Chuẩn bị môi trường, đồ dùng, phương tiện để trẻ khám phá.
- Danh ngôn có câu “chuẩn bị tốt đã thành công một nửa”. Trước khi cho trẻ khám phá chúng ta cần chuẩn bị thật chu đáo về cả môi trường hoạt động, đồ dùng phương tiện
- Cho trẻ khám phá gì? Khám phá vấn đề đó cần chuẩn bị những đồ dùng, phương tiện gì? Các câu hỏi gợi mở cho trẻ khám phá như thế nào để phát huy được tính chủ động sang tạo của trẻ?
- Môi trường hoạt động ở đâu? Trong lớp, ngoài trời hay một địa điểm tham quan nào đó như: nhà văn hóa, nhà rông
- Các đồ dùng phương tiện cần chuẩn bị như: đối tượng thật, tranh ảnh, mô hình, bang đĩa, video, nhạc
- Các phương tiện, đồ dùng phải có độ an toàn cao, phù hợp với chủ đề. Đồ dùng cấn sinh động, đẹp mắt để thu hút sự hứng thú tích cực của trẻ.
giáo khám phá có hiệu quả môi trường xung quanh thông qua đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi khám phá có hiệu quả môi trường xung quanh” mong rằng đây sẽ là một kinh nghiệm hữu ích cho các giáo viên và phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện. I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài này là làm sao phải tìm ra các biện pháp, giải pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi khám phá có hiệu quả môi trường xung quanh, nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng nhu cầu của của xã hội là “giáo dục phải đón đầu sự phát triển của trẻ” . Qua đề tài, giúp cho giáo viên và phụ huynh có thêm kiến thức, kỹ năng, chăm sóc và giáo dục trẻ khoa học. I.3. Đối tượng nghiên cứu - Học sinh lớp Lá 2 I.4. Phạm vi nghiên cứu - Khối lá trường Mẫu giáo Hoa Cúc. I.5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành bài viết, tôi đã sử dụng phối hợp một số phương pháp sau: - Phương pháp tra cứu: giúp tôi tìm tài liệu, nguồn thông tin cung cấp cho bài viết. - Phương pháp quan sát : Tôi áp dụng để quan sát, theo dõi sự thay đổi của trẻ hằng ngày thông qua các hoạt động. - Phương pháp trò chuyện, tạo tình huống : thông qua phương pháp này, tôi nắm bắt được khả năng nhận thức, tư duy của trẻ. - Phương pháp trò chơi . - Phương pháp phân tích – tổng hợp . - Phương pháp thực hành . II. Phần nội dung II.1. Cơ sở lí luận. - Môi trường xung quanh là gì? Môi trường xung quanh là tất cả những gì bao quanh chúng ta như tự nhiên, con người, các đồ vật... Môi trường xung quanh bao gồm cả môi trường tự nhiên và xã hội. Môi trường tự nhiên bao gồm tự nhiên vô sinh và hữu sinh. Môi trường xã hội bao gồm mọi người, đồ vật và xã hội loài người. Các môi trường trên có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. - Môi trường xung quanh có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển toàn diện của trẻ? “ Gần mực thì đen gần đèn thì sang ” theo các nhà tâm lý học thì môi trường đóng vai trò quyết định gián tiếp đến sự phát triển nhận cách của trẻ. Nếu trẻ được sống, vui chơi, học tập trong điều kiện môi trường thuận lợi thì trẻ sẽ phát triển theo chiều hường tốt và ngược lại. Như vậy, để trẻ phát triển tốt nhà trường, gia đình và toàn xã hội cần xây dựng môi trường sống, học tập và vui chơi của trẻ lành mạnh, thân thiện. Môi trường xung quanh lành mạnh, thân thiện giúp trẻ tự tìm tòi, học hỏi khám phá thế giới xung quanh. Giáo viên và phụ huynh là những người có trách nhiệm định hướng, gợi mở để trẻ khám phá có hiệu quả. Trẻ sẽ khám phá những gì? Việc dạy trẻ khám phá khoa học có lợi ích gì? Khám phá khoa học giúp trẻ có kiến thức và hiểu biết về thế giới xung quanh, có kỹ năng khám phá và thử nghiệm, có kỹ năng tư duy logic, có kỹ năng quan sát, kỹ năng sử dụng phối hợp các giác quan, có kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp và có kỹ năng giáo tiếp. II.2. Thực trạng Thuận lợi, khó khăn. * Thuận lợi Tôi trực tiếp giảng dạy lớp lá 2, đối tượng mà tôi đang nghiên cứu, lớp có 2 cô/lớp. Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên đặc biệt là môn khám phá khoa học.; Lên kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi theo từng chủ đề. Phòng học tương đối rộng, thoáng và đầy đủ điều kiện để hoạt động. Ngoài ra nhà trường còn trang bị máy chiếu, ti vi và máy vi tính để thuận tiện cho việc dạy và học. Bên cạnh đó còn có sự hỗ trợ nhiệt tình của các bậc phụ huynh, đa số các bậc phụ huynh rất quan tâm đền việc học của con em mình. Sự phối kết hợp giữa phụ huynh và giáo viên là một yếu tố vô cùng quan trọng để chăm sóc giáo dục trẻ. Và chính điều này là một điều thuận lợi giúp tôi thực hiện đề tài này. Trường học tôi là một đơn vị nhiều năm liền đạt danh hiệu đơn vị xuất sắc, đội ngũ quản lý giỏi với tập thể giáo viên giàu lòng nhiệt huyết và yêu nghề mến trẻ, nên thuận lợi tham gia dự giờ, đúc rút kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và công tác xây dựng môi trường giáo dục sạch đẹp, an toàn cho trẻ. Lớp học khang trang, được trang bị các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và chăm sóc trẻ. Học sinh đa số ở gần trường nên đi học rất chuyên cần. * Khó khăn. - Các cháu tuy cùng độ tuổi nhưng trình độ nhận thức không đồng đều. - Các cháu chưa có các kỹ năng cơ bản như kỹ năng quan sát, kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp - Khuông viên sân trường hẹp, chưa có nhiều khu vực để trẻ quan sát, trải nghiêm. - Thời gian tổ chức cho trẻ đi tham quan, trải nghiệm thực tế còn ít. - Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của con, một số phụ huynh chiều chuộng con thái quá, luôn bao bọc không để con có cơ hội trải nghiệm. Dẫn đến một số cháu thủ động, ỉ lại vào người khác không biết cách tự mày mò, tìm tòi giải quyết vấn đề. b. Thành công, hạn chế * Thành công. Qua quá trình áp dụng đề tài vào giảng dạy tôi đã đạt được những thành công nhất định. - Trẻ hứng thú hoạt động tích cực, chủ động trong học tập. - Có kiến thức và hiểu biết về thế giới xung quanh. - Có kỹ năng khám phá và thử nghiệm. - Có kỹ năng tư duy logic. - Có kỹ năng quan sát, kỹ năng sử dụng phối hợp các giác quan. - Có kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp và có kỹ năng giáo tiếp. - Bản thân tôi và các bạn đồng nghiệp cũng đã rút ra cho mình một số kinh nghiệm hữu ích về phương pháp giảng dạy hoạt động khám phá khoa học cũng như các hoạt động học khác * Hạn chế. - Khám phá khoa học đòi hỏi độ chính xác cao nên trẻ cần được tham quan, trải nghiệm thực tế nhiều, trẻ cần được tri giác những con vật thật, đồ vật thật, cây cối, danh lam thắng cảnhnhưng nhà trường lại chưa có điều kiện để tổ chức cho trẻ đi tham quan, trải nghiệm thực tế. c. Mặt mạnh, mặt yếu * Mặt mạnh. - Trẻ được làm việc theo nhóm, tự thảo luận tìm tòi, khám phá những điều trẻ quan tâm, trẻ được tôn trọng, được trình bày ý kiến của bản thân. Trẻ là trung tâm, giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn, gợi ý cho trẻ khám phá. * Mặt yếu. Môi trường để trẻ trải nghiệm thực tế còn hạn chế, chưa phát huy hết mặt mạnh của đề tài đưa ra. d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động. * Nguyên nhân. - Bản thân là một giáo viên trẻ năng động, sáng tạo, luôn tìm tòi, học hỏi tìm ra các giải pháp, biện pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng dạy và hoc đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình. - Trẻ đa số ở vùng thuận lợi, đi học chuyên cần, nhanh nhẹn tiếp thu bài tốt. - Phụ huynh học sinh có ý thức trong việc phối hợp với nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. * Các yếu tố tác động. - Được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng giáo dục và Đào tạo, của Ban giám hiệu nhà trường tổ chức các buổi chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn giúp cho giáo viên nâng cao được trình đô chuyên môn. - Xã hội ngày càng phát triển, các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học hiện đại tạo điều kiện thuận lợi từ đó chất lượng dạy và học được nâng cao. - Nhà nước, các ngành, các cấp và của toàn xã hội quan tâm nhiều hơn đến ngành giáo dục mầm non. Đặc biệt đối với trẻ em 5 tuổi. Điều này được thể hiện: Nhà nước đang tiến hành Phổ cập Giáo dục trẻ 5 tuổi, cấp đồ dùng đồ chơi đầy đủ, hỗ trợ tiền ăn trưa, tiền học cho các cháu 5 tuổi, đưa vào thực hiện Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra. - Qua khảo sát tôi nhận thấy các cháu chưa có các kỹ năng cơ bản như kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng quan sát, kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợpTại sao trẻ lại thiếu những kỹ năng cơ bản này? Do phương pháp của giáo viên khi cho trẻ khám phá còn tẻ nhạt, chưa thu hút được sự hứng thú của trẻ, do sự áp đặt trẻ, chưa tạo cơ hội để trẻ trải nghiệm, trẻ không được tự mình tìm tòi, khám phá theo khả năng của mình. Dẫn đến khả năng suy luận, kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp và giải quyết vấn đề của trẻ yếu. Khảo sát thực trạng trước khi áp dụng các biện phám nhằm giúp trẻ khám phá có hiệu quả môi trường xung quanh (Đầu năm học) Nội dung Kết quả điều tra Tỉ lệ Kỹ năng làm việc theo nhóm 10/34 29,4% Kỹ năng quan sát 11/34 32,4% Kỹ năng phân tích 9/34 26,5% Kỹ năng so sánh 9/34 26,5% Kỹ năng tổng hợp 8/34 23,5% - Thực trạng mà đề tài đặt ra là phải tìm ra được các biện pháp, giải pháp tối ưu nhất giúp trẻ khám phá có hiệu quả môi trường xung quanh. Muốn trẻ khám phá có hiệu quả thì chúng ta cần rèn cho trẻ các kỹ năng cơ bản: Kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợpKhi đã có những kỹ năng này việc khám phá khoa học đối với trẻ trở nên dễ dàng hơn, mang lại hiệu quả cao hơn. II.3. Giải pháp, biện pháp a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp - Những biện pháp, giải pháp nêu ra trong đề tài nhằm mục đích giúp trẻ có kỹ làm việc theo nhóm, kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp và giải quyết vấn đề. Trẻ có thể phát huy hết được tính tích cực, chủ động, sáng tạo khi hoạt động. Đồng thời trau dồi thêm kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp - Qua nghiên cứu bản thân tôi đã tìm ra được một số giải pháp, biện pháp giúp trẻ khám phá có hiệu quả môi trường xung quanh. Chuẩn bị môi trường, đồ dùng, phương tiện để trẻ khám phá. - Danh ngôn có câu “chuẩn bị tốt đã thành công một nửa”. Trước khi cho trẻ khám phá chúng ta cần chuẩn bị thật chu đáo về cả môi trường hoạt động, đồ dùng phương tiện - Cho trẻ khám phá gì? Khám phá vấn đề đó cần chuẩn bị những đồ dùng, phương tiện gì? Các câu hỏi gợi mở cho trẻ khám phá như thế nào để phát huy được tính chủ động sang tạo của trẻ? - Môi trường hoạt động ở đâu? Trong lớp, ngoài trời hay một địa điểm tham quan nào đó như: nhà văn hóa, nhà rông - Các đồ dùng phương tiện cần chuẩn bị như: đối tượng thật, tranh ảnh, mô hình, bang đĩa, video, nhạc - Các phương tiện, đồ dùng phải có độ an toàn cao, phù hợp với chủ đề. Đồ dùng cấn sinh động, đẹp mắt để thu hút sự hứng thú tích cực của trẻ. Tạo cơ hội cho trẻ tự khám phá và trải nghiệm. Trẻ có thể học khoa học tốt nhất khi có cơ hội khám phá và trải nghiệm. Trẻ được khuyến khích quan sát sự vật, được hỏi, được nêu ý kiến của mình về những gì trẻ thấy trong môi trường sống. Từ đó trẻ ghi nhớ lâu hơn những gì trẻ học được khi trẻ tự khám phá và trải nghiệm. Đồng thời rèn cho trẻ các kỹ năng khám phá khoa học như: Kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp Ví dụ: Dạy trẻ khám phá về chủ đề “ Thế giới thực vật” cho trẻ tìm hiểu “quá trình phát triển của cây”. Cho trẻ trải nghiệm thực tế cuốc đất => gieo hạt => lấp đất => tưới nước hàng ngày => hạt nẩy mầm => phát triển thành cây. Khi được trải nghiệm trẻ sẽ tổng hợp được quá trình phát triển của cây. Lồng ghép giáo dục trẻ chăm sóc, bảo vệ cây để bảo vệ môi trường sống. Trẻ tự mày mò khám phá những gì trẻ thích, trẻ hứng thú, trẻ nêu ý kiến của mình về những gì trẻ khám phá. Ví dụ: Chủ đề “Thế giới động vật” trẻ khám phá về con gà trống. Cho trẻ xem một doạn Clip về con gà trống và hoạt động của nó. Sau đó đặt câu hỏi để trẻ có cơ hội bày tỏ ý kiến của mình. Hỏi trẻ vừa quan sát con vật gì? Tại sao trẻ biết đó là con gà trống? Con gà trống có lợi ích gì đối với con người? Trẻ sẽ dựa vào các đặc điểm chi tiết của con gà trống như là: có đuôi dài, có mào đỏ và một đặc điểm nỏi bật nữa đó là gà trống gáy gọi người thức dậy. Như vậy ta rèn được cho trẻ kỹ năng quan sát, quan sát từ cái tổng thể đến các chi tiết nhỏ. Hoạt động ngoài trời. Thời gian hoạt động ngoài là thơi gian trẻ được quan sát thực tế nhiều nhất, trẻ có thế tham quan vườn hoa, vườn rau của bé, bầu trời, cây cối, các đồ chơi ngoài trời Ví dụ: Khi học chủ đề “trường mầm non” cho trẻ quan sát các đồ chơi ngoài trời như xích đu, cầu trượt, các con thú nhún. Gợi ý cho trẻ quan sát thật kỹ các đồ chơi đó, sau khi trẻ quan sát xong đặt cho trẻ các câu hỏi gợi mở để trẻ được tự bày tỏ ý kiến của mình. Như là: các cháu quan sát được những gì? Xích đu được làm bằng chất liệu gì? Xích đu được cấu tạo như thế nào? Điều gì sẽ xẩy ra khi day xích bị đứt? Cho trẻ trải nghiệm như vậy sẽ rèn được cho trẻ kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp và ghi nhớ có chủ định. Hoạt động có chủ đích. Trong hoạt động có chủ đích trẻ được nhận thức một cách có hệ thống, có logic. Trong quá trình cho trẻ khám phá, giáo viên phải lựa chọn đối tượng cho trẻ quan sát (quan sát cái gì?). Lựa chọn câu hỏi theo trình tự từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp... Ví dụ: Cho trẻ quan sát “ quả” cần chuẩn bị đối tượng thực là gì?( tranh ảnh, quả thật...). Nếu là quả thật ta có thể cho trẻ trải nghiệm bằng cách: Nhìn, sờ, nếm, ngửi Hệ thống câu hỏi như thế nào? Thiết kế tiết dạy như thế nào để trẻ hứng thú hoạt động, đông thời phát huy được tính tích cực, chủ động, sang tạo của trẻ? Chúng ta cần đan xen giữa hoạt động học và hoạt đồng chơi tránh sự nhàm chán khi trẻ khám phá. Ví dụ 1: Cho trẻ khám phá về các loại quả. (Đối tượng: Quả thật) Hoạt động 1: Bé biết gì về các loại quả. - Trẻ hát “ quả” - Hỏi trẻ bài hát có tên là gì? - Bài hát nói về những loại quả nào? - Ngoài những quả đó ra còn những loại quả nào nữa? - Các loại quả có ích lợi gì đối với sức khỏe của con người? - Vậy để có sức khỏe tốt chúng ta phải làm gì? - Trước khi ăn chúng ta phải làm gì? Vỏ và hạt chúng ta bỏ ở đâu? Tại sao chúng ta phải bỏ vào thùng rác? Tại sao chúng ta phải bạo vệ môi trường? * Hoạt động 2: Bé cùng khám phá. * Phân tích đàm thoại. - Trẻ chọn quả về nhóm để thảo luận : Trẻ thảo luận về đặc điểm các loại quả, trẻ sờ, nếm. (Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp và làm việc theo nhóm) - Đại diện từng nhóm lên trình bày. (Phát triển ngôn ngữ giao tiếp mạch lạc cho trẻ) + Quả cam : - Quả cam có hình dạng gì ? Khi sờ vào vỏ cam như thế nào? Vỏ cam có màu gì ? Khi bóc vỏ phía trong có gì ? Cam nhiều hạt hay ít hạt ? Khi nếm cam có vị gì ? Cam cung cấp dinh dưỡng gì cho cơ thể ? Tại sao chúng ta cần ăn nhiều cam ? + Quả đu đủ, quả xoài tương tự. - Lớp, tổ cá nhân gọi tên quả. (Phát triển ngôn ngữ cho trẻ) * Động tác chống mỏi. Trò chơi : Gieo hạt - Giáo dục trẻ : Hoa quả rất tốt cho sức khỏe của con người vì vậy các cháu phải ăn nhiều hoa quả. Những trước khi ăn chúng ta phải làm gì ?( Rửa hoa quả, rửa tay sạch sẽ) * Thi xem ai giỏi : so sánh - “Quả cam.”– “Quả đu đủ”. - Quả cam và quả đu đủ có điểm gì giống nhau ? + Giống : Đều là các loại quả, đều có nhiều hạt đều cung cấp vitamin giúp cơ thể khỏe mạnh. - Quả cam và quả đu đủ có đặc điểm gì khác nhau? + Khác : Quả cam hình tròn, vỏ màu xanh, sần sùi, có múi, có tép. Quả đu đủ dài, vỏ màu vàng, vỏ nhẵn, không có múi. - Quả đu đủ - Quả xoài. - Quả đu đủ và quả xoài có điểm gì giống nhau ? + Giống : Đều là các loại quả, đều có hình dạng dài, vỏ nhẵn, khi chín vỏ màu vàng, đều cung cấp vitamin giúp cơ thể khỏe mạnh. - Quả đu đủ và quả xoài có đặc điểm gì khác nhau ? + Khác : Quả đu đủ to, có nhiều hạt, quả xoài nhỏ, có một hạt * Bé biết thêm điều gì? - Chiếu cho trẻ xem hình ảnh một số quả. - Quả sầu riêng, quả mận, quả đào, quả chôm chôm * Luyện tập cá nhân : Thi xem ai giỏi - Trẻ lên chọn quả mình thích, gọi tên quả đó. * Mở nhạc “Bầu và bí” trẻ đi lấy rổ. * Luyện tập cả lớp: Bé nhanh tay, nhanh mắt. - Lấy tranh lôtô theo yêu cầu. * Hoạt động 3: Bé vui chơi. * Trò chơi: Chọn quả theo yêu cầu. + Chia trẻ thành 3 đội. + Khi chơi các đội phải đi qua đường dích dắc không chạm vào chướng ngại vật./. Ví dụ 2: Chủ đề: các hiện tượng thiên nhiên. Cho trẻ tìm hiểu về “ nguồn nước và sự sống”. Cô có thể kể cho trẻ nghe câu chuyện: “Thỏ con hiếu thảo” Hai mẹ con thỏ Nâu sống với nhau vui vẻ trong một ngôi nhà ở sâu trong rừng. Một hôm thỏ mẹ bị ốm, thỏ mẹ khát nước và nhờ thỏ con lấy nước cho mẹ. Thỏ con ngoan ngoãn cầm ly đi lấy nước cho mẹ. Khi thỏ con xuống bếp rót nước thì trong ấm không còn giọt nước nào, thỏ con chạy ra giếng để múc nước vào nấu, giếng cũng không còn nước. Thỏ con chạy vào nhà và bảo mẹ “Mẹ ơi! Mẹ chờ con một chút con chạy đi lấy nước cho mẹ nước ở nhà mình khô hết rồi”. Nói rồi thỏ con chạy ra ao để lấy nước, ao cũng khô hết nước, cây cối trên bờ cũng khô héo hết. Thỏ con lại chạy ra hồ lấy nước hồ cũng khô hết nước, thỏ con tiếp tục ra suối để lấy nước nhưng suối cũng chẳng còn giọt nước nào. Thỏ con thất thiểu vừa khát, vừa mệt đi ra sông lấy nước, dòng sông cũng khô nứt nẻ. Thỏ con quá mệt nhưng vì thương mẹ chú vẫn cố gắng đi vào trong làng để xin một ít nước cho mẹ uống. Chú đi đến một cái giếng khoan và thấy anh gà trống đang bơm nước chú chạy đến và nói: “Anh gà trống ơi! Anh hãy cho em xin một ít nước về cho mẹ em uống, mẹ em đang bị ốm”. Gà trống nhường cho thỏ con lấy nước trước. Lấy được nước thỏ con cảm ơn gà trống rồi ra về. Chú vừa đi một đoạn thì trời bỗng đổ mưa. Một trận mưa rào rất lớn. Vì sợ mẹ khát chú vẫn băng dưới mưa để đưa nước về cho mẹ. Chú đi qua dòng song, sông đã đầy nước, chú đi qua suối, qua hồ, về tới ao nhà tất cả đều đã đầy ngập nước. Chú hăm hở chạy vào nhà thì thấy mẹ đang đun ấm nước trên bếp. Thì ra giếng nhà cũng đã đầy nước, cây cối trong vườn đã xanh tươi trở lại không còn héo úa nữa. Thỏ con chạy đến ôm chầm lấy mẹ. Thỏ mẹ rất cảm động trước lòng hiếu thảo của thỏ con. Khi kể cho trẻ nghe câu chuyện xong chúng ta có thể đặt ra cho trẻ một số câu hỏi: Thỏ con là người như thế nào? Khi đi lấy nước cho mẹ thỏ đã đến những đâu để lấy?( Giếng, ao, hồ, sông, suối, nước ngầm, nước mưa. Qua đó trẻ biết được một số nguồn nước trong tự nhiên). Điều gì sẽ xẩy ra khi không có nước?(con người, cây cối và các loài vật sẽ chết). Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường chống lại sự biến đổi của khí hậu. Nhận thức bắt đầu từ cảm giác, xuất hiện khi sự vật, hiện tượng tác động lên cơ quan cảm giác. Cơ sở sinh lý của nhận thức cảm tính là hoạt động cùng nhau của các cơ quan phân tích( Thị giác, thính giác, xúc giác..) do vậy, càng nhiều giác quan tham gia vào quá trình nhận thức thì biểu tượng càng chính xác, phong phú, rõ ràng và có nội dung. Từ đó cho thấy quá trình hướng dẫn trẻ khám phá khoa học cần sử dụng phương pháp trực quan. Trẻ cần có cơ hội quan sát, sờ mó, nghe, ngửi, cảm nhận... Kinh nghiệm mà trẻ tích luỹ được về môi trường xung quanh không phải lúc nào cũng đầy đủ và chính xác nên trẻ có thể không nhận được biểu tượng đúng về nó. Cho nên, cần phải bổ sung, làm chính xác, điều chỉnh biểu tượng của tre thông qua lời nói. Do vậy, trong quá trình dạy trẻ khám phá khoa học cần phối hợp giữa phương pháp trực quan và dùng lời. Hoạt động vui chơi. - Hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo là hoạt động vui chơi vì thế thời gian để trẻ vui chơi nhiều hơn. Đặc biệt một ngày trẻ được vui chơi ở hoạt động góc 90 phút. Trong thơi gian này trẻ được hóa thân vào các vai chơi phản ánh những công việc thực tế trong xã hội. Trẻ được làm người lớn, được làm những công việc mà người lớn thường làm. Ví dụ: Trong chủ đề “Một số nghề” khi hoạt động góc trẻ sẽ được đóng vai các cô chú công nhận xây dựng, các bác bán hàng, bác sĩ, y tá trẻ được nói lên tiếng nói của mình, đưa ra ý kiến của mình. Khi hóa thân vào vai chơi trẻ sẽ biết được đặc điểm, sản phẩmcủa nghề mà mình hóa thân vào, đây cũng là một biện pháp giúp trẻ khám phá tốt môi trường xung quanh trẻ. Mọi lúc mọi nơi - Cho trẻ khám phá mọi lúc mọi nơi như giời chơi, giờ học, giờ ăn, trước luc trẻ đi ngủ giúp trẻ củng cố lại những kiến thức mà trẻ đã học. Ví dụ: Khi cho trẻ ăn chúng ta có thể cho trẻ khám phá cái tô, cái thìa. Đặc điểm của cái tô, cái thìa. Cấu tạo như thế nào, chất liệu gì? Tô, thìa dùng để làm gì? Khi cho trẻ ngủ cho trẻ tìm hiểu về cái chiếu, cái nệm, cái gối? Cho trẻ khám về đặc điểm, công dụng của chúng Phối hợp với gia đình: - Một yếu tố không thể thiếu giúp trẻ khám có hiệu quả môi trường xung quanh đó chính là sự phối hợp với gia đình trẻ. Trao đổi với phụ huynh về khả năng, nhu cầu, hứng thú của từng cháu. - Phụ huynh về nhà có thể giúp trẻ củng cố lại những kiến thức mà cô giáo dạy cháu trên lớp, giúp các cháu nhớ lâu hơn. - Cung cấp một số nguyên vật liệu sẵn có mà gia đình không sử dụng nữa nư: chai, lo, hộp caston để cô làm đồ dùng dạy học. c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp - Sự quan tâm chỉ đạo của Phòng GD & ĐT v
Tài liệu đính kèm: