Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hình thành biểu tượng về số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hình thành biểu tượng về số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi

Tăng cường làm đồ dùng và chú trọng sử dụng đồ dùng trực quan hợp lý, phù hợp với nội dung bài dạy, đồ dùng đa dạng màu sắc kích thước phong phú.

Tăng cường làm đồ dùng và và chú trọng sử dụng trực quan. Biện pháp hữu hiệu giúp tiết học đạt kết quả là gây sự chú ý của trẻ bằng cách sử dụng đồ dùng trực quan đẹp kết hợp với sự khéo léo của giáo viên khi sử dụng đồ dùng trực quan giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách trọn vẹn, chính xác, phấn khởi.

Ví dụ: Cô cùng trẻ tổ chức làm đồ dùng học tập vào buổi chiều cuối tuần, qua buổi làm đồ dùng giúp cô nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý và năng khiếu của trẻ hơn.

Đầu tuần cô cho trẻ biết tuần này trẻ đang học chủ điểm gì của tuần “Nghề bộ đội” cô hỏi trẻ thích tặng chú bộ đội món quà gì nhân ngày thành lập quân đội nhân dân việt nam 22/12. sau đó cô định hướng nguyên vật liệu như hộp sữa chua, hộp bánh đến cuối tuần cô cùng trẻ thực hiện sử dụng nguyên vật liệu trẻ đem đến cùng làm, cô cho trẻ chọn 6 bạn một nhóm, nhóm 1 rửa hộp sữa chua cho sạch, nhóm 2 lau hộp sữa chua cho khô, nhóm 3 chọn giấy màu cô yêu cầu, nhóm 4 cùng cô dán lá cờ và ngôi sao vào cây, nhóm 5 đổ cát và xi măng nước cô chuẩn bị sẵn và cho trẻ trộn cho đều, nhóm 6 cho trẻ hồ đã trộn vào trong hộp sữa chua rồi cắm cột cờ vào. Sau khi trẻ hoàn thành cho cho trẻ đếm xem trẻ làm được mấy cột cờ (6 cột cờ). Cho trẻ tham gia làm đồ chơi trẻ phấn khởi vui vẻ tích cực hoạt động gúp trẻ nhớ lâu hơn về nhà trẻ tự khoe với ba mẹ hôm nay con làm được 6 lá cờ. Qua đó nhằm giúp trẻ củng cố kiến thức kỹ năng đếm chính xác và nhớ lâu hơn

 

doc 22 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1783Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hình thành biểu tượng về số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hình thành thế giới quan và phát triển các năng lực khác. Các nhà nghiên cứu cho rằng, trong dạy học đôi khi hoạt động nhận biết của trẻ gắn liền với hoạt động thực tiễn và đóng vai trò quan trọng trong giáo dục dạy học. 
Với định nghĩa, phương pháp dạy học mầm non không chỉ được xem dưới góc độ nhà giáo dục đưa ra ý kiến thức đến trẻ theo cách thức nào, mà còn xem xét cả hoạt động nhận thức của trẻ diễn ra như thế nào. Bởi những kiến thức mà trẻ nắm được là sản phẩm của chính hoạt động của trẻ chứ không phải của nhà giáo dục. Thông qua hoạt động có tính khác nhau mà trẻ nắm được những kiến thức. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động cho trẻ đóng vai trò quyết định nhằm giúp trẻ lĩnh hội kiến thức.
Nên khi xác định phương pháp dạy học không chỉ xuất phát từ hoạt động của nhà giáo dục mà còn có tính chất nhận biết hoạt động thực tiễn của trẻ. Biện pháp hình thành biểu tượng về số lượng
 Số lượng là hình thể bên ngoài của các vật vì vậy giáo viên cần tiếp tục luyện tập trẻ sử dụng chúng như đếm, thêm bớt, chia nhóm chuẩn để xác định số lượng của những vật thể xung quanh trẻ và làm phong phú hơn về các biểu tượng cho trẻ
Dạy trẻ biện pháp đếm, thêm bớt, chia nhóm nhằm giúp trẻ nắm được các dấu hiệu đặc trưng của các số lượng. Như số lượng của đối tượng, đối tượng nhiều hay ít, so sánh hai nhóm đối tượng với nhau.
Luyện tập cho trẻ xác định số lượng của chúng đếm, thêm bớt, chia nhóm 
II.2. Thực trạng
a. Thuận lợi - khó khăn
* Thuận lợi:
Được sự quan tâm của Đảng, nhà nước đặc biệt là bộ giáo dục đào tạo đã đổi mới về phương pháp dạy và học củng cố bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên nói chung và bậc học mầm non nói riêng. Được sự quan tâm của nhà trường động viên tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học các lớp chuyên đề để áp dụng vào đề tài. Một lớp 2 cô, trẻ ở cùng một độ tuổi, để tiện cho việc dạy trẻ mọi lúc mọi nơi, được sự ủng hộ và động viên và ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để tôi hoàn thành thực hiện đề tài của mình
* Khó khăn
 Một số phụ huynh chưa quan tâm đến con em mình trong quá trình học tập
Trong lớp có một số cháu về mặt nhận thức quá chậm, có một số cháu chưa đi học các lớp dưới nên kỹ năng đếm, nhận biết mối quan hệ, chia nhóm còn hạn chế.
b. Thành công, hạn chế
Sau khi áp dụng vào một số biện pháp hình thành biểu tượng về số lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi. Trẻ tham gia tích cực trong mọi hoạt động vui vẻ. Trẻ thích được học môn toán, trẻ biết sử dụng được một số kỹ năng cơ bản về máy tính (Nhấp chuột, bấm chuột...) trẻ biết cách đếm ở nhiều cách khác nhau, chia nhóm, thêm bớt thành thạo.
Bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm để tìm các biện pháp:
Hiệu quả qua kiểm tra chất lượng kiến thức của trẻ tính ra số trẻ khá giỏi, trung bình, yếu. Từ đó, tôi lên kế hoạch xây dựng biện pháp ôn luyện bằng nhiều hình thức trong các tiết học và ngoài các tiết học dưới mọi hình thức tôi thấy đạt kết quả hơn so với đầu năm.
* Khảo sát chất lượng đầu năm:
Tổng số học sinh trong lớp: 35 cháu
- Trẻ đạt: 18 cháu
- Trẻ không đạt: 17 cháu
Sau quá trình áp dụng dạy trẻ theo các biện pháp đề ra, tôi kiểm tra các cháu theo các phương tiện, kiểm tra từng trẻ theo từng tiêu chí để cho ra kết quả chung: sau thời gian dạy trẻ theo các biện pháp tôi kiểm tra trên trẻ về các tiêu chí đếm theo hàng thẳng, hàng ngang, hàng dọc, đếm xuôi, đếm ngược, đếm không theo vị trí nhất định, nhận biết mối quan hệ hơn kém biết sử dụng từ nhiều hơn – ít hơn nhận ra kết quả nhiều hơn – ít hơn là mấy, biết cách thêm vào và bớt ra cho đúng yêu cầu, biết cách chia nhóm đối tượng thành 2 phần và nhận xét được kết quả của 2 phần mà trẻ tự chia hay chia theo yêu cầu của cô.
* Kết quả cho thấy sau khi áp dụng các biện pháp
- Trẻ đạt: 29 cháu
- Trẻ không đạt: 6 cháu 
c. Mặt mạnh - mặt yếu
* Mặt mạnh
Trẻ tham gia tích cực vui vẻ thoải mái mạnh dạn trình bày ý kiến 
Trẻ có cơ hội để được trò chuyện, được thể hiện mình, được làm người lớn, được giúp đỡ bạn bè
Rèn cho trẻ thói quen gọn gàng ngăn nắp
Qua các hoạt động trẻ thực hiện cô nắm được đặc điểm tâm sinh lý cũng như tính cách, nhận thức của trẻ để có biện pháp giáo dục trẻ tốt hơn
Qua đó thể hiện sự thân thiện giữa cô và trẻ. Quá trình theo dõi của cô thông qua các hoạt động của trẻ góp phần đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
* Mặt yếu
Lớp có 35 cháu nhưng có một số cháu chưa qua lớp mầm và lớp chồi nên kỹ năng học về số lượng hạn chế.
Trong lớp có 3 cháu cá biệt, cháu không chú ý, mặt nhận thức của cháu hạn chế hơn nhiều so với trẻ khác. Dẫn đến thời gian hoạt động dành cho cháu hơi nhiều.
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
Sau khi xây dựng biện pháp trên nhận thức của trẻ về môn làm quen với toán về số lượng. Nhìn chung việc đổi mới của ngành học mầm non hiện nay là rất phù hợp với yêu cầu đổi mới của đất nước để đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi giáo viên mầm non phải học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tiếp cận với chương trình đổi mới để thực hiện dễ dàng hơn. Nên việc xây dựng những biện pháp tại lớp để dạy trẻ là hoàn toàn chính xác và phù hợp. Nhưng bên cạch những yêu cầu đó thì tôi gặp không ít khó khăn về nhận thức của 35 cháu trong lớp, một số cháu chưa qua những lớp dưới lên việc tiếp cận học đếm, nhận biết mối quan hệ hơn kém, chia nhóm đối tượng thành 2 phần rất khó khăn, còn một số cháu chậm phát triển về mặt trí tuệ, có cháu cá biệt không thích làm theo cô mà chỉ tự ý làm theo ý mình nên việc tiếp cận học môn toán về số lượng còn hạn chế về cách đếm không theo một vị trí nhất định.
Việc hình thành biểu tượng toán học về số lượng cho trẻ rất quan trọng vì môn học này giúp trẻ tích luỹ một số vốn kiến thức sơ đẳng vận dụng trực tiếp vào cuộc sống hàng ngày của trẻ xác định số lượng, đếm, thêm bớt, chia nhóm từ đó giúp trẻ có một tâm thế vững vàng, một kiến thức nhất định tạo tiền đề tốt cho việc học tập là hoạt động chính ở trường phổ thông sau này. 
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra
Qua quá trình cho trẻ làm quen một số biện pháp hình thành biểu tượng về số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi tôi nhận thấy rằng:
Khả năng kỹ năng đếm, chia nhóm một số trẻ còn chậm, không đồng đều dẫn đến kỹ năng đếm, chia nhóm còn chậm.
Phòng học chưa đúng quy cách còn chật hẹp.
Từ việc phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng, việc cho trẻ làm quen một số biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi có hiệu quả. Tôi đưa ra một số biện pháp cụ thể như sau:
II.3. Giải pháp, biện pháp
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 
Xác định loại tiết để chọn phương pháp thích hợp .
Sử dụng đồ dùng trực quan: Tăng cường làm đồ dùng và chú trọng sử dụng đồ dùng trực quan hợp lý, phù hợp với nội dung bài dạy, đồ dùng đa dạng màu sắc kích thước phong phú.
Lồng ghép vào các tiết học khác và các trò chơi .
Củng cố và làm quen kiến thức mọi lúc mọi nơi, dạy trẻ kiến thức hình thành biểu tượng toán học vào cuộc sống .
Hệ thống câu hỏi, phù hợp với đặc điểm của từng cháu để cháu hiểu và nắm rõ kiến thức cần chuyền đạt.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
- Thực hiện trên tiết học là hoạt động chủ đạo của trẻ, giáo viên là người hướng dẫn, gợi ý, kích thích họat động, sáng tạo tích cực.
- Tăng cưòng làm đồ dùng và và chú trọng sử dụng trực quan. Biện pháp hữu hiệu giúp tiết học đạt kết quả là gây sự chú ý của trẻ bằng cách sử dụng đồ dùng trực quan đẹp kết hợp với sự khéo léo của giáo viên khi sử dụng đồ dùng trực quan giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách trọn vẹn, chính xác, phấn khởi. 
- Thông qua các môn học khác lồng ghép đan cài các hoạt động.
- Củng cố các kiến thức mọi lúc mọi nơi, dạy trẻ vận dụng các kiến thức vào trong cuộc sống, ôn luyện mọi lúc mọi nơi cũng là cách hữu hiệu giúp cho chất lượng dạy học ngày càng nâng lên. Tôi luôn chú trọng đến việc ôn tập cho trẻ vì đặc điểm của trẻ là mau nhớ nhưng cũng rất mau quên nên phải thường xuyên củng cố.
 Biện pháp 1: Xác đinh loại tiết để chọn phương pháp thích hợp, lấy trẻ làm trung tâm.
Thực hiện trên tiết học là hoạt động chủ đạo của trẻ, giáo viên là người hướng dẫn, gợi ý, kích thích trẻ họat động, sáng tạo tích cực.
Ví dụ: Trẻ đếm đến 6, nhận biết các nhóm có 6 đối tượng. Nhận biết số 6. Chủ đề “Thế giới động vật” Chủ đề nhánh “Con vật đáng yêu quanh bé” Cô phải chuẩn bị cho mỗi trẻ 6 con vật đẹp, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để tạo sự phát triển trí lực cho trẻ nhận biết các dấu hiệu trong bản chất của cách đếm, cách thêm bớt nhằm giúp trẻ nhấn mạnh tính bất biến của môn học thì cô giáo phải dùng lời nói dễ hiểu, gần gũi với trẻ để khơi gợi trẻ chú ý và suy nghĩ ví dụ: Cô soạn trên giáo án điện tử, ở trong mỗi chuồng có 4 hoặc 5 và 6 con chó, con gà, con vịt, con mèo ôn gợi nhớ cô cho trẻ lên tìm con vật bé yêu có số lượng là 5 và chọn số tương ứng, nếu bé chọn đúng con vật có số lượng 5 thì có tiếng vỗ tay và khen bé chọn đúng rồi còn bé chọn sai thì hiện lên hình mặt người khóc và nói tiếc quá bé chọn nhầm rồi. Ngoài ra ở mọi hoạt động trong ngày cô luôn lồng ghép để trẻ đếm.
Quá trình thực hiện cần chú ý đến những yêu cầu sau:
Theo phương pháp đổi mới lấp trẻ làm trung tâm, trẻ là chủ thể tích cực nên tôi đã áp dụng phương pháp này .
Ví dụ: Khi vào tiết học “Đếm 6 nhận biết các nhóm có 6 đối tượng. Nhận biết số 6”.
Cô cho trẻ ôn số lượng 5, chuẩn bị tiết mục văn nghệ chọn 5 cháu lên biểu diễn, cho trẻ chọn số quà tương ứng với bạn mang tặng, cho trẻ tìm chữ số tương ứng ở góc bé học chữ số trong lớp. 
Bài mới: Tổ chức cho trẻ luyện tập cả lớp thực hiện cùng bài hướng dẫn của cô để thời gian trẻ chơi trò chơi luyện tập nhiều hơn. 
Luyện tập cá nhân: Cho 2- 4 trẻ thi đua nhau chọn mua con vật bé yêu có số lượng 6 đem nó về đúng nơi ở của nó 
Tổ chức trò chơi để củng cố kiến thức số trẻ trong lớp cùng tham gia chơi: Trò chơi về đúng chuồng, chia lớp thành 4 đội, mỗi đội chọn một con vật yêu thích, cùng con vật đi kiếm ăn khi nào có hiệu lệnh của cô trẻ chạy về chuồng có con vật đó có số lượng 6, nếu trẻ nào chạy sai thì con vật trẻ yêu không có chuồng. 
Phát huy tính tích cực cho trẻ 
Giáo viên cần tạo điều kiện cho trẻ suy nghĩ và tự hành động, thậm chí còn để trẻ tự suy nghĩ cả bài mới là biện pháp kích thích gợi mở hướng dẫn để trẻ hoạt động tích cực (dựa vào sự nhận thức của trẻ)
Ví dụ: Khi trẻ bắt đầu hoạt động đếm đến 7 nhận biết các nhóm có 7 đối tượng, nhận biết số 7 thì giáo viên cần dạy trẻ tự tìm, tự đếm, tự xếp theo yêu cầu của cô, trẻ biết tự nhận xét nhóm đồ dùng đồ chơi đó có số lượng là 7, và để tương ứng với nhóm đồ dùng đó trẻ tự tìm số 7 gắn vào hoạt cô cho trẻ chọn đối tượng để tương ứng với số 7. Nhưng trên các tiết học tiếp theo sau khi trẻ đến 7 nhận biết các nhóm có 7 đối tượng, nhận biết số 7, trẻ được học thêm bớt trong phạm vi 7 và chia nhóm 7 đối tượng thành 2 phần. Cô giáo có thể thiết kế tiết dạy thông qua các trò chơi để gây hứng thú ở trẻ và giúp trẻ nhớ lâu và quan trọng trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động. Ví dụ: Thiết kế bài dạy của cô trên giáo án điện tử, nếu sử dụng đồ dùng trực quan thì đồ dùng cần đẹp ngộ nghĩnh gần gũi với trẻ và phù hợp với chủ điểm, còn phần thực hành của trẻ nên sử dụng thông qua trò chơi, luyện tập cá nhân cho trẻ chơi “Ai nhanh hơn” “Ai tinh mắt” cô gọi 2 trẻ lên chơi cho trẻ tìm thêm con vật và đem nó về đúng với môi trường sống của chúng như cá sống dưới nước, voi sống trong rừng, gà sống trong nhà. (Cô chuẩn bị ngôi nhà, rừng cây, hồ nước). Còn tổ chức trò chơi để luyện tập cả lớp như trò chơi “Ai nhanh tay” Cô chia lớp thành 3 tổ cho tổ 1 tìm con vật nuôi trong gia đình, tổ tìm con vật sống trong rừng, tổ 3 tìm con vật sống dưới nước và mỗi trẻ tìm đủ 7 con không cùng một loại (động vật nuôi trong nhà có gà, vịt chó, mèo) có số lượng 7, cô cho trẻ thêm và và bớt ra theo yêu cầu tổ chức cho 3 tổ thi đua nhau để trẻ hứng thú.
Dạy học vừa sức: 
Trên cở sở giáo viên phải cân nhắc lựa chọn nội dung sao cho phù hợp, hợp lí giữa nội dung các kiến thức lí tính và cảm tính 
Để đảm bảo tính vừa sức cho trẻ những kiến mới truyền đạt cho trẻ cần được phức tạp dần được củng cố dần qua các bài tập luyện phong phú và được ứng dụng vào các dạng hoạt động khác nhau của trẻ như vậy sự mở rộng dần, phức tạp dần nội dung dạy học sẽ giúp trẻ dễ dàng lĩnh hội kiến thức và kỹ năng tạo cho trẻ hứng thú học toán .
Đảm bảo tính khoa học : 
Trên cơ sở của những khoa học toán học, sinh lý. Tâm lí học và giáo dục học mầm non trong qúa trình dạy toán cho trẻ cần đảm bảo sự thống nhất giữa các thao tác, kiến thức kỹ năng và thái độ thông qua các hoạt động giúp trẻ hình thành biểu tượng số lượng trong thực tế.
Trong quá trình hình thành biểu tượng toán học về các hình dạng cần phải đảm bảo tính chính xác khoa học và tất cả mọi mặt như ngôn ngữ kí hiệu hình vẽ . Kiến thức suy luận thông qua hoạt động mà tư duy và ý thức phát triển tốt 
Biện pháp nhằm đảm bảo tính ý thức và phát huy tính tích cực của trẻ 
Để đảm bảo tính ý thức và phát huy tính tích cực của trẻ trong quá trình lĩnh hội kiến thức cần dạy trẻ nhận biết những dấu hiệu nhận biết của đối tượng bằng cách thay đổi các dấu hiệu trong bản chất và giữ nguyên bản chất của đối tượng. Đồ dùng đa dạng màu sắc tươi sáng, sắp xếp đồ dùng trực quan ở nhiều vị trí khác nhau để trẻ đếm. Qua hiểu cách đếm trẻ nắm bắt được các dấu hiệu đặt trưng của số lượng và có biểu tượng chính xác về chúng.
Biện pháp 2: Sử dụng đồ dùng trực quan
Tăng cường làm đồ dùng và chú trọng sử dụng đồ dùng trực quan hợp lý, phù hợp với nội dung bài dạy, đồ dùng đa dạng màu sắc kích thước phong phú.
Tăng cường làm đồ dùng và và chú trọng sử dụng trực quan. Biện pháp hữu hiệu giúp tiết học đạt kết quả là gây sự chú ý của trẻ bằng cách sử dụng đồ dùng trực quan đẹp kết hợp với sự khéo léo của giáo viên khi sử dụng đồ dùng trực quan giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách trọn vẹn, chính xác, phấn khởi.
Ví dụ: Cô cùng trẻ tổ chức làm đồ dùng học tập vào buổi chiều cuối tuần, qua buổi làm đồ dùng giúp cô nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý và năng khiếu của trẻ hơn.
Đầu tuần cô cho trẻ biết tuần này trẻ đang học chủ điểm gì của tuần “Nghề bộ đội” cô hỏi trẻ thích tặng chú bộ đội món quà gì nhân ngày thành lập quân đội nhân dân việt nam 22/12. sau đó cô định hướng nguyên vật liệu như hộp sữa chua, hộp bánh đến cuối tuần cô cùng trẻ thực hiện sử dụng nguyên vật liệu trẻ đem đến cùng làm, cô cho trẻ chọn 6 bạn một nhóm, nhóm 1 rửa hộp sữa chua cho sạch, nhóm 2 lau hộp sữa chua cho khô, nhóm 3 chọn giấy màu cô yêu cầu, nhóm 4 cùng cô dán lá cờ và ngôi sao vào cây, nhóm 5 đổ cát và xi măng nước cô chuẩn bị sẵn và cho trẻ trộn cho đều, nhóm 6 cho trẻ hồ đã trộn vào trong hộp sữa chua rồi cắm cột cờ vào. Sau khi trẻ hoàn thành cho cho trẻ đếm xem trẻ làm được mấy cột cờ (6 cột cờ). Cho trẻ tham gia làm đồ chơi trẻ phấn khởi vui vẻ tích cực hoạt động gúp trẻ nhớ lâu hơn về nhà trẻ tự khoe với ba mẹ hôm nay con làm được 6 lá cờ. Qua đó nhằm giúp trẻ củng cố kiến thức kỹ năng đếm chính xác và nhớ lâu hơn 
Sử dụng vật mẫu 
Đồ dùng trực quan. Là biện pháp hữu hiệu giúp tiết học đạt kết quả, gây sự hứng thú chính là đồ dùng trực quan nhằm giúp trẻ lĩnh hội, nội dung học tập, mặt khác việc sử dụng đồ dùng trực quan đẹp cộng với sự khéo léo của giáo viên sẽ giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách chính xác, trọn vẹn và phấn khởi, đồ dùng học tập hợp lý còn tạo điều kiện cho sự chuyển dần từ quá trình lĩnh hội vào tri giác, nên đối với đồ dùng phải có màu sắc đẹp kích thước to, nhỏ khác nhau, đa dạng phong phú, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
Biện pháp 3: Lồng ghép vào các tiết học khác và các trò chơi .
Thông qua các môn học khác lồng ghép đan cài các hoạt động. Trong quá trình sử dụng lồng ghép đan cài cô nên sử dụng trực quan và thực hành, thiết kế hình thức “Học mà chơi, chơi mà học” thông qua hình ảnh chơi nhẹ nhàng để trẻ hứng thú và tích cực hoạt động thì hiệu quả học đếm tốt hơn.
Ví dụ: Trong tiết dạy trẻ mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 7. Cô lồng ghép vào hoạt động ngoài trời thông qua trò chơi dân gian và trò chơi tự do cô chia lớp thành nhóm có 7 trẻ chơi trò chơi “Bẫy chuột” cô hỏi có 7 bạn mà có 2 bạn làm bẫy còn mấy bạn làm chuột, nhóm có 4 bạn làm bẫy có mấy bạn làm chuột. Cô lồng ghép vào hoạt động góc để trẻ nắm số 7 cô cho trẻ chọn hoa theo màu và trong mỗi bông hoa cô gắn số 7 cho trẻ nhận dạng, ở mỗi góc chơi cô cho 7 bạn một góc, ở góc nghệ thuật cô cho trẻ tô vẽ nặn động vật nuôi trong gia đình có số lượng 7, ở góc học tập cô cho trẻ đồ lại theo nét chấm mờ những nhóm con vật thêm vào cho đủ số lượng 7. Trong giờ làm quen văn học dạy thơ, khi gọi trẻ đọc thơ theo nhóm cô có thể gọi 7 trẻ đọc một lần, đếm cuối buổi học cô chuẩn bị chọn 7 trẻ đọc thơ hay, cho trẻ vỗ tay khen 7 bạn, mỗi bạn vỗ một tiếng (Trẻ biết vỗ 7 tiếng) trong quá trình trẻ vỗ tay trẻ đếm, nếu trẻ nào vỗ sai cô chú ý và bồi dưỡng cho trẻ đó để trẻ học đếm tốt hơn. 
Sử dụng trò chơi 
Nhằm tạo cho trẻ thoải mái “Học mà chơi , chơi mà học“. Sử dụng lồng ghép vào các tiết học như trên tiết dạy tôi sử dụng các trò chơi, câu đố thơ ca để kích thích trẻ hoạt động lồng ghép một số môn học phù hợp như văn học thể dục, tạo hình nhất là tổ chức các trò chơi mới lạ ở hoạt động chung. Ví dụ: hoạt động góc ở góc nghệ thuật cho trẻ tô màu những con vật có số lượng 7, góc học tập cho trẻ tô theo nét chấm mờ những nhóm có con vật có số lượng 7. 
Trong lớp trên tiết dạy tôi sử dụng câu đố trò chơi, thơ ca để kích thích trẻ hoạt lồng ghép vào một số môn học phù hợp. Cho trẻ cắt con vật hay một số loại hoa trong có số lượng đúng với tiết học để dán và đóng thành Anbum, có thể thực hiện vào giờ chơi tự do hay hoạt động góc. Ở góc thiên nhiên của lớp, nếu học đến số 6 chuần bị 6 cây và chuẩn bị 6 hạt cho trẻ chăm sóc cây và gieo 6 hạt, đến học số lượng 7 thêm 1 cây và gieo thêm 1 hạt nửa cứ như vậy cho đến số lượng 10, cho trẻ thay phiên nhau mỗi ngày được chơi ở góc thiên nhiên, qua góc chơi này cho trẻ đếm xen trẻ tưới chăm sóc mấy cây, đếm xem có bao nhiêu hạt được gieo xuống đất, bao nhiêu cây nẩy mầm. Các môn học lồng ghép đan xen lẫn nhau tái tạo khắc sâu kiến thức nhẹ nhàng thoải mái “Học mà chơi , chơi mà học"
Sử dụng lồng ghép vào các tiết học như trên tiết dạy tôi sử dụng các trò chơi, câu đố thơ ca để kích thích trẻ hoạt động, lồng ghép một số môn học phù hợp như văn học thể dục, tạo hình nhất là tổ chức các trò chơi mới lạ ở hoạt động chung. 
Biện pháp 4: Củng cố và làm quen kiến thức mọi lúc mọi nơi, dạy trẻ kiến thức hình thành biểu tượng toán học vào cuộc sống .
Củng cố các kiến thức mọi lúc mọi nơi, dạy trẻ vận dụng các kiến thức vào trong cuộc sống, ôn luyện mọi lúc mội nơi cũng là cách hữu hiệu giúp cho chất lượng dạy học ngày càng nâng lên. Tôi luôn chú trọng đến việc ôn tập cho trẻ vì đặc điểm của trẻ là mau nhớ nhưng cũng rất mau quên nên phải thường xuyên củng cố.
Ví dụ: Đồ dùng đồ chơi của trẻ tôi đều gắn ký hiệu là số: Ly uống nước của trẻ tổ có hoa màu xanh, tổ hoa màu đỏ, tổ có hoa vàng mỗi bông hoa có số từ 1 đến 10 mỗi trẻ có một số làm ký hiệu, đến giờ uống sữa trẻ tự tìm ly của mình sau khi uống xong tôi quy định cho trẻ úp ly vào đúng nơi quy định. Khăn mặt của trẻ cũng treo theo tổ, khăn được thêu ký hiệ riêng của trẻ, khi trẻ treo khăn cũng treo theo số của mình, bạn A số 1 thì treo khăn ở móc số 1 và thứ tự đến bạn số 10. tất cả đồ dùng đồ chơi của trẻ đều có ký hiệu bằng số và khi cất cũng phải thứ tự. Qua đó để giúp trẻ nhận mặt số dễ dàng, ngoài ra trẻ biết học đếm trong khi trẻ lấy và cất đồ dùng. 10 trẻ trong tổ thay nhau kiểm tra sau khi bạn cất đồ dùng đồ chơi, cho trẻ đếm xem đủ đồ dùng đồ chơi không và bạn đã cất thứ tự đúng số của mình chưa, Trẻ tự phát hiện những sai sót của bạn và cùng bạn sửa sai. Qua đó trẻ biết tự phục vụ bản thân tự rèn cho mình thói quen nề nếp và quan trọng nhất trẻ tự rèn kỹ năng đếm để biết cách thêm bớt trong phạm vi 10 một cách thành thạo nhanh nhẹn. 
Cho trẻ vận dụng toán học vào cuộc sống, ôn luyện mọi lúc mọi nơi cũng là biện pháp hữu hiệu giúp cho chất lượng ngày được nâng cao, vì đặc điểm trẻ nhỏ mau nhớ và mau quên nên phải thường xuyên củng cố .
Ví dụ :Hoạt động ngoài trời cho trẻ chơi kết nhóm 

Tài liệu đính kèm:

  • doc53SKKN Nguyễn Thị Hằng MN Krông Ana.doc