Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ 5 - 6 tuổi học hòa nhập ở trường Mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ 5 - 6 tuổi học hòa nhập ở trường Mầm non

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

“Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”

Con cái là món quà vô giá mà tạo hoá ban tặng cho những người làm cha,

làm mẹ. Cha mẹ chính là người có công sinh thành, nuôi dưỡng nên một người

con cho gia đình và xã hội.

Trẻ em là mầm non của đất nước, do vậy trẻ cần được dạy dỗ, giáo dục đặc

biệt là trẻ khuyết tật. Giáo dục trẻ khuyết tật là nhiệm vụ quan trọng và đầy tính

nhân văn của ngành giáo dục nói riêng và của cả xã hội nói chung.

Hiện nay ở thành phố Hà Nội có rất nhiều trung tâm mở ra để tiếp nhận

những đứa trẻ bị mắc bệnh tự kỷ. Vậy bệnh tự kỷ là gì? Làm thế nào để biết trẻ

bị tự kỷ? Đó là câu hỏi mà không phải ai cũng biết câu trả lời đúng.

Theo điều tra bốn năm trở lại đây ở lứa tuổi mầm non trong địa bàn xã có 11

cháu bị tự kỷ (gia đình thừa nhận con mình bị tự kỷ). Năm học 2018-2019

trường mầm non tiếp nhận 3 cháu bị tự kỷ học hoà nhập trong trường mầm non.

Lớp tôi đang phụ trách có 1 cháu bị tự kỷ. Năm học trước tôi cũng đã được tiếp

cận với một số trẻ khuyết tật nhưng để tiếp cận với trẻ tự kỷ thật vô cùng khó

khăn.

Trò chuyện cùng một số gia đình trẻ có con bị tự kỷ tôi thấy thật xót xa. "Con

tôi 3 tuổi rồi mà chưa bao giờ tôi được nghe con gọi tiếng "Mẹ ơi!", thậm chí

cháu còn không biết lúc nào mẹ vui, lúc nào mẹ buồn" - đấy là lời tâm sự cùng

những giọt nước mắt mặn chát của 1 trong số rất nhiều bà mẹ có con bị tự kỷ.

Nghe những lời tâm sự đó tôi không khỏi nghẹn ngào xúc động, tôi nghĩ rằng

mình phải làm một điều gì đó để đỡ gánh nặng cho những gia đình có con bị tự

kỷ. Số lượng trẻ tự kỷ ngày càng gia tăng tạo nên một sức ép, gánh nặng lớn

không chỉ cho gia đình các bé, mà sẽ là gánh nặng cho cả xã hội nếu không tìm

ra giải pháp. Đúc rút được một vài kinh nghiệm từ những năm học có trẻ khuyết

tật, tôi cũng đã tự tìm đọc tài liệu và nghĩ mình nên viết ra để chị em trong

ngành cùng biết. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ

tự kỷ 5 – 6 tuổi học hòa nhập ở trường mầm non".

pdf 24 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 3161Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ 5 - 6 tuổi học hòa nhập ở trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặc điểm lứa tuổi, sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của trẻ tự kỉ có 
nhiều hạn chế nên giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ gồm các kỹ năng sau: 
* Giáo dục cho trẻ có kỹ năng lắng nghe tích cực 
Khả năng tập trung chú ý của trẻ tự kỷ vẫn còn rất hạn chế. Vì vậy nội 
dung giáo dục kỹ năng lắng nghe tích cực cho trẻ là: 
+ Chăm chú theo dõi mọi lời nói, cử chỉ, điệu bộ, hành vi của đối tượng 
giao tiếp. 
+ Không quay mặt đi hướng khác, làm việc riêng khi đối tượng này đang 
nói chuyện với mình. 
+ Hiểu được đối tượng giao tiếp đang nói về vấn đề gì. 
* Giáo dục cho trẻ kỹ năng nói bao gồm: 
- Giáo dục kỹ năng chào hỏi: Nội dung giáo dục kỹ năng chào hỏi cho trẻ tự 
kỷ gồm: 
+ Trẻ biết chủ động chào hỏi. 
+ Biết xưng hô theo đúng vai: Với cô giáo phải biết xưng hô: cô - con, với 
người lớn: bác - cháu, với bạn bè: tớ - bạn 
+ Khi chào hỏi phải biết quay mặt về người được chào hỏi, với người lớn 
tuổi hơn phả biết khoanh tay, biết cúi người về phía trước khi chào hỏi. 
Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ 5 – 6 tuổi học hòa nhập ở trường mầm non. 
7/20 
+ Khi chào hỏi phải phát âm rõ ràng, cường độ âm thanh vừa phải, không 
quá to cũng không quá nhỏ. 
Ví dụ: Khi đến lớp chào cô giáo trẻ phải biết quay mặt về phía cô giáo, 
khoanh tay trước ngực đồng thời cúi người về phía trước và nói: “con chào cô ạ” 
- Giáo dục trẻ có kỹ năng nói lời cảm ơn - xin lỗi 
Nội dung giáo dục kỹ năng nói lời cảm ơn - xin lỗi cho trẻ tự kỷ: 
+ Trẻ biết chủ động nói lời cảm ơn - xin lỗi. 
+ Biết xưng hô theo đúng vai. 
+ Biết quay mặt về phía đối tượng giao tiếp, biết khoanh tay và nói lời 
cảm ơn - xin lỗi. 
+ Nói bằng giọng điệu và cường độ âm thanh phù hợp 
Ví dụ: Khi cảm ơn trẻ phải nói bằng giọng điệu vui mừng, thể hiện lòng 
biết ơn. Khi xin lỗi trẻ phải tỏ ra ăn năn, hối lỗi 
Để phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ thì việc làm quan trọng và cần thiết 
là phải phát triển vốn từ, cung cấp các khái niệm và ngôn ngữ cho trẻ 
Đối với trẻ 5 - 6 tuổi, trẻ có thể nói được câu đơn, câu ghép. Trẻ thường sử 
dụng động từ, tính từ, từ láy, từ chỉ thời gian, không gian, địa điểmnhưng đối 
với trẻ tự kỷ khả năng này là rất khó. Đặc biệt đối với cháu Yến, vốn từ của con 
nghèo nàn, hiểu biết về thế giới xung quanh hạn chế. Do đó việc phát triển vốn 
từ, cung cấp các khái niệm và ngôn ngữ cho trẻ là việc làm rất quan trọng. 
Để làm được việc này cần phải có thời gian, có thể giúp trẻ trong các hoạt 
động hàng ngày dù ở trường hay ở nhà. Dưới đây là một vài cách mà tôi đã sử 
dụng để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 
- Phát âm chậm và rõ các từ khó để trẻ nghe và bắt chước. 
Ví dụ: trong câu: “Khi chín quả khế có màu vàng” tôi nói từ “quả khế” 
chậm để trẻ nghe rõ và có thể phát âm lại chính xác 
- Khuyến khích trẻ khi giao tiếp thì nhìn vào mặt, môi và lưỡi của cô khi cô 
thiết lập từ mới. 
- Giúp trẻ nghe và làm theo chỉ dẫn bằng cách chỉ cho trẻ biết cô đang muốn 
gì? 
Ví dụ: “Yến ơi! Con lấy cho cô cái bút ở trên bàn”. 
Hoặc nâng cao hơn: “Con lấy cho cô cái bút màu đỏ ở trong hộp” 
- Đọc những quyển sách có tranh vẽ nhiều màu sắc. Khi đó tôi yêu cầu trẻ chỉ 
và nói tên các bức tranh trong hình vẽ. 
Ví dụ: Khi đọc và cho trẻ xem xong quyển sách về các loại trái cây, tôi chỉ 
vào bức tranh quả cam và hỏi trẻ: 
“Đây là quả gì?”, “ Quả cam này có màu gì?”, “ Ăn cam có vị gì?” 
- Trò chuyện với trẻ về những gì diễn ra trong ngày, thông qua đó cung cấp 
từ mới, phát triển vốn từ. 
Ví dụ: “Sáng nay con cùng các bạn đã được làm gì?” “Trưa nay lớp mình 
được ăn món gì?”. 
- Cô lặp lại nhiều lần từ mới khi cô cung cấp cho trẻ. 
Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ 5 – 6 tuổi học hòa nhập ở trường mầm non. 
8/20 
Giáo dục kỹ năng sống (kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng giao tiếp) cho trẻ tự kỷ 
tôi đã lồng ghép trong chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ ở trường mầm non: 
BẢNG LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KNS CHO TRẺ TỰ KỶ 
TRONG CHẾ ĐỘ SINH HOẠT MỘT NGÀY 
STT 
Tên hoạt 
động 
Kỹ năng tự phục vụ Kỹ năng giao tiếp 
1 
Đón trẻ, chơi, 
thể dục sáng 
- Cất đồ dùng cá nhân ngăn nắp 
gọn gàng, đúng nơi quy định 
- Tự lấy ghế ngồi vào chỗ 
- Tự vệ sinh cá nhân 
- Chào tạm biệt ông, 
bà, bố, mẹ chào cô 
giáo để vào lớp 
2 
Hoạt động 
học 
- Tự ngồi vào bàn học bài 
- Tự lấy sách, bút của mình 
-Trò chuyện với cô và 
các bạn 
- Lắng nghe cô giảng 
bài 
3 
Hoạt động 
ngoài trời, 
hoạt động góc 
-Tự chuẩn bị đồ dùng cá nhân 
phù hợp 
Ví dụ: Hoạt động ngoài trời, khi 
trời nắng biết lấy mũ.... 
- Giao tiếp với cô và 
với bạn 
- Lắng nghe cô giảng 
bài 
4 Giờ ăn 
- Kỹ năng chuẩn bị bàn ăn 
- Kỹ năng dọn dẹp bàn ăn 
- Kỹ năng tụ xúc ăn 
- Kỹ năng ăn uống vệ sinh 
- Kỹ năng rửa mặt 
- Kỹ năng rửa tay bằng xà 
phòng 
- Mời cô, mời bạn ăn 
cơm 
5 Giờ ngủ 
- Dọn dẹp giường trước và sau 
khi ngủ 
- Gấp chăn 
- Chải tóc, buộc tóc 
- Giao tiếp với cô và 
các bạn 
6 
Hoạt động 
chiều và trả 
trẻ 
- Cất ghế gọn gàng 
- Tự lấy đồ dùng cá nhân của 
mình 
- Chào tạm biệt cô và 
các bạn 
- Chào ông bà, bố mẹ 
2. Biện pháp 2: Xây dựng ngân hàng nội dung, xác định mục tiêu bài dạy 
phù hợp với trẻ tự kỷ. 
Để đạt được kết quả cao trong việc giúp trẻ tự kỷ học hòa nhập ở trường 
mầm non. Theo sự chỉ đạo của Phòng giáo dục tôi và các chị em trong khối xây 
dựng mục tiêu, nội dung giáo dục phù hợp với trẻ theo từng kế hoạch tháng và 
sự kiện. Các chủ đề sự kiện được tôi nghiên cứu và xắp xếp theo trình tự căn cứ 
vào nội dung có sự đan xen,và rèn luyện kỹ năng cho trẻ một cách tốt nhất. Vì 
Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ 5 – 6 tuổi học hòa nhập ở trường mầm non. 
9/20 
vậy tôi đã xây dựng ngân hàng nội dung trong năm học 2018 – 2019 cho trẻ tự 
kỷ như sau: 
Tháng 
Chủ đề sự 
kiện 
Mục tiêu Nội dung - hoạt động 
9 
Lớp 5 tuổi 
của bé 
- Nói được tên cô và các bạn 
trong lớp. 
- Nói được tên lớp, tên 
trường của mình 
- Trò chuyện về lớp 5 tuổi 
của bé 
- Chụp ảnh cho bạn, nói tên 
và đặc điểm của bạn, của cô 
giáo, trao đổi thông tin về 
bạn và đánh dấu vào các 
hình minh họa 
Bé vui đón 
tết trung 
thu 
- Nói được loại bánh đặc 
trưng của tết trung thu 
- Nói được các hoạt động 
diễn ra trong ngày tết 
-Trò chuyện về tết trung thu 
- Tổ chức cho trẻ làm bánh 
trung thu 
Các cô, các 
bác cấp 
dưỡng 
- Nói được tên một số cô cấp 
dưỡng và công việc của các 
cô 
- Trò chuyện về các cô các 
bác cấp dưỡng 
- Tổ chức cho trẻ thăm quan 
khu bếp của nhà trường 
10 
Tôi là ai 
- Nói được họ và tên mình 
- Nói được sở thích của bản 
thân 
- Khám phá bản thân 
- Trò chuyện về sở thích 
của trẻ 
Các bộ 
phận trên 
cơ thể 
- Kể tên được các bộ phận 
trên cơ thể 
- Nói được tác dụng của các 
bộ phận trên cơ thể 
- Trò chuyện về cơ thể bé 
- Dạy trẻ kỹ năng rửa mặt, 
rửa tay bằng xà phòng 
- Dạy trẻ biết đi vệ sinh 
đúng nơi quy định 
Chào mừng 
ngày 
PNVN 
20/10 
- Biết được ý nghĩa ngày 
20/10 
- Nói được các hoạt động 
diễn ra trong ngày 20/10 
- Trò chuyện về ngày 20/10 
- Làm bưu thiếp, làm hoa, 
tặng bà, tặng mẹ, tặng cô 
Tôi cần gì 
để lớn lên 
và khỏe 
mạnh 
-Nói được tên một số món ăn 
hàng ngày và dạng chế biến 
đơn giản 
- Trò chuyện với trẻ về các 
bữa ăn trong ngày 
- Cho trẻ được trải nghiệm 
nấu các món ăn mà mình 
yêu thích 
Ước mơ 
của bé 
- Nói được ước mơ của mình -Trò chuyện cùng trẻ về ước 
mơ của trẻ 
Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ 5 – 6 tuổi học hòa nhập ở trường mầm non. 
10/20 
11 
Gia đình 
của bé 
- Nói được tên, giới tính, 
công việc hàng ngày của: bố, 
mẹ, anh, chị, em trong gia 
đình 
- Trò chuyện về gia đình bé 
- Làm album tranh gia đình 
của trẻ 
Họ hàng 
gia đình 
- Nói được tên và mối quan 
hệ của một số người thân 
thiết với mình: cô, chú, dì 
-Trò chuyện về họ hàng gia 
đình bé 
Ngày hội 
của cô 
20/11 
-Biết được ngày 20/11 là 
ngày gì. Ý nghĩa của ngày 
20/11 
- Trò chuyện về ngày nhà 
giáo Việt Nam 20/11 
- Tổ chức các hoạt động 
làm bưu thiếp, làm hoa, gói 
quà, biểu diễn văn nghệ 
nhân ngày 20/11 
Đồ dùng 
gia đình bé 
- Nói được tên gọi, đặc điểm, 
công dụng của một số đồ 
dùng gia đình bé 
-Trò chuyện về đồ dùng gia 
đình bé 
12 
Nghề nông 
- Nói được tên gọi, dụng cụ 
và sản phầm của nghề nông 
- Trò chuyện về nghề nông 
- Chơi các trò chơi: Gieo 
hạt, trồng cây 
Nghề xây 
dựng 
- Nói được tên gọi, dụng cụ 
và sản phầm của nghề xây 
dựng 
- Trò chuyện về nghề xây 
dựng 
Ngày Quân 
đội nhân 
dân Việt 
Nam 
- Biết được ý nghĩa của ngày 
22/12 
- Biết tên gọi, trang phục và 
công việc của các chú bộ đội 
- Trò chuyện về ngày 22/12 
Nghề may 
- Nói được tên gọi, dụng cụ 
và sản phầm của nghề xây 
dựng 
- Trò chuyện về nghề may 
- Xem tranh ảnh, vật thật 
sản phẩm, dụng cụ của một 
số nghề, đoán tên nghề và 
kể những hiểu biết về nghề 
đó 
1 
Động vật 
nuôi trong 
gia đình 
- Nói được tên gọi, đặc điểm 
nổi bật của một số con vật 
gần gũi với trẻ như: con lợn, 
con gà, con vịt 
- Trò chuyện về một số 
động vật nuôi trong gia đình 
- Xem tranh ảnh, video 
động vật sống trong gia 
đình 
Động vật 
sống trong 
rừng 
- Nói được tên gọi, đặc điểm 
nổi bật của một số con vật 
sống trong rừng như: con 
- Trò chuyện về một số 
động vật sống trong rừng 
- Xem tranh ảnh, video 
Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ 5 – 6 tuổi học hòa nhập ở trường mầm non. 
11/20 
 voi, con khỉ, con hổ động vật sống trong rừng 
Động vật 
sống dưới 
nước 
- Nói được tên gọi, đặc điểm 
nổi bật của một số con vật 
sống dưới nước như: con cá, 
con tôm, con cua 
- Trò chuyện về một số 
động vật sống dưới nước 
- Xem tranh ảnh, video 
động vật sống dưới nước 
Côn trùng 
và chim 
- Nói được tên gọi, đặc điểm 
nổi bật của một số con côn 
trùng và chim như: con kiến, 
con ong, con chim 
- Trò chuyện về một số con 
côn trùng và chim 
- Xem tranh ảnh, video về 
côn trùng và chim 
Bé cùng gia 
đình chuẩn 
bị đón tết 
- Kể tên được các hoạt động 
diễn ra trong ngày tết 
- Xem video các hoạt động 
diễn ra trong ngày tết 
2 
Tết và mùa 
xuân 
- Biết được ý nghĩa của ngày 
tết Nguyên Đán 
- Trò chuyện về ngày tết 
Nguyên Đán 
- Cho trẻ được trải nghiệm 
gói bánh chưng ngày tết 
Một số loại 
rau, củ, 
hoa, quả 
- Nói được tên gọi, đặc điểm 
nổi bật của một số loại rau, 
củ, hoa, quả 
- Biết được lợi ích của một 
số loại rau, củ, hoa, quả 
- Khám phá một số loại rau, 
củ, hoa, quả 
- Chơi một số trò chơi: Gieo 
hạt, phân loại rau, củ, hoa, 
quả theo nhóm 
Cây xanh 
và môi 
trường 
sống 
- Nói được tên gọi và đặc 
điểm nổi bật của một số cây 
xanh 
- Biết được điều kiện sống, 
quá trình phát triển của một 
số loại cây. 
-Tìm hiểu về cây xanh và 
môi trường sống 
- Cho trẻ được trải nghiệm 
gieo hạt, trồng cây tưới 
nước theo dõi và so sánh sự 
phát triển của cây 
3 
Ngày vui 
8/3 
- Biết được tên gọi và ý 
nghĩa của ngày 8/3 
- Kể được các hoạt động 
thường diễn ra trong ngày 
8/3 
- Trò chuyện về ngày 8/3 
- Tham gia vào các hoạt 
động làm bưu thiếp, múa 
hát, làm hoatặng bà, mẹ, 
chị, cô giáo 
PTGT 
đường bộ 
- Biết được tên gọi, đặc điểm 
nổi bật của một số loại PTGT 
đường bộ 
- Khám phá một số PTGT 
đường bộ 
PTGT 
đường thủy 
- Biết được tên gọi, đặc điểm 
nổi bật của một số loại PTGT 
đường thủy 
-Khám phá một số PTGT 
đường thủy 
Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ 5 – 6 tuổi học hòa nhập ở trường mầm non. 
12/20 
Tín hiệu 
đèn và các 
biển báo 
giao thông 
- Biết được tên gọi, đặc điểm 
nổi bật của đèn giao thông và 
một số loại biển báo. 
- Tìm hiểu về đèn giao 
thông và một số loại biên 
báo 
4 
Nước và 
tác dụng 
của nước 
- Biết được một số đặc điểm, 
tính chất của nước 
- Biết được lợi ích của nước 
với đời sống con người, con 
vật và cây. 
- Tìm hiểu vể nước và tác 
dụng của nước 
Ngày giỗ tổ 
Hùng 
Vương 
- Biết được ý của ngày giỗ tổ 
Hùng Vương 
- Trò chuyện về ngày giỗ tổ 
Hùng Vương 
Bé với các 
hiện tượng 
tự nhiên 
- Biết được tên gọi, đặc điểm 
của một số hiện tượng tự 
nhiên: mưa, nắng, gió 
- Trò chuyện về một số hiện 
tượng tự nhiên 
Bốn mùa 
quanh em 
- Biết tên gọi và đặc điểm nổi 
bật của các mùa quanh năm 
- Trò chuyện về bốn mùa 
5 
Quê hương 
đất nước – 
thủ đô Hà 
Nội 
- Biết về thủ đô Hà Nội và 
một số di tích, danh lam, 
thắng cảnh của thủ đô Hà 
Nội 
- Trò chuyện về thủ đô Hà 
Nội và một số di tích, danh 
lam, thắng cảnh ở Hà Nội 
- Cho trẻ xem tranh ảnh, 
video về Hà Nội và một số 
di tích, danh lam thắng cảnh 
nổi tiếng ở Hà Nôi: Văn 
Miếu Quốc Tử Giám, chùa 
Một Cột, Hồ Gươm. 
Trường tiểu 
học 
- Biết được đặc điểm nổi bật 
và các hoạt động diễn ra tại 
trường tiểu học 
- Trò chuyện về trường tiểu 
học 
- Phối hợp với nhà trường 
cho trẻ tham quan trường 
tiểu học của xã 
Bác Hồ 
kính yêu 
- Biết về Bác Hồ kính yêu - Trò chuyện, cho xem 
tranh ảnh, tư liệu về Bác Hồ 
Bên cạnh việc xây dựng ngân hàng nội dung thì việc xác định mục tiêu 
cho từng bài dạy cũng hết sức quan trọng. Xác định mục tiêu từng bài dạy phải 
phù hợp với nhận thức cũng như khả năng, hứng thú của trẻ tự kỷ. Có như vậy 
mới đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất. Với mỗi tiết dạy tôi luôn nghiên cứu 
thật kỹ để đưa ra được mục tiêu phù hợp. Dưới đây là ví dụ mà tôi đã xác định 
mục tiêu bài dạy làm quen với chữ cái h, k với trẻ bình thường và với cháu Yến. 
Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ 5 – 6 tuổi học hòa nhập ở trường mầm non. 
13/20 
a. Kiến thức: 
- Nhận biết và phát âm chính xác các chữ cái: h, k trong các tiếng và từ ở 
mọi lúc mọi nơi 
- Trẻ nhận biết được đặc điểm, sự giống và khác nhau của chữ h, k 
Với cháu Yến: 
 - Nhận biết và phát âm chính xác các chữ cái: h, k trong các tiếng và từ 
khi cô hỏi (Có sự gợi ý). 
b. Kỹ năng: 
- Trẻ phát âm rõ đúng các chữ cái h, k 
- Phân biệt sự giống và khác nhau của hai chữ cái h, k 
- Phản ứng nhanh khi tham gia các trò chơi luyện tập củng cố 
Với cháu Yến: 
-Nhận và phát âm được các chữ cái h, k theo yêu cầu của cô 
- Chơi được trò chơi dưới sự giúp đỡ của cô và các bạn 
c. Thái độ: 
- Chăm chỉ cần cù giúp đỡ bố mẹ, cô giáo những công việc vừa với sức 
của mình: trông em, gấp quần áo, lau bàn, bê cơm. 
- Hợp tác và hứng thú tham gia vào hoạt động 
Với cháu Yến: 
- Hợp tác với cô trong khoảng 60% thời gian học 
3. Biện pháp 3: Xây dựng môi trường học tập phù hợp giúp trẻ tự kỷ học 
hòa nhập 
 Môi trường học tập có tác dụng rất tốt đến quá trình giáo dục trẻ nói 
chung và đến trẻ tự kỷ nói riêng. Xây dựng môi trường học tập phù hợp là một 
biện pháp quan trọng giúp trẻ tự kỷ học hòa nhập dễ dàng hơn. Môi trường học 
tập bao gồm: môi trường vật chất và môi trường tinh thần. 
 a. Môi trường vật chất: 
 Môi trường vật chất bao gồm tất cả các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi.. cần 
thiết cho trẻ tham gia vào hoạt động. Để đạt được hiệu quả cao trong giáo dục 
tôi đã bố trí các đồ dùng đồ chơi hợp lý. Tại các góc chơi tôi đã xây dựng nội 
quy chơi với những hình ảnh rõ ràng. Khi đến từng góc chơi cháu Yến có thể 
nhận ra nội quy góc chơi đó thông qua các hình ảnh 
Nội quy góc sách truyện Nội quy góc bán hàng 
Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ 5 – 6 tuổi học hòa nhập ở trường mầm non. 
14/20 
 Ngoài ra tôi còn xây dựng những góc mở với những bài tập mở dễ hiểu 
Gắn chữ cái bé đang học trong tháng Cắm quả có chữ cái tương ứng vào ống 
 Tôi thường xuyên thay đổi những đồ dùng đồ chơi tại các góc sao cho mới 
lạ, màu sắc hài hòa để thu hút được sự chú ý của trẻ, tránh sự nhàm chán bằng 
cách tận dụng những nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng, đồ chơi 
 Củ tỏi, củ hành làm từ bẹ ngô Thuyền làm từ mo cau 
 b. Môi trường tinh thần: 
 Với trẻ tự kỷ trẻ rất sợ nghe tiếng nói to, tiếng la mắng chính vì vậy tôi 
luôn giữ cho bầu không khí lớp học của mình thật vui vẻ, hòa thuận. Tôi luôn 
tạo cho trẻ cảm giác an toàn và coi lớp học như ngôi nhà thứ hai của trẻ. Tôi 
luôn yêu thương và giúp đỡ cháu Yến như một người mẹ với con của mình. Mỗi 
lần cháu Yến căng thẳng hoặc không muốn đi lớp cháu thường kêu, khóc rất to 
thậm chí là phá phách đồ trong lớp tôi luôn đến vỗ về, âu yếm để tạo sự tin 
tưởng của trẻ với mình, khi trẻ đã bình tĩnh lại tôi sẽ dùng kỹ năng sư phạm của 
mình khéo léo giải thích cho cháu hiểu về hành động của trẻ là đúng hay chưa 
đúng. Từ đó tôi đã thiết lập với trẻ một sự tin tưởng tuyệt đối. Bên cạnh đó tôi 
cũng nói với các trẻ khác trong lớp về tình hình của cháu Yến tự đó giáo dục trẻ 
không miệt thị, xa cách cháu Yến mà phải biết chấp nhận, chia sẻ, yêu thương 
Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ 5 – 6 tuổi học hòa nhập ở trường mầm non. 
15/20 
giúp đỡ bạn 
 Như vậy môi trường tinh thần cũng rất quan trọng trong quá trình giáo dục 
trẻ tự kỷ hòa nhập. Để xây dựng được một môi trường tinh thần tốt tôi đã làm 
những việc sau: 
- Tiếp nhận trẻ tự kỷ và tìm hiểu sâu về con người trẻ: Khi được ban giám hiệu 
giao cho dạy lớp có trẻ tự kỷ tôi đã vui vẻ tiếp nhận và tìm hiểu kỹ hơn về gia 
cảnh của cháu cũng như tình trạng bệnh, tính cách của cháu thông qua trao đổi 
với gia đình cháu, với giáo viên đã dạy cháu lớp 4 tuổi, từ đó tôi có cái nhìn 
tổng quát về con người cũng như tình trạng bệnh của trẻ. Tôi tìm hiểu các loại 
sách báo, các tài liệu trên mạng internet về bệnh tự kỷ từ đó tôi hiểu hơn về 
bệnh tự kỷ và có cách giáo dục trẻ hòa nhập hiệu quả nhất. Tôi quan sát, gần gũi 
trò chuyện với trẻ để tìm hiểu về sở thích, hứng thú, khả năng, sở trường của trẻ 
để từ đó phát huy những tố chất tốt ở trẻ. 
- Tôi xây dựng tập thể lớp đoàn kết, biết yêu thương giúp đỡ bạn bè. 
3.4. Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh để chăm sóc giáo dục trẻ tự kỷ. 
Công tác phối kết hợp với phụ huynh học sinh để góp phần chăm sóc giáo 
dục trẻ tốt hơn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên mầm non. 
Chính vì hiểu rõ vai trò của công tác này nên tôi đã tận dụng nhiều điều kiện để 
tiếp cận phụ huynh giúp phụ huynh học sinh hiểu và thông cảm, chia sẻ, giúp đỡ 
giáo viên hoàn thành nhiệm vụ trồng người. Tôi đã thực hiện một số việc như 
sau: 
Đầu năm học, sau khi nhận trẻ được một tháng, sang tháng 9/2018 có buổi 
họp phụ huynh tôi đã mạnh dạn xin ý kiến gia đình để có sự chia sẻ hoàn cảnh 
của cháu Yến với mọi người để mong sự đồng cảm, giúp đỡ từ phía các bậc phụ 
huynh có con gửi ở lớp. Cha mẹ các trẻ học ở lớp có biết về thực tế ở lớp như 
thế nào thì về nhà mới kết hợp cùng cô giáo để giáo dục con mình biết đoàn kết, 
giúp đỡ, tương thân tương ái với bạn bè. Đặc biệt là giáo dục thái độ không miệt 
thị đối với cháu Yến. 
Xây dựng góc tuyên truyền của lớp. Ở đó luôn cập nhật những thông tin 
cần thiết, bổ ích cho phụ huynh học sinh. Đặc biệt là dành một mảng cho chăm 
sóc nuôi dưỡng, nhất là trẻ cận suy dinh dưỡng, thấp còi và trẻ tự kỷ. 
Ví dụ: Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ; Một số chiến thuật giúp trẻ tự kỷ phát 
triển ngôn ngữ và giao tiếp; Ăn uống giúp chữa bệnh tự kỷ. 
Riêng đối với gia đình của cháu thì tôi thường xuyên trao đổi về tình hình 
tiến triển của trẻ như thế nào trên lớp để gia đình có hướng kết hợp cùng cô rèn 
trẻ. Tôi đã tư vấn cho gia đình bé nên tìm đọc các bài báo, sách có liên quan đến 
vấn đề trẻ tự kỷ, cung cấp địa chỉ trên mạng (Bibi.vn), giới thiệu cuốn sách 
“Sinh vào ngày xanh” do chính người bị tự kỷ viết kể về những tháng ngày thơ 
ấu của mình. 
Tôi trao đổi với gia đình trẻ về chế độ ăn uống bởi theo các bác sỹ đầu 
ngành điều trị bệnh cho trẻ tự kỷ thì ngôn ngữ và hành vi giao tiếp là do chế độ 
ăn uống của trẻ quyết định. 
Một bài báo trên trang web: bibi.vn cho biết: “Theo các chuyên gia ở 
trung tâm điều trị bệnh tự kỷ Pfeiffer (PTC) của mỹ, việc sử dụng thực phẩm 
Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ 5 – 6 tuổi học hòa nhập ở trường mầm non. 
16/20 
giàu dưỡng chất sẽ mang lại nhiều tác dụng trong việc phòng và chữa trị căn 
bệnh này. Bệnh tự kỷ có thể chữa khỏi, thông tin vô cùng quí giá này sẽ mở ra 
một chân trời mới, thắp sáng lên niềm tin và hi vọng của tất cả các bậc 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_tu_ky_5_6_tu.pdf