Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5- 6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5- 6 tuổi

Tổ chức cho trẻ khám phá khoa học qua các thí nghiệm là một điều mới mẻ đối với cả cô và trẻ. Trong quá trình này cô giáo đóng một vai trò rất quan trọng đối với việc lĩnh hội tri thức của trẻ vậy nên đòi hỏi người giáo viên cần có kiến thức phong phú về mọi lĩnh vực về khoa học tự nhiên, hiểu được quy luật phát triển của sự vật hiện tượng, biết giải thích sự vật, hiện tượng theo đúng quan điểm duy vật về mối quan hệ giữa sự vật hiện tượng diễn ra trong tự nhiên.

Chính vì vậy tôi bắt tay vào việc trang bị kiến thức về các thí nghiệm khoa học cho bản thân bằng cách: Thu thập và nghiên cứu tài liệu về khám phá khoa học qua các thí nghiệm cho trẻ mầm non bằng sách vở tài liệu, mạng internet.

Nghiên cứu các tài liệu về thí nghiệm khoa học là nhiệm vụ quan trọng cần thiết cho các tiết dạy khám phá khoa học của trẻ. Nhờ có sự tập dượt này người giáo viên mới có thể thành công và thu được kết quả cao trong các tiết dạy.

Tuy nhiên việc nghiên cứu các tài liệu về các thí nghiệm khoa học vẫn chỉ dừng lại ở mặt lý thuyết mà khám phá khoa học lại là hoạt động ứng dụng thực tiễn vì vậy việc ứng dụng các thí nghiệm khoa học là rất cần thiết bởi:

+ Khi giáo viên tự thực hiện thí nghiệm sẽ giúp giáo viên có các kỹ năng làm các thí nghiệm tránh tình trạng giáo viên bị lúng túng và xử lý không tốt các tình huống xảy ra.

Khi tự thực hiện các thí nghiệm giáo viên có thể điều chỉnh những bất cập, những điều không mong muốn có thể xảy ra.

 

doc 18 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 1748Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5- 6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôn. 
 Đa số trẻ ngoan, có ý thức đến lớp đều đặn, 100% trẻ đã qua lớp 4 - 5 tuổi
Đồng nghiệp thường xuyên cùng nhau trao đổi những kinh nghiệm giảng dạy, qua sách báo từ những kinh nghiệm của trường bạn từ đó có những biện pháp giúp trẻ học tốt môn khám phá khoa học.
Năm nay tôi được phân công dạy lớp 5 tuổi gồm 38 trẻ:
Trong đó có 29 trẻ đã học qua lớp 4 tuổi đạt tỉ lệ 76.3 % còn lại 9 trẻ ở nhà lần đầu tiên mới đến trường đạt, tỉ lệ 23.7 % cho nên nhiều cháu còn nhút nhát trong khi thể hiện sự mạnh dạn và tư duy trong các hoạt động khám phá.
2. 2. Khó khăn:
- Trường nằm bên ven đường nên nhiều tiếng ồn ảnh hưởng đến sự tập trung chú ý của trẻ. Một số cháu trai trong lớp còn quá hiếu động.
Diện tích sân trường còn quá chật hẹp không thuận lợi cho các thí nghiệm thực hiện ở ngoài trời.
Các loại đồ dùng, phương tiện, phục vụ các thí nghiệm còn hạn chế. Những mô hình, những vật mẫu, những vật thật, đồ thật rất ít ỏi.
Các bậc phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến hoạt động khám phá khoa của trẻ mầm non.
Bản thân giáo viên còn lúng túng trong việc đưa hình thức đổi mới giáo dục vào hoạt động khám phá khoa học.
Nhiều cháu chưa có thói quen nề nếp vào lớp học, chưa tích cực hoạt động tạo hình.
Nhiều phụ huynh nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động tạo hình, còn cho rằng trẻ đến trường chỉ chơi chứ không học.
Số liệu điểu tra ban đầu.
Đầu năm học 2020 - 2021 tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng để nắm bắt được khả năng khám phá trải nghiệm và thí nghiệm như sau
TT
Nội dung khảo sát
đạt 
chưa đạt 
Trung bình
Yếu
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
01
Trẻ hứng thú tích cực vào hoạt động
11
28.9%
8
21%
10
26.3%
 9
23.7%
02
Khả năng tư duy
9
23.7%
10
25.7
9
28.6
10
26.3%
03
Kỹ năng làm thí nghiệm
7
18.4%
10
26.3%
9
23.7%
12
31.6%
04
Khả năng điễn đạt kết quả thí nghiệm
10
26.3%
7
18.4%
12
31.6%
9
23.7%
3. Nội dung và hình thức của giải pháp.
a. Mục tiêu của giải pháp.
Sau khi đã có được kết quả khảo sát ban đầu tôi đã đưa ra mục tiêu cho từng giải pháp như:
Trải nghiệm là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Việc trải nghiệm với đối tượng diễn ra nhờ sử dụng các giác quan, các bộ phận trên cơ thể. Do vậy tính tích cực nhận thức của trẻ chỉ được thể hiện trong điều kiện nếu chúng được tiếp xúc trực tiếp với các đối tượng và biết cách khảo sát đối tượng. 
Để giúp trẻ tích cực trải nghiệm với đối tượng, giáo viên cần tạo ra môi trường cho trẻ hoạt động với các đối tượng phong phú, đa dạng, được bố trí ở nơi thuận tiện để trẻ tích cực thao tác với các đối tượng và giao tiếp với bạn trong môi trường hoạt động đó. Ngoài ra, giáo viên cần gợi mở giúp trẻ biết cách sử dụng các giác quan và mọi khả năng của cơ thể để khám phá đối tượng. Nhờ tích cực khảo sát đối tượng mà trẻ có những tri thức đầu tiên về đặc điểm đối tượng. Đây là cơ sở để gây hứng thú vào giờ học cho trẻ đồng thời cũng là cơ sở để tích cực hoá các hoạt động tư duy.
Tạo ra được môi trường giáo dục xung quanh trẻ phải thân thiên, hài hòa, đảm bảo ân toàn cho trẻ đa dạng về sản phẩm, thu hút được sự chú ý của tất cả các trẻ, qua đó trẻ thích được đến trường để được học tập, vui chơi, cùng cô và các bạn trãi nghiệm.
Giúp trẻ mở rộng hiểu biết những hình ảnh sông, động xung quanh trẻ qua đó bày tỏ ý tưởng của mình thể hiện qua bài vẽ, năn, dé dán một cách tự do không gò ép.
Giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, hứng khởi tham gia vào các hội thi và đạt kết quả cao. 
	Giúp phụ huynh hiểu sâu hơn về nghành giáo dục mầm non nói chung và hoạt động tạo hình nói riêng. Qua biện pháp này nhằm mục đích thống nhất được phương pháp dạy học đồng nhất giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp biện pháp.
Biện pháp 1: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học qua tiết dạy
Ví dụ: Tiết dạy phân nhóm đồ dùng gia đình theo chất liệu
1. Mục đích:
Biết phân nhóm đồ dùng theo chất liệu
Biết những đồ dùng có chất liệu nhựa thì nổi, kim loại thì chìm
Biết đồ dùng bằng sành, sứ, thuỷ tinh thì cũng chìm.
2. Chuẩn bị:
Các đồ dùng cần thiết cho 1 bữa cơm thông thường trong gia đình: bát con , bát to, đĩa, thìa, đũa, muôi(không sử dụng đò dùng có chất liệu dễ vỡ).
Các đồ dùng trong gia đình: thìa nhựa, thìa inox, cốc nhựa, cốc nhựa, cốc inox, đĩa nhựa, đĩa inox
Các chậu chứa nước
3. Tiến hành:
Bước 1: Ổn định tổ chức, trải nghiệm đối tượng
Hát bài: “Đồ dùng bé yêu” sáng tác Minh Châu
Cho trẻ chơi trò chơi: “Thử tài của bé”
Cách chơi: Cô chia lớp làm hai nhóm, nhiệm vụ của mỗi nhóm sẽ phải chuẩn bị và sắp xếp những đồ dùng cần thiết cho bữa cơm gia đình.
Luật chơi: thời gian cho các con là một bản nhạc, kết thúc bản nhạc đội nào sắp xếp được đầy đủ, nhanh, đẹp sẽ dành phần thắng.
Bước 2:
Cho trẻ gọi tên các đồ dùng cô đã chuẩn bị.
Cho trẻ dự đoán điều gì sẽ xảy ra khi cô thả một đồ dùng bằng nhựa vào chậu nước.
Vì sao đồ dùng bằng nhựa thì nổi, đồ đựng bằng kim loại lại chìm.
Bước 3:
Cô làm thí nghiệm các vật chìm nổi cho trẻ quan sát.
Cho trẻ suy nghĩ, nhận xét về những vật làm từ cùng 1 chất liệu khi thả vào nước
Mời trẻ lên chia đồ vật làm 2 nhóm, nhóm những vật nổi và nhóm những vật chìm, sau đó xác định chất liệu của từng nhóm
- Nhận xét về chất liệu các vật chìm nổi
- Cô kết luận: đồ dùng có chất liệu bằng nhựa thì nổi, đồ dùng có chất liệu bằng kim loại thì chìm.
Bước 4:
Cô chia lớp làm 3 nhóm cho trẻ thực hành thí nghiệm.
Cho trẻ chia nhóm đồ vật theo chất liệu.
Trẻ xác định chất liệu của từng nhóm.
Nhóm trưởng đua ra kết luận: đồ dùng có chất liệu bằng nhựa thì nổi, còn đồ dùng có chất liệu là kim loại thì chìm.
*Mở rộng: ngoài những đồ dùng có chất liệu là kim loại thì một số đồ dùng có chất liệu bằng sành, sứ, thuỷ tinh cũng là những vật chìm trong nước.
Biện pháp 2. Nâng cao năng lực tổ chức hoạt động thực hành thí nghiệm
Tổ chức cho trẻ khám phá khoa học qua các thí nghiệm là một điều mới mẻ đối với cả cô và trẻ. Trong quá trình này cô giáo đóng một vai trò rất quan trọng đối với việc lĩnh hội tri thức của trẻ vậy nên đòi hỏi người giáo viên cần có kiến thức phong phú về mọi lĩnh vực về khoa học tự nhiên, hiểu được quy luật phát triển của sự vật hiện tượng, biết giải thích sự vật, hiện tượng theo đúng quan điểm duy vật về mối quan hệ giữa sự vật hiện tượng diễn ra trong tự nhiên.
Chính vì vậy tôi bắt tay vào việc trang bị kiến thức về các thí nghiệm khoa học cho bản thân bằng cách: Thu thập và nghiên cứu tài liệu về khám phá khoa học qua các thí nghiệm cho trẻ mầm non bằng sách vở tài liệu, mạng internet.
Nghiên cứu các tài liệu về thí nghiệm khoa học là nhiệm vụ quan trọng cần thiết cho các tiết dạy khám phá khoa học của trẻ. Nhờ có sự tập dượt này người giáo viên mới có thể thành công và thu được kết quả cao trong các tiết dạy.
Tuy nhiên việc nghiên cứu các tài liệu về các thí nghiệm khoa học vẫn chỉ dừng lại ở mặt lý thuyết mà khám phá khoa học lại là hoạt động ứng dụng thực tiễn vì vậy việc ứng dụng các thí nghiệm khoa học là rất cần thiết bởi:
+ Khi giáo viên tự thực hiện thí nghiệm sẽ giúp giáo viên có các kỹ năng làm các thí nghiệm tránh tình trạng giáo viên bị lúng túng và xử lý không tốt các tình huống xảy ra.
Khi tự thực hiện các thí nghiệm giáo viên có thể điều chỉnh những bất cập, những điều không mong muốn có thể xảy ra.
Sau quá trình tự mình nghiên cứu lý thuyết và thực hành các thí nghiệm tôi thấy tự tin hơn rất nhiều để tổ chức cho trẻ thực hiện các thí nghiệm khoa học.
Ví dụ: Ở bài dạy “Sự kỳ diệu của nước” tôi tiến hành như sau: 
1. Yêu cầu:
 - Trẻ biết được một số tính chất của nước ( không màu, không mùi, không vị, có thể hòa tan, không hòa tan được một số chất) và có thể phân biệt được 1 số lớp chất lỏng khi cho vào trong nước
 Trẻ có kĩ năng làm một số thí nghiệm đơn giản về nước.
 Giáo dục trẻ học tập theo tấm gương đạo đức Bác Hồ: cần tiết kiệm nước trong sinh hoạt vì nước rất cần thiết cho cuộc sống.
2. Chuẩn bị: 
 Dụng cụ thí nghiệm cho trẻ: ly nhựa, muỗng, muối, sỏi, si rô, dầu ăn.
Đồ dùng thí nghiệm của cô: 2 chai nhỏ trong, 2 lọ trong lớn chứa đầy nước, 1 lọ màu thực phẩm, nước nóng.
 Đoạn phim biểu diễn Nhạc nước và trò chơi trên máy tính.
3. Mở rộng kiến thức: cho trẻ xem thí nghiệm khoa học phân biệt nước nóng -nước lạnh.
4. Tiến hành:
1. Hoạt động 1: Nước – điều kì diệu của cuộc sống.
 Cô mời cả lớp tham gia chương trình “ Em yêu khoa học”
 Trò chuyện với lớp về nước:
	Hôm nay các bạn mặc những bộ trang phục rất đẹp, các bạn có bí quyết gì để có trang phục sạch đẹp này ? ( do mẹ giặt hằng ngày) 
	 Vậy khi giặt quần áo thì cần có gì ? ( xà bông và nước)
	 Cần có nước để giặt, rồi cần có nắng và gió để làm khô áo quần!
 Cô giới thiệu: Nước, nắng, gió là những điều kì diệu trong cuộc sống. Hôm nay chúng ta cùng khám phá những điều kì diệu của nước nhé!
*. Hoạt động 2: Bé khám phá và trải nghiệm
	 Chia lớp thành 2 nhóm làm thí nghiệm:
	Nhóm 1: thí nghiệm về tính chất của nước: không mùi, không vị, không màu, có thể hòa tan và không hòa tan một số chất.
	Nhóm 2: thí nghiệm tách lớp chất lỏng trong nước.
	 Nhóm trưởng mỗi nhóm lên báo cáo kết quả thí nghiệm:
	Nhóm 1: khi rót nước vào ly, nhận thấy nước không có màu ( vì khi cầm ly lên có thể nhìn thấy các ngón tay qua nước), ngửi ly nước thấy nước không có mùi, nếm thử nước thấy nước không có vị. Khi cho muối vào, nước hòa tan lên, nhận thấy nước không màu, không mùi nhưng có vị.Khi cho sỏi vào, nước không hòa tan được sỏi.
	 Kết luận: Nước có tính chất không màu, không mùi, không vị, có thể hòa tan một số chất và không hòa tan một số chất.
	 Nhóm 2: Đổ lần lượt các lớp chất lỏng : si rô, dầu ăn, nước vào trong ly, quan sát ly chất lỏng vừa đổ, thấy các chất lỏng sắp xếp theo thứ tự trong ly như sau: si rô dưới đáy ly, nước ở giữa và dầu ăn phía trên. 
	 Kết luận: Do lớp si rô nặng hơn nước nên chìm xuống dưới cùng, lớp nước nhẹ hơn si rô nhưng nặng hơn dầu ăn do đó nằm ở giữa, lớp trên cùng là dầu ăn vì dầu ăn nhẹ hơn nước và si rô.
	 Cho trẻ xem cô làm thí nghiệm : Ảo thuật với nước nóng, nước lạnh.
	 Cho trẻ quan sát và gọi tên các dụng cụ thí nghiệm. Đầu tiên, cô đổ nước lạnh và nước nóng vào đầy 2 lọ nhỏ, sau đó nhỏ vài giọt màu thực phẩm vào 2 chai, cẩn thận thả chai nước vào trong 2 lọ lớn, mời trẻ sẽ theo dõi thí nghiệm lại sau vài phút. 
*. Hoạt động 3: Thử tài bé yêu 
	 Cho trẻ chơi trò chơi tìm những chất tan, không tan trong nước, và xếp thứ tự vị trí các lớp chất lỏng : si rô, nước, dầu ăn trong ly.
	 Cho trẻ xem đoạn phim các bé vui chơi ở khu chơi nước.
	 Cho trẻ xem đoạn phim biểu diễn Nhạc nước.
	 Xem một số hình ảnh nước còn có thể cứu hỏa.
	 Xem kết quả thí nghiệm “ Ảo thuật với nước nóng – nước lạnh ”
	Cho trẻ quan sát thấy: nước màu trong chai chứa nước lạnh không dâng lên và không tràn màu sang lọ lớn, còn nước màu trong chai chứa nước nóng dâng lên và tràn màu sang lọ lớn.
	 *Giải thích: nước nóng nhẹ hơn nước lạnh, vì vậy khi thả vào nước lạnh, nó dâng lên và tràn màu sang lọ lớn.
	 Giáo dục trẻ: Nước có rất nhiều điều kì diệu xung quanh chúng ta, vì vậy khi dùng nước chúng ta luôn nhớ học tập theo tấm gương của Bác Hồ, cần sử dụng nước tiết kiệm, vừa đủ: khi rửa tay mở vòi nước vừa đủ, rửa xong tắt ngay, uống hết nước trong cốc.
 Biện pháp 3: thí nghiệm khoa học với tiết dạy
Được trực tiếp làm thí nghiệm với các vật mà mình đang học quả là một điều thú vị đối với trẻ. Thật vậy, cứ để cho các cháu được hoạt động, được trải nghiệm, được thử - sai. Cuối cùng qua quá trình đó trẻ có một kết quả (một sản phẩm của lao động) khiến trẻ vô cùng vui sướng. Mặt khác những kiến thức mà giáo viên muốn truyền thụ cho trẻ, được trẻ ghi nhớ một cách tự nhiên, sâu sắc mà không hề áp đặt, gò bó.
 Thí nghiệm 1: Các lớp chất lỏng
1. Mục đích:
Giúp trẻ nhận biết, phân biệt các chất lỏng khác nhau.
Nhận biết lớp siro nặng nhất nên chìm xuống dưới, lớp dầu ăn nhẹ nhất nên nổi lên trên cùng. Còn lớp nước ở giữa.
2. Chuẩn bị:
1 chai dầu ăn, 1 chai nước, 1 chai siro dâu
3 cốc thuỷ tinh, khay.
Các miếng xốp màu: đỏ, trắng, vàng.
3. Tiến hành:
Bước 1:
Cho trẻ quan sát và gọi tên 3 chai chất lỏng: dầu ăn, nước trắng, siro dâu
Mỗi chất lỏng cô dùng 1 miếng xốp mầu tương ứng với màu chất lỏng vàng, trắng, đỏ.
Bước 2:
 Cho trẻ chọn chất lỏng thứ nhất đổ vào ly trước và chọn miếng xốp có màu tương ứng gắn lên bảng.
Cho trẻ chọn chất lỏng thứ 2 và đổ vào ly. Yêu cầu trẻ dự đoán nó sẽ đứng chỗ nào trong cái ly? Chọn miếng xốp màu tương ứng gắn tiếp lên bảng. Cô cho trẻ quan sát lớp chất lỏng thứ 2, nó đứng ở vị trí nào trong cái ly? Có đúng như dự đoán của trẻ không?
Tiếp tục cho trẻ làm tương tự với chất lỏng thứ 3.
Cho trẻ quan sát vị trí các lớp chất lỏng ở trong ly để rút ra kết luận: lớp siro nặng hơn nước nên chìm xuống dưới cùng. Lớp nước nhẹ hơn siro nhưng nặng hơn dầu ăn nên đứng ở giữa. Lớp trên cùng là lớp dầu ăn vì dầu ăn nhẹ hơn lớp nước và lớp siro.
Bước 3: 
Chia trẻ làm 3 nhóm, mời đại diện của mỗi nhóm lên bắt thăm lựa chọn thứ tự các chất lỏng để đổ vào: (đỏ - trắng - vàng; trắng - đỏ - vàng; vàng - đỏ - trắng). Sau đó mỗi nhóm sẽ đổ thứ tự các lớp chất lỏng theo như đã lựa chọn và mang ly chất lỏng vừa thực hiện cùng quan sát xem các lớp chất lỏng có đứng đúng vị trí như đã lựa chọn ban đầu không?
Cho trẻ tự rút ra kết luận: dù đổ chất lỏng nào trước thì nó vẫn đứng theo đúng thứ tự: siro, nước trắng, dầu ăn vì siro nặng nhất, nước nhẹ hơn và dầu ăn nhẹ nhất.
Trẻ lên gắn lại những miếng xốp màu theo đúng vị trí các chất lỏng trong ly
* Mở rộng:
Cho trẻ thả một số vật như: cao su, nhựa, sỏi, gỗ, sắtvà quan sát xem nó nổi hoặc chìm ở lớp chất lỏng nào và tự rút ra kết luận
 Thí nghiệm 2: Dầu ăn và xà phòng
1. Mục đích:
Trẻ biết một số chất tan và không tan trong nước 
Biết tác dụng của nước rửa bát 
2. Chuẩn bị:
1 chai đựng nước sạch có lắp đậy.
Dầu ăn, nước rửa bát 
3. Tiến hành:
Bước 1:
Đổ nước vào chai khoảng ½ chai 
Cho 1 lượng dầu ăn vào lắc đều 
Quan sát hiện tượng xảy ra.
Cầu trẻ đưa ra nhận xét (dầu ăn không tan trong nước)
Khi rửa bát đĩa dính nhiều dầu mỡ, chỉ rửa với nước không thôi thì có bát đĩa có sạch không? Vì sao? (dầu ăn không tan trong nước)
Muốn sạch dầu mỡ ở bát đĩa thì cần đến cái gì? Vì sao? Cô và các con cùng tìm câu trả lời.
Bước 2:
Cho thêm 1 chút nước rửa bát vào chai có chứa nước và dầu ăn.
Cho trẻ đoán điều gì sẽ xảy ra.
Quan sát hiện tượng xảy ra.
Trẻ đưa ra nhận xét, màu sắc đã biến đổi như thế nào? Vì sao?
Kết luận: dầu ăn tan trong hỗn hợp nước và nước rửa bát và sinh ra 1 hỗn hợp có màu trắng đục như sữa.
Bước 3
Chia trẻ làm 3 nhóm thực hiện.
Hỏi trẻ cách làm, nhận xét hiện tượng xảy ra.
Trẻ thảo luận hội ý đưa ra kết luận.
 Thí nghiệm 3: Nước lăn tròn trên giấy
1. Mục đích
Biết 1 số chất thấm nước và chất không thấm nước.
2. Chuẩn bị:
1 Vỏ lọ thuốc nhỏ mắt đã hết, 1 chút nước.
3 tờ giấy A4
 Màu nước, sáp màu 
3. Tiến hành:
Bước 1: Trò chuyện 
Khi nhỏ nước lên trang giấy thì điều gì xảy ra? (nước làm ướt giây)
Làm thế nào để giọt nước có thể lăn tròn trên giấy?
Bước 2:
Cô giới thiệu 3 tờ giấy :
Tờ giấy thứ nhất cô để trắng 
Tờ thứ 2 cô đã tô màu nước kín tờ giấy 
Tờ thứ 3 cô tô màu sáp kín tờ giấy.
Theo các con điều gì xảy ra khi cô nhỏ 1 vài giọt nước lên 3 tờ giấy?
Bước 3:
Cô nhỏ vài giọt nước lên từng tờ giấy.
Vài phút sau cô cho trẻ quan sát điều xảy ra với từng tờ giấy.
Cho trẻ đoán xem giọt nước nào có thể lăn tròn được? 
Vì sao giọt nước có thể lăn tròn trên tờ giấy tô màu sáp?
Kết luận: Giấy thấm nước, màu nước có thể tan trong nước, còn sáp màu không thấm nước và cũng không tan trong nước nên giọt nước nhỏ vào tờ giấy tô màu sáp không thấm qua sáp xuống giấy vì thế giấy không ướt và nước có thể lăn tròn trên giấy.
Bước 3:
Chia trẻ làm 3 tổ và cho trẻ làm thí nghiệm theo tổ 
Sau khi làm thí nghiệm cô cho trẻ nhắc lại cách làm
Trẻ tự đưa ra kết luận 
KHÁM PHÁ VỀ KHÔNG KHÍ
Thí nghiệm 1: không khí ở đâu
Tôi sử dụng một số trò chơi nhỏ: 
Trò chơi 1: Chúng ta thở được là nhờ gì?
Cho trẻ bịt mũi, hỏi trẻ thở có dễ dàng không? (không ạ)
Vậy để thở dễ dàng hơn thì phải làm như thế nào? (bỏ tay ra ạ)
Cho trẻ đứng vào chỗ qui định, hỏi trẻ: có thở được không?
Cho trẻ đứng vào các góc khác nhau cùng vài bạn nữa và hỏi trẻ: có thở được không?
Cho trẻ đứng tự do trong lớp, hỏi trẻ có thở được không?
Lúc này cô đặt câu hỏi: 
Chúng ta thở được là nhờ gì? (nhờ có không khí ?)
Vậy không khí có ở đâu? (Trẻ trả lời theo ý hiểu của mình)
Cô đưa ra kết luận: như vậy không khí ở xung quanh chúng ta.
Tôi tiếp tục đưa ra tình huống: 
Có ai bắt được không khí không? Một số trẻ nói là có, một số trẻ nói không?
Vậy làm cách nào để bắt được không khí?
Lúc này trẻ đưa ra rất nhiều ý kiến: lấy chai, lấy hộp, lấy cốc để bắt không khí. Tôi phát cho mỗi cháu 1 túi nilon và yêu cầu: hãy bắt và cho không khí vào túi.
Mỗi cháu đã thực hiện một cách khác nhau: nắm bắt không khí xung quanh bỏ vào túi, với không khí cho vào túi nhưng các cháu vẫn chưa thấy gì trong túi.
Lúc này tôi đưa ra gợi ý: Làm thế nào để túi phồng to lên đi. Trẻ đã phát hiện ra là phải thổi hơi vào túi và muốn giữ hơi trong túi thì phải buộc miệng túi lại. Và tôi bắt đầu giải thích: “không khí đang ở trong túi trên tay các con đấy”. 
Cho trẻ chơi với túi không khí:
Lấy kéo cắt 1 góc túi để trẻ cảm nhận không khí thoát ra hoặc lấy 1 vật đâm thủng túi sẽ thấy hơi xì ra. Đó là không khí:
Yêu cầu trẻ đưa ra cảm nhận của mình về không khí 
Cô chốt lại không khí là thể hơi, không màu, không nhìn thấy bằng mắt thường mà chỉ có thể cảm nhận bằng cơ quan xúc giác. Không khí luôn ở bên cạnh con người, con người phải có không khí thì mới thở và mới sống được.
 Biện pháp 4: Cho trẻ làm thí nghiệm ở mọi lúc mọi nơi
Để giúp trẻ khám phá, thực hành trải nghiệm với khoa học vui ở mọi lúc mọi nơi tôi còn tổ chức khám phá khoa học ở các hoạt động khác như: hoạt động ngoài trời, hoạt động góc.
Ví dụ: Ở chủ đề các hiện tượng tự nhiên tôi làm thí nghiệm “Cầu vồng xuất hiện” khi cho trẻ hoạt động ngoài trời. 
Thí nghiệm: Cầu vồng xuất hiện
1. Mục đích:
 Biết ánh sáng đi xuyên qua nước( chất trong suốt)
 Ánh sáng trắng là sự kết hợp của 7 màu
2. Chuẩn bị:
 Một cái chậu, kính soi, kính lúp, 1 miếng bìa trắng.
3. Tiến hành:
Cho trẻ đọc thơ “CÇu vång”. Trß chuyện với trẻ về 1 số hiện tượng tự nhiên: khi nào thì xuất hiện cầu vồng? Yêu cầu trẻ mô tả đặc điểm hình dáng màu sắc của cầu vồng. Hôm mặc dù trời không mưa nhưng lát nữa các con cũng được ngắm cầu vồng rực rỡ với 7 màu rất đẹp.
Bước 1: 
Chọn 1 ngày trời nắng, đổ đầy nước vào trong 1 cái chậu.
Đặt 1 cái gương soi xuống dưới đáy chậu, sao cho ánh sáng mặt trời rọi vào trong gương.
Bước 2
Đưa miếng bìa trắng ra trước cái gương và di chuyển nó cho đến khi cầu vồng xuất hiện trên tấm bìa( hoặc điều chỉnh gương cho đúng). Khi gương và tấm bìa đã đúng vị trí, ta có thể dùng đất sét gắn chặt gương lại.
Hỏi trẻ: - con nhìn thấy gì trên tấm bìa?
Giải thích:
Ánh sáng có thể chiếu xuyên qua lớp nước trong suốt.
Lớp nước phía trên cái gương có tác dụng như 1 thấu kính và mặt nước tách ánh sáng ra cho nên ta thấy được các màu.
Bước 3: 
Để 1 kính lúp vào giữa gương và tấm bìa.
Cho trẻ quan sát hiện tượng: cầu vồng biến mất.
Giải thích: 
Kính lúp uốn cong ánh sáng nên các màu cùng đi ngược lại và cầu vồng biến mất. Như vậy 7 mầu cầu vồng nhập lại thành ánh sáng trắng ban ngày giúp chúng ta nhìn rõ các vật. 
Hay với chủ đề thế giới thực vật tôi cho trẻ làm thí nghiệm: “Cây cần ánh sáng” ở góc 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_h.doc