Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử Lớp 5 ở trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử Lớp 5 ở trường Tiểu học

Phương pháp kể chuyện

Đặc trưng nổi bật nhất của nhận thức lịch sử là con người không thể tri giác trực tiếp những gì thuộc về quá khứ. Mặt khác, lịch sử là những sự việc đã diễn ra, là hiện thực trong qua khứ, là tồn tại khách quan không thể phán đoán, suy luận, để biết lịch sử. Vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên, tất yếu của bộ môn Lịch sử là tái tạo lịch sử, tức là cho học sinh tiếp nhận thông tin từ các tư liệu, tiếp xúc với những chứng cứ vật chất, những dấu vết của quá khứ, tạo ra ở họ những hình ảnh cụ thể, sinh động, chính xác về sự kiện, hiện tượng lịch sử; tạo ra ở học sinh những biểu tượng về con người và hoạt động của họ trong bối cảnh thời gian, không gian xác định, trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Vậy tái tạo bằng những phương thức nào? Trước hết, phải kể đến lời nói sinh động, giàu hình ảnh của giáo viên. Đó là tường thuật, miêu tả, kể chuyện, nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử. Miêu tả thường được sử dụng khi dạy các nội dung về: địa danh lịch sử, quang cảnh, không khí của buổi lễ.Tường thuật miêu tả còn được sử dụng khi dạy diễn biến của một chiến dịch, khởi nghĩa.

Ví dụ 1: Khi dạy bài “ Quyết chí ra đi tìm đương cứu nước” giáo viên có thể dùng phương pháp kể chuyện để tìm hiểu về thời niên thiếu của Bác. Thông qua câu chuyện “Nguyến Tất Thành 5 tuổi đi theo cha mẹ vào Huế” Nội dung câu chuyện là sự nghèo khó trong tuổi thơ của Bác ở vùng quê nghèo và truyền thống hiếu học của gia đình Bác.

Ví dụ 2: Bài “ Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ”

Hoạt động kể về tấm gương anh dũng trong chiến đấu. Giáo viên dùng phương pháp kể chuyện kể cho học sinh nghe câu chuyện về anh Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo, Phan Đình Giót lấp lỗ châu mai, Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng

 

docx 28 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 47Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử Lớp 5 ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình thành các biểu tượng lịch sử.
* Phương pháp trực quan
So với lời nói của giáo viên, các phương tiện trực quan có ưu thế lớn: tạo ra hình ảnh lịch sử cụ thể, sinh động, chính xác hơn, giúp học sinh thuận lợi hơn trong việc tạo biểu tượng lịch sử. Vì vậy tôi luôn quan tâm đến phương tiện trực quan kết hợp với lời nói sinh động của mình.
Ví dụ1: Khi dạy bài “Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước”. Giới thiệu bài tôi sử dụng máy chiếu chiếu hình ảnh bến Nhà Rồng và hỏi: Đố các em biết hình ảnh trên là địa danh nào? Học sinh sẽ hào hứng trả lời, lôi cuốn các em vào tiết học.Sau đó tôi dùng lời để giới thiệu bài mới.
Hoạt động tìm hiểu về Nguyễn Tất Thành (ngày sinh, quê quán)
Dựa vào sách giáo khoa tôi yêu cầu học sinh cho biết ngày sinh của Nguyễn TấtThành? Sau khi học sinh trả lời, tôi chiếu hình ảnh Nguyễn Tất Thành trên màn chiếu kèm theo chú thích năm sinh (lưu ý bức ảnh này được chụp vào năm 1911, lúc Người 21 tuổi).
Về quê quán, tôi treo bản đồ yêu cầu học sinh chỉ quê Bác trên bản đồ. 
Tiếp đó, tôi giới thiệu cho học sinh xem một số hình ảnh về quê Bác. Qua những hình ảnh đó học sinh sẽ thấy được Bác Hồ của chúng ta sinh ra từ vùng quê của xứ Nghệ nghèo khó “ít cơm nhiều cháo xoay vần quanh năm” nhưng cũng là vùng đất địa linh nhân kiệt đã sản sinh ra nhiều bậc danh nhân, hào kiệt.
Ví dụ 2: Dạy bài “Tiến vào Dinh Độc Lập”
Khi kể lại sự kiện xe tăng của ta tiến vào Dinh Độc Lập, giáo viên trình bày trận đánh trên sơ đồ chiến lược cho học sinh dễ hình dung: Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu vào lúc 17 giờ ngày 26 - 4 - 1975. Quân ta chia làm 5 cánh quân tiến vào Sài Gòn. Tại mũi tiến công phía đông, dẫn đầu là lữ đoàn xe tăng 203. Bộ chỉ huy chiến dịch giao cho lữ đoàn nhiệm vụ phối hợp với đơn vị bạn cắm lá cờ Cách mạng lên nóc Dinh Độc Lập. Chiếc xe tăng 843 của đồng chí Bùi Quang Thận đi đầu. Xe tăng 843 lao vào cổng phụ và bị kẹt lại, xe tăng 390 do đồng chí Vũ Đăng Toàn chỉ huy lập tức húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập tiến thẳng vào. 
Đồng chí Bùi Quang Thận nhảy khỏi xe cầm cờ lao lên bậc thềm của tòa nhà. Lá cờ tung bay trên nóc Dinh Độc Lập. Tiếng hò reo của nhân dân mừng giờ phút lịch sử đất nước được thống nhất và độc lập, Bắc Nam sum họp một nhà. Qua đó các em thấy được cái hào hùng, oanh liệt trong chiến dịch này. Những hình ảnh đó sẽ khắc sâu vào trí nhớ các em.
Đồ dùng trực quan với tôi không nhất thiết là các tranh ảnh sưu tầm, phim tài liệu, tư liệu lịch sử từ bên ngoài mà một vấn đề quan trọng trong việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử chính là khai thác hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa. Kênh hình trong sách giáo khoa không chỉ có ý nghĩa minh họa bài viết, góp phần tạo ra sự sinh động, hấp dẫn của bài viết mà còn là nguồn tư liệu để chúng ta tổ chức cho HS lĩnh hội kiến thức.Để khai thác tốt kênh hình, tôi luôn xác định rõ kiến thức cơ bản của bài học và chuẩn bị một số câu hỏi phù hợp với trình độ học sinh để gợi ý các em tự khai thác kiến thức từ kênh hình.
Khi hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình, tôi thực hiện qua các bước:
+Giới thiệu kênh hình (tranh ảnh, bản đồ, lược đồ...)
+ Giải thích các kí hiệu, quy ước (bản đồ, lược đồ) hoặc giới thiệu các nhân vật, sự kiện, trong tranh.
+ Tổ chức cho học sinh khai thác kênh hình bằng việc yêu cầu học sinh quan sát kênh hình theo các câu hỏi gợi ý.
+ Yêu cầu học sinh nêu nhận xét của mình, cho học sinh khác nhận xét, bổ sung.
+ Giáo viên kết luận nội dung kênh hình.
* Phương pháp đóng vai:
Trò chơi đóng vai có ý nghĩa quan trong việc khắc họa kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời tạo ra một giờ học sinh động, hấp dẫn.Tuy nhiên không phải bài học nào cũng tổ chức trò chơi đóng vai.Thông thường, trong nội dung bài học đề cập tới nhân vật lịch sử thì có thể tổ chức trò chơi đóng vai.Trong chương trình Lịch sử lớp 5 có thể tổ chức trò chơi đóng vai trong một số bài học.
Ví dụ 2: Khi dạy bài “Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước”, tôi sẽ cho học sinh đóng vai để làm nổi bật quyết tâm tìm tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành bằng cách cho một học sinh dẫn chuyện, một học sinh đóng vai Nguyễn Tất Thành, một học sinh đóng vai Tư Lê để tái hiện lại cuộc trò chuyện giữa Nguyễn Tất Thành và Tư Lê. Khi dạy bài “Tiến vào Dinh Độc Lập”, tôi cũng tổ chức cho một học sinh đóng vai Dương Văn Minh, một vài học sinh đóng vai các chiến sĩ cách mạng, các thành viên Chính phủ của chính quyền Sài Gòn để thấy được thái độ của Tổng thống Dương Văn Minh và các thành viên chính quyền Sài Gòn khi quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập.
* Phương pháp vấn đáp
Vấn đáp có thể giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chắc chắn. Phương pháp này kích thích tính độc lập sáng tạo trong học tập, bồi dưỡng năng lực diễn đạt bằng lời nói cho học sinh.
Ví dụ: Dạy bài “Vượt qua tình thế hiểm nghèo”. Giáo viên hỏi: 
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm gì để đẩy lùi giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm? (Lập “hũ gạo cứu đói”, tổ chức “ngày đồng tâm”, kêu gọi tăng gia sản xuất ; phát động “Tuần lễ vàng” ; phát động phong trào xóa nạn mù chữ ; ngoại giao mền dẻo, khôn khéo ;).
+ Kết quả của những biện pháp đó là gì? (Từng bước đẩy lùi giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.)
Đặt ra câu hỏi yêu cầu học sinh phải tìm tòi, phải có cảm nhận riêng của mình.Khi trả lời được học sinh sẽ cảm thấy phấn khởi vì trình độ, khả năng của mình so với các bạn trong lớp, các em sẽ hứng thú học tập, tiếp tục chú ý nghe giảng, trả lời các câu hỏi.Từ đó tạo không khí học tập sôi nổi trong lớp.Để sử dụng phương pháp này có hiệu quả, tôi luôn đầu tư vào việc xây dựng các câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu, tường minh tránh những câu hỏi rườm rà, không có tác dụng phát triển tư duy và luôn ghi nhớ một phần bài học, không nên đặt ra quá nhiều câu hỏi.
* Trò chơi học tập
- Trò chơi giải mật mã
Với trò chơi này có thể sử dụng để củng cố bài hoặc cũng có thể sử dụng trong các hoạt động làm bài tập lịch sử. Đặc biệt khi giáo viên muốn nhấn mạnh một sự kiện lịch sử quan trọng hay nhân vật lịch sử có công lớn đối với đất nước.
Ví dụ: Dạy bài “Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc Lập”, để củng cố lại bài học, tôi sử dụng trò chơi “giải mật mã” như sau:
Chuẩn bị: giáo viên chuẩn bị các dữ kiện lịch sử, các dữ kiện có liên quan đến một nhân vật hay một sự kiện lịch sử được coi là “mật mã”. Mỗi dữ kiện là một câu hỏi, có thể có gợi ý để học sinh trả lời. Sau khi tìm được tất cả các dữ kiện HS sẽ có căn cứ để xác định “mật mã”.
Sử dụng trò chơi: giáo viên đưa ra một một bông hoa có số cánh tương đương các dữ kiện lịch sử đã chuẩn bị, nhụy hoa là “mật mã”. Giáo viên đọc các câu hỏi để học sinh tìm ra dữ kiện ẩn trong mỗi cánh hoa.
Cánh hoa 1: Ngày 5 - 6 - 1911 diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì?
Cánh hoa 2: Ngày được chọn làm ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám thành công là ngày nào?
Cánh hoa 3: Ngày khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là ngày nào?
Cánh hoa 4: “Hỡi đồng bào cả nước.Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được,quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” là đoạn trích trong tác phẩm nào?
Khi đã tìm được câu trả lời ở tất cả các cánh hoa, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm mối liên hệ giữa các sự kiện để tìm ra mật mã.
Đáp án:	
Cánh hoa 1: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
Cánh hoa 2: 19 - 8
Cánh hoa 3: 2 - 9 - 1945
Cánh hoa 4: Tuyên ngôn Độc Lập
	Mật mã: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc Lập.
Trò chơi ô chữ kì diệu
Sau phần ôn tập, tổng kết giáo viên có thể cho học sinh chơi trò chơi ô chữ để củng cố kiến thức
Ví dụ, khi dạy bài “ Ôn tập” giai đoạn “ Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp”, tôi sử dụng trò chơi ô chữ.
Cách chơi: Ô chữ kì diệu gồm 11 hàng ngang và 1 hàng dọc. Các đội chơi có quyền chọn ô chữ bất kì, có thể lựa chọn trả lời ô chữ hàng dọc bất cứ lúc nào. Thời gian suy nghĩ của mỗi ô chữ là 15 giây, mỗi đáp án đúng được 1 bông hoa. Riêng ô chữ hàng dọc được 3 bông hoa.
Hàng ngang số 1 gồm 6 chữ cái: Ngày 2-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại đâu?
Hàng ngang số 2 gồm 7 chữ cái: Tìm từ còn thiếu vào chỗ trống trong câu: “Sau Cách mạng tháng Tám nhân dân ta phải đương đầu với , giặc dốt và giặc ngoại xâm.”
Hàng ngang số 3 gồm 7 chữ cái: năm 1947 diễn ra chiến dịch nào?
Hàng ngang số 4 gồm 8 chữ cái: Quan sát hình ảnh sau và cho biết đó là nhân vật lịch sử nào?
Hàng ngang số 5 gồm 8 chữ cái: Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ người anh hùng nào lấy thân mình làm giá súng?
Hàng ngang số 6 gồm 10 chữ cái: Ai là một trong những người đầu tiên xây dựng và là “Quản đốc Xưởng Quân giới ở chiến khu Việt Bắc”?
Hàng ngang số 7 gồm 8 chữ cái: Năm 1950, chiến thắng nào tạo chuyển biến cơ bản cho cuộc kháng chiến: từ đây ta nắm quyền “Chủ động trên chiến trường”?
Hàng ngang số 8 gồm 12 chữ cái: trong Chiến dịch Điện Biên Phủ người anh hùng nào đã lấy thân mình lấp lỗ châu ma?
Hàng ngang số 9 gồm 8 chữ cái: Chiến dịch Việt Bắc năm 1947 được ví như: “mồ chôn”?
Hàng ngang số 10 gồm 10 chữ cái: đây là phân khu trung tâm do Pháp xây dựng ở Điện Biên Phủ.
Hàng ngang số 11 gồm 8 chữ cái: Tìm từ còn thiếu trong câu “Kháng chiến, toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh và  sự ủng hộ của quốc tế?
Tóm lại, trong dạy học Lịch sử, học sinh chỉ học tập có kết quả cao khi chính các em tiếp cận với các nguồn sử liệu và tự rút ra bài học dưới sự tổ chức, dẫn dắt của giáo viên.Bởi vậy, giáo viên cần kết hợp một cách nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học.
 c)Biện pháp 3: Chú trọng dạy học trên lớp.
Trước kia chúng ta thường quan niệm học lịch sử là phải học thuộc, nạp vào bộ nhớ của học sinh theo lối thầy đọc, trò chép, học thuộc lòng theo thầy, theo sách giáo khoa là đạt yêu cầu. Nhưng học tập lịch sử theo quan niệm hiện đại không phải là theo cách trên mà là: học sinh thông qua làm việc với sử liệu mà tạo ra hình ảnh lịch sử, tự xậy dựng, tự hình dung về quá khứ lịch sử đã diễn ra. Cơ sở nhận thức cá thể, độc lập đó, bằng các biện pháp tương tác xã hội (học theo nhóm, học cả lớp, đối thoại thầy trò...) m

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.docx