I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Đặt vấn đề
1.1 Cơ sở lí luận
Ngày nay, sự bùng nổ công nghệ thông tin đã tác động lớn đến công cuộc
phát triển kinh tế xã hội loài người.Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước đã xác định
rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của Tin học và công nghệ thông tin, truyền thông
cũng như những yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng công nghệ thông tin, đào tạo
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa và hội
nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng và thế giới nói chung.
Theo Chỉ thị số: 3398 /CT-BGDĐT của Bộ giáo dục &Đào tạo ngày 11/8/2011 chỉ
rõ một trong những nhiệm vụ trọng tâm là “Tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin trong đổi mới phương pháp dạy - học và công tác quản lý giáo dục”.
Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa môn
Tin học vào trong nhà trường và ngay từ Tiểu học. Ở Tiểu học, học sinh được tiếp
xúc với môn Tin học để làm quen dần với lĩnh vực công nghệ thông tin, tạo nền
móngcơsởbanđầuđểhọcnhữngphầnnângcaotrongcáccấptiếptheo.
Nội dung chương trình môn Tin học hiện nay được dạy theo bộ sách
“Luyện tập Tin học 3”, “Luyện tập Tin học 4”, “Luyện tập Tin học 5” do Bộ
Giáo dục và Đào tạo quy định. Căn cứ điều kiện của nhà trường, học sinh sẽ được
học từ khối lớp 3 đến khối lớp 5
động dạy và học. Làm sao để cho các em thấy được đối với mỗi học sinh khi ngồi trên ghế nhà trường chúng ta phải thật sự nỗ lực để tiếp thu những kiến thức để sau này có thể học cao hơn hoặc áp dụng vào thực tế, chứ không phải học chỉ để vượt qua các bài kiểm tra mà những kiến thức này lại xem nhẹ. Trong quá trình dạy giáo viên phải có thái độ nhẹ nhàng khi các em học sinh mắc khuyết điểm, cư xử khéo léo với các em, xử lí tốt các tình huống sư phạm. Việc đánh giá nhận xét phải công bằng, khách quan và công tâm, công khai kết quả trong các giờ kiểm tra và nhận xét bài làm của học sinh. Không nên đánh giá quá thấp sẽ làm cho học sinh chán nản, nên tạo cho học sinh một niềm tin khi học môn này. Luôn giải đáp thắc mắc một cách thuyết phục, khuyến khích các em mạnh dạn hỏi bài, thắc mắc khi chưa hiểu. 8 Xây dựng cho các em thói quen học tập tích cực, động viên, khen ngợi kịp thời những học sinh tiến bộ, cung cấp cho các em phương pháp học tập đúng đắn, khuyến khích các em không ngừng cố gắng, tạo điều kiện để mọi học sinh trong lớp đều có cơ hội phát biểu, trình bày ý kiến cá nhân của mình trong giờ học. 3.1.2Tích cực hoá các hoạt động nhóm Phương pháp dạy học theo nhóm là một trong những phương pháp dạy học mới. Phương pháp này tỏ ra khá nhiều ưu điểm: Làm việc theo nhóm cho phép tất cả các thành viên trong nhóm giải quyết công việc một cách hiệu quả. Giáo viênsẽ là người dẫn dắt, gợi mở, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và đòi hỏi nhóm phải có sự kết hợp ăn ý để đạt kết quả tốt nhất. Việc thảo luận nhóm, đưa ra những cách thức giải quyết đầy tính sáng tạo, kích thích sự hợp tác của các thành viên trong nhóm cùng tham gia giải quyết 1 vấn đề sẽ thoả mãn nhu cầu học tập của cá nhân, người học có thể đưa ra những giải pháp, cách biểu đạt riêng cho vấn đề nào đó. Nếu trong phương pháp thuyết trình người học chỉ có thể trao đổi với nhau rất ít thì làm việc theo nhóm các thành viên tham gia có cơ hội đưa ra quan điểm của mình đối với chủ đề thảo luận, mặt khác ở đó cũng đòi hỏi tăng cường tư duy độc lập và trao đổi lẫn nhau trong nhóm. Trong khi thực hiện phương pháp làm việc theo nhóm, giáo viên đóng vai trò là người chuyển giao kiến thức và hiểu biết, chuẩn bị, tổ chức, theo dõi việc thực hiện và đánh giá tổng kết kết quả làm việc của các nhóm. Để thực hiện được phương pháp này giáo viên cần lập kế hoạch bài dạy cụ thể và chi tiết. Dự kiến cách chia nhóm, số lượng nhóm, nhiệm vụ và thời gian thảo luận trình bày. Thiết kế bài giảng cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi, nhằm khuyến khích học sinh tích cực, hào hứng suy nghĩ ở mức độ cao và sâu hơn. Đặt biệt đối với môn Tin Học việc chia nhóm để thực hiện khá dễ dàng. Vì mỗi nhóm có thể viết 1 chương trình con nhỏ hay một đoạn của chương trình lớn trong Logo sau đó ghép tất cả các nhóm thành một chương trình lớn (đặc biệt đối với học sinh lớp 5). 3.1.3 Chủ động, tích cực cải thiện chất lượng phòng máy, biết xử lý 9 các sựcố thường gặp khi học sinh thực hành, duy trì 2-3 học sinh thựchành/máy Khi nhắc đến môn Tin Học thì bên cạnh việc tiếp thu kiến thức thông qua các tiết lý thuyết thì không thể không nhắc đến các tiết thực hành. Để các tiết thực hành đạt hiệu quả cao và gây hứng thú cho học sinh thì tất cả các máy trong phòng phải đảm bảo được hoạt động tốt. Thế nhưng trong quá trình sử dụng máy tính, chắc hẳn sẽ thường xuyên gặp phải những lỗi hệ thống từ nhỏ đến lớn. Trong đó, những sự cố bất thường như: treo máy, khởi động lại, thậm chí tắt luôn không khởi động được làm ảnh hưởng rất nhiều đến giờ dạy. Là một giáo viên Tin học, cũng cần phải nắm bắt một số những thủ thuật cơ bản nhất để xử lí kịp thời. Với những sự cố bất ngờ trên, việc xác định nguyên nhân của nó sẽ giúp ta tìm ra cách giải quyết, xử lý vấn đề dễ dàng hơn. Sau đây, tôi xin trình bày một số kinh nghiệm xử lý sự cố máy tính mà các đồng nghiệp cần phải biết để tiết kiệm thời gian bảo trì và hiệu quả thực hành cho học sinh: Máy bị tắt nguồn. bị treo: Việc đầu tiên là cần phải kiểm tra tất cả các cáp (cáp nguồn, cáp dữ liệu) để chắc chắn là mọi thứ đã được gắn chặt và đúng cách. Sau đó, các bạn Reset (khởi động) lại máy, hoặc tắt máy rồi bậtlại. Bị “sung” phần mềm, mất mạng Internet hay bị treo máy: Bạn cần kiểm tra lại những phần mềm hay phần cứng được cài đặt gần đây: Nếu sự cố xảy ra ngay sau vừa cài đặt một phần cứng hay chương trình phần mềm, bạn hãy gỡ bỏ chúng ra và khởi động trở lại. Nếu máy tính vẫn hoạt động bình thường thì đó chính là nguyên nhân. Còn việc cài đặt lại sẽ do nhân viên bảo trì tiếp tục làm sau đó. Hoặc bạn cần phải kiểm tra nhiệt độ thùng máy, quạt chip và các quạt tản nhiệt khác: Sự quá nhiệt là một nguyên nhân khác, thường xảy ra do sự hoạt động kém của các quạt giải nhiệt, các loại bụi bẩn bám trong thùng máy, chip máy tính. Nếu thấy bên trong thùng máy có nhiều bụi bẩn bám vào, bạn nên vệ sinh nhưng phải rất cẩn thận vì nó có nguồn điện thế cao, rất dễ gây nguy hiểm. Nếu quạt chíp không hoạt động, bạn có thể rút cáp và cắm lại, vệ sinh bụi bẩn hoặc tra dầu máykhâu 10 Cài đặt các phần mềm diệt virus miễn phí và đạt hiệu quả cao: Để chương trình này chạy tốt bạn phải luôn cập nhập phiên bản mới nhất. và phần mềm mà được xem là tốt nhất hiện nay AviraAntivirus Kiểm tra lại bộ nhớ Ram: Đây là nguyên nhân chủ yếu mà tôi thường gặp mỗi khi máy không khởi động được hoặc bị lỗi bất thường khi đang hoạt động. Nếu phát hiện ra bộ nhớ có vấn đề, hãy tháo các thanh Ram ra, lau sạch chân thanh Ram và gắn lại thật chặt, hoặc lần lượt gắn từng thanh Ram ở các vị trí khác nhau để kiểmtra. Đôi lúc máy chạy nhưng màn hình không lên hình. Hãy mượn màn hình đang sử dụng tốt khác đểthử Tóm lại:Là giáo viên Tin học, công việc chính là giảng dạy nhưng cũng cần thiết hơn khi là một nhà“chuyên gia máy tính” để khắc phục được những sự cố nhỏ một cách kịp thời nó sẽ đem lại hiệu quả lớn trong quá trình nâng cao chất lượng giờ thực hành, tiết kiệm thời gian bảo trì. Khi các em được thực hành đủ thời gian, các em sẽ tiếp thu bài tốt, hứng thú thực hành, yêu thích tìm kiến thức và không gây mất trật tự ảnh hưởng những người xungquanh. 3.1.4 Thay đổi, sắp xếp nội dung, phương pháp học tập cho từng phần học phù hợp, hiệu quả phù hợp với điều kiện dạy học của nhà trường và khả năng tiếp thu của học sinh Nội dung giảng dạy là chương trình SGK Luyện tập Tin học 3, 4, 5 nội dung rất phù hợp, lôi cuốn học sinh. Để thực hiện dạy đạt hiệu quả, ngoài việc thực hiện đúng theo chương trình của sách, tôi cũng đã mạnh dạn thay đổi, sắp xếp lại nội dung, phương pháp học tập sao cho phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh, giúp học sinh có thể chủ động, tích cực trong thực hành, chiếm lĩnh kiến thức và ứng dụng tốtCNTT. Với các bài “Làm quen với chuột máy tính”, “Làm quen với bàn phím máy tính” (lớp 3): Để giúp các em sử dụng thành thạo các thao tác với chuột máy tính và bàn phím ngay trong tiết học tôi lồng ghép, gây hứng thú cho học sinh chơi một số trò chơi như: Trò chơi Luyện chuột, trò chơi Stick, Blocks hoặc một vài trò chơi khác nhưng phải có tính giáo dục (thay vì đợi đến Phần trò chơi học sinh 11 mới được chơi). Đối với những học sinh còn hạn chế, giáo viên sẽ chú ý quan sát, hướng dẫn cụ thể cho các em, phân công bạn giúp đỡ khi thực hành. Với phương pháp này, học sinh nắm bắt rất nhanh, rất hứng thú và nhanh chóng sử dụng đượcchuột. Với học sinh lớp 5, giáo viên yêu cầu mỗi học sinh phải tạo được cho mình một thư mục riêng để học sinh sẽ lưu các tài liệu và kết quả làm việc (soạn thảo, vẽ, logo), tài liệu của các em sẽ được sắp xếp ngăn nắp, dễ tìm kiếm và lưu có hệ thống. Với phần mềm Teach Typing: Đây cũng là phần trọng tâm của chương trình lớp 3. Phần này đòi hỏi phải có sự tập luyện thường xuyên thì mới đạt hiệu quả cao được. Giáo viên cần giúp học sinh hiểu được lợi ích của việc gõ phím bằng 10 ngón để từ đó học sinh có ý thức hơn trong việc rèn luyện. Không cần nhiều, ở mỗi tiết thực hành, nếu còn thời gian hãy khuyến khích học sinh luyện gõ trong 10 phút thôi sẽ mang lại hiệu quả rấttốt.Cầnphảichútrọngvànghiêmtúcrèntừlớp3vềcáchđặttaylênbàn phím, cách gõ phím thì đến lớp 4 - 5 học sinh mới có thói quen gõ 10 ngón. Thường xuyên tổ chức thi gõ giữa các nhóm, các tổ để gây hứng thú khi các em thực hành gõ. Phân công thực hành nhóm để các em có thể giúp đỡ nhau trong khi thực hành. Trong nhóm phải sắp xếp nhiều đối tượng học sinh cùng ngồi với nhau. Phần em tập vẽ (Paint): Với phần học này, học sinh rất có hứng thú học tập. Vì vậy giáo viên sẽ chú trọng cho học sinh thực hành nhiều, giảm tiết lý thuyết hoặc có thể giảng lý thuyết ngay trong tiết thực hành. Chủ động phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo khi yêu cầu các em thực hành. Như vậy học sinh mới có thao tác thành thạo được. Ngoài việc dạy những yêu cầu cơ bản trong SGK. Nếu có điều kiện giáo viên có thể thiết kế các bài tập khác để phần học này thêm phongphú. Phần soạn thảo Word: Nội dung kiến thức chủ yếu là tạo cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất để soạn thảo và trình bày một văn bản. Ở phần này giáo viên cũng chú ý đến dạy thực hành hơn, dạy xong lý thuyết là cho học sinh thực hành ngay, học sinh có thể tùy ý lựa chọn văn bản mình thích để soạn thảo. 12 Nội dung văn bản có thể là một bài hát, một bài thơ, hay một đoạn truyện mà các em thích... Ở lớp 3 học sinh được làm quen với 2 cách gõ là kiểu VNI và kiểu Telex. Giáo viên cần cung cấp cả 2 cách gõ này và cho các em được quyền lựa chọn cách gõ phù hợp để việc soạn thảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần giới thiệu cho các em sử dụng phần mềm Unikey/Vietkey để thiết lập gõ Tiếng Việt. Ở lớp 4 và 5 học sinh đã được học cách trình bày văn bản (trình bày kiểu chữ đậm, chữ nghiêng, thay đổi cỡ chữ, Font chữ, căn lề). Giáo viên cần tạo điều kiện cho các em ứng dụng những kiến thức đã học vào trình bày những văn bản thông thường, chèn hình ảnh, tạo bảng. Đặc biệt, luôn nhắc nhở các em phải biết lưu kết quả làm việc vào thư mục riêng của mình. Căn cứ nhiệm vụ cụ thể của từng tháng, tôi đã mạnh dạn kết hợp tổ chức các hoạt động soạn thảo và vẽ tranh theo chủ điểm: Tháng 9: Tổ chức, hướng dẫn học sinh vẽ tranh cổ động ATGT; Tháng 10: Tổ chức sáng tạo Logo (bằng phần mềm Paint hoặc Word) ở khối 4 + khối 5 để chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam 20 - 10 và làm thơ (Word) khối 4 + khối 5 tặng mẹ và cô giáo ngày 20 - 10; Tháng 11: Tổ chức sáng tác thơ và vẽ tranh (các khối 3 + 4 + 5) chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11; Tháng 12: Chủ điểm “Ngày thành lập QĐNDVN”: Vẽ tranh cổ động về biển đảo, quê hương; Tháng 1 + 2: Hướng dẫnhọcsinhvẽtranhvàlàmthơcáckhốilớpvớichủđề“MừngĐảng-Mừng Xuân”; Tháng 3 + 4 + 5: Tổ chức vẽ tranh + làm thơ chúc mừng ngày 8 - 3, chào mừng ngày giải phóng Miền Nam 30 - 4, ngày quốc tế lao động 1 - 5, ngày thành lập Đội TNTP HCM 15 - 5, ngày sinh nhật Bác 19 - 5 Kết quả: Nhiều học sinh tham gia soạn thảo và vẽ tranh, có nhiều bài vẽ tranh đẹp và nhiều bài văn, bài thơ hay, ý nghĩa. Đây cũng là một kênh thông tin cho BGH tuyển chọn học sinh có khả năng tham gia thi Hội thi “Tin học trẻ không chuyên cấp huyện” và các cuộc thi liên quan khác. Thế giới Logo của em: Logo là một ngôn ngữ lập trình, có đầy đủ các đặc điểm của một ngôn ngữ máy tính, xuất phát từ ngôn ngữ LISP, ngôn ngữ của trí tuệ nhân tạo. Logo là ngôn ngữ để học. Để hỗ trợ thực hiện quá trình học và suy 13 nghĩ bằng cách khuyến khích học sinh tìm tòi khám phá. Logo có bảng kí tự, từ khóa riêng, cú pháp riêng và khá chặt chẽ. Ở lớp 5 học sinh mới được làm quen với phần mềm này và đây cũng là lần đầu tiên học sinh được làm quen với ngôn ngữ lập trình. Do vậy, khi thực hành những câu lệnh của Logo giáo viên cần lưu ý học sinh phải cẩn thận khi viết các câu lệnh, tránh để học sinh hiểu tùy tiện, áp dụng những ngôn ngữ thông thường dành cho câu lệnh. Để các em yêu thích học ngôn ngữ lập trình hơn, tôi đã mạnh dạn tìm tòi những bài tập ngoài chương trình SGK cho học sinh làm quen. Với những học sinh ở mức chưa hoàn thành thì bản thân phải hướng dẫn tư vấn cho các em cách để giải được các bài toán ở mức vừa phải nhằm tránh sự nhàm chán do một số em không biết giải rùi sẽ không hứng thú với lập trình. Từ đó giúp các em có thêm kiến thức thực hành về ngôn ngữ lập trình trong một số tiết ôn tập. Tóm lại, việc mạnh dạn đổi mới chương trình học cho học sinh đã giúp học sinh hứng thú hơn, biết tìm tòi, chia sẻ kiến thức, sử dụng tốt các phần mềm trong sách “Luyện tập tin học” cũng như thành thạo các phần mềm mới, biết sử dụng ngôn ngữ lập trình, vẽ tranh đẹp hơn, biết biên tập phim, soạn thảo và trình bày văn bản tốt hơn Tất cả đều xuất phát từ niềm đam mê học Tin học của các em học sinh. 3.1.5 Tích cực sử dụng hiệu quả ĐDDH, ứng dụng CNTT, ứng dụng bài giảng Eleaning vào trong giảngdạy Nhờ các giáo án điện tử mà giáo viên đã tạo ra một không khí khác hẳn so với giờ dạy truyền thống. Học sinh tập trung nghe giảng và tư duy nhiều hơn trong các giờ học. Tuy nhiên, tối thiểu người dạy phải có một kiến thức nhất định chẳng hạn như sử dụng được phần mềm trình diễn PowerPoint hoặc phần mềm Violet để trình bày bài giảng và cần phải có quan niệm các phương tiện kỹ thuật được đề cập trên là các phương tiện hỗ trợ cho việc giảng dạy chứ không thể thay thế vai trò chủ đạo của người thầy trong giờ lên lớp. Ngoài ra giáo viên cần làm cho bài dạy của mình ngoài việc sinh động còn phải phong phú. Hiện tại trên Internet có rất nhiều hình ảnh có thể phục vụ cho bài giảng. Chính vì vậy giáo viên cần phải biết cách truy cập vào Internet tìm kiếm những thông tin, hình ảnh, 14 video phù hợp với nội dung bài học, làm cho tiết dạy sinh động và phong phú hơn. Chẳng hạn khi dạy Tin học, bài giảng thường đi kèm với nhiều hình ảnh minh họa, những clip hướng dẫn thực hành để làm tăng thêm tính thuyết phục, tính hấp dẫn, trực quan đến học sinh, giúp các em tiếp thu bài nhanh hơn. Ngoài việc sử dụng giáo án điện tử bằng PowerPoint hay Violet, giáo viên có thể kết hợp sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin, đồ dùng dạy học khác như máy chiếu, máy soi, đồ dùng, tranh ảnh minh họa nhằm xây dựng tiết dạy trực quan, sinh động và hấp dẫn học sinh. Đặc biệt, những năm gần đây, Phòng GD&ĐT huyện rất chú trọng việc phát triển việc dạy học có sự tương tác trực tuyến với học sinh. Là giáo viên Tin học, cần sôi nổi tham gia và hỗ trợ đồng nghiệp tham gia thiết kế bài giảng trực tuyến E-learning các cấp. Thường xuyên soạn bài giảng Elearning cho học sinh có thể tự xem bài khi không có giáo viên. Việc phát triển bài giảng trực tuyến sẽ mang lại hiệu quả trong việc phát triển năng lực học sinh, khám phá tri thức và sử dụng thành thạo công nghệ thông tin, mạngInternet 3.1.6 Xây dựng CLB Tin học nhà trường, phát động, hướng dẫn, tuyển chọn học sinh tham gia Hội thi Tin học trẻ Bất cứ học sinh nào khi học môn Tin học đều sẽ được giáo viên tư vấn và khuyến khích tham gia Câu lạc bộ tin học của trường.Câu lạc bộ này sẽ được giáo viên Tin học kết hợp với Tổng phụ trách để thực hiện, có thời gian và địa điểm sinh hoạt cụ thể nhằm thúc đẩy sự đam mê khám phá của các em. Bên cạnh CLB Tin học thì hội thi “Tin học trẻ”, “Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng” đã trở thành sân chơi trí tuệ, sâu rộng, bổ ích thu hút đông đảo thanh thiếu nhi trong nhà trường tham gia. Đồng thời góp phần vào việc tuyên truyền, khuyến khích phong trào tìm hiểu, học tập và ứng dụng công nghệ thông tin trong thanh thiếu nhi, góp phần phát hiện, bồi dưỡng hàng trăm tài năng trẻ cho ngành công nghệ - thông tin, phục vụ cho việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hàng năm, học sinh nhà trường luôn có giải trong các cuộc thi Tin học trẻ không chuyên (Trong 3 năm qua: nhà trường có 1 giải Nhì, 4 giải Khuyến khích tại các cuộc thinày). 15 Để duy trì được đông đảo học sinh tham gia, giáo viên Tin học cần phối hợp với Giáo viên TPT Đội, GVCN đề xuất với BGH tạo điều kiện tổ chức các cuộc thi sáng tạo phần mềm cấp trường. Thông qua các buổi phát thanh măng non, trang website của nhà trường, qua các kênh mà GVCN phối, kết hợp với PHHS nhằm động viên, hướng dẫn học sinh tìm tòi kiến thức, sử dụng ngôn ngữ lập trình để sáng tạo ra các phần mềm tham gia dự thi bên cạnh đó là đề xuất với BGH, tổ chức khen thưởng, động viên kịp thời các cá nhân và nhóm có những sản phẩm xuất sắc. 3.1.7 Giáo viên luôn bồi dưỡng nâng cao kiến thức bản thân, trình độ chuyên môn, đáp ứng được những yêu cầu đổi mới, cập nhập thông tin một cách đầy đủ, chínhxác Trong bối cảnh toàn cầu hoá và nền kinh tế tri thức, sự tác động của công nghệ đã làm cho thế giới có nhiều biến đổi sâu sắc và thường xuyên. Cùng với mạng viễn thông toàn cầu cho phép trao đổi thông tin một cách nhanh chóng,việc tiếp cận của mỗi người với tri thức nhân loại rất tiện lợi. Để thích ứng với điều đó, giáo dục phải chuyển từ việc coi trọng truyền thụ tri thức sang việc giáo dục cho mọi người khả năng tự học, tự giải quyết vấn đề, hợp tác với nhau. Làm được điều đó, giáo viên nói chung và đặc biệt là giáo viên Tin học cần tích cực tìm tòi kiến thức, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học. Đó là sự khát khao học hỏi, luôn mong muốn làm giàu tri thức khoa học, tri thức đời sống cho bản thân, luôn là tấm gương, là “thần tượng” của học trò. Nghề dạy học muốn thành công phải nắm được tâm sinh lý đối tượng mình dạy, mình giáodục. Làm sao để trong mắt học sinh chúng ta là những nghệ sĩ hay và luôn hấp dẫn, lôi cuốn học sinh. Vẫn còn một số đông giáo viên mắc bệnh nghề nghiệp: Chạy theo lý thuyết kinh điển, bám vào tri thức có sẵn trong sách giáo khoa không gắn với thực tiễn đời sống, luôn cho mình là đúng, không coi trọng những đóng góp của đồng nghiệp, khó chịu với những thắc mắc của học sinh; Không chịu lắng nghe, luôn đổ lỗi cho học sinh, cho cha mẹ học sinh và nhà trường, đồng nghiệp, còn bản thân luôn cho mình là hoàn hảo. Là giáo viên Tin học, người nắm chắc sự tiến bộ kỷ nguyên số, thời đại bùng nổ CNTT, nên việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng 16 dạy, phương pháp giáo dục, sử dụng hiệu quả và sáng tạo CNTT, ĐDDH vào giảng dạy là yêu cầu hàng đầu. Muốn làm được như vậy, giáo viên Tin học cần luôn trau dồi kiến thức, tự học nâng cao trình độ, biết lắng nghe, học hỏi kinh nghiệm đồngnghiệp 3.1.8 Thực hiện tốt Văn bản 03/VBHN - BGDĐT về nhận xét, đánh giá học sinh Tiểuhọc Để làm được điều này, giáo viên cần quan tâm sát sao, động viên, hướng dẫn học sinh nhằm phát huy năng lực của học sinh, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng khi thực hành và giải quyết các khó khăn khi mắc phải Việc thực hiện tốt Văn bản 03/VBHN - BGDĐTsẽ giúp cả giáo viên và học sinh cùng điều chỉnh hoạt động, phương pháp dạy và học, đồng thời giúp cha mẹ học sinh nắm bắt rõ hơn mức độ đạt được của con mình và có biện pháp giúp đỡ để các em tiếp tục vươnlên. Cùng với đó, Văn bản hợp nhất 03/VBHN – BGDĐT cũng quy định việc đánh giá từng năng lực, từng phẩm chất học sinh theo ba mức: Tốt, Đạt và Cần cố gắng thay cho 2 mức quy định trong Thông tư 30 là Đạt và Chưa đạt. Việc lượng hóa thành 3 mức như vậy sẽ giúp giáo viên nói chung và giáo viên Tin học nói riêng, cán bộ quản lý, cha mẹ học sinh xác định được mức độhình thành, phát triển từng năng lực, từng phẩm chất sau một giai đoạn rèn luyện, phấn đấu của học sinh. Từ đó giáo viên Tin học, nhà trường, cha mẹ học sinh có những biện pháp kịp thời giúp đỡ học sinh phát huy những điểm tích cực, khắc phục những hạn chế để ngày một tiến bộ hơn, nắm chắc được kĩ năng, thực hành tốt. 3.1.9 Phốihợp với GVCN tuyên truyền, động viên phụ huynh học sinh chủ động quan tâm, theo dõi việc học tập Tin học của con em Phụ huynh học sinh sẽ l
Tài liệu đính kèm: