Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi mạnh dạn tự tin thông qua các hoạt động ở trường Mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi mạnh dạn tự tin thông qua các hoạt động ở trường Mầm non

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Lý do chọn đề tài:

Chúng ta cần hiểu rằng cho dù ở thời đại nào thì sự mạnh dạn tự tin vẫn là

điều cần thiết để giúp con người vượt qua sự nhút nhát, gò bó. Với trẻ Mầm non

sự mạnh dạn tự tin sẽ giúp trẻ hòa đồng với bạn bè và với mọi người xung

quanh. Trẻ học cách làm chủ bản thân, học cách nhận biết và đối phó với cảm

xúc của mình cũng như của người khác.

Xã hội càng phát triển con người càng phải hoàn thiện, một con người

hoàn thiện về nhân cách là con người không chỉ có tài mà cần phải có cả đức.

Nhân cách của con người muốn được xây dựng và phát triển cần phải được

bắt đầu ngay từ khi mới sinh ra và đặc biệt là trong giai đoạn ngồi trên ghế

nhà trường. Xã hội hiện nay đã và đang làm thay đổi cuộc sống của con

người, nhiều vấn đề phức tạp liên tục nảy sinh. Bên cạnh những tác động tích

cực, còn có những tác động tiêu cực, gây nguy hại cho con người, nhất là trẻ

em.

 

pdf 28 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 6005Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi mạnh dạn tự tin thông qua các hoạt động ở trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng góp phần hình thành sự tự tin trong trẻ. 
6/16 
Ở những năm học trước được sự quan tâm và sự chỉ đạo sát sao của Ban 
giám hiệu nhà trường xây dựng môi trường lớp học thân thiện, học sinh tích cực 
đã đạt được hiệu quả nhất định, giáo viên tích cực đổi mới trang trí môi trường 
nhóm lớp hài hòa đẹp mắt phù hợp với chủ đề , sự kiện của tháng. 
Tôi nhận thấy khi trẻ tự biết bố trí góc chơi của mình thì việc trẻ hòa nhập vào 
vai chơi, tự tin thể hiện vai chơi của mình cũng trở nên dễ dàng hơn. 
Ngoài ra, năm học này được sự đầu tư của nhà trường cho cải tạo lại các 
khu vực cũ tạo nên các khu cho trẻ được tích cực hoạt động như khu vực chợ 
quê , kĩ năng sống , góc thư viện tạo thành khu trải nghiệm của bé với các gian 
hàng khác nhau: Tại đây giáo viên tích cực tham gia xây dựng, bổ sung các ý 
tưởng trên tinh thần chỉ đạo của Ban giám hiệu, tạo cho trẻ các không gian chơi, 
hoạt động thoải mái, tự tin và mạnh dạn hơn khi thỏa sức thể hiện ý tưởng của 
bản thân trong các khu vực đó. 
* Xây dựng môi trường tự tin về tinh thần. 
Qua những năm công tác và trao đổi với phụ huynh, tôi biết được đối với 
trẻ tất cả những hành động lời nói cô làm giống như những tấm gương trẻ noi 
theo. Tôi luôn chú trọng về các hành vi cư xử làm sao cho đúng chuẩn mực 
trước mặt trẻ, tự tin cũng vậy muốn tinh thần học hỏi của trẻ được phát huy 
trước tiên giáo viên phải là những người làm gương cho trẻ quan sát, học hỏi và 
khi giáo viên tạo dựng được sự tin tưởng với trẻ thì trẻ mới có thể tự tin chia sẻ 
với cô mọi điều mà các con cần. 
Tôn trọng và yêu chính bản thân mình 
Ngay từ đầu năm học tôi đã thực hiện một hoạt động nhỏ đó là trò chuyện, 
tự giới thiệu bản thân giữa cô với trẻ, trẻ với trẻ, dù đa số các trẻ đều đã biết 
nhau vì từ lớp cũ chuyển lên nhưng để cho trẻ có thể tự tin giới thiệu bản thân 
tôi đã cho cả lớp cùng thực hiện, tôi cho trẻ ngồi thành hình tròn, tôi cùng ngồi 
vào hình tròn đó, tôi là người chơi đầu tiên, tôi sẽ miêu tả về đặc điểm của bất kì 
1 trẻ nào (những điểm đáng yêu, nổi bật) sau đó các trẻ khác đoán tên trẻ đó và 
trẻ đó sẽ đứng lên giới thiệu về bản thân mình. 
Giao tiếp bằng sự lắng nghe và thấu hiểu 
Một ngày của trẻ diễn ra quỹ thời gian hoạt động của trẻ ở lớp với cô và 
các bạn còn nhiều hơn thời gian tiếp xúc với bố mẹ, nếu không tính thời gian 
giấc ngủ vào buổi tối. Vì thế cô như một người bạn, một người dạy dỗ chăm sóc 
trẻ hàng ngày nên bản thân tôi luôn chú trọng xây dựng và rèn luyện bản thân để 
có thể xuất hiện trước trẻ một cách tự tin và truyền lại cho trẻ những cảm xúc 
tích cực nhất. 
Tôi luôn tận dụng mọi khoảng thời gian trong ngày để nói chuyện và giao 
7/16 
tiếp với trẻ, bởi tôi nhận thấy nói chuyện nhiều với trẻ, cô giao tiếp với trẻ, trẻ 
giao tiếp với cô sẽ dần hình thành sự tự tin trong giao tiếp cho trẻ. Ban đầu khi 
nói chuyện với trẻ thì trẻ tỏ ra khá rụt rè và thường lảng tránh các câu hỏi của cô 
nhưng tôi có cách riêng đó là thỉnh thoảng sẽ khen ngợi một vài đặc điểm đặc 
biệt của bản thân trẻ ví dụ như quần, áo, đồ mới trẻ sẽ chủ động nói chuyện và 
chia sẻ với tôi về các đồ dùng mình có và những câu chuyện khác sẽ được bắt 
đầu một cách tự nhiên và thoải mái. 
Khi xử lí các tình huống của trẻ như 2 trẻ tranh giành đồ chơi, tôi sẽ lắng 
nghe và khuyến khích trẻ tự trình bày ý kiến của bản thân, sau khi lắng nghe tôi 
phân tích và giảng giải cho trẻ hiểu hành động của trẻ là tốt hay chưa tốt, sau đó 
gợi ý cho trẻ cách giải quyết vấn đề đó theo hướng tích cực. Với cách giải quyết 
này tôi cảm nhận được sự tin tưởng của trẻ để lần sau có vấn đề gì trẻ sẽ tìm tới 
cô và còn biết tìm đến sự trợ giúp từ người khác. Đôi khi tôi đặt bản thân mình 
vào trẻ, cùng trẻ chơi đùa, cùng trẻ trò chuyện như: “Hôm nay bạn Bảo Anh có 
gì vui thế, kể cho cô nghe được không?” hay tôi gợi ý cho trẻ những trò chơi 
mới, khuyến khích trẻ đặt tên cho trò chơi và có thể là những cách chơi khác mà 
tự trẻ nghĩ ra và hướng dẫn tôi chơi. 
Thường xuyên khuyến khích, động viên trẻ kịp thời 
Với trẻ nhỏ việc được khen ngợi, khuyến khích và động viên kịp thời tạo 
được những hiệu ứng tích cực. Với các hoạt động trên lớp được diễn ra xuyên 
suốt một ngày thì có rất nhiều cách, thời điểm để ta động viên, khuyến khích trẻ. 
Ví dụ: Như trường hợp của một bạn gái lớp tôi, con tới lớp với một bộ váy 
theo như lời mẹ nhắn với tôi là do nhà đông con nên thường mặc lại đồ của chị. 
Hôm đó con đến lớp với gương mặt không mấy hào hứng, dù qua trao đổi với 
phụ huynh nắm bắt được vấn đề nhưng tôi vẫn tới bên trẻ và hỏi nguyên nhân: 
+ Vì sao con buồn? “Vì con không thích cái váy này ạ!” 
+ Con không thích chiếc váy này ở điểm nào? “Con thích váy mới cơ.” 
+ Cô thấy chiếc váy này rất đẹp mà, chiếc váy này có những bông hoa, con 
chim mà cô chưa thấy bao giờ, hình như cô chỉ thấy ở những chiếc váy của các 
cô công chúa trong câu chuyện cổ tích thôi, giống công chúa gì nhỉ (tạm thời 
cho trẻ quên đi nỗi buồn). 
+ Các bạn thấy hôm nay bạn Thu Trang mặc chiếc váy như thế nào? Cô thì 
thấy chiếc váy này rất đẹp và bạn Thu Trang mặc chiếc váy này rất xinh nữa 
chứ, con có thể đứng lên biểu diễn thời trang một vòng cho các bạn xem được 
không! 
Cô và trẻ cùng tự trải nghiệm là các cô người mẫu biểu diễn thời trang vừa 
tạo sự vui vẻ hứng khởi cho trẻ đồng thời tạo sự tự tin cho trẻ, sau cùng tôi 
8/16 
không quên khen cả lớp về một buổi trình diễn thời trang tự phát nhưng rất vui 
vẻ, qua cuộc đối thoại ngắn nhưng tôi cảm nhận được trẻ đã vui vẻ trở lại. 
 Hay việc trẻ biết gấp chăn giúp cô dù là còn vụng về nhưng lời khích lệ từ 
cô đã khiến trẻ tự tin hơn khi thông qua phụ huynh tôi biết được trẻ về nhà đã tự 
giác gấp chăn với mẹ và còn nói “con tự gấp được cả chăn mà”. Tôi đã thấy 
được sự tự tin trong trẻ 
Khi trẻ làm không xong một việc gì đó hoặc không theo kịp các bạn thì trẻ 
thường có xu hướng bỏ dở giữa chừng. Câu nói thấy được hiệu quả nhất trong 
các hoạt động đó là “tôi tin mình làm được”; “ Cô tin con làm được”; “ Cô tin 
chúng mình làm được”; “Mình tin bạn làm được” . 
Ví dụ: Khi chơi trò chơi “Đi trên cầu” là 1 trò chơi ngoài trời với 1 tấm ván 
gỗ bắc ngang qua 2 chiếc lốp xe, rất nhiều trẻ tự tin bước qua nhưng 1 số trẻ có vẻ 
sợ và nhút nhát, tôi bước tới cầm tay trẻ dần dần khuyến khích trẻ bước qua và thì 
thầm nhỏ với trẻ “cô tin con làm được” tất nhiên niềm tin đó có thể không được 
thực hiện ngay chỉ 1 lần nhưng qua quan sát tôi thấy trẻ đã cố gắng tiếp tục bước đi 
dù vẫn còn hơi lo sợ, sau đó tôi tạo cơ hội cho các trẻ giúp đỡ nhau, tôi lấy ý kiến 
của trẻ đó xem bây giờ con muốn sự trợ giúp từ ai để bước qua tấm gỗ và các trẻ 
vui vẻ trợ giúp cho nhau, khích lệ tinh thần đoàn kết cũng như sự tự tin cho trẻ, sau 
khi được giúp đỡ tôi khuyến khích trẻ tự đi và chỉ sau 2 - 3 lần trẻ có thể tự tin bước 
qua tấm ván mà không cần đến sự trợ giúp của bất kì ai. Tôi khuyến khích trẻ tự tạo 
niềm tin cho bản thân và truyền niềm tin tới cho người khác. 
Qua những lời khích lệ kịp thời dù là từ những việc nhỏ cũng phần nào 
xây dựng được sự tự tin trong trẻ, và tôi nhận thấy rằng sự tự tin của trẻ em 
thực chất là được xây dựng trên những hành động thực tế, được mọi người 
thích thú và chấp nhận.Ngoài việc khen ngợi trẻ thì đôi khi người lớn chúng 
ta hay nhầm lẫn với việc khen ngợi trẻ quá nhiều, điều này cũng tạo ra sự tự 
cao và cái tôi ở trẻ nên dù muốn khuyến khích trẻ làm các việc khác nhưng 
không phải lúc nào, hoạt động nào tôi cũng khen trẻ, nếu trẻ làm đúng trẻ 
được khen ngợi là điều tất nhiên, nếu trẻ chán nản tôi khuyến khích, động 
viên cổ vũ trẻ nhưng nếu trẻ làm sai thì cần giảng giải phân tích cho trẻ hiểu 
hành động của mình. Lời khen và khuyến khích đúng thời điểm, đúng nơi, 
đúng chỗ chứ không phải là khen và khuyến khích mọi thời điểm. 
Ủng hộ sở thích, tôn trọng ý kiến cá nhân của trẻ 
Với trẻ nhỏ việc khuyến khích trẻ làm một số việc có thể được coi là tốt 
là giúp ích cho trẻ nhưng có những hoạt động, những sở thích riêng của cá 
nhân trẻ cần được tôn trọng và ủng hộ không nên quá bắt ép trẻ phải theo 
đúng khuôn mẫu nào cả, điều đó sẽ khiến trẻ trở nên lo sợ và mất tự tin vào 
9/16 
những quyết định sau này của bản thân trẻ. 
Qua nhiều năm công tác tôi nhận thấy có rất nhiều trẻ thường có thói 
quen sử dụng tay trái khi cầm nắm các đồ vật và dễ dàng thao tác với đồ vật 
đó, tuy nhiên một số phụ huynh thường hay phàn nàn và nhờ các cô chỉnh 
sửa giúp trẻ, bản thân phụ huynh coi đó là một khuyết điểm của con em 
mình nhưng với bản thân tôi qua học hỏi, tìm tòi và dựa vào kinh nghiệm 
thực tế tôi nhận thấy hãy cứ để trẻ được thực hiện theo những điều trẻ cảm 
thấy thoải mái và tự tin khi thực hiện, vì khi chúng ta có ép trẻ chuyển đổi 
thói quen thì trẻ sẽ cảm thấy mất tự tin và thường lo sợ khi thực hiện 
Như hoạt động dạy trẻ kĩ năng sử dụng đũa, tôi vẫn tiến hành cho trẻ thực 
hiện và làm quen với kĩ năng này, không quá nặng nề vào việc trẻ phải cầm đúng 
theo chuẩn mà tôi được biết vì khả năng tiếp thu mỗi trẻ là khác nhau, thói quen sử 
dụng và bản năng của trẻ cũng khác nhau, có trẻ sử dụng ngón trỏ là ngón chính khi 
cầm, có trẻ sử dụng ngón giữa, tôi khuyến khích và tạo dựng cho trẻ thói quen và 
cách sử đụng đũa nhưng cho trẻ được thao tác với cách nào trẻ cho là phù hợp nhất 
với bản thân miễn sao trẻ có thể cầm và gắp được đồ vật, thức ăn một cách tốt nhất 
và không quá sai so với cách cầm đũa thông thường. 
Hay những hoạt động hàng ngày khi chia nhóm trẻ, tôi khuyến khích trẻ được 
tự chọn nhóm chơi, nếu các nhóm có sự chênh lệch nhau về số lượng tôi sẽ giảng 
giải cho trẻ hiểu để trẻ tự cân bằng số lượng nhóm chơi nhưng nếu trẻ không thích 
thì tôi vẫn sẽ tôn trọng nhóm trẻ chọn lựa khi chơi . 
Xây dựng môi trường lao động vui vẻ, tự giác. 
Ngay từ đầu năm học tôi xây dựng cho trẻ nề nếp biết lao động và thích lao 
động tự phục vụ cho các hoạt động của chính trẻ. Lao động ở đây đối với tôi đó là 
“ Điều gì cô làm được trẻ cũng sẽ làm được” và được xây dựng trên tinh thần và 
cách thức phù hợp với trẻ, hỗ trợ tương tác giữa cô với trẻ, trẻ với trẻ. Các hoạt 
động lao động tôi phân trẻ theo nhóm trên tinh thần tự nguyện và xung phong 
của trẻ. Như các hoạt động cần sử dụng bàn, tôi khuyến khích các trẻ cùng 
giúp đỡ cô, trẻ giúp đỡ nhau trong hoạt động kê bàn học, kê bàn ăn có sự giúp 
đỡ của cô, dần dần khi thành thói quen trẻ tự biết sắp xếp và bố trí các bàn, 
nhóm bàn. Hay hoạt động lấy khay, lấy khăn tôi cũng hình thành cho trẻ biết 
lao động tự phục vụ khi giờ ăn đến trẻ sẽ biết tự phân công nhau đi làm nhiệm 
vụ của mình một cách vui vẻ, rất nhiều các hoạt động khác trong ngày như 
phơi khăn, lau bàn, chuẩn bị đồ dùng ngủ trưa, vệ sinh tủ đồ dùng, đồ 
chơitrẻ đã hình thành được thói quen tự lao động phục vụ mình một cách tự 
giác và đầy hào hứng. 
Như vậy với cách xây dựng không khí môi trường lớp học trên tinh thần 
10/16 
lắng nghe, khuyến khích và tôn trọng, tôi dần thấy được sự tiến bộ của trẻ khi 
giao tiếp và tham gia vào các hoạt động. 
3.3. Biện pháp 3: Hình thành sự tự tin cho trẻ thông qua các hoạt động 
học 
Đối với trẻ lứa tuổi mầm non được đến trường, được tham gia vào các hoạt 
động ở trường không chỉ là niềm vui mà còn là những trải nghiệm bổ ích, những 
khám phá mới lạ giúp ích cho sự phát triển của trẻ, không chỉ vậy để phương pháp 
“giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” được phát huy tích cực, tôi nhận thấy lồng ghép 
hình thành sự tự tin cho trẻ vào trong các hoạt động học là rất cần thiết. 
Với hoạt động âm nhạc khuyến khích trẻ hưởng ứng các động tác minh họa 
cùng cô. Khích lệ trẻ được tự nghĩ ra động tác minh họa khi hát hoặc nghe hát. 
Một số giờ âm nhạc tôi còn chuẩn bị sẵn một số trang phục biểu diễn cho trẻ 
được tự lựa chọn và giúp nhau chuẩn bị trang phục khi biểu diễn. Các giờ âm 
nhạc khi dạy trẻ hát, tôi không quá quan trọng việc trẻ phải hát được bài hát này 
trong tiết học này, tôi có thể dạy trẻ hát vào các giờ hoạt động khác, mà chú ý 
tới sự hứng khởi và cách trẻ tự tin thể hiện bài hát theo cách nhớ riêng của bản 
thân từng trẻ. Đối với hoạt động giáo dục thể chất khi hướng dẫn trẻ một bài vận 
động mới tôi khuyến khích trẻ tự lên và thực hiện bài tập vận động mà trẻ biết 
với đồ dùng, dụng cụ cô chuẩn bị sau đó chỉnh sửa và giới thiệu bài tập vận 
động mới tạo cho trẻ sự thoải mái khi tham gia hoạt động sau đó cho trẻ về các 
nhóm tự thực hiện bài tập và giúp đỡ nhau dưới sự quan sát của cô. Ngoài ra, 
với một số vận động mà trẻ còn lúng túng khi thực hiện tôi sẽ động viên, cổ vũ 
và thi đua cùng với trẻ để trẻ có thể tự tin hơn thi thực hiện. 
Ở hoạt động làm quen với toán đây thường là hoạt động trẻ có vẻ ít được hoạt 
động nhất vì trước kia những hoạt động này là do cô thường làm và tự thực hiện trẻ 
chỉ được quan sát và một số ít trẻ được thực hiện. Nhưng nắm bắt được cách giáo 
dục mới “lấy trẻ làm trung tâm” và nâng cao hiệu quả chất lượng hoạt động làm 
quen với toán tôi chú trọng tạo cho trẻ bầu không khí thoải mái khi hoạt động và tiếp 
thu những điều bổ ích. 
Tôi nhận thấy ở hoạt động này khi cô kể 1 câu chuyện nào đó mà trẻ có thể 
thể hiện cảm xúc rõ ràng đó chính là giọng kể khi hóa thân vào các nhân vật 
trong truyện, cô kể chuyện có cuốn hút, miêu tả đúng nhân vật thì khi trẻ đóng 
vai nhân vật trẻ mới thể hiện được rõ nét điều đó và nhìn rộng ra thì trẻ bắt đầu 
biết thể hiện cảm xúc của bản thân trước những tình huống, nhân vật trong đời 
thực, đồng cảm với các hoàn cảnh khó khăn, tức giận và thể hiện rõ thái độ với 
những nhân vật hung ác. Nắm bắt được điều đó nên khi kể chuyện cho trẻ nghe 
tôi thường đọc trước tác phẩm đó, nắm bắt được tác phẩm sau đó sẽ giả giọng 
11/16 
các nhân vật theo cốt truyện sao cho thu hút trẻ, hay giọng kể to nhỏ khác nhau 
cũng là một điểm khiến trẻ chú ý lắng nghe cô hơn, khi lột tả được các tuyến 
nhân vật hiền - ác, vui vẻ, hay nhân vật tốt - xấu, buồn - vui bằng giọng kể và 
các cử chỉ cũng như hình ảnh minh họa sống động, nét mặt, tôi thấy trẻ cũng thể 
hiện được cảm xúc của mình với câu chuyện với nhân vật . 
Ví dụ: Câu chuyện “Cáo thỏ và gà trống” trẻ thể hiện rõ được thái độ khi 
lắng nghe câu chuyện, buồn khi bạn thỏ khóc và sợ sệt khi cáo đuổi chó, vui 
mừng khi Thỏ lấy lại được nhà của mình. Hoặc sau khi lắng nghe câu chuyện tôi 
sẽ hỏi trẻ “con cảm thấy như thế nào khi nghe xong câu chuyện cô vừa kể” để 
trẻ có thể thể hiện rõ được cảm xúc, thái độ của mình, tự tin nói được ý kiến của 
bản thân. Ngoài ra, tôi tích cực tổ chức các hoạt động đóng kịch để phát triển sự 
tự tin khi nói và diễn đạt bằng cảm xúc từ trẻ, ban đầu khi tổ chức cho trẻ đóng 
kịch vào vai các nhân vật trẻ tỏ ra khá rụt rè không dám bước lên, dù trước đó 
ngồi phía dưới trẻ tỏ ra rất hào hứng. Các nhân vật tự nói thoại cùng nhau, sau 
đó dần dần khi trẻ bạo dạn hơn tôi mới cho các nhóm cử các bạn trong nhóm lên 
đóng vai nhân vật mình chọn, tôi nhận thấy khi đã có một nhóm trẻ lên và đóng 
được kịch rồi với sự trợ giúp và những lời khen ngợi động viên “Cô tin chúng 
mình sẽ làm được” từ cô thì những trẻ khác cũng bớt đi sự rụt rè và dần thể hiện 
vai diễn của mình. 
Tóm lại thông qua các hoạt động học để hình thành sự tự tin cho trẻ, tôi 
thấy được các hoạt động giúp trẻ được thể hiện và trải nghiệm nhiều hơn 
đồng thời hình thành sự tự tin trong trẻ. 
3.4. Biện pháp 4: Hình thành sự tự tin cho trẻ thông qua các hoạt động 
trong ngày của trẻ. 
Ngoài các hoạt động học ra thì một ngày ở lớp của trẻ tôi cũng rất chú 
trọng làm sao để lồng ghép hình thành sự tự tin cho trẻ thông qua các hoạt 
động trong ngày khác. 
Với hoạt động thể dục sáng, tôi nhận thấy số ít trẻ tỏ vẻ hào hứng và 
thoải mái khi tập còn lại đa số trẻ khi tập ngoài sân có thể do buổi sáng trẻ 
còn mới thức dậy nhưng qua quan sát tôi thấy đa phần trẻ đều có vẻ “ngại” 
khi tập.Hoạt động trò chuyện đầu giờ mỗi buổi sáng tôi tổ chức cho trẻ ngồi 
thành hình tròn trò chuyện với trẻ về các hoạt động diễn ra ngày hôm trước và 
dần dẫn dắt trẻ vào trò chuyện chủ đề diễn ra trong tuần, kích thích khả 
năng nói và diễn đạt của trẻ đặc biệt những trẻ nhút nhát. 
Đối với hoạt động ngoài trời, trẻ không chỉ được khám phá, được trải 
nghiệm được quan sát mà ở đó trẻ còn được vận động, tương tác với các đồ 
dùng đồ chơi và tạo thành các trò chơi giúp phát triển vận động cho trẻ một cách 
12/16 
sáng tạo, tích cực và đúng theo tinh thần phương pháp giáo dục mới lấy trẻ làm 
trung tâm. Để thực hiện điều đó, tôi tổ chức cho trẻ tự lấy các đồ dùng có sẵn 
trong “khu vận chợ quê, góc kĩ năng sống”. Qua thực hiện tôi nhận thấy khi trẻ 
tự tạo ra cho mình một trò chơi nào đó trẻ sẽ tự tin và mạnh dạn hơn khi thực 
hiện trò chơi đó. 
Hoạt động góc theo hướng đổi mới và lấy trẻ làm trung tâm, mấy năm trở 
lại đây trẻ được tự lựa chọn các vai chơi hoạt động chơi mà trẻ thích, nhưng để 
phát huy hết tính tích cực và tự tin của trẻ tôi cố gắng xây dựng hoạt động ở các 
góc như thế nào để trẻ cảm thấy thoải mái, tự tin nhất khi hoạt động ở các góc. 
Ở góc xây dựng tôi chuẩn bị cho trẻ các ống giấy, trẻ được thỏa sức 
sáng tạo với các ống giấy đó, xây những gì trẻ thích, trẻ tưởng tượng ra thì 
khi giới thiệu công trình của mình trẻ sẽ tự tin hơn. 
Góc âm nhạc tôi tạo cho trẻ không gian trẻ được tự hoạt động, tự lựa 
chọn trang phục biểu diễn, tôi nhận thấy khi trẻ được lựa chọn những đồ vật, 
trang phục mình thích và khoác lên người trẻ cũng dần trở nên cởi mở và tự 
tin hơn khi thể hiện bản thân. 
3.5. Biện pháp 5: Hình thành sự tự tin của trẻ thông qua hoạt động 
giao lưu và ngày hội ngày lễ. 
Ngay từ đầu năm học khi thực hiện xây dựng kế hoạch, chúng tôi tăng 
cường đưa các hoạt động giao lưu, phối hợp với giáo viên lớp A3, A5 cho 
các con được giao lưu cùng học với nhau thông qua các hoạt động như đọc 
thơ, kể chuyện, biểu diễn các bài hát, trẻ được gặp các bạn ở các lớp khác, 
ban đầu các trẻ vẫn còn khá rụt rè khi giao tiếp nhưng qua các hoạt động 
thường xuyên được tổ chức như vậy tôi thấy trẻ bắt đầu trò chuyện với nhau, 
chơi với nhau, thậm chí có hoạt động chính các trẻ đề xuất được rủ bạn lớp 
khác tham gia cùng, điều đó cũng khiến trẻ trở nên mạnh dạn hơn. 
Đôi khi chỉ trẻ chỉ quan tâm xung quanh trẻ là ai và thể hiện mối quan 
tâm với những người trẻ biết trong phạm vi lớp học, vì vậy khi khuyến 
khích và giáo dục trẻ chào hỏi cũng trở nên khó hơn và mang tính khuôn 
phép, khi mà trẻ không biết đó là ai nhưng người lớn chúng ta cứ mặc định 
trẻ phải chào vì thể hiện sự lễ phép trong trường mà quên đi rằng trẻ nhỏ 
cần được giao lưu và tiếp xúc nhiều mới dần hình thành các mối quan hệ và 
dần trở nên mạnh bạo hơn. 
Các ngày hội ngày lễ lớn hàng năm đều được đưa vào tổ chức cho trẻ 
như ngày trung thu, khai giảng, chào mừng 20/10, 20/11, Noel, ngày 22/ 12, 
Tết, ngày hội khi các hoạt động được diễn ra thì các con là nhân tố chủ đạo 
trong các hoạt động, dưới sự chỉ đạo của BGH, giáo viên tổ chức cho trẻ 
13/16 
được tham gia các hoạt động văn nghệ tại trường, trẻ được đứng trên sân 
khấu, được thể hiện mình sẽ giúp trẻ tự tin hơn. Thông qua hoạt động tôi 
thấy trẻ tỏ ra vô cùng thích thú, và khi thể hiện ở lớp học thì trẻ cũng phần 
nào được tự tin hơn, dần dần khi trẻ tự tin đứng trên sân khấu nhỏ thì trẻ 
cũng đã hình thành sự tự tin khi biểu diễn trên sân khấu lớn ở trường.Thật sự 
với các bé “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. 
3.6. Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh hình thành sự tự tin cho trẻ. 
Ngày nay, khi phụ huynh quá bận rộn với công việc của họ thì thời gian để 
gặp, trao đổi và tuyên truyền với phụ huynh những phương pháp, những điều 
mới và khoa học giúp ích cho trẻ cũng trở nên khó khăn hơn. Ngoài thời gian ít 
ỏi trao đổi với phụ huynh thông qua buổi họp phụ huynh đầu năm thì khoảng 
thời gian trao đổi khác gần như rất khó nên tận dụng sự phát triển công nghệ và 
ứng dụng công nghệ thông tin như hiện nay tôi mạnh dạn đề xuất với phụ huynh 
trong c

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_man.pdf