Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp kết hợp các lực lượng giáo dục của giáo viên chủ nhiệm

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp kết hợp các lực lượng giáo dục của giáo viên chủ nhiệm

Lực lượng của các quần chúng là vô cùng mạnh mẽ, nhiệm vụ của họ vô cũng vô cùng nặng nề. Họ phải bằng mọi cách tạo nên một quy trình khép kín trong đó gia đình và xã hội vừa là nơi chuẩn bị tốt cho học sinh tiếp thu ảnh hưởng giáo dục của nhà trường trong việc củng cố duy trì các kết quả giáo dục đối với học sinh trong thời gian các em sống trong gia đình và xã hội.

Nhà trường giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức xây dựng các lực lượng giáo dục tạo moi trường thuận lợi đểư giáo dục toàng diện cho học sinh. Đó là nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm lớp.

Lực lượng giáo viên trong nhà trường.

Tập thể giáo viên bộ môn là người có trách nhiệm chính giáo dục học sinh một cách toàn diện nên có trách nhiệm tổ chức, điều khiển hành vi hoạt động của học sinh, giáo viên bộ môn cung cấo cho các em kiến thức cơ bản và hình thành cho các em nhân cách làm người.

 

doc 6 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 1807Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp kết hợp các lực lượng giáo dục của giáo viên chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a.Phần mở đầu
I Lý do chọn đề tài.
Bác Hồ đã nói : “ Có tài mà khong có đức là người vô dụng, có đức mà khồn có tài làm việc gì cũng khó”.
Đúng vậy một người có tài mà không có đức thì con người đó không có ích cho xã hội, chỉ là người ích kỷ tầm thường chỉ biết vun vén cho bản thân không đem lại điều tốt lành cho xã hội, cho cộng đồng.
Đạo đức luôn là vấn đề lưu ý và quan trọng trong xã hội, trong đó giáo dục đạo đức cho thanh niên nói chung và học sinh THPT nói riêng là vấn đề bức xúc.
Do vậy giáo dục đạo đức cho các em trong nhà trường là một nhiệm vụ cơ bản, các em đến trường ngoài học hỏi tri thức và được dạy dỗ nhân cách làm người, kết quả này có đạt được hay không còn phù thuộc vào sức mạnh tổng hợp của các lực lượng. Gia đình, nhà trường,và xã hội .
Trong đó nhà trường giữ vai trò chủ đạo mà giáo viên chủ nhiệm là lực lượng gíao dục quan trọng, giáo viên chủ nhiệm phải biết kết hợp các lực lượng giáo dục một cách khéo léo.
Không phải ngẫu nhiên mà mỗi lớp đều có một giáo viên chủ nhiệm là người không chỉ đóng khung công tác và hoạt động của mình trong bốn bức tường của lớp học trong việc giảng dạy môn văn hoá mình phụ trách mà còn theo dõi mọi hoạt động của học sinh ở trường cũng như ở địa phương để giúp đỡ học sinh học tập tốt, lao động tốt, sinh hoạt tốt, tu dưỡng tốt.
Chủ nhiệm lớp là người gần gũi nhất, thân mật nhất của học sinh trong lớp học, người hướng dẫn chỉ bảo, khuyên răn, che chở mọi học sinh trong trường hợp khó khăn cụ thể. Đó là người cố vấn tin cậy nhất của đoàn và là người liên kết, phối hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn, hội phụ huynh, cán bộ trong lớp.... để lãnh đạo và làm công tác giáo dục toàn diện của lớp mình phụ trách.
Công tác giáo viên chủ nhiệm là vô cùng quan trọng, nhưng khó khăn phức tạp và tế nhị phải là giáo viên cực kỳ yêu nghề mới có thể trở thành một giáo viên chủ nhiệm tốt.
Kinh nghiệm cho thâý trường nào có nhiều giáo viên chủ nhiệm nhiệt tình, có sáng kiến và biết đi đúng đường lối quần chúng thì trường ấy sẽ tiến bộ nhanh về mọi mặt và có thể nhanh chóng trở thành một đơn vị tiên tiến.
Là giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT Bán Công Số I Tĩnh Gia tương lai tôi vẫn còn được làm công tác chủ nhiệm lớp trong nhiều năm nên tôi chọn đề tài này: “ Một số biện pháp kết hợp các lực lượng giáo dục của giáo viên chủ nhiệm”.
II Nhiệm vụ của đề tài.
Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài
Tìm hiểu các biện pháp kết hợp các lực lượng giáo dục của giáo viên chủ nhiệm.
Rút ra bài học cho bản thân.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng của đề tài nghiên cứu là biện pháp kết hợp các lực lượng giáo dục
Phạm vi nghiên cứu.
Nghiên cứu thực hnàh ở địa phương cụ thể là trường THPT Bán Công Số I Tĩnh Gia lớp 11A8.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
Với đề tài này để thực hiện thành công trong nghiên cứu tôi đã áp dụng các biện pháp sau:
Đọc sách và tài liệu tham khảo
Quan sát việc tổ chức quản lý giáo dục của giáo viên chủ nhiệm qua việc sinh hoạt 15 phút đầu giờ, giờ ra chơi dự giờ, khi tiếp xúc với các thầy cô giáo khác.
Điều tra thực tế tại lớp 11A8 trường Bán Công Số I Tĩnh Gia.
Trò chuyện với các em và phụ huynh học sinh, giáo viên chủ nhiệm khác.
Tổng kết kinh nghiệm.
B nội dung.
I Cơ sở lý luận
Cơ sở triết học.
Vai trò của quần chúng trong lịch sử:
Chủ nghĩa Mác – Lê Nin khẳng định: Lực lượng quyết định sự phát triển của lịch sử là quần chúng nhân dân chứ không phải là cá nhân ưu tú, “những vĩ nhân” bởi vì.
Hoạt động sản xuất ra của cải vật chất là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội mà đó chính là hoạt động của quần chúng nhân dân, những người lao động trong mọi chế độ xã hội ở mọi thời đại khác nhau.
Mọi sự biến đổi của lịch sử trên mọi mặt của đời sống xã hội suy đến cùng là sự vận động của lực lượng sản xuất xã hội quy định mà chính quần chúng nhân dân những người lao động bao giờ cũng là lực lượng sản xuất hàng đầu mà cơ bản của xã hội.
Quần chúng nhân dân là lực lượng tham gia chủ yếu và họat động cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội. Cách mạng xã hội chính là ngày hội của quần chúng nhân dân. Những người bị áp bức trong xã hội bị phân chia giai cấp. Không lúc nào quần chúng nhân dân có thể tỏ ra là người sáng tạo trật tư xã hội mới tích cực như trong thời kỳ cách mạng.
Hồ CHí Minh đã khẳng định: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng “ Mọi giá trị văn hoá, tinh thần của xã hội đều bắt đầu từ đời sống tinh thần quan hoạt động sáng tạo của quần chúng nhân dân.
Chính quần chúng nhân dân là người tạo ra một cách trực tiếp hay gián tiếp những sản phẩm văn hoá, những giá trị tinh thần cho xã hội. Như vậy xét trên mọi mặt mọi lĩnh vực đời sống khác nhau của đời sống xã hội thì quần chúng nhân dân bao giờ cũng quyết định lịch sử, người sáng tạo ra lịch sử, song việc thực hiện vai trò đó của quiần chúng nhân dân đến mức độ nào, vi phạm nào, tính chất ra sao còn tuỳ thuộc vào phương thức sản xuất, từng chế độ xã hội, tuỳ thuộc vào tri thức, tính tổ chức và ý thức giác ngộ của quần chúng.
Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng giáo dục xã hội
Nhà trường phổ thông xã hội chủ nghĩa có nhiệm vụ giáo dục toàn diện, nhưng nhà trường không phải là nơi duy nhất đảm bảo hoàn toàn đầy đủ quá trình giáo dục toàn diện. Ngoài tác dụng giáo dục toàn diện của nhà trường học sinh còn chịu sự tác động gia đình và xã hội. Vì vậy việc thống nhất các lực lượng giáo dục và ảnh hưởng của gia đình xã hội đến việc đào tạo thế hệ trẻ trở thành một vấn đề quan tâm của tất cả mọi người quan tâm đến sự nghiệp giáo dục.
Giáo dục là sự nghiệp cách mạng của quần chúng, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, khắc phục những mâu thuẩn diễn ra trong quá trình giáo dục nhà trường phổ thông tạo môi trường giáo dục đồng bộ và thống nhất gĩưa nhà trường, gia đình và xã hội.
Người giáo viên chủ nhiệm cần nắm vững và vận dụng khả năng tối đa của các lực lượng giáo dục trong nhà trường và xã hội. Sự tham gia của các lực lượng ấy chẳng những góp phần thuận lợi cho toàn bộ quá trình hoạt động của giáo dục, nó còn thống nhất các ảnh hưởng giáo dục. Sự phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tạo môi trường thuận lợi để giáo dục học sinh. 
Đây là một phương pháp giáo dục lớn, tổng quát được vận dụng trong tất cả các hoạt động giáo dục của nhà trường. Thực chất là sự kết hợp các lực lượng giáo dục các biện pháp giáo dục nhằm tạo ra môi trường thống nhất và thuận lợi cho sự phát triển toàn diện cho học sinh.
Học sinh của ta không phải lớn lên một cách thuận lợi trong môi trường giáo dục của nhà trường mà còn chịu ảnh hưởng giáo dục và môi trường klhác rất đa dạng và phức tạp như gia đình xã hội ... ngay cả các ảnh hưởng giáo dục của nhà trưừng trong những điều kiện nhất định vẫn còn hạn chế có khá nhiều trường hợp ảnh huởng giáo dục của nhà trường đã không chi phối được ảnh hưởng giáo dục xã phường điều đó đã gặp trở ngoại to lớn cho quá trình giáo dục. Vì vậy phải làm sao tạo ra một môi trtường thống nhất đồng bộ ở nhà trường cũng như gia đình xã hội là yếu cầu thất yếu.
Lực lượng của các quần chúng là vô cùng mạnh mẽ, nhiệm vụ của họ vô cũng vô cùng nặng nề. Họ phải bằng mọi cách tạo nên một quy trình khép kín trong đó gia đình và xã hội vừa là nơi chuẩn bị tốt cho học sinh tiếp thu ảnh hưởng giáo dục của nhà trường trong việc củng cố duy trì các kết quả giáo dục đối với học sinh trong thời gian các em sống trong gia đình và xã hội.
Nhà trường giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức xây dựng các lực lượng giáo dục tạo moi trường thuận lợi đểư giáo dục toàng diện cho học sinh. Đó là nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm lớp.
Lực lượng giáo viên trong nhà trường.
Tập thể giáo viên bộ môn là người có trách nhiệm chính giáo dục học sinh một cách toàn diện nên có trách nhiệm tổ chức, điều khiển hành vi hoạt động của học sinh, giáo viên bộ môn cung cấo cho các em kiến thức cơ bản và hình thành cho các em nhân cách làm người.
Ban chấp hành đoàn trường là tổ chức đại diện của học sinh dưới sự hướng dẫn của nhà trường và đoàn trường có kế hoạch thường xuyên gặp gỡ trao đổi để giúp các em trở thành tổ chức nòng cốt của trường. Giúp các em làm tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Toàn thể học sinh, đoàn viên thanh niên trong nhà trường là đối tượng giáo dục nhưng đồng thời cũng là lực lượng giáo dục, giáo viên chủ nhiệm cần phải đặc biệt quan tâm, giáo dục các em có tính tự giác. ý thức tự quản tôn trọng kỷ luật và tinh thần làm chủ tập thể cao, từ đó xây dựng tập thể lớp đạt được kết quả cao có dư luận lành mạnh, có tinh thần đấu tranh phê và tự phê, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường 
Cha mẹ học sinh: Nhà trường và gia đình là bộ phận hữu cơ của xã hội gắn bó mật thiết với nhau nhất là trong nhiệm vụ giáo dục, những học sinh chưa ngoan nguyên nhân đầu tiên thường là do sự thiếu quan tâm giáo dục, thiếu gương mẫu trong sinh hoạt và trong đời sống của cha mẹ đối với con. Nhà trường cần làm cho cha mẹ học sinh thấy rõ trách nhiệm và nghĩa vụ giáo duịc của mình, không thể khoán trắng cho nhà trường, không thể coi trách nhiệm giáo dục con cái họ là hoàn toàn do nhà trường. ở nhà trường những đức tính của xã hội được thách thức được rèn luyện nhưng chính gia đình làm nảy nở những mầm đầu tiên về đức tính đó.
Học sinh THPT phần lớn thời gian sinh hoạt ở gia đình và phường xã cần làm cho gia đình thấy được sự cần thiết và tác dụng của các hoạt động ngoài giờ trên lớp, ở gia đình và địa phương phải giúp đỡ nhà trwongf tạo thuận lợi cơ sở vật chất, phối hợp với nhà trường, các tổ chức đoàn góp phần xây dựng, góp nhiều ý kiến cho nhà trường.
II. Nghiên cứu thực tế
Đặc điểm tình hình nhà trường.
Trường THPT Bán Công Số I Tĩnh Gia là một trường đóng ở trung tâm Thị Trấn, trường mới được thành lập 5 năm có một đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình trong công tác.
Tổng số học sinh: 2000 học sinh với 36 lớp
Cơ sở vật chất: Trường 2 tầng kiên cố bàn ghế đầy đủ, kiên cố, giáo viên đều có trình độ đại học trở lên. Có lòng nhiệt tình yếu nghề.
Đặc điểm tình hình học sinh
Đa số học sinh là con em các xã vùng lân cận, là con em có nhiều thành phần gia đình, điều kiện khác nhau, có những em đi học xa trường tới 12 km, hoặc có những em phải ở trọ. Đó là những lý do ảnh hưởng đến tâm lý của các em.
III. Các biện pháp kết hợp các lực lượng giáo dục của giáo viên chủ nhiệm.
Xây dựng ý thức tập thể và tinh thần làm chủ tập thể
Xây dựng tập thể vững mạnh là một biện pháp giáo dục có tầm quan trọng, đặc biệt thông qua tập thể lớp , tập thể giáo viên rèn luyện cho học sinh tính tổ chức, ý thức kỷ luật, tinh thần làm chủ tập thể, tính đoàn kết.....Tập thể lớp vững mạnh đó là môi trường giáo dục tốt, ở đó những nhu cầu về giáo dục đạo đức được học sinh lĩnh hội khá sâu sắc và đầy đủ. Học sinh thường tự giác tư dưỡng đạo dức, cố gắng vươn lên về mọi mặt. Do đó ưu điểm được phát huy mạnh mẽ, những biểu hiện chưa tôt được hạn chế.
Trong quá trình xây dựng tập thể lớp, giáo viên chủ nhiệm đã:
a, Xây dựng cho các tình thương yêu, đoàn kết quan tâm lẫn nhau.
- Tổ chức các buổi tâm sự về gia đình, vè hoàn cảnh riêng của từng em.
- Tổ chức thăm hỏi giúp nhau trong lúc hoàn cảnh gia đình có khó khăn, hoặc bản thân em có khó khăn trong học tập sinh hoạt 
- Tổ chức các cuộc tham gia vui chơi giải trí tập thể.
b, Lối cuốn các em vào các hoạt động của lớp , đoàn trường....
 	Giáo viên chủ nhiệm đã căn dặn dựa vào nội dung hoạt động của nhà trường và nội dung thi đua để tổ chức cho các em tham gia giáo viên chủ nhiệm đã: “ khởi thông tự hưởng” các em học sinh lớp này là một lớp kém ngay từ lớp dưới. Cô đã động viên các em tích cực tham gia vào phong trào thi đua của cả trường . Các em sẽ đoàn kết giúp đỡ nhau trong quá trình học tập.
Xác định mục tiêu thi đua cụ thể vừa sức của học sinh đôn đốc theo dõi sát sao duy trì thi đua. Sơ kết đều đặn kiụp thòi biểu hương khem thưởng uốn nắn những lệch lạc trong thi đua. Dùng nhiều hình thức hấp dẫn để thi đua .
c. Xây dựng chi đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. 
Song song với việc tổ chức giáo viên chủ nhiệm chú ý xây dựng chi đoàn thanh niên ở lớp mình góp phần phát triển chi đoàn tiên tiến xuất sắc. Làm cho các em hiểu hơn về đoàn có ý thức phấn đấu về đoàn dữ vững và phát huy truyền thống của đoàn. Bồi dưỡng cán bộ đoàn để các em phát huy được vai trò của cán bộ, và phát huy vai trò gương mẫu của đoàn viên trong các hoạt động của lớp phối hợp với cán bộ đoàn trong việc xây dựng kế hoạch của lớp
đ, Xây dựng đội ngũ cán bộ vững 
Giáo viên chủ nhiệm mới có thể tổ chức và giáo dục học sinh tốt được. Giáo viên chủ nhiệm thường lựa chọn và bồi dưỡng cán bộ lớp có đạo đức tốt, có năng lực công tác tốt, có khả năng tập hợp các bạn của mình để cùng kết hợp xây dựng lớp. Đội ngũ cán bộ lớp đã được giáo viên bồi dưỡng về tinh thần thái độ công tác và trách nhiệm 
Về giáo dục lao động 
Giáo dục lao động là một bộ phận quan trọng trong nhiệm vụ giáo dục của nhà trường phổ thông , nhiệm vụ đó đã được giáo viên chủ nhiệm cố gắng thực hiện tốt
a.Bồi dưỡng cho các em tình cảm, thái độ lao động giới thiệu gương lao động tổ chức cho học sinh tham gia những cơ sở 
b.Tổ chức cho các em tham gia ở địa phương có kế hoạch với đoàn thanh niên ở địa phương
Phối hợp và vận dụng các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường cùng tham gia giáo dục cho học sinh
a. Kết hợp với gia đình học sinh
 	Tổ chức cha mẹ học sinh hình thành một lực lượng giáo dục .
Thông báo cho cha mẹ học sinh biết và hiểu về mục tiêu của nhà trường nội dung và phương pháp giáo dục .
Hàng tháng có thông báo kịp thời về tình hình đạo đức và các mặt khác cho gia đình rõ giữa gia đình và giáo viên có sự liên lạc. Giáo viên ghi rõ và những tích cực cần bổ sung và phát huy hơn nữa đó là cầu nối thống nhất là sợi dây liên lạc của gia đình và giáo viên đề ra những yêu cầu cụ thể từng tháng, từng kỳ 
b. Giáo dục học sinh chậm tiến 
Cùng với việc chăm sóc giáo dục toàn thể học sinh đạo đức giáo viên chủ nhiện còn có nhiệm vụ chăm sóc học sinh chậm tiến. Giáo viên chủ nhiệm phải tiến hành các biện pháp sau
Tìm hiểu kỹ về mọi mặt của học sinh hoàn cảnh sống, hoàn cảnh giáo dục( giáo dục gia đình,nhà trường, xã hội , tính cách, cá tính .....)
Tuỳ thuộc vào nguyên nhân của khuyết điểm tuỳ thuộc vào cá tính để giáo viên cá những biện pháp kết hợp
Đưa các em vào hoạt động tập thể – lấy tập hthể để giáo dục học sinh 
Phát huy đúng mức những nhân tố tích cực 
Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
VI .rút ra bài học kinh nghiệm.
Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu về công tác của giáo viên nhiệm. Tôi đựơc phân công làm công tác chủ nhiệm ở lớp 11 A8 với sự học hỏi của bạn bè đồng nghiệp tôi đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm trong việc chủ nhiệm lớp 
Người giáo viên chủ nhiệm là người thay thế hiệu trưởng và hội đồng nhà trường quản lý toàn diện học sinh lớp mình, nghĩa là nắm vững hoàn cảnh và những thay đổi tác động của mình đến học sinh lớp mình. Hiều được đặc điểm của học sinh về ( sức khoẻ nhận thức, năng khiếu ...) Nắm vững mục tiêu đang giáo dục cấp học .
Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa hiệu trưởng với các tổ chức trong trường , với các giáo viên và học sinh lớp mình.
Giáo viên chủ nhiệm là cố vấn tổ chức các hoạt dộng tự quản của học sinh và biết cộng tác với tập thể học sinh.
Là người phối hợp các lực lượng xã hội thực hiện mục tiên của lớp mình phối hợp với gia đình địa phương các cơ quan đoàn thể nhất là đoàn thanh niên. 
C. Kết luận
Một nhà văn đã nói “ muốn giáo dục con người về mội mặt phải hiểu con người về mọi mặt” để từ đó có biện pháp giáo dục thích hợp đem lại hiệu quả cao. Điều đó có nghiã là con người đó phải được giáo dục về mọi mặt: Đức trí thể mỹ . 
ở nhà trường nếu chúng ta dạy bảo uốn nắn tận tường, quản lý chặt chẽ giáo dục tốt thì các em sẽ trở thành học trò ngoan giỏi là người có ích cho xã hôi mai sau. Và nếu chúng ta lơ là không quan tâm đúng mức thì các em sẽ trở thành “cỏ dại” mà cỏ dại này không kém phần nguy hiểm bởi vì nó mọc ngay trong môi trươngd iáo dục và đào tạo. Tác hại của nó rất lớn cho sự phát triển của xã hội, của đất nước. Vì vậy ở nhà trường phải theo dõi kiểm tra ở nhà trườmg xem các em học tập ra sao. Các em cá biệt có biện pháp kịp thời uốn nắn dạy dỗ đúng múc để các em trở thành những người có ích trong tương lai.
Kết quả trên có đạt được như mong muốn hây không đó là dựa vào sức tổng hợp của gia đình nhà trường 
Nhà trường giữ vai trò chính trong quá trình giáo dục trong đó giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp chỉnh đốn học sinh lớp mình ,
Người giáo viên muốn đạt được điều đó phải kết hợp với gia đình nhà trường xã hội vì vậy công tác giáo viên chủ nhiệm rất quan trọng nó là đòn bẫy trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng tạo ra những con người có ích cho xã hội .
Qua một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu đề tài. “ kết hợp các lực lượng giáo dục của giáo viên chủ nhiệm” đã phần nào làm sáng tỏ tầm quan trọng của công tác giáo viên chủ nhiệm lớp là phải biết kết hợp với các lực lượng giáo dục để giáo dục cho học sinh đó là yêu cầu cấp thiết phải nghuyên cứu và tìm ra phương pháp để sau này làm công tác chủ nhiệm tốt hơn.
Với đề tài này đã giúp tôi rất nhiều trong công tác chủ nhiệm ở trường trung học phổ thông 
Tuy nhiên do kinh nghiệm ngiên cứu còn bỡ ngỡ thời gian hạn chế nên tìm hiểu đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong muôn đựơc sự góp ý kiến và bổ sung đề tài này được tốt hơn.
 Ngày 29 tháng 4 năm 2006 
 Giáo viên 
 Nguyễn Duy Hùng

Tài liệu đính kèm:

  • docgvch ban cong.doc