Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh Lớp 2

1. Phần mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài:

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Chữ viết cũng là một biểu

hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp

phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối

với thầy và bạn đọc bài vở của mình ”.

Những dòng chữ ngay ngắn, thẳng hàng luôn gây được cảm tình cho người

đọc, người xem. Ngược lại, nét chữ xiêu vẹo, nghiêng ngả, chưa được đẹp

khiến người đọc không hiểu được nội dung văn bản, thì việc chuyển tải thông tin

sẽ gặp nhiều hạn chế. Ông cha ta đã từng nói "Nét chữ nết người" quả không sai,

chúng ta có thể đoán được tính cách một người thông qua nét chữ của người đó.

Bởi cái chữ phản ánh rất đúng cái tính cách, bản chất của người cầm bút viết nên

nó. Nhìn nét chữ ngay ngắn, tròn trĩnh đó là người có tính cách cẩn thận, chu toàn,

gọn gàng, làm việc gì cũng tới nơi tới chốn, còn nhìn nét chữ nghiêng ngã, xiêu

vẹo chứng tỏ người viết có tính cách cẩu thả, thiếu cẩn thận. Nét chữ là biểu hiện

của nết người, là phản ánh ý thức rèn luyện tư duy vào óc thẩm mĩ của người viết.

Từ việc rèn chữ viết đẹp góp phần rèn luyện cho chính các em đức tính cẩn thận,

tính kỷ luật và lòng tự trọng đối với mình, đối với người khác. Vì thế chữ viết có

vai trò rất quan trọng đối với con người. Chữ viết cần phải đúng, đẹp để tạo sự tôn

trọng lẫn nhau.

pdf 20 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 1131Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2 đơn vị (ô li): d, đ, q, p. Các chữ cái được viết với độ cao 
1,5 đơn vị (ô li): t. Các chữ cái được viết với độ cao 1,25 đơn vị (ô li): r, s. Các 
chữ cái còn lại được viết với độ cao 1 đơn vị (ô li): o, ô, ơ, a, ă, â, u, ư, i, c, e, ê, n, 
m. Các dấu thanh được viết trong phạm vi 1 ô vuông có cạnh 0,5 đơn vị (ô li). 
Với mẫu chữ cái viết hoa: Các chữ cái được viết với độ cao 5 đơn vị (ô li). 
Còn mẫu chữ số được viết với độ cao 2 đơn vị (ô li). 
Giáo viên cần lưu ý khi dạy viết ứng dụng các chữ ghi tiếng có chữ cái viết 
hoa đứng đầu (tên riêng, chữ viết hoa đầu câu...), cần hướng dẫn học sinh cách 
viết tạo sự liên kết bằng nối nét hoặc để khoảng cách hợp lí giữa chữ cái viết hoa 
và chữ cái viết thường. 
Cụ thể: Có 17 chữ cái viết hoa A, Ă, Â, G, H, K, L, M, Q, R, U, Ư, Y (kiểu 
1), A, M, N, Q (kiểu 2) có điểm dừng bút hướng tới chữ viết thường kế tiếp như 
Hà Nội, Quỳnh Trâm... 
Có 17 chữ cái viết hoa B, C, D, Đ, E, Ê, I, N, O, Ô, P, S, T, V, X (kiểu 1), V 
(kiểu 2) có điểm dừng bút không hướng tới chữ cái viết thường kế tiếp, do đó khi 
viết cần căn cứ vào từng trường hợp để tạo sự liên kết bằng cách viết chạm đầu nét 
của chữ cái viết thường vào nét chữ cái viết hoa đứng trước hoặc để khoảng cách 
ngắn (bằng 1/2 khoảng cách giữa 2 chữ cái viết thường) giữa chữ hoa với chữ 
thường. Ví dụ như Đà Nẵng, Tây Nguyên, Phan Đình Phùng... 
Khi viết chữ cần chú ý cho học sinh nối chữ liền mạch, đảm bảo tốc độ viết 
nhanh. Viết liền mạch là viết tất cả các hình cơ bản của chữ cái trong một chữ ghi 
tiếng rồi mới đặt dấu phụ và dấu thanh. 
Việc đặt dấu thanh cũng hết sức quan trọng, và việc này đã được xử lí thống 
nhất trong sách giáo khoa của chương trình Tiểu học mới do Nhà Xuất bản Giáo 
dục ấn hành, cụ thể: Dấu thanh (huyền, hỏi, sắc, ngã, nặng) được đánh ở âm 
chính: khóa, thùy, ...), khi âm chính là một âm đôi, xuất hiện trong âm tiết mở 
(không có âm tiết cuối) thì dấu thanh được đánh ở yếu tố đầu của nguyên âm đôi 
đó: bìa, bùa... Khi âm chính là một âm đôi, xuất hiện trong âm tiết đóng (có âm 
cuối) thì dấu thanh được đánh ở yếu tố cuối của nguyên âm đôi đó: miếng, buồm, 
vượn,... Cách đặt dấu thanh trong chữ viết Tiếng Việt cũng cần đảm bảo sự hài 
hòa, cân đối và mang tính thẩm mĩ, nên các dấu thanh thường được đặt vào vị trí 
khoảng giữa (trên, dưới) đối với chữ cái a, ă, o, ơ, e, i (y), u, ư như cài, gỡ, hỏi, 
nặng; riêng đối với các chữ cái â, ê, ô thì dấu huyền, sắc được đặt ở phía bên phải 
của dấu mũ: gối, khế, cấy... 
2.2.2. Các bước chuẩn bị, tiến hành hướng dẫn học sinh luyện viết 
a. Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, đồ dùng học tập trước khi lên lớp 
 Điều kiện cơ sở vật chất: Ánh sáng phòng học, bảng lớp, bàn ghế học sinh 
không thể thiếu đối với việc dạy học nói chung, đối với việc rèn chữ nói riêng. Vì 
vậy, nó phải đảm bảo để học sinh học tập tốt hơn. 
Hoạt động chủ đạo của học sinh trong giờ học Tập viết là thực hành luyện 
tập nhằm mục đích hình thành kĩ năng viết chữ thành thạo, dưới sự hướng dẫn của 
giáo viên, học sinh được thực hành luyện viết trên 2 hình thức: viết trên bảng và 
viết trong vở Tập viết. Để thực hành luyện viết đạt kết quả tốt, học sinh cần có ý 
thức chuẩn bị và sử dụng có hiệu quả một số đồ dùng học tập thiết yếu sau: 
Thứ nhất: bảng con màu đen (hoặc xanh đậm), bề mặt có độ nhám vừa phải, 
dòng kẻ ô rõ ràng, đều đặn dễ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh viết phấn. Bảng 
con là công cụ thực hành tiện lợi và hiệu quả đối với học sinh, có tác dụng tích cực 
trong quá trình dạy tập viết ở tiểu học. Loại bảng viết bằng phấn và loại bảng viết 
bằng bút dạ có những mặt ưu và một số hạn chế nhất định khi sử dụng, song tác 
dụng của chúng đối với rèn kĩ năng viết cho học sinh là rất quan trọng. 
Thứ hai: Phấn trắng có chất lượng tốt sẽ làm nổi rõ hình chữ trên bảng. Nếu 
viết bút dạ thì bút phải cầm vừa tay, đầu bút nhỏ, ra mực đều mới viết được rõ 
ràng. 
Thứ ba: Khăn lau sạch, có độ ẩm vừa phải, dễ cầm tay sẽ giúp cho việc xóa 
bảng hợp vệ sinh và không ảnh hưởng đến chữ viết. 
Thứ tư: Vở tập viết phải đúng mẫu theo quy định của Bộ Giáo dục. Học 
sinh phải giữ vở sạch sẽ, bao bìa kính ở ngoài, có ghi tên, lớp rõ ràng. Khi sử dụng 
vở tập viết thì học sinh lưu ý không được làm dơ, bẩn, trình bày chữ viết sạch sẽ, 
đẹp, khoa học, không bôi xóa lung tung. 
Thứ năm: Bút, với bút mực thì phải sử dụng bút không nhạt quá, cũng 
không đậm quá. Với bút máy thì phải chọn bút máy chuẩn, ngòi mềm, đầu bút 
thanh, vừa tay cầm và chuẩn bị mỗi bạn một lọ mực, một cái khăn và một cái bìa 
kê tập. Khi viết bút mực giáo viên cần lưu ý cho học sinh viết cẩn thận, không để 
mực dây ra tập, quần áo, không được viết nhanh, viết ẩu, viết ngoáy. 
b. Hướng dẫn học sinh tư thế ngồi viết, cách cầm phấn, cầm bút 
Quá trình hình thành kĩ năng viết chữ trải qua hai giai đoạn: 
Giai đoạn nhận biết, hiểu về chữ viết thông qua hoạt động của các giác quan 
mắt, tai và hoạt động của vùng ngôn ngữ trong bộ não. 
Giai đoạn điều khiển vận động (cơ, xương bàn tay), thường có hiện tượng 
"lan tỏa", dễ ảnh hưởng tới một số bộ phận khác trong cơ thể (ví dụ: miệng méo, 
vai gù, lệch...). Nhận thức rõ tầm quan trọng của giai đoạn này trong quá trình tập 
viết, chương trình Tiểu học Pháp từ năm 1991 đã xác định: “Tập viết là môn học 
của bàn tay và cơ thể, đòi hỏi sự chính xác của nét bút, sự khéo léo trong trình 
bày, sự nhảy cảm về thẩm mĩ khi viết.” 
Bởi vậy trong quá trình viết chữ học sinh cần lưu ý đến tư thế ngồi viết cũng 
như cách cầm bút và phấn. 
Tư thế ngồi viết: học sinh cần ngồi thẳng lưng, không tì ngực vào bàn, đầu 
hơi cúi, mắt cách vở khoảng 25 -30 cm, nên cầm bút (phấn) bằng tay phải, tay trái 
tì nhẹ lên mép vở (bảng) để trang viết (bảng) không bị xê dịch, hai chân để song 
song, thoải mái. 
Tư thế ngồi viết 
 Cách cầm phấn: Cầm bằng 3 ngón tay, đầu ngón cái cách đều viên phấn 
khoảng 1 cm, cầm phấn chắc vừa phải, khi đưa phấn lên cần nhẹ tay để tạo nét 
thanh, khi đưa xuống cần miết đầu phấn mạnh hơn chút để tạo nét đậm. Nhưng 
phải từ từ, tránh đột ngột. 
 Cách cầm bút: Cầm bằng ba ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa) với 
độ chắc vừa phải, không chặt quá, không lỏng quá. Khi viết dùng ba ngón tay di 
chuyển bút nhẹ nhàng từ trái qua phải (không nhấn mạnh đầu bút xuống mặt giấy), 
cán bút nghiêng về bên phải, cổ tay, khuỷu tay, cánh tay cử động mềm mại, thoải 
mái. Khi viết cần tạo nét thanh bằng cách đưa bút lên nhẹ, còn khi đưa xuống cần 
miết ngòi bút xuống để tạo nét đậm. Ngoài ra khi viết chữ đứng, học sinh cần để 
vở ngay ngắn trước mặt, nếu viết chữ nghiêng cần để vở hơi nghiêng sao cho mép 
vở phía dưới cùng với mép bàn tạo thành một góc khoảng 15 độ. Khi viết chữ về 
bên phải, quá xa lề vở cần xê dịch vở sang bên sáng để mắt nhìn thẳng nét chữ, 
tránh nhoài người về bên phải để viết tiếp. 
c. Hướng dẫn học sinh viết đúng, viết đẹp 
 * Củng cố cho học sinh những kiến thức căn bản của cách viết: 
Vào đầu năm học giáo viên đã củng cố kiến thức cơ bản về độ cao, độ rộng, 
khoảng cách các con chữ và chữ, các quy tắc đặt dấu thanh, cách cầm phấn, cầm 
bút, tư thế ngồi viết để học sinh nắm chắc nhằm tạo cho các em những thói quen 
tốt trong việc rèn viết chữ. 
Giáo viên giúp học sinh xác định lại vị trí đường kẻ trong vở học sinh, tọa 
độ của các nét chữ, chữ trong khung chữ mẫu 
Về cơ bản, hình dạng 29 chữ cái viết thường cỡ chữ vừa có thể chia thành 
ba nhóm, có cấu tạo các nét cơ bản gần gũi với nhau. Luyện viết theo từng nhóm 
chữ giúp cho kĩ năng viết các nét cơ bản thành thạo, tạo thói quen viết đều nét và 
Cách cầm bút 
đẹp chữ. Dựa vào mẫu chữ viết trong trường Tiểu học, tùy điều kiện giáo viên có 
thể cho học sinh luyện viết theo hai cách: 
Ở giai đoạn của việc luyện viết, giáo viên nên chọn loại vở kẻ ô vuông nhỏ 
(dòng kẻ 4 ô ly), để dễ xác định chiều cao và bề rộng cho đúng tỉ lệ. Biện pháp 
thực hiện chủ yếu là từ dễ đến khó theo từng nhóm chữ: 
Nhóm 1: i, u, ư, t, n, , m, v, r: các chữ cái ở nhóm này có chiều cao 1 đơn 
vị (ô li), riêng chữ cái r có cao 1, 25 đơn vị (ô li), chữ t cao 1, 5 đơn vị (ô li). Bề 
rộng cơ bản của chữ là 3/4 đơn vị (ô li), riêng chữ cái m rộng 1, 5 đơn vị (ô li). 
Chữ cái ở nhóm này thường được cấu tạo bởi các nét móc (móc xuôi, móc ngược, 
móc hai đầu). Khi luyện viết chữ hai nét móc xuôi và móc hai đầu cần chú trọng 
vì chúng khó viết hơn nét móc ngược, 4 chữ cái n, m, v, r cần được luyện tập 
nhiều lần để nét viết mềm mại, đẹp mắt. 
Nhóm 2: l, b, h, k, y, p: các chữ cái này có chiều cao 2, 5 đơn vị (ô li), riêng 
chữ cái p cao 2 đơn vị (ô li), bề rộng cơ bản của chữ là 3/4 đơn vị (ô li). Về cấu 
tạo chữ cái ở nhóm này có nét khuyết (khuyết trên, khuyết dưới), có những điểm 
gần gũi với chữ cái ở nhóm 1 (nửa dưới của chữ b giống với chữ v, nửa dưới của 
chữ h giống với chữ n, nửa trên của chữ y giống với chữ u). Khi luyện viết chữ 
hai nét khuyết trên và khuyết dưới đều cần được chú trọng, tập trung luyện viết 
cho đẹp bốn chữ cái l, b, h, n (tạo vòng xoắn ở chữ b và k vừa phải, hợp lí trong 
hình chữ). 
Nhóm 3: o, ô, ơ, a, ă, â, d, d, q, g, c, x, e, ê, s: các chữ cái ở nhóm 3 có 3 
loại độ cao khác nhau, song chúng đều có độ cao 1 đơn vị (ô li) (10/15 chữ), các 
chữ d, đ, q cao 2 đơn vị (ô li), chữ g cao 2, 5 đơn vị (ô li), riêng chữ s cao 1, 25 
đơn vị (ô li). Bề rộng cơ bản của hầu hết các chữ cái là 3/4 đơn vị (riêng chữ s 
rộng 1 đơn vị, chữ x rộng 1, 5 đơn vị). Nhóm chữ này thường được cấu tạo bởi các 
nét cong (cong kín, cong hở), trong đó nét cong kín (chữ o) có mặt ở mười chữ cái, 
tạo sự liên hệ gần gũi về hình dạng giữa các chữ. Vì vậy muốn luyện viết đẹp các 
chữ cái ở nhóm 3 cần tập trung luyện viết thật đẹp chữ o, từ chữ o, dễ dàng chuyển 
sang viết các chữ ô, ơ, a, ă, â, d, d, q, g, dễ tạo được các nét cong kín để viết được 
các chữ còn lại. 
Với chữ hoa gồm có 29 chữ tuy hình dạng khác nhau nhưng nhìn chung có 
thể chia làm 5 nhóm có cấu tạo các nét cơ bản. Hầu hết các chữ viết hoa cao 2, 5 
đơn vị (ô li), còn chữ G, Y có chiều cao 4 đơn vị (ô li). Do vậy khi luyện viết các 
chữ hoa cần tập tung vào việc tạo các đường cong hoặc lượn khi phối hợp các nét 
cơ bản cho mềm mại, đẹp mắt và việc thực hiện đó được tiến hành từ dễ đến khó 
theo các nhóm chữ: 
Nhóm 1: U, Ư, Y, X, (N, M, V kiểu 2) : khi viết các chữ hoa ở nhóm này 
học sinh cần tập trung luyện kĩ nét móc hai đầu, điều khiển nét bút ở phần cong 
sao cho chuẩn, mềm mại, đúng hình dạng. 
Nhóm 2: A, Ă, Â, N, M: chủ yếu là rèn luyện nét móc ngược, đưa bút từ 
trên dưới lên, độ nghiêng hoặc lượn ở đầu nét móc và phần cong cuối nét móc sao 
cho vừa phải, đúng mẫu. 
Nhóm 3: C, G, E, Ê, T: các chữ cái viết hoa ở nhóm này chủ yếu được tạo 
bởi nét cong và sự phối hợp biến điệu của những nét cong. Bởi thế khi viết cần 
luyện cách điều khiển đầu bút để tạo những nét cong đúng mẫu. Trong các chữ ở 
nhóm này thì chữ C và chữ E tương đối khó viết nên học sinh cần chú ý quan sát 
kĩ khi giáo viên viết mẫu và phải luyện viết nhiều để tạo dáng chữ mềm mại. 
Nhóm 4: P, R, B,D, I, K, H, S, L,V: các chữ này đều có nét cơ bản được 
biến điệu hoặc có sự kết hợp hài hòa các nét cơ bản trong một nét viết. 
Nhóm 5: O, Ô, Ơ, Q, ( A, Q kiểu 2): các chữ hoa ở nhóm này được viết bởi 
1 hoặc 2 nét nhưng có nét đòi hỏi viết liền mạch và điều khiển đầu bút theo nhiều 
hướng. 
Ngoài ra giáo viên cần cho học sinh hiểu rõ các khái niệm cơ bản về dòng, 
khoảng cách... Dòng (thể hiện chữ viết) được hiểu theo nghĩa là khoảng để viết 
hoặc xếp chữ kế tiếp nhau thành hàng, ví dụ: giấy có kẻ dòng, chấm xuống dòng. 
Vở tập viết của học sinh được trình bày theo các ô vuông, có các dòng kẻ ngang. 
Mỗi dòng viết gồm 5 dòng kẻ ngang, chia thành 4 li (mỗi li khoảng cách giữa hai 
dòng kẻ - 0, 25cm). Mẫu chữ viết trong trường Tiểu học có độ cao tính theo đơn vị 
(bằng chiều cao chữ cái ghi nguyên âm), tương ứng với li trong vở Tập viết như 
sau: viết theo cỡ chữ nhỏ thì chiều cao chữ cái ghi nguyên âm là 1li, chữ viết theo 
cỡ vừa chiều cao chữ cái là 2 li. Từ đó có thể hiểu mẫu chữ cái trong bảng mẫu 
chữ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành được trình bày theo cỡ vừa (chiều cao 
chữ cái ghi nguyên âm là 2 li - 1 đơn vị, chữ cái viết thường có chiều cao lớn nhất 
là 5 li, hầu hết chữ cái viết hoa có chiều cao 5 li. 
* Hướng dẫn học sinh luyện viết: 
Đây là khâu rất quan trọng vì nếu chúng ta hướng dẫn kỹ sẽ giúp học sinh 
thực hành nhanh và chính xác hơn. Tôi tiến hành luyện viết cho học sinh theo các 
bước như sau: 
Bước 1: Viết mẫu: 
Để tạo được hiệu quả dạy học, giúp học sinh hình dung ra các chữ thường 
cũng như chữ hoa một cách sinh động, rõ ràng thì giáo viên cần chuẩn bị những 
mẫu chữ viết sẵn có các dòng kẻ sau đó giáo viên sẽ hướng dẫn lại cách viết để 
giúp học sinh khắc sâu hơn. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát chữ mẫu: nhận 
biết về hình dạng, cấu tạo nét, so sánh với chữ cái đã học trước đó. Giáo viên 
hướng dẫn học sinh về quy trình viết chữ: điểm đặt bút, rê bút, lia bút, chuyển dịch 
đầu bút, điểm dừng bút... Hình thức: chỉ dẫn trên mẫu chữ, viết mẫu trên khung 
chữ, viết mẫu trên dòng kẻ (giống vở Tập viết). Hướng dẫn học sinh viết trên bảng 
con: giáo viên theo dõi, kiểm tra, uốn nắn, hướng dẫn học sinh rút kinh nghiệm. 
 Ví dụ: Để dạy viết chữ hoa L, câu ứng dụng Lá lành đùm lá rách. Tôi 
chuẩn bị sẵn 1 bảng mẫu chữ đã viết sẵn chữ hoa L, câu ứng dụng Lá lành đùm 
lá rách có các dòng kẻ sẵn trên nền vàng cho học sinh quan sát trước, sau đó giáo 
viên chuẩn bị thêm một bảng phụ để viết mẫu chữ hoa L, câu ứng dụng Lá lành 
đùm lá rách lên cho học sinh quan sát các điểm đặt bút, rê bút, dừng bút và độ 
cao các con chữ. Điều này giúp học sinh hình thành kiến thức trong đầu trước khi 
các em viết lên bảng con của mình, nhằm tạo hiệu quả cao trong việc rèn chữ viết. 
Việc viết mẫu của giáo viên là một thao tác trực quan trên bảng lớp giúp 
học sinh nắm bắt được quy trình viết từng nét của từng chữ cái. Do vậy, giáo viên 
phải viết chậm, đúng theo quy tắc viết chữ vừa giảng giải, vừa phân tích cho học 
sinh. 
Khi viết mẫu, giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh nhìn thấy tay của giáo 
viên viết từng nét chữ. Khi viết, giáo viên vừa kết hợp giảng giải, phân tích: đưa 
bút như thế nào, thứ tự các nét viết ra sao, giáo viên cũng cần chú ý phân tích cả 
cách viết dấu phụ và dấu thanh. 
Bước 2: Luyện viết bảng con: 
 Sau khi hướng dẫn viết mẫu trên bảng lớp, giáo viên yêu cầu học sinh viết 
bảng con. Quan sát học sinh viết bảng con để sửa cho các em ngay tại lúc đó, chỉ 
ra chỗ sai cho các em rút kinh nghiệm. Giới thiệu những em viết đúng, viết đẹp 
trước lớp để các em khác rút kinh nghiệm. Đối với những em viết sai, giáo viên 
nhắc nhở ngay và hướng dẫn các em điều chỉnh lại cho đúng. Khâu này rất quan 
trọng vì nếu các em làm đúng ở bảng con thì khi viết vào vở sẽ ít bị sai. 
Bước 3: Hướng dẫn học sinh viết vở: 
Đây là bước quan trọng trong một tiết luyện viết, bởi có thể đánh giá chất 
lượng chữ viết của các em sau khi xem bài viết của học sinh: xấu hay đẹp, đúng 
hay sai, hoàn thành tốt, hoàn thành hay chưa hoàn thành. Sau khi cho học sinh 
thực hành viết bảng con và giáo viên đã sửa lỗi thì giáo viên cho học sinh viết bài 
vào vở. 
Trước khi viết bài giáo viên cho học sinh nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm 
bút để học sinh ngồi đúng và đẹp trong quá trình viết. Trong khi học sinh viết bài, 
giáo viên phải theo dõi, quan sát, nhắc nhở học sinh viết đúng và viết đẹp. 
Khi dạy từ ngữ ứng dụng, ngoài việc hướng dẫn học sinh viết chữ ghi tiếng, 
giáo viên còn phải quan tâm, nhắc nhở các em viết đúng khoảng cách giữa các chữ 
đều đặn, hợp lí. Khoảng cách giữa các chữ thường được ước lượng bằng một chữ 
cái o viết thường. Giữa các từ ứng dụng, học sinh viết theo điểm đặt bút, dừng bút. 
Khi dạy viết câu ứng dụng, giáo viên cần lưu ý về cách viết và đặt dấu câu: 
dấu chấm, dấu phẩy, dấu hỏi... 
Bước 4: Nhận xét chữa bài: 
Việc nhận xét bài của học sinh cũng rất quan trọng, thường căn cứ vào mục 
đích, yêu cầu đặt ra cho từng bài học theo chương trình quy định. Qua việc nhận 
xét bài, giáo viên cần giúp cho học sinh tự nhận thức được ưu điểm để phát huy, 
thấy rõ những thiếu sót để khắc phục, kịp thời phát hiện, động viên những cố 
gắng, nổ lực của học sinh khi viết chữ. Giáo viên cần viết lại những chữ học sinh 
viết sai để học sinh thấy được cái sai và sửa lại cho đúng và ghi lời nhận xét ngắn 
gọn. 
Sau mỗi tiết học Tập viết, Chính tả, luyện viết, khi nhận xét bài cho học 
sinh, giáo viên cần nhận xét thật tỉ mỉ các nét chữ trong con chữ mà học sinh vừa 
viết và phân tích rõ nguyên nhân học sinh viết chưa đúng, chưa đẹp để lần sau học 
sinh rút kinh nghiệm cho những lần viết sau. 
Qua việc nhận xét bài thường xuyên trên lớp, tôi phát hiện một số học sinh 
viết chữ còn chưa đẹp các nét khuyết của các con chữ (l, b, g, h, k), nét móc xuôi 
của các con chữ (n, m, p). Tôi tập trung các em thành nhóm theo đối tượng và 
hướng dẫn cách viết. 
Tôi thường chú ý đến các giai đoạn của quá trình tập viết chữ. Việc hướng 
dẫn học sinh luyện tập, thực hành phải tiến hành từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, từ 
đơn giản đến phức tạp để học sinh dễ tiếp thu. Lúc đầu là việc viết đúng hình 
dáng, cấu tạo, kích thước và cỡ chữ, sau đó là viết đúng dòng và đúng tốc độ quy 
định. Việc rèn luyện kĩ năng viết chữ phải được tiến hành đồng bộ ở lớp . 
Sau một thời gian rèn luyện, tôi thấy số lượng học sinh viết chữ chưa đẹp 
ngày càng giảm đi nhiều. 
Song song với việc rèn chữ, giữ vở sạch là vấn đề không kém phần quan 
trọng đối với mỗi học sinh. Vì vậy, tôi luôn giáo dục học sinh ý thức giữ vở sạch 
sẽ: vở sạch là vở không quăn góc, không xộc xệch, bao bọc cẩn thận, có nhãn vở, 
có bao bìa. Bên trong vở, các em trình bày bài rõ ràng, không giây bẩn.. 
Đối với những em chưa có ý thức giữ vở, tôi liên hệ kịp thời với phụ huynh 
để nhắc nhở việc giữ vở sạch và sắp xếp vở ngăn nắp, gọn gàng. Có như vậy, khi 
soạn vở, các em đỡ tốn thời gian và giữ vở được tốt hơn. 
Trước đây chúng ta thường nghe nói: “Chữ tốt là do hoa tay, hoa văn hay là 
do trí óc”. Trong thực tế, xưa và nay cho thấy điều đó không hoàn toàn đúng, mà 
quan trọng cả là ở sự “rèn luyện”. 
Rèn chữ đẹp, giữ vở sạch cho học sinh là một công việc đòi hỏi tôi kiên trì 
nhẫn nại và không nôn nóng. Tôi không những rèn cho các em viết đúng mà tiến 
hành đến viết đẹp. 
Bước 5: Hướng dẫn học sinh luyện viết ở trường, ở nhà: 
+ Luyện viết ở trường: 
Hiện nay, các trường đều thực hiện dạy hai buổi/ngày nên các em có thời 
gian luyện viết vào buổi chiều. Ở những tiết luyện viết trước hết tôi hướng dẫn cho 
các em sử dụng bảng cài để ôn lại các từ khó, dễ lẫn, các từ các em hay viết sai. 
Sau đó yêu cầu học sinh viết bảng con nhiều lần những từ cần viết và cuối 
cùng viết vào vở (Trình tự như nêu ở trên nhưng các bước thực hiện nhẹ nhàng 
hơn vì các em đã nắm kỹ cách viết ). 
 + Luyện viết ở nhà 
Ở trường, thời gian không đủ để các em luyện tập, do đó sau mỗi bài viết 
trên lớp tôi thường yêu cầu các em về nhà tự luyện vào vở. Để tránh nhàm chán 
cho các em tôi thường cho thêm những bài thơ, bài văn yêu cầu các em viết ở nhà. 
Ví dụ: Để giúp các em phân biệt và luyện viết chữ ng – ngh tôi yêu cầu các 
em viết: 
Dù ai nói ngả nói nghiêng 
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. 
Sau mỗi bài luyện viết của học sinh, giáo viên thu tập vở của học sinh và 
nhận xét bằng bút đỏ, ghi các lỗi học sinh mắc phải để học sinh thấy được những 
điểm sai và làm tốt hơn cho những bài viết sau. 
2.2.3 Một số biện pháp hỗ trợ giúp học sinh viết tốt hơn 
a. Giáo viên phải là tấm gương cho học sinh học tập về viết chữ đẹp 
Để nâng cao chất lượng viết chữ đẹp ở học sinh lớp 2 thì người giáo viên 
phải là người viết chuẩn, đẹp và thường xuyên rèn luyện chữ viết. Bởi trong mắt 
học sinh thì cô giáo là “thần tượng” là người các em rất xem trọng và được các 
em lấy làm mẫu mực nhất. Bởi vậy giáo viên phải là người nắm vững kiến thức về 
cấu 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_c.pdf