Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt các bài toán về hình thang

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt các bài toán về hình thang

3.2.2 Nội dung giải pháp:

Sau đây là một số giải pháp cụ thể:

1. Hướng dẫn học sinh nắm chắc các yếu tố của hình thang và mối quan hệ

của nó:

- Học sinh hình thành biểu tượng về hình thang qua vật thật hoặc ảnh thật,

hình vẽ

- Học sinh chỉ ra được cặp cạnh đối diện không song song với nhau gọi là hai

cạnh bên.

- Chỉ ra được cặp cạnh đối diện song song với nhau gọi là hai cạnh đáy của

hình thang.

- Chiều cao của hình thang là đoạn thẳng vuông góc với hai cạnh đáy. Hình

thang có một chiều cao nhưng có nhiều đường cao (các đường cao hạ từ đỉnh

xuống cạnh đáy đối diện đều bằng nhau)

- Yêu cầu học sinh thực hiện ở mục 1 là tự vẽ được hình thang, đặt tên hình

thang, đọc và ghi lại hai đáy hình thang, hai cạnh đối diện, đường cao

pdf 5 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 1000Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt các bài toán về hình thang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT HUYỆN KIÊN LƯƠNG 
TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN KIÊN LƯƠNG 1 
******* 
MÔ TẢ SÁNG KIẾN 
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 
HỌC TỐT CÁC BÀI TOÁN VỀ HÌNH THANG” 
 
 Người viết: Nguyễn Mỹ Lệ 
 Chức vụ: Giáo viên 
 Đơn vị; Trường Tiểu học Thị trấn Kiên Lương 1 
Năm học: 2016 – 2017 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
Kiên Lương ngày 3 tháng 5 năm 2017 
MÔ TẢ SÁNG KIẾN 
 Mã số: 
1. Tên sáng kiến: 
 Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt các bài toán về hình thang. 
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
Sáng kiến được nghiên cứu áp dụng cho học sinh lớp 5 trong việc nhận diện 
hình, tìm diện tích và sử dụng kiến thức cơ bản một cách linh hoạt ở từng bài 
toán. 
3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 
3.1 Tình trạng giải pháp đã biết: 
 Học sinh chưa tích cực, khả năng trình bày diễn đạt còn hạn chế. Việc vận 
dụng công thức tính về các yếu tố của hình thang không linh hoạt, các em không 
hiểu thực sự bản chất của các công thức tính và các yếu tố của hình thang. 
3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 
3.2.1 Mục đích của giải pháp: 
 Mục đích của việc nghiên cứu giải pháp là dẫn dắt học sinh nắm chắc các yếu 
tố cơ bản của hình thang tự tìm ra cách xây dựng công thức tính diện tích hình 
thang. Từ đó phát triển năng lực giải các bài toán về hình thang. 
 3.2.2 Nội dung giải pháp: 
 Sau đây là một số giải pháp cụ thể: 
 1. Hướng dẫn học sinh nắm chắc các yếu tố của hình thang và mối quan hệ 
của nó: 
 - Học sinh hình thành biểu tượng về hình thang qua vật thật hoặc ảnh thật, 
hình vẽ 
 - Học sinh chỉ ra được cặp cạnh đối diện không song song với nhau gọi là hai 
cạnh bên. 
 - Chỉ ra được cặp cạnh đối diện song song với nhau gọi là hai cạnh đáy của 
hình thang. 
 - Chiều cao của hình thang là đoạn thẳng vuông góc với hai cạnh đáy. Hình 
thang có một chiều cao nhưng có nhiều đường cao (các đường cao hạ từ đỉnh 
xuống cạnh đáy đối diện đều bằng nhau) 
 - Yêu cầu học sinh thực hiện ở mục 1 là tự vẽ được hình thang, đặt tên hình 
thang, đọc và ghi lại hai đáy hình thang, hai cạnh đối diện, đường cao. 
2. Hướng dẫn học sinh xây dựng công thức tính diện tích hình thang, chiều cao 
hình thang, tổng độ dài hai đáy. 
 - Phương pháp tốt nhất là hướng dẫn học sinh cắt ghép hình để xây dưng công 
thức tính diện tích hình thang qua bốn buốc sau: 
 + Bước 1: Chuẩn bị đồ dùng: hình thang làm bìa cứng, kéo, êke, thước, chì. 
 + Bước 2: Thực hành cắt ghép(HS tự làm),. 
Lấy trung điểm I của canh bên BC.Nối A với I 
 . Dùng kéo cắt theo đường AI 
 . Ghép cạnh BI trùng với cạnh IC. Ta được hình tam giác AQD 
 + Bước 3: Nhận xét (GV hướng dẫn HS quan sát và rút ra nhận xét) 
 . Diện tích hình thang ABCD bằng diện tích hính tam giác AQD. 
 . Cạnh đáy DQ của tam giác AQD bằng tổng độ dài hai cạnh đáy lớn và đáy bé 
của hình thang ABCD (DQ = DC + CQ) 
 A B 
I 
 Q 
 D H C 
 . Chiều cao AH của hình tam giác ADQ cũng là chiều cao của hình thang 
ABCD 
+ Bước 4: Xây dựng quy tắc, lập công thức tính diện tích hình thang( ví dụ cụ 
thể) 
 Ví dụ: Tính diện tích hình thang ABCD nếu đáy lớn = 5cm, đáy bé = 4cm, 
chiều cao AH = 3cm. 
 Diện tích hình tam giác ADQ là: (DQ x AH): 2 = 9 x 3 : 2 = 13,5 (cm2) 
 Mà DQ = (DC + CQ) 
 Nên: (DQ x AH) :2 = (DC + CQ ) x AH : 2 = (5 + 4) x 3 : 2 = 13,5(cm2) 
 Vậy diện tích của hình thang: :(5 + 4) x 3 : 2 = 13,5 (cm2) 
 Qua dó học sinh rút ra qui tắc tính diện tích hính thang như sau: Muốn tính 
diện tích hình thang ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao(cùng đơn vị 
đo ) rồi chia cho 2 
 Từ đó xây dựng công thức tính diện tích hình thang 
 Nếu gọi : S là diện tích, a là đáy lớn, b là đáy bé, h là chiều cao. 
Ta có công thức: S = (a + b ) x h : 2 (a, b, h cùng đơn vị đo) 
3. Rèn kĩ năng giải toán về tính diện tích hình thang qua 4 bước: 
 Bài toán: Một thửa ruộng hình thang có độ dài 2 đáy lần lượt là 22,5 m, và 
21,5 m, chiều cao bằng trung bình cộng của 2 đáy.Trung bình cứ 100m2 thu 
hoạch 69 kg thóc. Tính số thóc thu hoạch trên thửa ruộng. 
 + Bước 1: Tìm hiểu bài toán: Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? ( đáy lbé = 22,5cm, 
đáy lớn =21,5cm,chiều cao bắng TB cộng 2 đáy, 100m2 : 69kg và bài toán hỏi: 
thửa ruộng thu bao nhiêu kg thóc?) 
 + Bước 2: Lập kế hoạch giải 
Muốn tính số thóc thu hoạch trên thửa ruộng ta cần phải biết gì? (Diện tích thửa 
ruộng) 
Muốn tính diện tích của thửa ruộng ta phải biết gì? (đáy bé, đáy lớn, chiều cao) 
Theo bài ra ta phải tìm yếu tố nào? ( chiều cao) 
Học sinh nêu cách tìm chiều cao? Diện tích? Số thóc thu hoạch trên thửa ruộng? 
 + Bước 3: Thực hành kế hoạch giải; 
Chiều cao của thủa ruộng là (22,5 + 25,5) : 2 = 24 (m) 
Diện tích thửa ruộng: (22,5 + 25,5) x 24 = 576 (m2) 
Số thóc thu trên thửa ruộng: 69 x (576 : 100) = 397,44 (kg) 
 + Bước 4; Kiểm tra đánh giá 
Diện tích thứ ruộng: 397,44: 69 x 100 = 576(m2) 
Tộng dộ dài 2 đáy: 576 x 2 ; 24 = 48 (m) 
Chiều cao: 48 : 2 = 24(m) 
Đánh giá bài làm đúng 
*Tóm lại: Các bước giải bài toán 
Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán, xác định yêu cầu của đề bài. 
Bước 2: Lập kế hoạch giải 
Dựa công thức, tính chất về diện tích hình thang để lập kế hoạch giải(có thể sử 
dụng đường lối phân tích xuất phát từ câu hỏi, yêu cầu của bài toán để tìm kết 
quả bài cần biết những yếu tố nào, điều gì đã biết. Dựa vào cái đã biết để tìm cá 
chưa biết) 
Bước 3: Thục hiện kế hoạch giải 
Bước 4: Kiểm tra, đành giá kết quả( phát hiện, tìm ra những sai sót trong quá 
trình tính toán) 
3.3 Khả năng áp dụng của giải pháp: 
Qua giảng dạy thực tế trên lớp việc việc áp dụng các biện pháp nêu trên, tôi 
nhận thấy rằng với sáng kiến này, tôi có thể áp dụng cho toàn bộ học sinh khối 5 
học đại trà và bồi dưỡng nâng cao cho học sinh giỏi môn toán. 
3.4 Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải 
pháp: 
 Qua quá trình theo dõi, rèn luyện cho học sinh, tôi thấy các em có nhiều tiến 
bộ, hiểu bài và hoàn thành các bài tập trong sách,.Tiết học có phần hứng thú học 
hơn, nhẹ nhàng hơn. Kết quả đạt được như sau: 
Lớp 5/3 
TSHS 
Nhận xét 
Hoàn thành 
tốt 
Hoàn thành Chưa hoàn 
thành 
Chưa thực hiện 
giải pháp 
37 
8 22 7 
Đã thực hiện giải 
pháp 
 14 23 
Từ thực tế giảng dạy tôi nhận thấy: kĩ năng phân tích đề và phương pháp làm bài 
của học sinh mảng kiến thức hình học nói chung, hình thang nói riêng của học 
sinh có nhiều tiến bộ, học sinh làm bài chắc hơn, học sinh được củng cố rèn 
luyện kiến thức một cách logic, nâng dần từ dễ đến khó, phát huy được năng lực 
cho học sinh khá, giỏi. 
 Người viết 
 Nguyển Mỹ Lệ 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_h.pdf