Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hiệu quả trong việc chỉ đạo nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hiệu quả trong việc chỉ đạo nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non

Trong thời đại hiện nay, việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy lại vô cùng

quan trọng, nó là cầu nối cho giáo viên và học sinh trong thời dịch bệnh Covid.

Nhờ có CNTT mà cca con vẫn được nghe thầy cô giảng bài mà không nhất thiết

phải đến trường để tránh dịch bệnh.Tuy nhiên, trình độ tin học của giáo viên còn

nhiều hạn chế, đội ngũ giáo viên đứng tuổi nhiều, tiếp cận thông tin còn chậm,

một số sử dụng máy chưa thành thạo, không biết khai thác, sử dụng các phần

mềm ứng dụng cho ngành học, một số giáo viên chưa tích cực tìm tòi học hỏi

nghiên cứu làm các bài giảng, áp dụng vào các hoạt động theo chủ đề sự kiện

hoặc làm nhưng bài giảng chưa có chất lượng cao, hình ảnh còn chưa sống động.

Một số giáo viên trẻ theo hệ đào tạo liên kết nắm chưa chắc kiến thức cơ bản của

bậc học nên việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động chưa linh hoạt sáng tạo.

Kiến thức và kỹ năng về CNTT của giáo viên còn hạn chế, sự đam mê sáng tạo

ứng dụng CNTT ở các giáo viên chưa có nhiều, thậm chí còn là sự né tránh, làm

cho xong. Việc kết nối và sử dụng khai thác tiện ích của công nghệ mạng máy

tính và mạng Internet chưa được các giáo viên thực hiện một cách triệt để và có

chiều sâu. Hơn nữa trong quá trình thiết kế giáo viên còn gặp không ít khó khăn

trong việc tự tìm hình ảnh phù hợp, sinh động cho nên việc ứng dụng CNTT

trong nhà trường hiệu quả chưa cao. Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Một số biện

pháp hiệu quả trong việc chỉ đạo nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ

thông tin trong trường mầm non.” làm đề tài nghiên cứu và đúc rút kinh

nghiệm cho công tác chỉ đạo chuyên môn của bản thân và hoàn thành nhiệm vụ

được giao.

pdf 22 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 1239Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hiệu quả trong việc chỉ đạo nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chất lượng như thế nào và giải pháp ra sao luôn là câu hỏi đặt ra đối với các 
trường học hiện nay. 
Để nâng cao chất lượng giáo dục, phải thực hiện đồng bộ, có hiệu quả 
nhiều giải pháp - đó là ý kiến chung của cán bộ quản lý và giáo viên ở tất cả các 
cấp học trong tỉnh. Tuy nhiên, mỗi trường, mỗi cấp học cũng phải tùy theo tình 
4/14 
hình thực tế của trường mình như: Điều kiện cơ sở vật chất, trình độ giáo viên, 
khả năng tiếp nhận của học sinh để lựa chọn và thực hiện các giải pháp sao 
cho hiệu quả nhất. Việc ứng dụng CNTT trong nhà trường sẽ góp phần hiện đại 
hoá giáo dục và đào tạo, có ý nghĩa rất lớn trong việc đổi mới nội dung, phương 
pháp, hình thức giảng dạy, học tập. Trong khi ứng dụng công nghệ thông tin, 
giáo viên đã biết áp dụng các phần mềm giáo dục giúp tiết kiệm được thời gian 
cho người giáo viên mầm non, tiết kiệm được chi phí cho nhà trường mà vẫn 
nâng cao được tính sinh động, hiệu quả của giờ dạy. Nếu trước đây giáo viên 
mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ 
dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với ứng dụng CNTT giáo viên có thể sử 
dụng internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, chủ động 
quay phim, chụp ảnh làm tư liệu cho bài giảng điện tử. Chỉ cần giáo viên sử 
dụng các kiến thức tin học bằng vài cái "click chuột" là hình ảnh của những câu 
truyện có con vật ngộ nghĩnh, những nhân vật sinh động, cây, con vật đủ màu 
sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra 
với hiệu ứng của những âm thanh sống động ngay lập tức thu hút được sự chú ý 
và kích thích hứng thú của học sinh. Đây có thể coi là một phương pháp ưu việt 
vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, vừa thực hiện được nguyên lý 
giáo dục “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” một cách dễ dàng. 
2. Thực trạng vấn đề 
 Trường mầm non Đặng Xá thuộc địa bàn xã Đặng Xá - huyện Gia Lâm - 
thành phố Hà Nội, trường được thành lập từ năm 1961 dưới sự quản lý của 
UBND xã Đặng Xá với nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ từ 24 -72 tháng tuổi. 
Đến tháng 8 năm 2005, thực hiện hướng dẫn số 438/HD-LS GD&ĐT-NV- TC 
ngày 11/10/2004 của Liên Sở GD&ĐT- Nội vụ - Tài chính về thực hiện thành 
lập trường mầm non bán công, chuyển mô hình từ trường mầm non nông thôn 
sang trường mầm non bán công trên địa bàn thành phố Hà Nội, theo quyết định 
số 490/QĐ - TCUB ngày 01 tháng 7 năm 2005 của UBND huyện Gia Lâm. 
 Năm 2008, theo quyết định số 766/QĐ - UBND ngày 30 tháng 6 năm 
2008 của UBND huyện Gia Lâm, trường mầm non bán công Đặng Xá chuyển 
sang trường mầm non công lập từ ngày 01/08/2008 có tên là Trường mầm non 
Đặng Xá. 
 Từ năm 2018 trở về trước, trường có từ 4 - 6 điểm nằm rải rác tại các 
thôn: Thôn Lở, thôn Đổng Xuyên, thôn Kim Âu, thôn Đặng, thôn Hoàng Long, 
thôn Cự Đà. Tháng 10 năm 2018, được sự quan tâm của UBND thành phố Hà 
5/14 
Nội và UBND huyện Gia Lâm đã đầu tư quy hoạch xây dựng trường về 01 điểm 
có tổng diện tích là 8462,7 m2 nằm giữa trung tâm xã Đặng Xá - Gia Lâm - Hà 
Nội với tổng số 20 phòng học, 8 phòng chức năng, 4 phòng năng khiếu khang 
trang rộng rãi thoáng mát. 
 Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo chính 
quyền địa phương, trường lớp được kiên cố hoá, được trang bị đầy đủ các trang 
thiết bị, đồ dùng học tập, đồ chơi ngoài trời đảm bảo cho công tác chăm sóc - 
giáo dục của cô và trẻ. 
 Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của nhà trường đến thời 
điểm hiện tại là 62 đồng chí, trình độ chuyên môn đạt chuẩn 100%, trên chuẩn là 
59/62 đạt 95%. Trong đó: 
 + Cán bộ quản lý: 03 đ/c - Trình độ chuyên môn trên chuẩn là 3/3 đạt 
100% 
 + Giáo viên: 43 đ/c - Trình độ chuyên môn trên chuẩn là 41/43 đạt 95% 
 + Nhân viên: 16 đ/c - Trình độ chuyên môn trên chuẩn là 8/16 đạt 50% 
 Tổng số trẻ đến trường tại thời điểm đánh giá là 585 trẻ được phân chia 
theo độ tuổi, học theo đúng chương trình đã quy định với tổng số là 19 lớp. 
 Trong đó độ tuổi 24 - 36 tháng: 03 lớp/75 trẻ; lớp mẫu giáo là 16 lớp (3 - 
4 tuổi: 5 lớp/133 trẻ; 4 - 5tuổi: 6 lớp/186 trẻ; 5 - 6 tuổi: 5 lớp/191 trẻ). 
 Trong quá trình thực hiện các biện pháp trong việc chỉ đạo nâng cao chất 
lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non của nhà trường, tôi 
cùng ban giám hiệu nhà trường gặp những thuận lợi và khó khăn sau: 
 2.1 Thuận lợi 
- Trường được phòng GD&ĐT, chính quyền địa phương và ban đại diện 
huynh học sinh luôn quan tâm theo dõi, động viên và tạo điều kiện để nhà 
trường đẩy mạnh ứng dụng CNTT. 
- Nhà trường đã sắm đủ 100% các nhóm lớp có máy tính, màn hình ti vi 
lớn có kết nối mạng Internet để tạo điều kiện cho giáo viên sử dụng mọi lúc, mọi 
nơi. 
- Thường xuyên thăm lớp, dự giờ và góp ý xây dựng các bài giảng điện tử 
hay và bổ ích hơn. 
- Việc kiểm tra đánh giá thực hiện nghiêm túc, đảm bảo công bằng, phân 
công công việc cho giáo viên hợp lý. 
- Giáo viên có trình độ chuyên môn, có kỹ năng sư phạm, một số giáo viên 
có khả năng sáng tạo khi ứng dụng CNTT vào chăm sóc giáo dục trẻ. 
6/14 
- Bản thân tôi luôn hăng say với công việc, chịu khó tìm tòi cái mới nhất là 
các hoạt động ứng dụng CNTT trong công tác chỉ đạo chuyên môn. 
 2.2 Khó khăn 
- Một số giáo viên tuổi cao khi tiếp xúc với CNTT có nhiều bỡ ngỡ, tiếp 
thu chậm, ngại sử dụng bài giảng điện tử vì còn lúng túng xử lý tình huống khi 
bị mất điện, khi máy trục trặc 
- Một số giáo viên trong độ tuổi thai sản nên việc tham gia tập huấn, cập 
nhật cái mới còn gặp nhiều khó khăn. 
- Một số giáo viên trình độ chuyên môn, trình độ tin học chưa đáp ứng yêu 
cầu, nắm bắt phương pháp ứng dụng CNTT còn rất nhiều hạn chế, việc ứng 
dụng CNTT vào giảng dạy chưa cao. 
Số liệu khảo sát về CNTT: 
Bảng 2.1:Trình độ giáo viên: 
Nội dung Đầu năm 
Số cán bộ, giáo viên có trình độ Tin học A,B trở lên 43 
Số cán bộ, giáo viên có địa chỉ email 43 
Số cán bộ, giáo viên biết soạn giảng và ứng dụng CNTT 43 
Số bài giảng có ứng dụng CNTT 197 
Số bài E-Learning thiết kế sử dụng trong giảng dạy 6 
Nhìn vào bảng khảo sát 2.1 trình độ giáo viên của toàn trường ta thấy tất 
cả giáo viên trong trường đều có chứng chỉ đạt trình độ yêu cầu. Cô nào cũng 
biết soạn giảng, có gmail. Tuy nhiên hiệu quả của việc soạn ra giáo án để dạy 
thực tế trên tiết học còn hạn chế. Những bài giảng E-Learning còn quá ít để có 
thể sử dụng trong thời kì dịch bệnh.Vậy cần phải có biện pháp để giúp giáo viên 
hào hứng hơn, có trách nhiệm và vui vẻ tạo ra các bài giảng hay, có ý nghĩa thực 
tiễn trong công tác soạn giảng của mình. 
Bảng 2.2: Trang thiết bị CNTT 
Các loại máy móc, thiết bị Số lượng 
Máy tính dùng cho công tác quản lí (cấu hình core i5) 
3 máy cây + 
 2 máy xách tay 
Máy tính để GV soạn bài và dạy trẻ (cấu hình core i5) 7 
Máy in 5 
Máy chiếu Projector 2 
Phòng máy tính cho trẻ (cấu hình core i3) 20 
7/14 
Máy ảnh kĩ thuật số 00 
Số máy tính nối mạng Internet 27 
Máy tính các phòng chức năng 01 
Với bảng 2.2 cho ta thấy nhà trường đã tạo điều kiện hết sức về cơ sở vật 
chất, trang thiết bị thiết yếu về CNTT cho giáo viên tại trường. Tuy nhiên cấu 
hình của máy tính còn chưa cao, chất lượng còn hạn chế, vẫn còn thiếu máy ảnh 
cơ dùng để chụp ảnh rõ nét, hệ thống máy chiếu còn ít. Cần có sự tham mưu với 
BGH đầu tư thêm máy tính cấu hình cao, máy ảnh và máy chiếu để chất lượng 
của việc ứng dụng CNTT tốt hơn tại trường. 
3. Các biện pháp đã tiến hành 
3.1 Biện pháp 1: Xây dựng, triển khai kế hoạch ứng dụng CNTT: 
Căn cứ vào nhiệm vụ năm học và đặc điểm tình hình của trường, tôi đã xây 
dựng kế hoạch và triển khai, hướng dẫn cán bộ, giáo viên thực hiện nhiệm vụ 
ứng dụng CNTT năm học 2020 - 2021 như sau: 
* Hướng phấn đấu: 
- Nâng cấp kết nối mạng cáp quang để đảm bảo tuyệt đối tốc độ mạng 
internet cho hệ thống quản lý và giảng dạy trong toàn trường. 
- 100% giáo viên ứng dụng CNTT thường xuyên và hiệu quả trong giảng 
dạy. 
- Xây dựng các chuyên đề bồi dưỡng bằng hình thức bài giảng trực tuyến 
nhằm bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho 100% CBGV trong trường. 
- Mỗi giáo viên tự xây dựng ít nhất 01/bài giảng ứng dụng trên bảng tương 
tác/ tuần để góp phần xây dựng kho học liệu của các nhân, lớp, trường, phòng 
GD&ĐT và của ngành. 
- Trường sử dụng đồng bộ các phần mềm Quản lý như: QL giáo dục và 
chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý tài chính, quản lý nhân sự, quản lý kho học liệu 
điện tử. 
* Nhiệm vụ chung: 
- Trường có giáo viên nòng cốt ứng dụng CNTT trong dạy học, bồi dưỡng 
tại chỗ cho giáo viên. 
- Trường chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng ứng dụng CNTT cho 
100% cán bộ quản lý, giáo viên. Nội dung bồi dưỡng tập trung vào các kỹ năng 
cơ bản (soạn thảo văn bản, khai thác Internet, sử dụng thư điện tử, bài giảng E-
8/14 
learning, phần mềm trình chiếu, các phần mềm hỗ trợ giảng dạy...), biết ứng 
dụng CNTT trong công tác quản lý, giảng dạy. 
- Triển khai chương trình công nghệ giáo dục và E-learning. 
- Tìm hiểu cách sử dụng các phần mềm soạn bài ứng dụng bảng tương tác, 
bài giảng E-learning như Adobe Pressenter, iSpring; Triển khai, tham gia cuộc 
thi Thiết kế bài giảng ứng dụng bảng tương tác, bài giảng E-learning. 
- Tạo thư viện học liệu mở: Huy động giáo viên tham gia đóng góp các 
bài trình chiếu, bài giảng E-Learning về trường. 
- Tiếp tục thực hiện mô hình giáo dục điện tử: Ứng dụng CNTT trong dạy 
và học, ứng dụng bảng tương tác, ứng dụng công nghệ E-learning trong dạy học 
để bài học hấp dẫn, hiệu quả, thiết thực, phong phú hơn. Cần nhận thức CNTT là 
phương tiện hỗ trợ, nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. Tránh lạm dụng CNTT 
trong quá trình giảng dạy. 
- Ứng dụng CNTT trong soạn bài Online. 
 - Nâng cao năng lực ứng dụng CNTT của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo 
viên. 
 Với kế hoạch xây dựng cụ thể rõ về nội dung và thời gian cùng với sự 
đôn đốc thường xuyên của ban giám hiệu nên 100% các lớp đều có kế hoạch 
ứng dụng CNTT cụ thể, phù hợp với đặc điểm tình hình lớp sau khi được góp ý 
của Ban giám hiệu. 
 3.2 Biện pháp 2: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên 
Với kết quả khảo sát ở bảng 2.1 ta thấy trình độ giáo viên về CNTT là có 
tuy nhiên lại không thường xuyên sử dụng và thiết kế bài giảng nên chất lượng 
và số lượng bài giảng còn hạn chế. Để nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên 
về nội dung, tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong trường mầm non là vô 
cùng quan trọng. Đẩy mạnh tuyên truyền cho giáo viên thấy rõ hiệu quả và yêu 
cầu mang tính tất yếu của ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp giảng 
dạy thông qua việc triển khai các văn bản chỉ đạo của Bộ, ngành về ứng dụng 
CNTT trong dạy học; thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ khối, hội thảo 
chuyên đề; thông qua dự giờ thăm lớp và qua việc triển khai các cuộc thi có ứng 
dụng CNTT do trường và phòng tổ chức. 
Phát động sâu rộng thành phong trào và đề ra yêu cầu cụ thể mỗi tuần 
hoặc mỗi chủ đề mỗi giáo viên có ít nhất 1 giáo án ứng dụng CNTT để giáo viên 
thấy được hiệu quả và sự cần thiết của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy. 
Trong đó xác định mục tiêu của việc ứng dụng CNTT trong dạy học là: Nâng 
9/14 
cao chất lượng học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác 
cao, trẻ được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, hình 
thành cho trẻ những kỹ năng tiếp cận tri thức một cách chủ động khoa học. 
Giáo viên phải nhận thức được tầm quan trọng của ứng dụng CNTT và 
khi áp dụng thấy có hiệu quả cả về kinh tế và hiệu quả công việc: chuẩn bị đồ 
dùng không cồng kềnh, sử dụng nhanh, trẻ hứng thú, tích cực tham gia nên giáo 
viên tích cực học tập nâng cao trình độ tin học, hăng hái tìm tòi các hình ảnh vì 
thế 80% các tiết học được giáo viên ứng dụng CNTT như các hoạt động âm 
nhạc giáo viên tìm hình ảnh, clip các bài hát cần dạy, hoạt động học khám phá 
tìm hình ảnh con vật, hoa, quả, phong cảnh, hoạt động học làm quen với toán có 
các hình ảnh cho trẻ đếm số lượng, sắp xếp theo quy tắc, chơi bù chỗ thiếu, thêm 
cho đủ số lượng ... 
3.3 Biện pháp 3: Tham mưu, đầu tư nâng cấp trang thiết bị phục vụ 
nhu cầu ứng dụng CNTT trong trường: 
Máy tính và thiết bị tin học là điều kiện cơ bản, không thể thiếu khi ứng 
dụng CNTT, đòi hỏi phải đầu tư kịp thời, tương đối đầy đủ và hiện đại, tạo điều 
kiện tốt nhất chocán bộ giáo viên có thể thực hiện nhiệm vụ của mình. Nếu thiếu 
những phương tiện đó thì không thể nói điều gì về ứng dụng CNTT. Để đáp ứng 
yêu cầu đó, mặc dù nhà trường được đầu tư đồng bộ theo mô hình trường học 
điện tử tuy nhiên các thiết bị máy móc đủ để đáp ứng như cầu thì chưa thật sự 
đáp ứng được tối đa: ví dụ như mạng LAN tốc độ còn chưa tốt, cấu hình máy 
tính giáo viên còn hạn chế, các máy đầu tư lâu ngày đã xuống cấp... cũng 
phần nào ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát huy ứng dụng CNTT của giáo 
viên. 
Các máy tính phục vụ chuyên môn sau 1 năm đi vào hoạt động cũng bị 
xuống cấp nhiều, đường mạng không ẩn định vì vậy việc ứng dụng CNTT chưa 
được thống nhất, liên tục. Tôi cùng các đồng chí trong BGH đã khảo sát lại toàn 
bộ hệ thống điện, số lượng máy tính, chất lượng sử dụng để có kế hoạch bổ sung 
cho cơ sở hạ tầng thiết bị CNTT phục vụ cho ứng dụng CNTT một cách hiệu 
quả và thiết thực. Cụ thể: 
- Sửa chữa lại đường dẫn mạng cho các khu nhà, hệ thống ổn áp để đảm 
bảo nguồn điện ổn định. 
- Xây dựng hòm thư điện tử cho các tổ chuyên môn, các cá nhân giáo 
viên, nhân viên lập địa chỉ Gmail để tiện cho việc liên lạc trao đổi thông tin, 
không phải mất tiền in ấn tài liệu. 
10/14 
- Với những giáo viên có điều kiện kinh tế, đang rèn luyện kỹ năng sử 
dụng máy tính tôi động viên giáo viên mua máy tính xách tay để có phương tiện 
rèn luyện và tiện cho việc sử dụng ở nhà cũng như mang tới trường áp dụng 
soạn giảng. 
 Sau khi đầu tư cơ sở hạ tầng thiết bị CNTT phục vụ cho ứng dụng CNTT: 
100% lớp có máy tính kết nối Internet ổn định để giáo viên chuẩn bị bài giảng 
có ứng dụng CNTT. Nâng cấp kết nối Internet bằng cáp quang FTTH phòng 
hành chính và các lớp đảm bảo thông tin liên lạc và giúp giáo viên bồi dưỡng 
nâng cao nghiệp vụ chuyên môn; Áp dụng mô hình thông tin bằng hòm thư điện 
tử cho các lớp, các tổ sử dụng.Thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì định kỳ hệ 
thống máy tính và thiết bị điện tử. Có kế hoạch sửa chữa, thay thế thiết bị CNTT 
ngay từ đầu năm học. 
3.4. Biện pháp 4: Bồi dưỡng về trình độ tin học và kỹ năng sử dụng 
máy tính cho CBGV và nhân viên của trường: 
 Tôi cùng BGH xác định: Các nhiệm vụ của nhà trường nói chung và nhiệm 
vụ ứng dụng CNTT có hoàn thành tốt là phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ, giáo 
viên, nhân viên vì: đội ngũ có vai trò quyết định sự thành bại của việc ứng dụng 
CNTT, trong thời gian qua trường chúng tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch và 
quy trình triển khai thực hiện bồi dưỡng đội ngũ về Tin học. 
 Đầu năm tôi cùng BGH khảo sát trình độ tin học của giáo viên để phân loại 
khả năng ứng dụng CNTT của đội ngũ giáo viên, nhân viên. Tuy đã có đủ chứng 
chỉ xong lâu ngày học giờ nhiều cô đã quên các kỹ năng thiết kế bài giảng điện 
tử, mà chỉ biết soạn giáo án thông thường. Nhiều giáo viên chưa biết chèn âm 
thanh, hình ảnh, cắt ghép nhạc, phim 
 Nhà trường kết hợp với các giáo viên giỏi về các lính vực như: Biết sử 
dụng máy tính; Biết cách truy cập Internet; Biết sử dụng phần mềm trình diễn 
PowerPoint; Có khả năng sử dụng được một số phần mềm chỉnh sửa ảnh, cắt 
phim, cắt các file âm thanh, làm các ảnh động bằng Plash, Photosop; Biết sử 
dụng máy chiếu Projectorđể tổ chức cái buổi họp chuyên môn giáo viên giỏi 
dạy giáo viên chưa giỏi. Cứ như vậy, chất lượng của nhà trường đang từng bước 
đi lên. 
Tôi nghiên cứu và hướng dẫn giáo viên sử dụng các phần mềm, tiện ích 
phục vụ cho công tác giảng dạy và quản lý giáo dục như: Microsoft Word, 
Microsoft Excel,.. . Để giáo viên xây dựng các bài giảng hỗ trợ cho việc giảng 
dạy tôi hướng dẫn giáo viên học và sử dụng các phần mềm sau: Microsoft 
11/14 
PowerPoint, Phần mềm E-Learning, Window Movie Maker, Adobe 
Photoshop, Snipping tool, Screen recoder, Ulead studio, Total video 
converter 
 Sau một thời gian thực hiện biện pháp, kết quả về trình độ và kỹ năng của 
CBGV: 100% CBGV và nhân viên của trường đều có thể sử dụng máy tính, 
90% giáo viên biết tìm các tài liệu trên mạng Internet và các phần mềm liên 
quan để ứng dụng vào lĩnh vực công tác của mình, 65 % giáo viên biết thiết kế 
bài giảng E-learning, thiết kế các bài tập, trò chơi tương tác cho trẻ ôn luyện, 
củng cố các kiến thức đã học. Đội ngũ cốt cán của trường có vai trò hỗ trợ giáo 
viên các lớp và hướng dẫn các giáo viên khác trên lĩnh vực ứng dụng CNTT. 
3.5. Biện pháp 5: Đôn đốc, kiểm tra việc ứng dụng CNTT, xây dựng kho 
tư liệu điện tử. 
Xây dựng kế hoạch, triển khai cho đội ngũ giáo viên, nhân viên có kiến 
thức để ứng dụng CNTT vào công việc mình được phân công muốn được kết 
quả cao đòi hỏi người triển khai phải thường xuyên đôn đốc kiểm tra việc thực 
hiện để nắm bắt được kiến thức, kỹ năng mà người học sử dụng ở mức độ nào 
để có phương hướng điều chỉnh, bồi dưỡng tiếp. Chính vì vậy hàng tuần tôi đến 
các lớp kiểm tra, trao đổi với giáo viên để nắm bắt những nội dung giáo viên còn 
yếu, tuyên truyền những kỹ năng mà giáo viên đã làm tốt cùng nhau trao đổi qua 
các hòm thư áp dụng thực hiện tổng hợp vào kho tư liệu điện tử vì bên cạnh đội 
ngũ, máy móc thiết bị, thì kho “tư liệu điện tử” là nội dung không thể thiếu trong 
quá trình ứng dụng CNTT. Thiết kế một bài giảng điện tử hoặc ứng dụng CNTT 
trong các hoạt động giáo dục đòi hỏi tư liệu rất phong phú, giáo viên phải có quá 
trình tìm kiếm hoặc tạo dựng rất công phu. 
Mỗi cán bộ, giáo viên đều có “Kho tư liệu” riêng của cá nhân mình, lớp 
mình, về các công việc mình được phân công. 
Hàng tháng các tổ sinh hoạt chuyên môn sinh hoạt thảo luận bồi dưỡng tin 
học bằng cách trình chiếu các giáo án điện tử đã được áp dụng. Giáo viên có 
giáo án trình bày cách sử dụng bài giảng, Ban giám hiệu, các tổ trưởng chuyên 
môn và tổ viên trong tổ rút kinh nghiệm nhận xét những ưu điểm để phát huy 
còn những tồn tại phải bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp sau dó lưu vào kho thư 
viện điên tử của trường. Thư viện Nhà trường có “kho tư liệu chung” của trường 
qua hai hình thức lưu trữ: 
12/14 
Kho tư liệu điện tử: Hiện nay “kho tư liệu” điện tử của trường có tới gần 
20G, chứa đựng những tư liệu cần thiết, giúp cho CB, GV dùng để thiết kế bài 
giảng, tổ chức các hoạt động giáo dục. 
Tủ sách điện tử của trường có trên 100 băng đĩa, bao gồm các loại đĩa tổ 
chức các hoạt động học, hoạt động vui chơi, tài liệu bảo vệ môi trường, giáo dục 
các kỹ năng cho trẻ mầm non, đĩa tham khảo, tài liệu, phần mềm ứng dụng... 
4. Hiệu quả SKKN 
Qua thời gian nghiên cứu và áp dụng các biện pháp trên công tác ứng 
dụng CNTT ở trường tôi đã thu được một số kết quả như sau: 
4.1 Về cơ sở vật chất: 
Cơ sở vật chất của nhà trường đã được nâng lên rõ rệt. Điều đó thể hiện 
sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, ban giám hiệu nhà trường về việc đầu tư cơ 
sở vật chất để đáp ứng nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh. Điều đó 
cũng thể hiện sự nhận thức đúng đắn của tập thể CBGVNV nhà trường, góp 
phần đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong chăm sóc, giáo dục trẻ. 
4.2 Về đội ngũ giáo viên: 
Cuối năm 100% biết khai thác dữ liệu trên mạng; 90% giáo viên có khả 
năng ứng dụng CNTT vào các hoạt động trong đó 75% có nhiều sáng tạo trong 
việc thiết kế bài giảng và linh hoạt khi ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động. 
Trong cuộc thi thiết kế bài giảng E-Learning cấp Huyện, nhà trường đã có 
một nhân viên đạt giải ba thi kỹ năng, 2 bài dự thi đều đạt giải khuyến khích về 
thiết kế E-Learning. 
Giáo viên có nhận thức cao về việc ứng dụng CNTT trong công tác chăm 
sóc giáo dục trẻ, trình độ tin học được nâng lên, cán bộ giáo viên đã có những 
ứng dụng mạnh mẽ, thiết thực trong công tác soạn giảng; sử dụng phần mềm 
trong soạn giảng. Đã thiết kế được nhiều trò chơi, câu chuyện hoàn chỉnh, tích 
lũy được nhiều kinh nghiệm cũng như các nguồn 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_hieu_qua_trong_viec_c.pdf