Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn tạo hình 4-5 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn tạo hình 4-5 tuổi

Thực trạng

Năm học 2018-2019 tôi được phân công giảng dạy tại lớp chồi 1, trường Mẫu giáo Hoa Mai có tổng số học sinh là 40 cháu, trong đó Nam 15, Nữ 25 cháu, Dân tộc :04, Nữ dân tộc 02

* Thuận lợi

- Ban giám hiệu nhà trường luôn đi sâu đi sát, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên có đủ phương tiện để chăm sóc và dạy trẻ như mở các lớp bồi dưỡng công nghệ thông tin cho giáo viên, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ

- Đa số phụ huynh của lớp nhiệt tình, quan tâm chu đáo tới con em và thường xuyên trao đổi với giáo viên về tình hình học tập của con em mình

- Giáo viên chủ nhiệm lớp đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, tâm huyết với ngành học, yêu nghề mến trẻ, có phẩm chất nghề nghiệp.

Đồng nghiệp thường xuyên cùng nhau trao đổi những kinh nghiệm giảng dạy qua sách báo từ những kinh nghiệm của trường bạn từ đó có những biện pháp giúp trẻ học tốt môn tạo hình hơn.

* Khó khăn

- Qua thời gian công tác, làm nhiệm vụ giảng dạy lớp 5 tuổi tôi đã có điều kiện để quan sát, theo dõi và nắm bắt được nhu cầu khả năng của trẻ đối với hoạt động phát triển ngôn ngữ tuy nhiên còn gặp nhiều hạn chế như:

- Đa số ở độ tuổi này về tạo hình còn sơ sài một số trẻ còn mải chơi, cảm nhận tác phẩm còn đơn giản, chậm, chưa tập trung chú ý trong giờ vẽ.

Nhiều phụ huynh nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của việc học vẽ , còn cho rằng trẻ đến trường chỉ chơi chứ không học.

- Trẻ còn thụ động, ít có sự tự tin mạnh dạn và cũng ít có nhu cầu hứng thú được tham gia hoạt động giáo dục phát triển thẩm mỹ nên trẻ chưa phát huy được hết tính tích cực của mình khi tham gia vào hoạt động giáo dục phát triển thẩm mỹ.

 

pptx 9 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 1252Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn tạo hình 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ HỌC TỐT MÔN TẠO HÌNH 4-5 TUỔI  Họ và tên: H’ RA LIÊM NIÊ KĐĂM Chức vụ: Giáo viên3. Đơn vị công tác: Trường Mẫu Giáo Hoa Mai.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀITrong trường mầm non, hoạt động tạo hình được xếp trong chương trình hoạt động học tập của trẻ. Chức năng cơ bản của hoạt động tạo hình là phản ánh hiện thực bằng hình tượng, nhằm phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ, cảm xúc thẩm mĩ, ...Trẻ biết yêu quý cái đẹp sẽ biết làm theo cái đẹp và cao hơn là biết sáng tạo ra cái đẹp. Vì vậy mà hoạt động tạo hình đã hình thành cho trẻ mầm mống sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú khi tham gia các hoạt động tạo hình như: vẽ, nặn, cắt dán, xé dán, trẻ sẽ tái tạo lại bằng hình tượng các đồ vật, hiện tượng quen thuộc mà trước đó trẻ tri giác được. Như vậy hoạt động tạo hình phát triển khả năng cảm xúc, cảm thụ cái đẹp thông qua những gì mà trẻ nhìn thấy ở xung quanh: bông hoa, ngôi nhà sàn đơn giản.. từ những hình ảnh ấy khi vẽ trẻ sẽ biết phối hợp giữa mắt nhìn, tay cầm bút và trong đầu trẻ dự định sẽ vẽ như thế nào, tuy bố cục bức tranh, các họa tiết còn đơn giản, song chúng đã góp phần phát triển trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ. Nhờ những thể loại như: vẽ, nặn, chắp ghép, xé dán.. .không những trẻ được tiếp xúc với thế giới xung quanh mà còn giúp trẻ cảm nhận được cái đẹp xung quanh cuộc sống, và thể hiện cảm xúc ấy trong tác phẩm tạo hình của mình.2. Thực trạng Năm học 2018-2019 tôi được phân công giảng dạy tại lớp chồi 1, trường Mẫu giáo Hoa Mai có tổng số học sinh là 40 cháu, trong đó Nam 15, Nữ 25 cháu, Dân tộc :04, Nữ dân tộc 02.* Thuận lợi- Ban giám hiệu nhà trường luôn đi sâu đi sát, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên có đủ phương tiện để chăm sóc và dạy trẻ như mở các lớp bồi dưỡng công nghệ thông tin cho giáo viên, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ - Đa số phụ huynh của lớp nhiệt tình, quan tâm chu đáo tới con em và thường xuyên trao đổi với giáo viên về tình hình học tập của con em mình- Giáo viên chủ nhiệm lớp đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, tâm huyết với ngành học, yêu nghề mến trẻ, có phẩm chất nghề nghiệp.Đồng nghiệp thường xuyên cùng nhau trao đổi những kinh nghiệm giảng dạy qua sách báo từ những kinh nghiệm của trường bạn từ đó có những biện pháp giúp trẻ học tốt môn tạo hình hơn.* Khó khăn- Qua thời gian công tác, làm nhiệm vụ giảng dạy lớp 5 tuổi tôi đã có điều kiện để quan sát, theo dõi và nắm bắt được nhu cầu khả năng của trẻ đối với hoạt động phát triển ngôn ngữ tuy nhiên còn gặp nhiều hạn chế như:- Đa số ở độ tuổi này về tạo hình còn sơ sài một số trẻ còn mải chơi, cảm nhận tác phẩm còn đơn giản, chậm, chưa tập trung chú ý trong giờ vẽ.Nhiều phụ huynh nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của việc học vẽ , còn cho rằng trẻ đến trường chỉ chơi chứ không học.- Trẻ còn thụ động, ít có sự tự tin mạnh dạn và cũng ít có nhu cầu hứng thú được tham gia hoạt động giáo dục phát triển thẩm mỹ nên trẻ chưa phát huy được hết tính tích cực của mình khi tham gia vào hoạt động giáo dục phát triển thẩm mỹ..3. Nội dung và cách thức, thức hiện giải pháp:Mục tiêu của giải phápb. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp Để giúp trẻ tích cực hứng thú trong thực hiện nội dung giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn học tạo hình tôi đã thực hiện một số giải pháp cụ thể:Giải pháp 1:Tạo môi trường học phong phú, hấp dẫn, gần gũi với trẻ.Để gây hứng thú cho trẻ làm quen với tạo hình, giáo viên cần phải có sự thay đổi cách tổ chức các hoạt động trong môi trường học thật phong phú, độc đáo, hấp dẫn và sáng tạo. Trang trí lớp theo nội dung chủ đề, theo nội dung kiến thức cần cho trẻ nhận thức.* Môi trường ngoài lớp họcVới quan điểm giúp trẻ sáng tạo trong việc học mọi lúc, mọi nơi và để tạo ấn tượng cho trẻ ngay từ khi bước chân vào lớp, ở mảng tường ngoài cửa lớp trẻ có thể nhận ra ngay những hình ảnh quen thuộc của mình và của các bạn trong lớp. Và trẻ cũng bắt gặp những hình ảnh của chủ đề, những hình ảnh này do chính trẻ vẽ, xé, cắt dán từ tạp chí, họa báo...Đây cũng là mảng tường để bố mẹ trẻ thấy được bé đang hoạt động ở chủ đề nào để mỗi ngày khi đưa trẻ đến lớp hay đón trẻ ra về, phụ huynh có thể phối kết hợp với giáo viên trò chuyện với trẻ về hình ảnh từ đó giúp trẻ phát triển tư duy củng cố, rèn trẻ cách quan sát. Những hình ảnh, câu, từ này được cô thường xuyên thay đổi để kích thích sự hứng thú của trẻ..Giải pháp 2: Giúp trẻ hứng thú tích cực hoạt động tạo hình trong giờ học, thông qua các môn học khác, hoạt động góc, mọi lúc mọi nơi.* Hoạt động tạo hình trong giờ họcTrên thực tế, tiết tạo hình này đang được coi là hình thức quan trọng, được các trường Mẫu giáo quan tâm nhiều nhất.Có nhiều loại tiết học tạo hình.Tiết học tạo hình theo nhóm nhỏ.Tiết học theo nhóm nhỏ: Là tiết học tổ chức cá nhân hoặc với những trẻ gặp khó khăn trong bộ môn tạo hình. Nội dung của tiết học này không theo một hệ thống chặt chẽ, tuy nhiên vẫn cần chuẩn bị và có kết quả từ trước.Tiết học theo nhóm lớp: Nội dung của tiết học này cũng bám sát vào chương trình tạo hình. Sự tham gia của trẻ vào các tiết học này không phải là bắt buộc đối với toàn lớp trên các giờ học này, giáo viên lần lượt làm việc với từng nhóm, cung cấp cho trẻ hiểu biết, rèn luyện các kỹ năng nhằm phục vụ cho tiết học bắt buộc với cả lớp. Chương trình dạy học trong các tiết học với nhóm được giáo viên lựa chọn tùy theo điều kiện của lớp, tùy theo hứng thú của trẻ.* Hoạt động tạo hình thông qua các môn học khácTrong hoạt động này giáo viên nên chọn phương pháp tích hợp nhẹ nhàng không gò ép mà lại hiêu quả. Song quá trình vận dụng tích hợp, đòi hỏi phải có sự linh hoạt sáng tạo nội dung phải phù hợp logic, tránh quá trình trẻ đang hoạt động trở nên rời rạc, chắp vá.	- Môn làm quen với toán tôi tận dụng vở bé làm quen với biểu tượng toán để rèn kỷ năng tạo hình.Một số biện pháp gịúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn học tạo hình tại Trường Mẫu giáo Hoa Mai qua các chủ đề như chủ đề Thế giớ thực vật và đông vật :Ví dụ: Các con hãy tưởng tượng từ hình vuông, hình tam giác các con sẽ làm được sản phẩm gì?c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện phápCác biện pháp và giải pháp trên trông có vẻ tách rời nhưng chúng lại có mối quan hệ khăng khít và biện chứng với nhau.Vì vậy, khi tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ giáo viên không chỉ áp dụng một biện pháp mà cần áp dụng nhiều biện pháp, giải pháp phù hợp với từng nội dung, sự hứng thú và sức khỏe của trẻ để các biện pháp và giải pháp trên đạt kết quả tối ưu.d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng:Các cháu ở lớp tôi chủ nhiêm đã thích thú khi được tham gia vào các hoạt động tạo hình và có được những kỹ năng, từ duy tốt trong hoạt động.Nhà trường phát động các lớp cùng thực hiện biện pháp mà tôi đề ra và phát động các lớp tìm tòi thêm những sáng tạo mới để đạt được hiệu cao hơn. Mở các lớp cuộc thi vẽ tổ chức tại trường giữa các lớp trong trường để các cháu được giao lưu học hỏi lẫn nhau, nhằm lôi cuốn trẻ tích cực tham gia hoạt động tích cực và thích thú..III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Việc sử dụng linh hoạt sáng tạo các giải pháp qua hoạt động. Tôi đã rút ra được hoạt động tạo hình là môn học không thể thiếu đối với trẻ mầm non nói chungvà đặc biệt đối với trẻ 4-5 tuổi nói riêng, tạo tiền đề cho trẻ học các lớp tiếp theo. Vì vậy giáo viên cần quan tâm mở rộng vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh để hình thành ở trẻ những biểu tượng phong phú và đa dạng. Khi cho trẻ làm quen với thế giới xung quanh cần khơi gợi ở trẻ những xúc cảm tình cảm về những nét đẹp tinh tế của các hiện tượng tự nhiên xã hội đó. Với những bài tập phù hợp để phát triển trí tuệ cho trẻ, để thỏa mãn nhu cầu của trẻ đòi hỏi giáo viên mầm non phải luôn sáng tạo nhiều bài tập tạo hình phong phú, giáo viên cần tận dụng nguyên vật liệu mở để thiết kế nhiều bài tập sáng tạo để trẻ khám phá tốt môi trường xung quanh từ đó giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn học tạo hình hơn, giáo viên nắm vững một số biện pháp giúp trẻ hiểu rõ được tính chất, nội dung thiết kế nhiều bài tập phong phú đa dạng, hình thức hấp dẫn phát huy khả năng sáng tạo của trẻ giúp trẻ tham gia hoạt động tạo hình một các tích cực.. .2. Kiến nghị :Ban giám hiệu tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học tập ở các đơn vị bạn để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.Đầu tư kinh phí mua một số trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tốt hơn.Thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua về các hoạt động như vẽ tranh sáng tạo cho các em tham gia.Trên đây là sáng kinh nghiệm của bản thân tôi, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp của Ban giám hiệu, của đồng nghiệp để nội dung đề tài của tôi được hoàn thiện hơn ../Xin chân thành cảm ơn! . 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_hoc_tot_mon.pptx