Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn khám phá khoa học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn khám phá khoa học

 Tổ chức các môn học lồng vào môi trường thiên nhiên là một phần quan trọng trong quá trình học của trẻ, là chất xúc tác để trẻ học, để thúc đẩy trẻ khám phá, tìm tòi, mạo hiểm, mắc sai lầm và đối phó với thất bại. Học qua chơi sẽ giúp trẻ tham gia vào việc tổ chức, đưa ra quyết định lựa chọn, thực hành, duy trì và bày tỏ cảm xúc. Chơi có tổ chức sẽ giúp phát triển và mở rộng sức sáng tạo, các kỹ năng nghe và nói, các kỹ năng xã hội và tính cách, khả năng sử dụng ngôn ngữ đa dạng liên quan đến nhiều lĩnh vực như toán, môi trường. Một lần nữa, các cô giáo chính là người tạo điều kiện để trẻ chơi như là một phần của quá trình học của mình.

 Học qua công nghệ thông tin: Nên tạo cho trẻ có cơ hội để làm quen, ứng dụng và phát triển các khả năng về công nghệ thông tin thông qua việc sử dụng các công cụ tin học trong quá trình học tập. Từ đây, trẻ có cơ hội để hỗ trợ các công việc của mình bằng cách tự tìm kiếm thông tin, được học cách sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, tự lựa chọn và tổng hợp các thông tin để đáp ứng nhu cầu của mình. Công nghệ thông tin có thể được sử dụng và ứng dụng như là công cụ hướng dẫn và công cụ thúc đẩy, kích thích quá trình học của trẻ. Thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, trẻ sẽ được khám phá các ý tưởng, khái niệm, câu hỏi khác nhau. Thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, trẻ sẽ được tương tác với chữ viết, với những âm thanh, hình ảnh sống động. Các hoạt động sử dụng máy tính và phần mềm luôn được gắn với phần hướng dẫn của giáo viên trên lớp cũng như gắn với thế mạnh và nhu cầu của trẻ.

 

doc 24 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1139Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn khám phá khoa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Cháu đến lớp chuyên cần, tham gia tichs cực vào mọi hoạt động
 - Giảng dạy nhiều năm và thường xuyên quan tâm đến trẻ nên bản thân cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc nắm bắt tâm sinh lý của trẻ.
 - Được sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh lớp lá 4, nên tôi vận dụng tìm ra nhiều biện pháp mới cũng thuận lợi hơn.
 * Tồn tại: Bên cạnh những ưu điểm trên trong thời gian nghiên cứu đề tài tôi cũng gặp không ít vấn đề hạn chế, khó khăn và có mặt yếu kém như:
 - Số trẻ đông, một số cháu thể lực yếu nên tiếp thu chậm hơn so với các bạn.
 - Gia đình học sinh còn khó khăn nên phụ huynh không có điệu kiện cho cháu tiếp xúc nhiều với xã hội nên khả năng tiếp xúc với môi trường xã hội còn hạn chế.
 - Cụ thể thược trạng khi chưa vận dụng biện pháp mới tôi đã thống kê bằng bảng sau:
+ Khảo sát chất lượng trước lúc thực hiện biện pháp mới.
 - Tổng số trẻ: 39 cháu 
 Nội dung 1: Kỹ năng quan sát, tìm ra đặc điểm và trả lời được tên gọi đặc điểm của các đối tượng khám phá
 Kết quả: Tốt – Khá: 15 Cháu – Đạt 38%
 Trung bình: 17 Cháu – Đạt 43%
 Yếu: 7 Cháu – Đạt 11%
 Nội dung 2: Khả năng so sánh, phân loại các đối tượng khám phá
 Kết quả: Tốt – Khá:14 Cháu – Đạt 36%
 Trung bình: 18 Cháu – Đạt 46%
 Yếu: 7 Cháu – Đạt 12%
 Nội dung 3: Phát hiện cái mới lạ và có thái độ hành động phù hợp
 Kết quả: Tốt – Khá: 16 Cháu – Đạt 41%
 Trung bình: 17 Cháu – Đạt 44%
 Yếu: 6 Cháu – Đạt 15% 
 Nội dung 4: Có kỹ năng sống và khả năng giao tiếp tốt
 Kết quả: Tốt – Khá: 18 Cháu – Đạt 46%
 Trung bình: 18 Cháu – Đạt 46%
 Yếu: 6 Cháu – Đạt 8% 
 Từ kết quả như trên, tôi luôn băn khoăn suy nghĩ tìm nhiều biện pháp để tiết dạy KPKH đạt hiệu quả cao hơn. Dựa vào vốn kiến thức đã học và được bồi dưỡng chuyên môn, tôi đã tìm ra một số biện pháp sau:
II.3. Giải pháp - Biện pháp
Mục tiêu của giải pháp - biện pháp
Giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc và chính xác, không mang tính trừu tượng và khô khan
Hình thành và rèn luyện một số kỷ năng cần thiết trong vui chơi, học tập và lao động. cũng cố tri thức và ứng dụng vào thực tiễn.
Phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.
Hòa mình vào với thiên nhiên trẻ được hít thở không khí trong lành, vận động thoải mái giúp phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ, chú ý.
Phát triển khả năng định hướng trong không gian. 5 mặt đều được phát triển
Giúp quá trình học tập của trẻ ở trường mầm non thêm phần thoải mái và hấp dẫn. Giáo dục trẻ sống gần gũi hòa đồng với môi trường thiên nhiên và xã hội
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Biện pháp 1: Tạo môi trường giúp trẻ khám phá khoa học.
Trẻ ở độ tuổi mầm non chủ yếu là tư duy trực quan hình tượng, với trẻ thì những gì mới lạ đẹp mắt hấp dẫn là gây được sự chú ý của trẻ. Nhưng trong môn học này ngoài đưa trẻ đi ra ngoài để quan sát khám phá tìm hiểu môi trường xung quanh và cho trẻ tự do khám phá là có hiệu quả. Bản thân tôi phải tìm những địa điểm, đề tài phù hợp với khả năng của trẻ, phù hợp với vốn hiểu biết của trẻ và gần gũi với trẻ. Cho trẻ quan sát 1-2 đối tượng tùy vào khả năng của trẻ, cho trẻ làm quen với những sự vật hiện tượng đơn giản và dễ hiểu ví dụ: Quan sát quá trình phát triển của cây, cây phát triển như thế nào ,...để quá trình quan sát và sự tiếp thu cao của trẻ tôi thiết kế ở một góc lớp tôi chuẩn bị những hộp xốp đựng đất vào, tôi gieo hạt rau vào thùng xốp theo thời gian nhất định, thùng xốp thứ nhất gieo cách thùng xốp thứ 2 một tuần, thùng xốp thứ 2 cách thùng xốp thứ 3 một tuần, ở mỗi luống rau tôi ghi thời gian sinh trưởng và phát triển của luống rau đó và cho trẻ tìm hiểu sự lớn lên của cây rau hàng ngày, để khi trẻ quan sát tôi có thể giới thiệu luống rau mới gieo trồng 1 tuần có 2 lá mầm, luống rau sắp ăn được mất thời gian 4 tuần. Ngoài việc giúp trẻ khám phá sự lớn lên của cây con giúp trẻ biết cách chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ lợi ích của cây rau. Để trẻ nhớ lâu và nắm chắc kiến thức trong lớp học tôi trang trí các góc trong đó có góc “Bé thích khám phá” ở góc này tôi chuẩn tranh ảnh phù hợp chủ đề với đề tài để cung cấp kiến thức cho trẻ qua tranh ảnh. Góc học tập cho trẻ thực hiện tô, vẽ, nặn, xếp hột hạt, cắt, dán những gì mà trẻ đã học được, dạy cho trẻ cách làm một cơn mưa từ những li nước, cách làm đất, gieo trồng ở góc thiên nhiên, Góc xây dựng cho trẻ xây những công trình phù hợp với chủ đề và những công trình qua sự tưởng tượng của trẻ như: Công viên, khu vui chơi cho bé, sở thú, vườn cây nhà bé,... hình ảnh và trò chơi được thay đổi hàng tuần theo chủ đề sát đề tài trẻ được học. Để từ đó trẻ có thể nhớ lại kiến thức hay làm tăng tính tò mò của trẻ, giúp trẻ có hứng thú trong buổi học.
 Đó là tạo môi trường trong lớp học, còn việc đưa trẻ ra với thiên nhiên ngoài tác dụng giúp trẻ khám phá môi trường có hiệu quả còn có một số tác dụng: Ra ngoài trời trẻ được tắm nắng, hít thở không khí trong lành, thoáng mát, được vận động trong điều kiện rộng rãi, thoải mái, làm tăng sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, tăng sự trao đổi chất, rèn luyện sự thích nghi với tác động của các yếu tố tự nhiên, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Giúp trẻ mở rộng thêm tầm hiểu biết về sự vật hiện tượng xung quanh, làm giàu xúc cảm thẩm mỹ, trẻ được mở rộng diện tích tiếp xúc, được trực tiếp quan sát tiếp xúc các sự vật hiện tượng sống động trước mắt làm phong phú vốn biểu tượng và giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường xung quanh. Tạo điều kiện để trẻ vận dụng những hiểu biết, kiến thức, kỹ năng đã học và hoàn cảnh thực tiễn. Vì vậy việc lựa chọn môi trường sao cho phù hợp với trẻ là rất quan trọng.
 Tôi luôn tìm chọn những địa điểm thực sự gần gũi và gây hứng thú với trẻ dựa trên thực tế mà trường mình có (sân trường, gốc bàng, vườn hoa, vườn rau, bể nước,) Trên cơ sở đó đặt ra tình huống gây bất ngờ để lôi cuốn sự chú ý cho trẻ bằng cách trong quá trình dạo chơi tôi cùng trẻ nhìn lên bầu trời “Ôi mây đang đi kìa” và giả bộ đặt ra câu hỏi tại sao mây không có chân mà mây biết đi nhỉ?. Khi đó trẻ sẽ tò mò và cùng xúm xít lại cùng hướng mắt lên bầu trời tìm hiểu để tự đặt câu hỏi, để dạy trẻ cách quan sát bầu trời, dạy trẻ sự bốc hơi của nước như vậy tự nhiên tôi đã có một môi trường học tập thật sự gây hứng thú cho trẻ. 
Biện pháp 2: Lồng ghép tích hợp các môn học khác và trò chơi
Thông qua các môn học khác lồng ghép đan cài các hoạt động. Trong quá trình sử dụng lồng ghép đan cài cô nên sử dụng trực quan và thực hành, thiết kế hình thức “Học mà chơi, chơi mà học” thông qua hình ảnh chơi nhẹ nhàng để trẻ hứng thú và tích cực hoạt động thì hiệu quả học tốt hơn.
* Phát triển thể chất: Trẻ được rèn luyện các nhóm cơ, hít thở không khí trong lành và thay đổi trạng thái vận động.
VD: Trẻ đang học chủ đề thế giới thực vât, giờ thể dục tôi chọn đề tài “Đi thăng bằng trên ghế thể dục” cho trẻ đi chạy khởi động quanh sân trường để nhặt những chiếc lá bàng rụng, cho trẻ đứng thành 3 đội chơi, khi thực hiện bài tập vận động cơ bản mỗi trẻ cầm 2 lá bàng trên tay và đi thăng bằng trên ghế thể dục. Như vậy giờ học thêm sinh động mà trẻ biết đặc điểm của cây bàng khi lá bàng già sẻ rụng, trẻ được quan sát được tiếp súc trực tiếp. Qua đó giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường sạch đẹp 
* Phát triển nhận thức: Trẻ biết về các hiện tượng và môi trương xung quanh, phân biệt được các sự vật hiện tượng, đặc điểm rõ nét và đa dạng.
* Phát triển ngôn ngữ: Trẻ nói được rất nhiều và phát triển hơn so với yêu cầu, giải thích được những câu hỏi tại sao? Như thế nào rõ ràng.
* Phát triển cảm xúc, tình cảm xã hội: Trẻ vui, tò mò, thích thú, thoải mái cười nói, phát sinh tình yêu sự tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên, sự vật xung quanh.
* Phát triển thẩm mỹ: Trẻ hình dung và vẽ, nặn thông qua các buổi học ngoài trời, vận động minh họa sinh động đa dạng qua các bài hát.
 Học tập tích hợp: Các lĩnh vực học tập đều liên quan đến nhau và đều hợp lý hiệu quả khi đưa ra môi trường bên ngoài. Giáo dục thể chất, hoạt động tạo hình, giáo dục âm nhạc, làm quen với toán, khám phá khoa học, làm quen với văn học, làm quen chữ cái, hoạt động vui chơi, Trẻ nhỏ nhìn nhận về thế giới, về môi trường xung quanh mình theo một góc độ tổng thể. Chúng học từ mọi thứ xảy ra xung quanh mình và không phân tách theo từng môn từng lĩnh vực khác nhau. Chính vì thế, việc tổ chức cho trẻ học cần phải được thực hiện tích hợp trong một tổng thể chung. Thông qua những hoạt động tích hợp đó trẻ sẽ hiểu kiến thức và kỹ năng liên quan đến nhau như thế nào. Hoạt động học của lĩnh vực này sẽ được lồng ghép hoặc chuyển sang hoạt động học của lĩnh vực khác một cách tự nhiên nhưng không vì thế mà tôi lạm dụng quá với môi trường bên ngoài vào các hoạt động của trẻ.
 Môn hoạt động tạo hình – Chủ điểm thế giới động vật – đề tài vẽ theo ý thích. Đưa trẻ ra với thế giới động vật tôi sẽ không phải mất thời gian làm đồ dùng dạy học mà trên thực tế trẻ thấy gì sẽ vẽ đó, có thể trẻ sẽ thấy và vẽ những con vật bé thích không giống con vật mà cô dạy về màu sắc, hình dạng và vô tình trẻ đã trao dồi thêm vốn hiểu biết của mình về sự đa dạng, phong phú của thế giới con vật theo sự sáng tạo của bé. Ra ngoài sẽ phát triển được khả năng tập trung cao của trẻ về 1 đối tượng, phát triển khả năng định hướng trong không gian
 Bên cạnh đó trẻ hình thành những hiểu biết của mình thông qua sự tương tác tích cực với các giáo viên, các bạn trong lớp, các tài liệu, các sự kiện được tổ chức. Trẻ học hiệu quả nhất khi được tích cực tham gia vào các hoạt động mà chúng thấy thú vị. Các hoạt động của trẻ nên dựa trên sự tò mò, nhu cầu, và sở thích của chúng. Chính vì thế, việc học tập của trẻ cần được nhấn mạnh vào quá trình trẻ nhận biết, hiểu, và hình thành các ý kiến của riêng mình thay vì việc trẻ phải hoàn thành những bài tập có sẵn và lặp đi lặp lại. Giáo viên đóng vai trò là người tạo điều kiện để đảm bảo rằng, trong quá trình học, trẻ được quan sát, được đưa ra các câu hỏi, được khám phá, và được tự trải nghiệm.
 Tổ chức các môn học lồng vào môi trường thiên nhiên là một phần quan trọng trong quá trình học của trẻ, là chất xúc tác để trẻ học, để thúc đẩy trẻ khám phá, tìm tòi, mạo hiểm, mắc sai lầm và đối phó với thất bại. Học qua chơi sẽ giúp trẻ tham gia vào việc tổ chức, đưa ra quyết định lựa chọn, thực hành, duy trì và bày tỏ cảm xúc. Chơi có tổ chức sẽ giúp phát triển và mở rộng sức sáng tạo, các kỹ năng nghe và nói, các kỹ năng xã hội và tính cách, khả năng sử dụng ngôn ngữ đa dạng liên quan đến nhiều lĩnh vực như toán, môi trường. Một lần nữa, các cô giáo chính là người tạo điều kiện để trẻ chơi như là một phần của quá trình học của mình. 
 Học qua công nghệ thông tin: Nên tạo cho trẻ có cơ hội để làm quen, ứng dụng và phát triển các khả năng về công nghệ thông tin thông qua việc sử dụng các công cụ tin học trong quá trình học tập. Từ đây, trẻ có cơ hội để hỗ trợ các công việc của mình bằng cách tự tìm kiếm thông tin, được học cách sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, tự lựa chọn và tổng hợp các thông tin để đáp ứng nhu cầu của mình. Công nghệ thông tin có thể được sử dụng và ứng dụng như là công cụ hướng dẫn và công cụ thúc đẩy, kích thích quá trình học của trẻ. Thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, trẻ sẽ được khám phá các ý tưởng, khái niệm, câu hỏi khác nhau. Thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, trẻ sẽ được tương tác với chữ viết, với những âm thanh, hình ảnh sống động. Các hoạt động sử dụng máy tính và phần mềm luôn được gắn với phần hướng dẫn của giáo viên trên lớp cũng như gắn với thế mạnh và nhu cầu của trẻ. 
 Được khám phá là để trẻ hình thành tính độc lập tư duy, tìm tòi, sáng tạo và quyết đoán trong việc giải quyết những tình huống được khám phá cụ thể. Trẻ được tham gia và phát triển niềm say mê, hứng thú một cách tích cực với nhiều hoạt động kết hợp khác nhau như giải quyết những thắc mắc trong tình huống cụ thể mà mình tham gia, mối quan hệ trong và ngoài nhóm, giải quyết những vướng mắc, vượt qua những thách thức, trở ngại để hoàn thành nhiệm vụ, tìm ra những điều mình cần khám phá. 
 Được hỏi ngay điều mình thấy là tạo và hình thành cho trẻ tính độc lập, chủ động trong tư duy logic. Mở cánh cửa đầu tiên cho trẻ làm quen với thế giới xung quanh rộng lớn, tạo lập trí sáng tạo, sự hóm hỉnh qua những câu hỏi theo tư duy của trẻ và được giáo viên trả lời hoặc gợi mở để trẻ tự tìm ra câu trả lời. Điều này sẽ tạo cho trẻ sự tìm tòi và sáng tạo không ngừng, giúp cho trẻ có tính năng động, vượt khó cho suốt cuộc đời sau này của trẻ. Tích hợp các môn học như: Văn học, toán, tạo hình, âm nhạc tôi thấy có những kết quả đáng lưu ý, tất cả các trẻ khi tham gia học ngoài trời trẻ đều thực hiện rất tốt và có phần sáng tạo trong đó. Ví dụ: Cô nói con thực hiện tiếng gà gáy trẻ “ò ó o” và làm thêm động tác vỗ cánh rất giống con gà. Khi trẻ quan sát vườn hoa ta có thể yêu cầu trẻ vẽ lại vườn hoa, con có trẻ vẽ thêm bướm bay, những đám mây trôi bềnh bồng, làm con vật từ lá cây, hay so sánh cây nào cao hơn, thấp hơn, tập kể lại những gì mình thấy.
Biện pháp 3: Thường xuyên trau dồi sự hiểu biết của trẻ. Kích thích trí tò mò của trẻ.
Đối với trẻ tư duy trực quan hình tượng đã phát triển theo từng giai đoạn đến lứa tuổi mẫu giáo ở mức độ cao, Khi cho trẻ nhận biết đối tượng là vật thật, ngoài những yêu cầu phải đa dạng về tên gọi, màu sắc, hình dáng, kích thước, cấu tạo, công dụng, lợi ích, chất liệu, và cần đa dạng về vị trí tồn tại của đối tượng trong không gian và thời gian. 
Thật vậy, bất kỳ làm một việc gì, tìm hiểu hay khám phá một điều gì trong mỗi chúng ta đều phải có một ít hiểu biết nhất định về điều tư duy trực quan hình tượng đã phát triển đó để có thể đặt ra câu hỏi “tại sao”,... và tìm cách giải quyết chúng. Trẻ nhỏ cũng vậy, chúng ta thường quan niệm trẻ nhỏ giống như tờ giấy trắng và chúng ta muốn vẽ gì lên đó cũng được, đó là quan niệm hoàn toàn không chính xác, trẻ cũng có cách nghĩ riêng của trẻ có điều khả năng thu thập thông tin của trẻ còn hạn chế và khả năng phân tích tổng hợp của trẻ hầu như chưa chính xác vì vậy trẻ gặp khó khăn trong bất cứ vấn đề nào trẻ muốn tìm hiểu. 
 Việc đưa trẻ vào với môi trường xung quanh hay nói rõ hơn là trẻ khám phá khoa học, điều đầu tiên mà tôi quan tâm là lượng kiến thức của trẻ có thực sự phù hợp cho chuyến đi “dã ngoại” này hay không. Hơn nữa, nếu trẻ đã có lượng kiến thức nhất định rồi thì việc khám phá sẽ dễ dàng hơn và có ý nghĩa, hiệu quả hơn rất nhiều bên cạnh đó phát triển được tư duy cho trẻ. 
 Căn cứ vào những điều trên nên tôi chọn biện pháp thường xuyên trau dồi sự hiểu biết của trẻ, kích thích tính tò mò của trẻ là vấn đề mấu chốt trong đề tài này. Trẻ đến lớp được cô giáo truyền đạt kiến thức ở mọi lúc mọi nơi, Bản thân tôi khi lên lớp luôn cố gắng thu thập những điều mới lạ đối với trẻ từ đó tạo cho trẻ có sự quan tâm và muốn tìm hiểu, ví dụ: Từ một cái hạt nhỏ tôi dạy cho trẻ biết quá trình từ hạt nảy mầm rồi lớn thành cây như thế nào? Vì sao lại có mưa?.... Thường xuyên trò chuyện về điều mà trẻ gặp ở nhà, trên đường đi học,... Đặt ra cho trẻ những câu hỏi “tại sao? Làm sao con biết?...” nhằm kích thích sự tò mò của trẻ, đôi khi tôi cho trẻ làm quen với một vật để trẻ tự nói lên điều trẻ thấy và nghĩ. Tôi chuẩn bị một số đồ dùng khi lên lớp theo từng chủ điểm để trẻ tìm hiểu ví dụ: Quả cam trẻ đã biết đặc điểm bên ngoài của quả cam thì tôi có thể dạy cho trẻ biết cấu tạo bên trong quả cam, về cây của nó, sự phát triển,...
 Thường xuyên trò chuyện và dạy cho trẻ cách quan sát, khám phá sự vật một cách khoa học và logic, rèn cho trẻ khả năng đặt câu hỏi và tìm ra câu trả lời. Ví dụ: Khi dạo chơi trong sân tôi luôn khơi gợi cho trẻ sự tò mò từ những đám mây trôi bồng bềnh, những cành cây đung đưa theo gió, những lá bàng rụng ở sân trường. Trẻ hỏi tại sao những đám mây không có chân mà đi được? Sao lá bàng màu vàng rụng mà lá bàng màu xanh không rụng? và có nhiều câu hỏi ngộ ngĩnh đáng yêu đó đã giúp trẻ quan sát tốt những đối tượng xung quanh trẻ. Tôi luôn cho trẻ tự tìm hiểu rồi tự trả lời cho nhau nghe sau đó tôi sẽ rút ra câu trả lời đúng và dễ hiểu để truyền đạt với trẻ.
Biện pháp 4: Cách lên lớp của giáo viên.
 Phát huy tính tích cực cho trẻ: Giáo viên cần tạo điều kiện cho trẻ suy nghĩ và tự hành động, thậm chí còn để trẻ tự suy nghĩ cả bài mới là biện pháp kích thích gợi mở hướng dẫn để trẻ hoạt động tích cực (dựa vào sự nhận thức của từng trẻ)
Ví dụ: Đề tài “Tìm hiểu về một số con vật sống dưới nước” tôi cho trẻ kể về con vật sống dưới nước. Cho trẻ kể tên, thức ăn, đặc điểm và cấu tạo bên ngoài, sau đó dựa trên cái đã biết của trẻ tôi triển khai và những kiến thức trẻ chưa biết, Tại sao con cá sống được dưới nước (nhờ có mang ) tại sao đầu con cá nhọn có dạng hình tam giác (Để con cá bơi nhanh mà không bị cản) tại sao trên mình con cá có nhiều chất nhờn (Vì để tự vệ)... hay 
	Dạy học vừa sức: Trên cở sở giáo viên phải cân nhắc lựa chon nội dung sao cho phù hợp, hợp lí giữa nội dung các kiến thức lí tính và cảm tính 
 Để đảm bảo tình vừa sức cho trẻ những kiến mới truyền đạt cho trẻ cần được phức tạp dần được cũng cố dần qua các bài tập luyện phong phú và được ứng dụng vào các dạng hoạt động khác nhau của trẻ như vậy sự mở rộng dần, phức tạp dần nội dung dạy học sẻ giúp trẻ dễ dàng lĩnh hội kiến thức và kỹ năng tạo cho trẻ hứng thú học toán.	
	Đảm bảo tính khoa học: Trên cơ sở của những khoa học toán học. Sinh lý trẻ em . Tâm lí học và giáo dục học mầm non trong quá trình dạy trẻ cần đảm bảo sự thống nhất giữa các thao tác, kiến thức kỷ năng và thái độ thông qua các hoạt động giúp trẻ phổ thông ngôn ngữ về tên gọi, màu sắc, hình dạng, đặc điểm... của đối tượng quan sát trong thực tế 
 Để đảm bảo tính ý thức và phát huy tính tích cực của trẻ trong quá trình lĩnh hội kiến thức cần dạy trẻ nhận biết những dấu hiệu nhận biết của đối tượng bằng cách thay đổi các dấu hiệu trong bản chất và giữ nguyên bản chất của đối tượng. Đồ dùng đa dạng màu sắc tươi sáng, sắp xếp đồ dùng trực quan ở nhiều vị trí khác nhau để trẻ quan sát.
Hướng dẫn cụ thể: Các giải pháp dạy và học đòi hỏi sự cân bằng giữa các yếu tố: Khám phá: trẻ được lựa chọn theo ý thích, giáo viên quan sát, lắng nghe và đặt các câu hỏi (để hỗ trợ). Các hướng dẫn mang tính dẫn dắt, gợi ý của giáo viên: Việc học của trẻ là dựa trên kế hoạch được chuẩn bị kỹ lưỡng, cẩn thận của các giáo viên. Hướng dẫn cụ thể: Giáo viên chỉ rõ từng bước, mở rộng một ý tưởng cụ thể theo một hướng nhất đinh để trẻ thể hiện được từng kỹ năng cụ thể của mình.
Quá trình dạo chơi ngoài trời, cũng bằng con đường tự học và được giáo viên hướng dẫn, gợi ý giúp đỡ, sự hiểu biết của trẻ về các sự vật và hiện tượng xung quanh được mở rộng hơn. Có nhiều tiết học cần phải chuẩn bị kiến thức cho trẻ trước khi tiến hành tiết học. Hình thức hoạt động này là một trong những hình thức hỗ trợ cho tiết học. 
VD: Chủ đề “Các mùa trong năm” đề tài “Trò chuyện về mùa đông” dạy cho trẻ mẫu giáo lớn. trước khi tổ chức tiết học này, giáo viên cần cho trẻ dạo chơi ngoài trời và trong những lần dạo chơi ấy, giáo viên cần có kế hoạch cung cấp những kiến thức trước cho trẻ về thời tiết, khí hậu, đặc điểm của cây cối, hoạt động của các con vật và sinh hoạt, lao động của con người trong mùa đông. Qua buổi dạo chơi trong thiên nhiên sẽ tuyệt vời hơn khi cô cùng trẻ nhặt lá rụng ở sân. Nếu khi qua vườn hoa trẻ muốn hái vài bông hãy nói với trẻ những bông hoa cần ở trên cành để mọi người cùng ngắm. Đó là cách giáo dục biết cách ứng xử với môi trường xung quanh hiệu quả nhất.
 Để giúp trẻ chú ý và thú vị hơn với cuộc khám phá thiên nhiên tôi cần cho trẻ quan sát và đặt ra những câu hỏi như: “Con thấy cái cây kia thế nào? Con có biết con vật gì sống trên cây cao không?”  Cứ như vậy dẫn dắt cho cuộc chuyện trò trở nên sôi nổi và hào hứng. Một số tiết dạy ngoài trời với cuộc dạo chơi trong khung cảnh thiên nhiên cũng có thể cho trẻ một cơ hội tuyệt vời để các giác quan thêm nhạy bén. Trẻ sẽ hỏi về tiếng chim kêu, tiếng gió thổi và mong muốn bắt chước các âm thanh trong tự nhiên đó. Hãy để cho trẻ ngửi hương thơm của các loài hoa, so sánh hương thơm của chúng với nhau, và khám phá các loài cỏ dại, tôi yêu cầu trẻ chạm tay vào vỏ cây xù 

Tài liệu đính kèm:

  • doc49SKKN Nguyễn Thúy Uyên Linh (NH 14-15).doc