I. Lí do chọn đề tài:
Mục tiêu của môn Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học là hình thành và
phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học
tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi.
Luyện từ và câu là phân môn của môn Tiếng Việt, thông qua phân môn này,
học sinh biết: Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ, trang bị cho học sinh một số hiểu
biết cơ bản về từ và câu. Rèn cho học sinh kĩ năng dùng từ và câu, sử dụng dấu câu
phù hợp. Bồi dưỡng học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu. Có ý
thức sử dụng Tiếng Việt trong văn hóa giao tiếp. Có lẽ vì thế mà môn Luyện từ và
câu trong sách Tiếng Việt lớp 4 thường được đánh giá là khô khan, trừu tượng
trong các phân môn của Tiếng Việt.
Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy các em thường không thích môn
học này. Sau khi nghiên cứu tôi thấy, nội dung phân môn Luyện từ và câu là phù
hợp với năng lực nhận thức của các em. Nếu người giáo viên có phương pháp, kĩ
thuật dạy học tích cực, tổ chức hướng dẫn các hoạt động một cách linh hoạt, nhẹ
nhàng, thì các em sẽ rất hứng thú, chủ động nắm chắc kiến thức.
Vậy làm thế nào để dạy học tốt phân môn Luyện từ và câu góp phần nâng
cao chất lượng của môn Tiếng Việt?
Trong khuôn khổ bài viết này, tôi mạnh dạn trình bày: “Một số biện pháp
nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4” ở
trường Tiểu học mà tôi đã rút ra trong quá trình dạy học.
thực hiện ba nhiệm vụ: giúp học sinh phong phú hoá vốn từ, chính xác hoá vốn từ và tích cực hoá vốn từ. Trong ba nhiệm vụ cơ bản nói trên, nhiệm vụ phong phú hoá vốn từ, phát triển, mở rộng vốn từ được coi là trọng tâm. Bởi vì, đối với học sinh Tiểu học, từ ngữ được cung cấp trong phân môn Luyện từ và câu giúp các em hiểu được các phát ngôn khi nghe - đọc. Ở một mức độ nào đó, phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học còn có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một số khái niệm có tính chất cơ bản ban đầu về cấu tạo từ và nghĩa của từ Tiếng Việt. II. Cơ sở thực tiễn: Nội dung chương trình, yêu cầu kiến thức, kĩ năng của phân môn Luyện từ và câu lớp 4. 1. Nội dung chương trình: Học kỳ I: 5 chủ điểm. Học kỳ II: 5 chủ điểm. 2. Yêu cầu về kiến thức: - Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ. - Trang bị các kiến thức giảng dạy về từ và câu: Từ, cấu tạo từ, từ loại. - Các kiểu câu: Câu hỏi, câu kể, câu khiến, câu cảm. - Thêm trạng ngữ trong câu: Trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện. - Các dấu câu: dấu hỏi, dấu chấm, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang,... 3. Yêu cầu về kĩ năng: - Từ: Nhận biết được cấu tạo của tiếng, từ, từ loại, đặt câu với những từ đã cho. - Câu: Nhận biết các kiểu câu, các trạng ngữ, tác dụng của dấu câu, đặt câu theo mẫu. Viết đoạn văn với dấu câu thích hợp. III. Thực trạng của việc dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 4: - Chương trình của phân môn Luyện từ và câu lớp 4 khá sinh động, phong phú và đa dạng. Nhiều dạng bài mới phù hợp, gần gũi với sở thích, tâm lí của học sinh lớp 4. Song, để học sinh nói đúng, sử dụng đúng từ ngữ trong khi nói cũng như khi viết đã là một điều rất khó và để các em có thể nói hay lại càng khó hơn. - Do vậy, ngay sau khi nhận lớp tôi đã tiến hành khảo sát học sinh. Qua khảo sát lớp 4A4 (thực nghiệm) và lớp 4A3 (đối chứng). Kết quả khảo sát như sau: TT Thời gian Lớp Tổng số HS Kết quả HTT HT CHT SL % SL % SL % 1 Tháng 9 4A4 (Thực nghiệm) 48 8 16,7 19 39,6 21 43,7 2 Tháng 9 4A3 (Đối chứng) 48 11 22,9 22 45,8 15 31,3 - Trong quá trình HS làm bài tôi nhận thấy, học sinh chưa biết trình bày bài khoa học, diễn đạt chưa rõ ràng, câu trả lời chưa đầy đủ, cách làm bài chưa có trình tự, mạch lạc từng bài,... - Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy còn một số hạn chế ảnh hưởng không nhỏ đến việc học Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng. Cụ thể là: 1. Về phía giáo viên: + Ưu điểm: - Giáo viên được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách giáo viên, tranh ảnh và các đồ dùng dạy học hiện đại phục vụ cho việc giảng dạy. Giáo viên thường xuyên sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học vào tiết học. - Được nhà trường thường xuyên tổ chức các tiết chuyên đề về phân môn Luyện từ và câu để nâng cao hiệu quả dạy học trong khối. Nhà trường tổ chức học hai buổi trên ngày nên giáo viên có thời gian rèn thêm vào buổi chiều. - Mỗi giáo viên luôn cố gắng trau dồi kiến thức, rèn kĩ năng nghiệp vụ, nhiệt tình, chú ý học hỏi, tích góp các kinh nghiệm của bản thân và đồng nghiệp, thích nghiên cứu và dạy Luyện từ và câu có hiệu quả. + Tồn tại: - Còn một số giáo viên chưa quan tâm đến việc làm giàu vốn từ, sửa lỗi cho học sinh khi các em nói sai, viết sai, - Một số giáo viên chưa kích thích được sự ham muốn, yêu thích môn học này của học sinh. 2. Về phía học sinh: + Ưu điểm: - Các em có đủ sách giáo khoa, sách vở bài tập, từ điển Tiếng Việt. - Được sự quan tâm ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh. + Tồn tại: - Khả năng tiếp thu của học sinh trong lớp không đồng đều. Một số em chưa thích học phân môn Luyện từ và câu. - Kiến thức về vốn từ, cấu tạo từ, từ loại, thành phần câu, là mạch kiến thức mới, lên lớp 4 các con mới bắt đầu làm quen nên khá khó với học sinh. IV. GIẢI PHÁP: Biện pháp1: Phát huy tính tích cực của học sinh bằng hình ảnh trực quan. Muốn phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh người giáo viên phải có hệ thống câu hỏi trong mỗi bài phải thật cụ thể phù hợp với mọi đối tượng học sinh. Ví dụ 1: Bài Mở rộng vốn từ “Đồ chơi – Trò chơi” Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị một số đồ chơi các con hay chơi hàng ngày. Sau đó, miêu tả lại đồ vật đó cùng cách chơi. Ví dụ 2: Bài Mở rộng vốn từ Nhân hậu - Đoàn kết (trang 17) Bài 1: Tìm các từ ngữ: a. Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại. b. Trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương. c. Thể hiện tinh thần đùm bọc hoặc giúp đỡ đồng loại. d. Trái nghĩa với đùm bọc hoặc giúp đỡ. Ở bài tập này, tôi hướng dẫn học sinh như sau: - Dựa vào các bài Tập đọc Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, bài Chính tả Mười năm cõng bạn đi học để tìm các từ theo các yêu cầu của bài tập. - Cho học sinh xem một trích đoạn clip về cảnh cứu trợ, ủng hộ đồng bào gặp thiên tai, ủng hộ người nghèo để giúp các em liên hệ tìm từ dễ hơn. - Các em có thể tìm: tương thân tương ái, đùm bọc, khó khăn, hoạn nạn, thiên tai, đoàn kết, chia sẻ, cảm thông... => Với cách làm này, học sinh dễ dàng tìm từ mà không bị nhầm và sai từ, các em tìm được nhiều từ khá phong phú. Biện pháp 2: Thay đổi nhiều hình thức dạy học phong phú, đa dạng. Ví dụ: - Thảo luận nhóm để tìm từ đúng với yêu cầu đề bài. - Chơi trò chơi “Gắn thẻ từ”. Từ trò chơi tạo cho học sinh hứng thú học tập. - Tọa đàm, trao đổi, và trả lời các câu hỏi do mình đưa ra dẫn dắt để giúp học sinh hiểu thế nào là danh từ. - Học sinh vận dụng những kiến thức đã học để hoàn thành các bài vào phiếu. => Như vậy trong một tiết học, việc giáo viên vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học trong dạy Luyện từ và câu là nhiệm vụ cần thiết. Với cách làm này đã thu hút học sinh hào hứng tham gia vào bài học, các con chủ động tiếp thu kiến thức, vận dụng làm bài tốt mà giờ học vẫn nhẹ nhàng. Biện pháp 3: Bồi dưỡng học sinh năng khiếu, nâng cao chất lượng đại trà. Một lớp học bao giờ cũng có nhiều đối tượng như học sinh khá, giỏi, học sinh trung bình và có thể có cả học sinh yếu. Các bài tập trong sách giáo khoa theo yêu cầu của Chuẩn kiến thức, kĩ năng thì mọi đối tượng học sinh đều phải đạt được. Hơn nữa nhà trường tổ chức học hai buổi trên ngày nên có nhiều thời gian rèn luyện thêm vào buổi chiều. Chính vì vậy, bản thân tôi nhận thấy cần phải có các bài tập dành cho học sinh năng khiếu, từng bước nâng cao chất lượng học sinh trung bình và yếu là việc làm thường xuyên trong các giờ học. Ví dụ: Bài Mở rộng vốn từ: Ý chí - Nghị lực Buổi sáng, các em đã được làm các bài tập trong SGK. Đến buổi chiều, tôi xây dựng thêm hệ thống bài tập cho các em rèn luyện thêm như sau: Bài tập: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào ô trống: ý chí, chí hướng, chí thân. a. Nam là người bạn .. của tôi. b. Hai người thanh niên yêu nước ấy cùng theo đuổi một c. ..của Bác Hồ cũng là của toàn thể nhân dân Việt Nam. =>Việc xây dựng bài tập để luyện tập củng cố như trên càng giúp học sinh ghi nhớ sâu những kiến thức đã học. Việc xây dựng bài tập phải phù hợp với các đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu đã giúp cho chất lượng học phân môn Luyện từ và câu tiến bộ rõ rệt. Biện pháp 4: Phối hợp bài dạy với các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Ví dụ 1: Tổ chức các cuộc thi; hội vui học tập, giao lưu học sinh . Ví dụ 2: Qua trò chơi Rung chuông vàng, tôi hướng dẫn học sinh chơi như sau: - Bước 1: Phổ biến luật chơi. - Bước 2: Nêu yêu cầu chơi. Học sinh suy nghĩ, lần lượt viết vào bảng con các từ thích hợp trong ngoặc để hoàn chỉnh các câu thành ngữ. Sau thời gian quy định học sinh sẽ giơ bảng. Em nào sai sẽ bị loại đứng sang một bên và phải hát một bài hoặc làm một động tác gây cười cho cả lớp mới được quay lại “sàn thi đấu” - Bước 3: Yêu cầu học sinh chơi. Sau đó tôi chốt lời giải đúng cho học sinh ghi nhớ các câu thành ngữ đã hoàn chỉnh. => Tóm lại trong dạy học, tạo hứng thú cho học sinh là rất quan trọng. Nó gần như quyết định hiệu quả của việc dạy học. Luyện từ và câu được đánh giá là khô khan trong các phân môn Tiếng Việt. Vì vậy việc phối hợp với các hoạt động ngoài giờ lên lớp sẽ tạo hứng thú cho học sinh trong việc tiếp thu kiến thức. Khi học sinh có hứng thú, các em sẽ tự giác, chủ động học tập chủ động nắm được kĩ năng, kiến thức. Biện pháp 5: Thay đổi ngữ liệu yêu cầu của bài trong Sách giáo khoa sao cho phù hợp với thực tế và tư duy của học sinh. Ví dụ 1: Trong bài: Luyện tập câu kể Ai là gì? Bài tập số 3: Có lần, em cùng một số bạn trong lớp đến thăm bạn Hà bị ốm. Em giới thiệu với bố mẹ bạn Hà từng người trong nhóm. Hãy viết một đoạn văn ngắn kể lại chuyện đó (có dùng câu kể "Ai là gì?”). - Trong lớp sẽ có học sinh chưa từng đi thăm bạn ốm cùng nhau, vậy học sinh sẽ sử dụng câu kể Ai là gì? để giới thiệu với bố mẹ bạn ra sao? Chính vì vậy, để các em có thể viết được đoạn văn này, tôi mạnh dạn thay đổi ngữ liệu như sau: Bài tập số 3: Có lần, em cùng một số bạn trong lớp đến nhà bạn chơi, dự sinh nhật bạn hay thăm bạn ốm,... Em giới thiệu với bố mẹ bạn từng người trong nhóm. Hãy viết một đoạn văn ngắn kể lại buổi đi thăm đó (có dùng câu kể "Ai là gì?”). => Với biện pháp này, học sinh thực sự dễ hình dung và viết đoạn văn chân thực, phong phú hơn rất nhiều. Kiến thức Tiếng Việt vốn bắt nguồn từ đời sống thực tế, nếu trong khi dạy, giáo viên liên hệ thực tế để học sinh tìm kiến thức thì các em làm bài tập tốt hơn, hứng thú hơn. Ngược lại sau mỗi hoạt động hoặc mỗi bài, giáo viên cần liên hệ thực tế để giáo dục các em vận dụng những điều đã học vào cuộc sống. Có như vậy, các em mới cảm thấy kiến thức bài học thật gần gũi, yêu thích môn học hơn. Ví dụ 2: Mở rộng vốn từ: Ý chí - Nghị lực (tuần 13) Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn nói về một người do có ý chí, nghị lực nên đã vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công. Với bài tập này, tôi yêu cầu học sinh có thể liên hệ ngoài việc viết về những nhân vật mà các em được học, được xem trên báo, đài các em có thể viết về những bạn trong lớp, trong trường hoặc chính người thân của em. Và thực tế khi dạy bài này, khá nhiều học sinh trong lớp tôi đã chọn viết bạn trong lớp và người thân của mình. Khi mời đọc bài, sửa trước lớp, các em rất ngạc nhiên, thích thú. Tôi đã chọn bài làm tốt kể về những người gần gũi xung quanh để giáo dục, nêu gương trước lớp. Vì những nhân vật đó chính là con người cụ thể mà các em được biết, được thấy, như vậy sẽ có tính giáo dục tốt hơn. => Như vậy từ thực tiễn cuộc sống, các con đã gắn vào với bài học một cách nhẹ nhàng. Rất nhiều học sinh trong lớp có bài viết hay, cảm động với lời kể chân thành mộc mạc. Biện pháp 6: Nắm vững phương pháp dạy một số dạng bài tiêu biểu. DẠNG 1: CẤU TẠO TỪ 1. Hướng dẫn và tổng hợp cho học sinh ghi nhớ nội dung kiến thức . Khi giảng dạy, tôi luôn cố gắng rèn học sinh trong các giờ học. Tổng hợp cho học sinh hiểu và ghi nhớ những kiến thức trọng tâm. * Từ ghép: Là từ do hai hoặc nhiều tiếng có nghĩa ghép lại tạo thành nghĩa chung. Từ ghép được chia thành hai kiểu: - Từ ghép có nghĩa tổng hợp: Là từ ghép mà nghĩa của nó biểu thị những loại rộng hơn, lớn hơn, khái quát hơn so với nghĩa các tiếng trong từ. - Từ ghép có nghĩa phân loại: Thường gồm có hai tiếng, trong đó có một tiếng chỉ loại lớn và một tiếng có tác dụng chia loại lớn đó thành loại nhỏ hơn. * Từ láy: Là từ gồm hai hay nhiều tiếng láy nhau. Các tiếng láy có thể có một phần hay toàn bộ âm thanh được lặp lại. - Căn cứ vào bộ phận được lặp lại, người ta chia từ láy thành bốn kiểu: láy tiếng, láy vần, láy âm, láy cả âm và vần. - Căn cứ vào số lượng tiếng được lặp lại, người ta chia thành ba dạng từ láy: láy đôi, láy ba, láy tư. 2. Hướng dẫn học sinh các cách phân biệt từ ghép và từ láy dễ lẫn lộn. - Nếu các tiếng trong từ có cả quan hệ về nghĩa và quan hệ về âm (âm thanh) thì ta xếp vào nhóm từ ghép. Ví dụ: thúng mủng, tươi tốt, đi đứng, mặt mũi, phẳng lặng, mơ mộng,... - Nếu các từ chỉ còn một tiếng có nghĩa, còn một tiếng đã mất nghĩa nhưng hai tiếng không có quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ ghép. Ví dụ: xe cộ, gà qué, chợ búa,... - Nếu các từ chỉ còn một tiếng có nghĩa, còn một tiếng đã mất nghĩa nhưng hai tiếng có quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ láy. Ví dụ: chim chóc, đất đai, tuổi tác, thịt thà, cây cối, máy móc,... - Các từ không xác định được hình vị gốc (tiếng gốc) nhưng có quan hệ về âm thì đều xếp vào lớp từ láy. Ví dụ: nhí nhảnh, bâng khuâng, dí dỏm, chôm chôm, thằn lằn, chích choè,... - Các từ có một tiếng có nghĩa và một tiếng không có nghĩa nhưng các tiếng trong từ được biểu hiện trên chữ viết không có phụ âm đầu thì cũng xếp vào nhóm từ láy (láy vắng khuyết phụ âm đầu). Ví dụ: ồn ào, ầm ĩ, ấm áp, im ắng, ao ước, yếu ớt,... - Các từ có một tiếng có nghĩa và một tiếng không có nghĩa có phụ âm đầu được ghi bằng những con chữ khác nhau nhưng có cùng cách đọc (c/k/q; ng/ngh; g/gh) cũng được xếp vào nhóm từ láy. Ví dụ: cuống quýt, cũ kĩ, ngốc nghếch, gồ ghề,... DẠNG 2: TỪ LOẠI 1. Hướng dẫn và tổng hợp cho học sinh những kiến thức cần ghi nhớ về danh từ, động từ, tính từ. * Danh từ: Danh từ là những từ dùng chỉ sự vật; người, vật, hiện tượng, khái niệm, đơn vị,...Có hai loại danh từ đó là danh từ chung và danh từ riêng. - Danh từ chung: Dùng để gọi chung tên của các sự vật Tôi yêu cầu học sinh cho ví dụ cụ thể cho mỗi loại danh từ: - Danh từ chỉ người: bố, mẹ, học sinh, bộ đội,... - Danh từ chỉ vật: bàn ghế, sách vở, sông, suối, cây cối,... - Danh từ chỉ hiện tượng: nắng, mưa, gió, bão, động đất,... - Danh từ chỉ đơn vị: (ghép được với số đếm). - Danh từ khái niệm : Là các khái niệm trừu tượng tồn tại trong nhận thức của người, không nhìn được bằng mắt. Không cảm nhận được bằng các giác quan. Ví dụ: đạo đức, kinh nghiệm, cách mạng, tư tưởng, tinh thần, hạnh phúc, cuộc sống, lịch sử, tình yêu, niềm vui,... - Danh từ riêng: Dùng chỉ các tên riêng của người hoặc địa danh. Ví dụ: - Chỉ tên người: Phạm Đức Minh, Thu Hà,... - Từ dùng với ý nghĩa đặc biệt: Người, Bác Hồ,.. - Danh từ có thể kết hợp với các từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ chỉ định ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ. Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. * Động từ: Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. Ví dụ: - đi, chạy, nhảy,...(động từ chỉ hoạt động ) - vui, buồn, giận, ...(động từ chỉ trạng thái ) Khi dạy những bài về động từ, tôi lưu ý học sinh mấy lưu ý về động từ chỉ trạng thái: - Đặc điểm ngữ pháp nổi bật nhất của động từ chỉ trạng thái là: + Động từ chỉ hoạt động có thể kết hợp với từ xong ở phía sau (ăn xong, đọc xong,) + Động từ chỉ trạng thái không kết hợp với xong ở phía sau (không nói: còn xong, hết xong, kính trọng xong,) - Trong Tiếng Việt có một số loại động từ chỉ trạng thái sau: + Động từ chỉ trạng thái tồn tại (hoặc trạng thái không tồn tại): còn, hết, có, + Động từ chỉ trạng thái biến hoá: thành, hoá, + Động từ chỉ trạng thái tiếp thụ: được, bị, phải, chịu, + Động từ chỉ trạng thái so sánh: bằng, thua, hơn, là, - Một số động từ sau đây cũng được coi là động từ chỉ trạng thái: nằm, ngồi, ngủ, thức, nghỉ ngơi, suy nghĩ, đi, đứng, lăn, lê, vui, buồn, hồi hộp, băn khoăn, lo lắng, Các từ này có một só đặc điểm sau: + Một số từ vừa được coi là động từ chỉ hành động, lại vừa được coi là động từ chỉ trạng thái. + Một số từ chuyển nghĩa thì được coi là động từ chỉ trạng thái (trạng thái tồn tại.) Ví dụ: Bác đã đi rồi sao Bác ơi! (Tố Hữu) Anh ấy đứng tuổi rồi. + Một số từ mang đặc điểm ngữ pháp của tính từ (kết hợp được với các từ chỉ mức độ) Sau khi học sinh nắm chắc các khái niệm về động từ, tôi hướng dẫn cho học sinh hiểu thế nào là cụm động từ: - Động từ thường kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh (ở phía trước) và một số từ ngữ khác để tạo thành cụm động từ. Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm động từ mới trọn nghĩa. *Tính từ : Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái, Tôi chốt cho học sinh có hai loại tính từ đáng chú ý là: - Tính từ chỉ tính chất chung không có mức độ (xanh, tím, sâu, vắng,) - Tính từ chỉ tính chất có xác định mức độ - mức độ cao nhất (xanh lè, tím ngắt, sâu hoắm, vắng tanh,) Sau khi học sinh nắm chắc các khái niệm về tính từ, tôi hướng dẫn cho học sinh hiểu thế nào là cụm tính từ: - Tính từ có thể kết hợp với các từ chỉ mức độ như: rất, hơi, lắm, quá, cực kì, vô cùng,để tạo tạo thành cụm tính từ (khả năng kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh (như động từ) ngay trước nó là rất hạn chế). 2. Hướng dẫn học sinh phân biệt từ chỉ đặc điểm, từ chỉ tính chất, từ chỉ trạng thái. - Từ chỉ đặc điểm: Đặc điểm là nét riêng biệt, là vẻ riêng của một một sự vật nào đó (có thể là người, con vật, đồ vật, cây cối,...). Đặc điểm của một vật chủ yếu là đặc điểm bên ngoài (ngoại hình) mà ta có thể nhận biết trực tiếp qua mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi,... Đó là các nét riêng, vẻ riêng về màu sắc, hình khối, hình dáng, âm thanh,...của sự vật. Đặc điểm của một vật cũng có thể là đặc điểm bên trong mà qua quan sát, suy luận, khái quát,... ta mới có thể nhận biết được. Đó là các đặc điểm về tính tình, tâm lí, tính cách của một người, độ bền, giá trị của một đồ vật... Từ chỉ đặc điểm là từ biểu thị các đặc điểm của sự vật, hiện tượng như đã nêu ở trên. Ví dụ: + Từ chỉ đặc điểm bên ngoài: cao, thấp, rộng, hẹp, xanh, đỏ,... + Từ chỉ đặc điểm bên trong: tốt, ngoan, chăm chỉ, bền bỉ,... - Từ chỉ tính chất: Tính chất cũng là đặc điểm riêng của sự vật, hiện tượng (bao gồm cả những hiện tượng xã hội, những hiện tượng trong cuộc sống,...), nhưng thiên về đặc điểm bên trong, ta không quan sát trực tiếp được, mà phải qua quá trình quan sát, suy luận, phân tích, tổng hợp ta mới có thể nhân biết được. Do đó, từ chỉ tính chất cũng là từ biểu thị những đặc điểm bên trong của sự vật, hiện tượng. Ví dụ: tốt, xấu, ngoan, hư, nặng, nhẹ, sâu sắc, nông cạn, suôn sẻ, hiệu quả, thiết thực,... Như vậy, khi dạy học sinh phân biệt (một cách tương đối) từ chỉ đặc điểm và từ chỉ tính chất, tôi định hướng cho học sinh: Từ chỉ đặc điểm thiên về nêu các đặc điểm bên ngoài, còn từ chỉ tính chất thiên về nêu các đặc điểm bên trong của sự vật, hiện tượng. Một quy ước mang tính sư phạm như vậy được coi là hợp lí và giúp học sinh tránh được những thắc mắc không cần thiết trong quá trình học tập. - Từ chỉ trạng thái: Tôi hướng dẫn cho học sinh hiểu Trạng thái là tình trạng của một sự vật hoặc một con người, tồn tại trong một thời gian nào đó. Từ chỉ trạng thái là từ chỉ trạng thái tồn tại của sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan. Ví dụ:Trời đang đứng gió . Người bệnh đang hôn mê. Cảnh vật yên tĩnh quá. Mặt trời toả ánh nắng rực rỡ. Xét về mặt từ loại, từ chỉ trạng thái có thể là động từ, có thể là tính từ hoặc mang đặc điểm của cả động từ và tính từ (từ trung gian), song theo như định hướng trong nội dung chương trình SGK, ở cấp Tiểu học, tôi hướng dẫn học sinh xếp chúng vào nhóm động từ. 3. Hướng dẫn học sinh cách phân biệt các danh từ, động từ, tính từ dễ lẫn lộn. Tôi lưu ý học sinh: Để phân biệt các danh từ, động từ, tính từ dễ lẫn lộn, ta thường dùng các phép liên kết (kết hợp) với các phụ từ. *Danh từ: - Có khả năng kết hợp với các từ chỉ số lượng như: mọi, một, hai, ba, những, các,... ở phía trước; những tình cảm, những khái niệm, những lúc, những nỗi đau,... - Danh từ kết hợp được với các từ chỉ định: này, kia, ấy, nọ, đó,...ở phía sau: hôm ấy, trận đấu này, tư tưởng đó,... - Danh từ có khả năng tạo câu hỏi với từ nghi vấn “nào” đi sau; lợi ích nào ? chỗ nào? khi nào?... - Các động từ và t
Tài liệu đính kèm: