Nguyên tắc 1: Cho học sinh nghe những đoạn nghe sát với thực tế. Giáo viên nên sưu tầm những bài nghe từ các kênh phát thanh hoặc các cuộc phỏng vấn, hội thảo. Ngôn ngữ từ những tình huống thực tế đó được đánh giá là rất quan trọng trong kĩ năng nghe bởi nó giúp người học có cơ hội tiếp xúc với những ngữ điệu, giọng nói khác nhau và tránh gặp những từ không xuất hiện trong văn cảnh.
Nguyên tắc 2: Thay đổi phong phú dạng bài nghe. Giáo viên không nên cho học sinh của mình nghe đi nghe lại một dạng bài. Ngược lại, người dạy nghe nên kết hợp nhiều dạng bài để học sinh tiếp cận và có hứng thú hơn khi nghe. Sau đây là một số dạng bài nghe phổ biến:
Hội thoại giữa hai hoặc nhiều người;
Truyện cười;
Bài học;
Bài hát;
Tin tức phát sóng trên truyền hình, đài;
Truyện miêu tả
Nguyên tắc 3: Luôn luôn đưa ra yêu cầu cụ thể khi nghe. Giáo viên không nên để học sinh nghe một đoạn băng mà không đưa ra yêu cầu nào cả. Vì vậy, giáo viên phải giới thiệu nhiệm vụ cho học sinh trước khi nghe. Từng dạng bài tập nên được thiết kế/biên soạn để thực hành những kĩ năng nghe khác nhau: nghe hiểu, nghe điền từ, nghe và nối, nghe và tích, nghe thông tin cụ thể
Nguyên tắc 4: Dạy từ vựng thế nào cho kĩ năng nghe? Bạn sẽ dạy học sinh từ vựng trước hay sau khi nghe? Cách nào sẽ hiệu quả hơn? Nhìn chung, giáo viên chỉ nên cung cấp một số từ vựng quan trọng, cần thiết và ảnh hưởng đến ý chính của toàn bài nghe. Cách tốt nhất là nên tránh đưa ra nghĩa của tất cả các từ trong bài. Hãy để cho học sinh của bạn tự đoán nghĩa của từ dựa vào ngữ cảnh của bài nghe.
trong nhà trường nói chung, dạy học sinh lớp 3, 4, 5 học tốt phân môn Tiếng Anh nói riêng. Hơn nữa nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn Tiếng Anh, thấy được một số tồn tại và khó khăn trong việc dạy các kĩ năng Tiếng Anh trong đó có việc dạy kĩ năng nghe. Vậy làm thế nào để gây hứng thú cho học sinh khi học kĩ năng nghe để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học? Đó là lí do khiến tôi chọn đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng của tiết dạy nghe cho học sinh Trường Tiểu học Đồng Tĩnh B. Tên sáng kiến Một số biện pháp nâng cao chất lượng của tiết dạy nghe cho học sinh Trường Tiểu học Đồng Tĩnh B. 3. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến - Họ và tên: Trần Thị Thu - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Đồng Tĩnh B – Tam Dương – Vĩnh Phúc. - Số điện thoại: 01696819563 Gmail: tranthithuvp@gmail.com 4. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Giúp các em nghe hiểu được tiếng Anh một cách dễ dàng và yêu thích môn tiếng Anh hơn. Tạo cho các em hứng thú với môn học. 5. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử Ngày 25 tháng 9 năm 2016. 6. Mô tả bản chất của sáng kiến 6.1. Nội dung sáng kiến Nghe là một trong bốn kĩ năng rất cần thiết trong quá trình giao tiếp. Giống như kĩ năng đọc, nghe cũng là một kĩ năng tiếp thu, nhưng nghe thường khó hơn đọc vì ngôn bản tiếp thu qua nghe là lời nói. Hơn nữa khi nghe người khác nói, ta chỉ nghe được một lần, còn khi đọc ta có thể đọc đi đọc lại nhiều lần văn bản. Trong giờ nghe, thường thì không khí lớp học rất im lặng, học sinh thì thường căng thẳng, học sinh vốn đã trầm lại còn trầm hơn, đa số học sinh không thích học giờ nghe. Qua tìm hiểu tôi mới thấy được các khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môn nghe như sau: - Cơ sở vật chất ở một số trường còn thiếu, không đồng đều như: Không có băng đài hoặc băng đài chất lượng kém, thiếu ổ cắm ở lớp học hoặc ổ cắm bị hỏng. - Khi học sinh nghe giáo viên đọc, các em đã quen với giọng điệu của thầy cô. Ngoài ra thầy cô có thể đọc chậm, dùng cử chỉ hoặc hành động để gợi ý những phần nghe khó. Do đó việc nghe trở nên dễ dàng hơn. Nhưng khi nghe băng, học sinh phải đối mặt với những khó khăn này: + Không kiểm soát được điều sẽ nghe. + Lời nói trong băng quá nhanh. + Bài nghe có nhiều từ mới. + Trọng âm, ngữ âm bài nghe khác so với những gì các em đọc. + Học sinh không nghe thường xuyên sẽ không nhận ra những từ mà các em biết. + Giọng nói của người nói trong băng khác với cô giáo và bạn bè. + Ngữ pháp, từ vựng, trọng âm của các em còn nhiều hạn chế. Các biện pháp khắc phục khó khăn khi nghe + Giới thiệu chủ đề, ngữ cảnh, tình huống, nội dung có liên quan đến bài nghe. + Cho học sinh đoán trước những điều sắp nghe trong một ngữ cảnh nhất định. + Giải thích một số từ và cấu trúc cần thiết. + Soạn ra các yêu cầu, nhiệm vụ và bài tập về nội dung nghe. + Khi tiến hành các hoạt động nghe, việc dùng trực quan, tranh, hình ảnh minh hoạ kèm theo sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc làm rõ ngữ cảnh, gợi ý nội dung sắp nghe. + Tiến hành nghe theo ba giai đoạn: trước khi, trong khi và sau khi nghe. Chia quá trình nghe thành từng bước: Nghe ý chính, trả lời câu hỏi hướng dẫn, so sánh dự đoán. Nghe chi tiết, hoàn thành bài tập, yêu cầu nghe. Nghe, kiểm tra đáp án với tốc độ bình thường, không ngừng. + Khai thác sự khác nhau trong câu trả lời của các cặp, các nhóm và so sánh kết quả, thảo luận sau khi nghe. + Đảm bảo chất lượng giờ dạy nghe. Một số nguyên tắc khi dạy nghe: Nguyên tắc 1: Cho học sinh nghe những đoạn nghe sát với thực tế. Giáo viên nên sưu tầm những bài nghe từ các kênh phát thanh hoặc các cuộc phỏng vấn, hội thảo. Ngôn ngữ từ những tình huống thực tế đó được đánh giá là rất quan trọng trong kĩ năng nghe bởi nó giúp người học có cơ hội tiếp xúc với những ngữ điệu, giọng nói khác nhau và tránh gặp những từ không xuất hiện trong văn cảnh. Nguyên tắc 2: Thay đổi phong phú dạng bài nghe. Giáo viên không nên cho học sinh của mình nghe đi nghe lại một dạng bài. Ngược lại, người dạy nghe nên kết hợp nhiều dạng bài để học sinh tiếp cận và có hứng thú hơn khi nghe. Sau đây là một số dạng bài nghe phổ biến: § Hội thoại giữa hai hoặc nhiều người; § Truyện cười; § Bài học; § Bài hát; § Tin tức phát sóng trên truyền hình, đài; § Truyện miêu tả Nguyên tắc 3: Luôn luôn đưa ra yêu cầu cụ thể khi nghe. Giáo viên không nên để học sinh nghe một đoạn băng mà không đưa ra yêu cầu nào cả. Vì vậy, giáo viên phải giới thiệu nhiệm vụ cho học sinh trước khi nghe. Từng dạng bài tập nên được thiết kế/biên soạn để thực hành những kĩ năng nghe khác nhau: nghe hiểu, nghe điền từ, nghe và nối, nghe và tích, nghe thông tin cụ thể Nguyên tắc 4: Dạy từ vựng thế nào cho kĩ năng nghe? Bạn sẽ dạy học sinh từ vựng trước hay sau khi nghe? Cách nào sẽ hiệu quả hơn? Nhìn chung, giáo viên chỉ nên cung cấp một số từ vựng quan trọng, cần thiết và ảnh hưởng đến ý chính của toàn bài nghe. Cách tốt nhất là nên tránh đưa ra nghĩa của tất cả các từ trong bài. Hãy để cho học sinh của bạn tự đoán nghĩa của từ dựa vào ngữ cảnh của bài nghe. Nguyên tắc 5: Nghe nhiều lần. Khi thực hành kĩ năng nghe, cách tốt nhất là giáo viên nên cho học sinh nghe nhiều hơn một lần. Thông thường, nếu chỉ nghe lần đầu tiên, học sinh chưa nắm được ý nghĩa của toàn bài nghe. Vì thế bạn không nên dừng ở một lần nghe. Tuy nhiên, mỗi lần nghe lại, giáo viên nên định hướng người học tập trung vào một phần cụ thể, điều đó sẽ giúp học sinh dần dần hiểu bài nghe một cách đầy đủ. Ví dụ như đối với lần nghe thứ nhất, bạn có thể đưa ra câu hỏi như sau: - First listening: “What is the man’s name and what is his job?” - Second listening: “Why does the man say his job is the best?” - Third listening: “What does the woman think about the man’s opinion?” Mỗi nguyên tắc trên đều có những tác dụng rất khác nhau. Hãy áp dụng chúng cho lớp học kĩ năng nghe của bạn và kiểm chứng độ hiệu quả. * Tiết dạy minh hoạ: UNIT 6: WHERE’S YOUR SCHOOL? Lesson 2: part 4 (English 4) I- Objectives - Luyện kỹ năng nghe hiểu lấy thông tin chính - Học sinh nghe một đoạn hội thoại để đánh số thứ tự các bức tranh theo nội dung bài nghe. II- Stages of teaching 1) Pre- listening - Giáo viên giới thiệu chủ đề bài nghe: “Chúng ta sẽ nghe một đoạn hội thoại về tên, vị trí của các trường và tên lớp của các bạn trong bức tranh. Các em sẽ đánh số thứ tự đúng cho các bức tranh”. - Giáo viên chỉ vào tranh và đưa ra câu hỏi trước khi nghe: " What’s the name of this school ? " “ Where’s Nguyen Hue primary school? ” “ Where’s Sunflower primary school? ” “ What class is he in? ” - GV yêu cầu học sinh làm việc theo cặp, hỏi và trả lời về các bức tranh để các em vừa ôn lại cấu trúc câu của bài hôm trước đồng thời nhận được các thông tin cần thiết. 2) While- listening - Giáo viên cho học sinh nghe băng liên tục 1 hoặc 2 lần - Giáo viên hỏi học sinh: " Can you number the pictures?" Nếu học sinh đánh dấu được các bức tranh thì: + GV yêu cầu học sinh so sánh kết quả với bạn. + GV yêu cầu các em cho biết kết quả sau khi nghe. - Giáo viên cho học sinh nghe lại băng để kiểm tra kết quả (có thể dừng băng khi có thông tin cần thiết giúp các em nhận ra đáp án đúng) - Giáo viên đưa ra đáp án đúng. 3) Post- listening - Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo cặp, hỏi và trả lời theo thứ tự đúng của bức tranh sử dụng cấu trúc câu: + What’s the name of ..... school? + Where’s .........school? + What class is he/she in? - Giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt lại nội dung các bức tranh Ex: Linda is a student of Sunflower primary school. It is in South Street, London She is in class 4A Qua thực tiễn vận dụng các biện pháp và kinh nghiệm trên tôi thấy học sinh trong lớp đều có tiến bộ rõ rệt. Giờ học sinh động hơn, học sinh được tham dự vào nhiều hoạt động khác nhau. Và giáo viên có thể dễ dàng giúp đỡ những học sinh kém. 6.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến * Đối với Giáo viên: Trong việc dạy kĩ năng nghe trong Tiếng Anh cần truyền thụ: + Giới thiệu chủ đề: khai thác xem học sinh đã biết và chưa biết gì về nội dung sẽ nghe, gợi trí tò mò, tạo hứng thú về nội dung bài sắp nghe. + Cho học sinh đoán trước khi nghe: điều này gây sự chú ý của học sinh vào bài nghe và tạo ra hứng thú cho học sinh đối với bài học. + Giáo viên nên sưu tầm những bài nghe từ các kênh phát thanh hoặc các cuộc phỏng vấn, hội thảo. Ngôn ngữ từ những tình huống thực tế đó được đánh giá là rất quan trọng trong kĩ năng nghe bởi nó giúp người học có cơ hội tiếp xúc với những ngữ điệu, giọng nói khác nhau và tránh gặp những từ không xuất hiện trong văn cảnh. Thực hiện tốt tiến trình dạy nghe bằng tiếng Anh: 1- Pre- listening a) Giới thiệu từ vựng mới Như trên tôi đã trình bày, không nhất thiết phải giới thiệu tất cả các từ mới trước khi nghe. Các em có thể được phát triển kỹ năng nghe bằng cách thực hành đoán nghĩa của từ. Chỉ có những từ khó học sinh không hiểu được nội dung của bài nghe mới cần được dạy trước b) Chuẩn bị cho học sinh nghe, nghĩ về điều sắp nghe, sắp xếp, dự đoán. Hoàn thành các dạng bài tập trước khi nghe. Các dạng bài tập đó là: + Giáo viên viết 3- 5 câu lên bảng về ý chính của bài nghe. Học sinh “pair work", dự đoán xem câu nào đúng hoặc sai với điều sắp nghe. + Open – prediction: Cho học sinh xem một số tranh, học sinh đoán và viết dự đoán về điều sẽ nghe hoặc giáo viên đặt câu hỏi, học sinh đoán câu trả lời. Khi nghe, học sinh sẽ đánh dấu vào đều mình đoán đúng. + Ordering: Cho học sinh một số tình huống hoặc tranh có đánh số a, b đảo lên bảng. Học sinh thảo luận nhóm đoán thứ tự tranh hoặc câu có sẵn xuất hiện trong bài nghe. + Pre- question: Giáo viên cho một vài câu hỏi có chứa ý chính của bài nghe để tập trung sự chú ý của học sinh trong khi nghe . Học sinh không phải đoán câu trả lời, sau khi nghe lần một, yêu cầu học sinh trả lời. + Guess the location, chararters, or situation 2- While- listening Học sinh tập trung nghe chi tiết để hoàn thành yêu cầu nghe. Mở băng 2-3 lần, yêu cầu học sinh nghe, làm các dạng bài tập nghe h
Tài liệu đính kèm: