyện.
	 Hoạt động vui chơi: Thông qua việc “học mà chơi, chơi mà học”. Vì vậy, trong giờ hoạt động góc tôi cũng lồng ghép chữ cái vào một cách nhẹ nhàng. Cho trẻ tô chữ, xếp chữ. 
 Ví dụ: Chơi ở góc học tập thì tôi cho trẻ tô chữ in mờ rồi tô chữ in rỗng, hay chơi góc dạy học thì tôi chọn cháu nào nhanh nhẹn đóng vai cô giáo và dạy trẻ học chữ cái và tôi chọn những cháu còn yếu chưa thuộc chữ cái thì đóng vai học sinh.
	* Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh
 Trong các buổi họp phụ huynh lớp tôi, tôi đã giành thời gian để nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động làm quen chữ cái ở trẻ Mẫu giáo lớn như: Cho trẻ làm quen với 
chữ cái là tổ chức thực hiện các hoạt động cho trẻ làm quen với việc đọc nhằm hình thành một số kỹ năng cần thiết để chuẩn bị cho trẻ vào lớp một không gò bó và ép trẻ phải học trước chương trình như: cho trẻ viết trước. 
Thông báo các nội dung cần thiết về làm quen chữ cái cho phụ huynh rõ. Giới thiệu cho phụ huynh xem các mẫu chữ và cách phát âm một số chữ cho trẻ, những đồ dùng, đồ chơi cần thiết để phục vụ hoạt động này. Từ đó phụ huynh sẽ thấy được vị trí quan trọng của từng hoạt động đặc biệt là hoạt động làm quen chữ cái. Cần có những đồ dùng đồ chơi phục vụ việc dạy học cho trẻ để trang bị cho trẻ kiến thức vững chắc vào lớp một. 
Từ đó tôi kêu gọi phụ huynh hỗ trợ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để làm ra nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các môn học .
 Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về việc học tập của từng trẻ, trao đổi với phụ huynh cho phụ huynh nắm được về những chữ cái trẻ chưa thuộc và chưa thông thạo nhờ phụ huynh giúp đỡ thêm cho cháu ở nhà.
 *Biện pháp 7: Phương pháp kiểm tra đánh giá các hoạt động của trẻ.
 Thống kê kết quả đầu năm
 Vào đầu năm học tôi đã chủ động kiểm tra, khảo sát thống kê về hoạt động của trẻ để nắm bắt khả năng nhận thức của từng trẻ cụ thể. Tôi thường xuyên quan sát trẻ, ghi chép vào sổ để theo dõi, đánh giá quá trình phát triển những kĩ năng cần thiết chuẩn bị cho việc đọc, viết của trẻ nhằm điều chỉnh các biện pháp giáo dục đối với từng cá nhân trẻ.
 Tôi chia ra từng nhóm chữ theo từng thời kỳ và kiểm tra đánh giá thời kỳ đó trẻ đã thuộc nhóm chữ đó chưa để có biện pháp ôn luyện cho trẻ.
 VD: Như nhóm chữ có nét cong tròn và nét thẳng như chữ “a,ă,â,d,đ”,Chữ “b,q,p” chữ “u,ư,n.m”.tôi sẽ cho đi cùng một nhóm để trẻ dể phân biệt. 
 Còn những trẻ nào hay quên chữ nào nhất thì tôi lấy chữ đó làm kí hiệu cho sách học hằng ngày của trẻ, vì sách là hầu như trẻ được tiếp xúc gần hết các buổi trong tuần nên trẻ sẽ dễ dàng nhớ nhanh hơn.
 VD: Như cháu Lan cháu hay quên chữ d thì tôi sẽ lấy chữ d dán vào bìa sách học của cháu và khi học tôi cho cháu đi lấy sách của mình thì trẻ sẽ tìm quyển sách nào có chữ d là cháu biết đó là sách của mình và trẻ sẽ nhanh nhớ và sẽ in sâu chữ cái đó vào trong đầu của mình một cách dể dàng và nhanh hơn, và cô cũng dể kiểm tra và đánh giá trẻ tiện lợi.
 * Biện pháp 8: Phương pháp tổ chức trò chơi chữ cái cho trẻ.
 - Môn học làm quen chữ cái rất quan trọng về phương pháp thì không thể thiếu được phần tổ chức trò chơi luyện tập cho trẻ, Trò chơi chữ cái chính là công cụ để ôn luyện cho trẻ nhằm giúp trẻ cuảng cố kiến thức vừa học và ghi nhớ sâu hơn kiến thức qua trò chơi 
trẻ có cảm giác thoải mái nhưng dể hiểu. Chính vì vậy tôi luôn tìm tòi những trò chơi động tĩnh xen kẽ lẫn nhau để tạo cho trẻ thoải mái chống mệt mỏi.
 Ví dụ: Cô đọc câu đố về quả mít (Chứa chữ m) kết hợp với gõ phách tre cho cháu trả lời sau đó cháu đưa phách tre có chữ m lên và đọc làm cho tiết học sinh động hơn..
 - Nhưng đối với trẻ thay đổi trò chơi vẫn chưa đủ mà trẻ còn cần những lời nói dịu dàng, truyền cảm của cô. Chính vì vậy khi tổ chức các trò chơi cô phải nhẹ nhàng, gần gũi với trẻ, đôi khi pha chút vẻ bí mật cộng với động tác tay của cô sẽ gây được hứng thú
 Ví dụ: khi làm quen chữ h,k. Tôi vẽ bức tranh về các loại hoa như: hoa huệ (h), hoa looa kèn (k), hoa hồng (h),  Tôi cho cháu chơi trò chơi “Ai nhanh tay hơn”
 Cách chơi: Cô cho cháu đi đến bức tranh và giới thiệu về hình từng vẽ trong tranh, cô giới thiệu từ và chữ cái vừa học có trong từ,sau đó cháu chơi trò chơi “Trời tối trời 
sáng” (cô lấy chữ cái vừa học cất vào và đố cháu chuyện gì vừa xảy ra). Cô cho cháu thi nhau tìm chữ thiếu gắn vào gắn vào và gắn chấm tròn đỏ vào dưới chữ h, chấm tròn xanh vào dưới chữ k (trong lúc bạn thực hiện, cô cho cháu đọc thơ, hoặc hát các bài có nội dung theo chủ đề)
 Ví dụ: Để chơi trò chơi “Tìm chữ cái trong tranh” thay cho hình thức cô đưa từng tranh ra giới thiệu từ sau đó cô cho cháu tìm chữ cái vừa học. Tôi đã để vài tranh xung 
quanh lớp để cháu đi tìm và nói tranh vẽ gì? có chữ cái gì vừa học cho bạn xem đúng hay sai. 
 - Tôi thấy đồ dùng dạy học, những trò chơi mới lạ là vấn đề cần thiết trong tiết học. Ngoài ra những câu hò, vè, câu đố cũng sẽ tạo cho trẻ sự tư duy suy nghĩ giúp cho trẻ không nhàm chán, trẻ tích cực tham gia hoạt động và tiếp thu bài nhanh.
 - Bằng hình thức trên tôi thấy lớp tôi rất hứng thú tham gia trò chơi và giờ học vô cùng sôi nổi, đạt kết quả.
 c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp
 Tôi luôn tạo điều kiện cho trẻ làm quen chữ cái cho trẻ, như ngoài giờ hoạt động có chủ đích ra, tôi giành cho trẻ thời gian làm quen với chữ cái nhiều hơn trong các hoạt động khác ở mọi lúc mọi nơi và mọi thời điểm. 
 Luôn tạo và gây hứng thú cho trẻ tạo cho trẻ cảm giác thoải mái nhẹ nhàng khi tiếp xúc và làm quen với các hoạt động không áp đặt trẻ.
 d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.
 Sự liên kết giữa các giải pháp, biện pháp phải liên quan mật thiết với nhau.
 VD: Cô tạo môi trường chữ phải phù hợp theo từng chủ đề và phải phù hợp với phương pháp thực hiện phải có khoa học có tính lôgic với nhau.
 Đối với trẻ mầm non cháu cũng rất dể nhớ nhưng lại mau quên, nếu không được tập luyện thường xuyên và ôn luyện kỹ cháu sẽ quên ngay, nên cô phải có những biện pháp sát thực, lên kế hoạch giáo dục trẻ kết hợp với huynh cùng quan tâm đến trẻ vừa học 
ở lớp và về nhà phụ huynh dành thêm thời gian kiểm tra cháu ở nhà để cùng nhau giúp trẻ tiến bộ hơn và trẻ sẽ in sâu kiến thức vào bộ nhớ của trẻ
 Các giải pháp, biện pháp cô đưa ra trẻ phải hiểu và thực hiện được một cách dể dàng thoải mái không gây áp đặt và thu hút sự hứng thú ham học đối với trẻ .
 e. Kết quả khảo nghiệm,giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
 - Kết quả khảo nghiệm cuối năm.
Nội dung
Tốt 
Khá
TB
Yếu
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng
- Trẻ nhận biết từ và 
tiếng
- Trẻ cầm vở, để vở, ngồi tô đúng tư thế
- Trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt động làm quen chữ viết
- Biết cách cầm sách, mở sách ra xem và quy trình đọc
15/35-43%
10/35-29%
20/35-57%
25/35-71%
20/35-57%
15/35-43%
20/35-57%
10/35-29%
10/35-29%
15/35-43%
05/35 -14%
3/35-8%
5/35-14%
0
0
0
2/35-6%
0
0
0
 * Giá trị khoa học:
 * Đối với giáo viên:
 Qua những nội dung và cách thức thực hiện đề tài tôi đã thấy được giá trị của kết quả nghiên cứu .Tất cả giáo viên ở tổ khối lá nói chung và tôi nói riêng đều được nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động làm quen chữ cái. Đặ

Tài liệu đính kèm:

  • doc26sáng kiến kinh nghiệm LQCC Dương Kim Hien.doc