Biện pháp 2: Cung cấp vốn từ, làm giàu vốn từ cho học sinh
- Học sinh hiểu thêm một từ mới là hiểu thêm một khái niệm mới. Mà
ngôn ngữ gắn chặt với tư duy. Ngôn ngữ phát triển thì tư duy cũng phát triển theo.
- Làm giàu vốn từ cho học sinh nhất là những từ tượng hình, tượng thanh, từ gợi tả màu sắc, . sẽ giúp các em viết tốt thể loại văn miêu tả.
- Có nhiều đề tài nhỏ để gợi cho học sinh tìm từ.
Ở lớp 4, khi học thể loại văn tả Cây cối, giáo viên có thể cho học sinh tìm các từ để miêu tả như: Tìm từ ghép hoặc từ láy để miêu tả màu sắc của cây, hoa ? Hay khi học thể loại văn tả con vật, giáo viên có thể cho học sinh tìm các từ để miêu tả như: Tìm từ ghép hoặc từ láy để miêu tả màu lông, hính dáng của con vật?. qua các trò chơi.
Ví dụ: Tôi cho học sinh thi đua tìm các từ láy có âm đầu theo thứ tự Alpha:
* Giáo viên có thể chia học sinh làm hai nhóm ( hoặc nhiều hơn) cùng tìm từ trong một thời gian được quy định cụ thể ( bấm đồng hồ ).
* Lần lượt từng học sinh lên bảng ghi từ theo bảng chữ cái đã ghi sẵn.
* Học sinh 1 ghi xong, chuyền phấn cho Học sinh 2, cứ thế cho đến em
iết văn ở lớp 4C trường Tiểu học Vó Thị Sáu, thị xã Buôn Hồ, Đăk Lăk, năm học 2018-2019 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Học sinh lớp lớp 4C trường Tiểu học Võ Thị Sáu, thị xã Buôn Hồ, Đăk Lăk, năm học 2018-2019. IV. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU Do kiều kiện và khả năng có hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu phần dạy bài văn miêu tả ở lớp 4C Trường Tiểu học Võ Thị Sáu thị xã Buôn Hồ, Đăk Lăk năm học 2018-2019 1. Về không gian: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt văn miêu tả ở lớp 4C trường Tiểu học Võ Thị Sáu. 2. Về thời gian: Đề tài này được áp dụng trong suốt quá trình cả năm học qua từng giai đoạn cụ thể: Giai đoạn I: Từ đầu năm –hết tháng thứ nhất : Chọn đăng ký đề tài, sưu tầm tài liệu, điều tra thực tế lớp 4C, tổ khối lớp 4. Giai đoạn II: Tháng 2 – Giữa kì I: Lập đề cương, đưa ra giải pháp vận dụng vào thực tế, chỉnh sửa bản nháp. Giai đoạn III: Giữa kì I – Hết tháng 2: Thống kê, so sánh, đối chiếu kết quả, hoàn chỉnh đề tài. Giai đoạn IV: Tháng 3 - Cuối học kì I: Tiếp tục vận dụng đề tài. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu tài liệu về phương pháp dạy và học Tập làm văn. - Phương pháp điều tra và xử lý số liệu: Điều tra và thu thập số liệu, thống kê, so sánh, tổng hợp, đối chiếu kết quả. - Phương pháp trò chuyện: Trò chuyện với phụ huynh học sinh, học sinh, đồng nghiệp. - Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thu thập các số liệu trong những điều kiện tạo ra một cách đặc biệt, đảm bảo cho sự thể hiện tích cực các nội dung cần nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Phân tích các sản phẩm học tập của học sinh. B. PHẦN NỘI DUNG: I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Trong bậc học tiểu học, bốn kĩ năng quan trọng mà bộ môn Tiếng Việt, môn học cơ bản nhất của bậc học cần đạt là: nghe, đọc, nói, viết.Trong đó kĩ năng viết là rất quan trọng và khó rèn nhất. Để rèn kĩ năng viết cho học sinh, người dạy phải dạy tốt các phân môn như chính tả, luyện từ và câu, tập viết và tập làm văn. Để viết đẹp và viết đúng, người thầy phải chú trọng rèn kĩ năng cho học sinh khi dạy tập viết và chính tả. Còn muốn dạy cho học sinh viết đúng và hay thì chúng ta phải đặc biệt chú ý dạy tốt hai phân môn là luyện từ và câu và tập làm văn. Trong hai phân môn này, nhiều giáo viên cho rằng tập làm văn là môn khó dạy, khó rèn nhất vì đòi hỏi học sinh phải có năng khiếu mới viết văn hay được. Nội dung bồi dưỡng làm văn nhằm trau dồi vốn sống, vốn văn chương, nâng cao năng lực cảm nhận và diễn tả ở học sinh. Học sinh luyện viết văn theo theo kiểu bài đã học. Các kiểu bài văn cơ bản ở lớp 4 là kể chuyện, viết thư miêu tả, trong đó phần văn miêu tả chiếm. Số học sinh đạt điểm giỏi bài văn viết khá ít, chỉ chiếm khoảng 10 %, có khi còn thấp hơn. Vì vây, trong dạy học chúng ta cần tìm ra những điểm còn thiếu sót của các em và tìm ra những biện pháp để nâng cao chất lượng học văn miêu tả cho học sinh. II. THỰC TRẠNG: 1. Về phía giáo viên: * Ưu điểm: Đã nhiều năm dạy lớp 4 bản thân tôi và nhiều giáo viên trong trường đã đầu tư nhiều thời gian, công sức cho việc nghiên cứu chuyên đề chuyên sâu về dạy tập làm văn dạng bài Tả cây cối cho học sinh lớp 4 và cũng đã đạt được những kết quả nhất định. * Tồn tại: Tuy nhiên trong giảng dạy vẫn còn chưa thật sự đầu tư nhiều thời gian cho từng giờ dạy và chưa áp dụng những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn Tập làm văn. Cụ Thể: Khi dạy tập làm văn cho học sinh chưa cung cấp vốn từ ngữ cần thiết để học sinh có vốn từ sử dụng trong khi làm bài.Việc giúp học sinh sử dụng các biện pháp tu từ như : so sánh, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ vào làm văn cũng chưa được chú trọng.Giáo viên chưa thực sự đầu tư, đổi mới phương pháp dạy chỉ chú ý dạy đủ bước, dạy đều đều cho đến hết bài, chưa biết cách sửa lỗi cho học sinh, chưa sử dụng linh hoạt các hình thức dạy học ... Việc vận dụng nguyên tắc dạy học “Học mà chơi, chơi mà học” còn chưa hiệu quả. Giáo viên chưa hệ thống được lỗi sai của học sinh để tìm biện pháp sửa lỗi cho các em. Việc sửa lỗi cho học sinh chưa kiên trì, xuyên suốt tiết dạy Tập làm văn. Các nguyên nhân trên dẫn đến việc học môn Tập làm văn của học sinh chưa được cao. Vì vậy việc tìm ra một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp 4 tôi thấy là thiết thực. 2. Về phía học sinh: * Ưu điểm: Học sinh có ý thức tự giác và tích cực học tập. Biết tuân thủ kế hoạch học tập do bản than và cô giáo đề ra. Biết lắng nghe và nhận xét, đánh giá của cô giáo cũng như của bạn về những sai sót của mình. * Thiếu sót: Khi khảo sát đầu năm tôi nhận thấy học sinh thường thiếu sót những vấn đề sau: - Viết sai đề, lạc đề, viết thiếu bố cục bài văn do không đọc kĩ đề Ví du: Đề ra: Em hãy tả một cây ăn quả mà em thích. Học sinh không đọc kĩ đề có thể tả cây bưởi vì cây bưởi cũng có hoa (xa đề) - Viết thiếu bố cục bài văn do chưa nắm chắc dàn ý dạng bài Ví dụ: Khi tả học sinh chỉ tả hoa, quả nhưng không tả hương vị của quả hay không nêu được ích lợi của cây (thiếu ý) - Tả không theo trình tự hợp lí. Ví dụ: Các em tả hoa, quả rồi quay lại tả thân, lá.... - Học sinh thiếu vốn từ ngữ, viết câu chưa đúng, đặt câu ngắn, dùng từ chưa phù hợp thậm chí còn sai về ngữ nghĩa, nội dung - Chưa biết sử dụng các biện pháp tu từ như : so sánh, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ vào làm văn - Chưa có ý thức tự học, chưa biết cách tự học. III. GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP 1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp: Hết bậc tiểu học, học sinh phải viết được các bài văn miêu tả để làm nền tảng vững chắc để học tiếp lên bậc Trung học và ứng dụng vào thực tế cuộc sống. Hiểu rõ tầm quan trọng đó, tôi luôn nổ lực giảng dạy với mong muốn các em viết thành thạo các bài văn miêu tả, giúp các em có niềm tin khi học môn Tập làm văn. Đưa những biện pháp mà trong những năm qua tôi đã tìm tòi, sử dụng để rèn cho các em về kiến thức và kĩ năng của môn Tập làm văn, để khắc phục nguyên nhân dẫn đến việc các em chưa đạt kết quả như mong muốn. Sau đây là nội dung và cách thức thực hiện để khắc phục. 2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp và biện pháp: - Nội dung: Nghiên cứu các lỗi thường gặp của học sinh khi làm văn miêu tả và tìm tòi biện pháp phù hợp với học sinh để nâng cao chất lượng môn học. - Cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp: Xác định rõ nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng trên tôi đã tiến hành một số biện pháp sau: 2.1. Biện pháp 1: Khảo sát phân loại tình hình học sinh để phát hiện học sinh khó khăn khi học văn và học sinh có năng khiếu. a. Cách phát hiện học sinh khó khăn khi học văn: Ra một số đề bài cho họ sinh làm. Ví dụ: Cho các đề sau: - Em hãy đặt câu tả lá bàng về mùa đông. - Viết một câu tả một con vật nuôi trong nhà. - Viết một đoạn văn tả hoạt động của một con vật quen thuộc trong nhà. Cho học sinh làm với nhiều đối tượng và làm nhiều lần. Qua bài làm của học sinh tôi thống kê được kết quả như sau: Viết đúng, có hình ảnh Viết đúng Viết xa đề, lạc đề Viết sai / không viết được câu, đoạn Câu văn 3/14 21,43% 6/14 42,86% 4/14 28,6% 1/14 7,14% Đoạn văn 2/14 14,3% 5/14 35,71% 5/14 35,71% 2/14 14,3% Sau khi có kết quả tôi tiến hành lập kế hoạch để rèn viết câu, đoạn văn cho học sinh qua các buổi học chính khoá cũng như tăng buổi. b. Phát hiện học sinh có năng khiếu Có nhiều năng khiếu của học sinh được phát triển từ khi còn rất bé, nhất là ở bậc Tiểu học. Có nhiều em bộc lộ khả năng về Hát – Nhạc, Mỹ thuật, Vẽ, Ngoại ngữ, Toán, Văn,... nhưng những năng khiếu đó nếu không được chăm sóc, bồi dưỡng thì năng khiếu có thể bị biến mất đi. Học sinh có năng khiếu văn nếu được vun xới, bồi dưỡng tốt thì rất dễ dàng trở thành học sinh giỏi Văn. Để phá hiện học sinh có năng khiếu văn tôi ra một số câu hỏi bài tập cho cả lớp làm rồi tổng hợp đánh giá. Những trẻ em phát triển tốt về ngôn ngữ có những biểu hiện như: - Dùng nhiều từ ngữ chính xác, nói năng, diễn đạt câu cú rõ ràng, mạch lạc. (2 em) - Thích nghe kể chuyện, có thể nhớ và kể tóm tắt nội dung câu chuyện một cách mạch lạc, kể có đầu, có đuôi, thích nghe đọc thơ và thuộc nhiều bài thơ hơn những trẻ khác cùng lứa tuổi. (2em) - Có những xúc cảm, tình cảm nhạy bén trước những hiện tượng, sự việc xảy ra xung quanh, các em còn có khả năng quan sát tinh tế, giàu trí tưởng tượng, vốn từ đa dạng và phong phú.(1 em) 2.2 . Biện pháp 2: Cung cấp vốn từ, làm giàu vốn từ cho học sinh - Học sinh hiểu thêm một từ mới là hiểu thêm một khái niệm mới. Mà ngôn ngữ gắn chặt với tư duy. Ngôn ngữ phát triển thì tư duy cũng phát triển theo. - Làm giàu vốn từ cho học sinh nhất là những từ tượng hình, tượng thanh, từ gợi tả màu sắc, ... sẽ giúp các em viết tốt thể loại văn miêu tả. - Có nhiều đề tài nhỏ để gợi cho học sinh tìm từ. Ở lớp 4, khi học thể loại văn tả Cây cối, giáo viên có thể cho học sinh tìm các từ để miêu tả như: Tìm từ ghép hoặc từ láy để miêu tả màu sắc của cây, hoa ? Hay khi học thể loại văn tả con vật, giáo viên có thể cho học sinh tìm các từ để miêu tả như: Tìm từ ghép hoặc từ láy để miêu tả màu lông, hính dáng của con vật?... qua các trò chơi. Ví dụ: Tôi cho học sinh thi đua tìm các từ láy có âm đầu theo thứ tự Alpha: * Giáo viên có thể chia học sinh làm hai nhóm ( hoặc nhiều hơn) cùng tìm từ trong một thời gian được quy định cụ thể ( bấm đồng hồ ). * Lần lượt từng học sinh lên bảng ghi từ theo bảng chữ cái đã ghi sẵn. * Học sinh 1 ghi xong, chuyền phấn cho Học sinh 2, cứ thế cho đến em cuối cùng,... Nhóm nào tìm được nhiều từ thì nhóm đó thắng: b bồng bềnh bập bênh c cứng cáp sần sùi d dịu dàng dễ dàng đ đều đặn đong đưa g gọn gàng gặp gỡ h hiu hắt hả hê k kĩu kịt kẽo kẹt l lung linh lấp lánh m mênh mông mượt mà n nõn nà no nê r ríu rít róc rách s sạch sẽ suôn sẻ t tỉ tê tí tách v véo von vi vu x xanh xanh Xum xuê - Lúc đầu cho các em tìm tự do về sau cho các em tìm theo chủ đề. VD: Tìm các từ láy hoặc từ tượng hình tả cây cối: từ tả con vậ , từ đồ vật Đối tượng Từ ngữ miêu tả Chỉ màu sắc xanh xanh, xanh mát, xum xuê, tim tím đỏ tươi, vàng tươi, đỏ thắm.... Chỉ hương hoa thơm ngát, thơm thoang thoảng, ngào ngạt, thơm nức, thơm nồng nàn vv... Chỉ mùi vị của quả ngọt lim, ngọt mát, ngòn ngọt, ngọt dịu..... VD: Tìm các từ láy hoặc từ tượng hình tả con vật. Đối tượng Từ ngữ miêu tả Từ tả màu lông Màu xam xám, trắng muốt, đen tuyền, đỏ tía, trắng như bông,... Tả hình dáng mập mạp, chắc nịch, cục mịch, to khoẻ, lực lưỡng, cường tráng, mảnh mai... Tả hoạt động, thói quen -Con mèo:Rình chuột, đuổi bướm, nằm trong đống tro bếp, sưởi nắng,... - Con chó: đào bới, sủa, bắt chuột, bắt gà, đuổi mèo, canh gác, ... - Các con vật khác tương tự Sau mỗi lần tìm từ thì cho các em thi đặt câu với các từ vừa tìm được. Sau khi thực hiện các trò chỏi trên các em đặt câu văn dùng từ chính xác và có hình ảnh. 2.3. Biện pháp 3: Luyện viết câu văn - Luyện cho học sinh viết đúng câu ngữ pháp: Học sinh chỉ cần viết câu văn có đầy đủ bộ phận chủ ngữ và vị ngữ, diễn đạt câu văn sáng sủa, ngắn gọn.Biết dùng dấu câu, ngắt câu đúng chỗ, ý tưởng muốn diễn đạt sẽ rõ ràng hơn, người đọc sẽ hiểu được ý tưởng của mình. Tôi cho học sinh so sánh cách diễn đạt các câu dưới đây: Cách 1: - Những chiếc xe đạp cọc cạch chạy. - Mấy con bò đang gặm cỏ. - Cây bàng rụng lá.. Cách 2: - Trên con đường đất đỏ, những chiếc xe đạp nối đuôi nhau chạy bon bon. - Xa xa, trên thảm cỏ non mượt, mấy con bò đang nhởn nhơ gặm cỏ . - Mùa đông, lá bàng dổi màu đỏ đồng , rụng lả lả xuống sân trường. Học sinh sẽ nhận xét thật dễ dàng: Những câu văn có sử dụng bộ phận trạng ngữ, dùng dấu câu thích hợp, sử dụng từ gợi tả thi câu văn trở nên sinh động hơn rất nhiều. Vậy thì việc giáo viên luyện tập cho học sinh biết cách mở rộng câu là rất cần thiết để giúp các em viết tốt, diễn đạt tốt một câu văn. 2.4. Biện pháp 4: Rèn kĩ năng xác định đề, diễn đạt ý, viết đoạn văn Ví dụ 1:Xác định mỗi đoạn văn dưới đây là đoạn mở bài hay kết bài? Tự đặt đề bài cho mỗi đoạn văn đó. Đoạn 1: “Năm nay em đã lên lớp Bốn. Do em phải học bài và làm nhiều bài tập về nhà, bố mẹ đã sắp xếp cho em một góc học tập ngăn nắp, thoáng mát. Đặc biệt hơn cả là cái bàn học xinh xắn đặt kề cửa sổ nhìn ra vườn cây xanh rợp bóng.” Đoạn 2: “Mùa đông áo đỏ Mùa hạ áo xanh Cây bàng khi mở hội Là chim đến vây quanh ...’’ Lời hát ấy - bao giờ cũng ngân vang trong lòng tôi - mỗi lúc nhìn lên cây bàng quen thuộc, thân thương.” Đoạn 3: “Ban công nhà em có nhiều cây cảnh đẹp, được trồng trong những chiếc chậu bằng sứ xinh xắn, nào là cây lộc vừng, hoa chiếu thủy, cây xương rồng, địa lan... nhưng em thích nhất là cây khế ngọt.” Đoạn 4: “Cám ơn thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta một loài hoa đẹp kiêu sa như hồng nhung. Em yêu hoa hồng nhung không chỉ vì nó đẹp mà nó còn là sứ giả của tình yêu, một sự son sắt vững bền” Sau khi xác định đoạn văn, học sinh tập viết đoạn mở bài (gián tiếp, trực tiếp), kết bài (mở rộng, không mở rộng) theo mẫu, theo chủ đề. Ví dụ 2: * Hãy viết một đoạn văn theo câu mở đoạn: Cây mai nhà em rất đẹp. Những nụ hoa no tròn ẩn bên trong chiếc đài màu ngọc bích. Từng chùm, từng chùm với hàng loạt cánh hoa bung ra nở rộ toàn thân cây một màu vàng rực rỡ. Hoa mai xoè ra năm cánh mịn như lụa. Dưới nắng xuân ấm áp, cánh mai mỏng manh như bướm đang nghiêng mình khoe sắc. Thỉnh thoảng một vài làn gió nhẹ thổi qua, những cánh mai nhè nhẹ rơi phủ vàng một vùng quanh gốc. * Hãy viết một đoạn văn theo câu mở đoạn: Chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp. “Chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp. Cái mào dày và đỏ chót như bông hoa dâm bụt lúc nào cũng nghênh nghênh ra vẻ kiêu hãnh lắm. Cái mỏ vàng ươm và hơi khoằm. Bộ áo lông của chú rực rỡ đủ màu sắc: lông cổ màu đỏ lửa pha xanh biêng biếc, lông thân màu nâu mượt, lông cánh và đuôi màu đen óng ánh. Cặp giò chắc nịch cùng cái cựa dài, sắc chính là vũ khí lợi hại của chú.” 2.5. Biện pháp 5: Hướng dẫn học sinh cách cảm nhận cái hay, cái đẹp trong một đoạn văn - Học sinh dễ cảm nhận, rung cảm trước cái hay, cái đẹp trong văn học. Qua đó, giúp học sinh cảm thụ văn học, giúp em có những cảm xúc thẩm mĩ xoay quanh cái đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trong xã hội. - Muốn học sinh cảm thụ được tác phẩm, phải có những đề tài hay. Ví du 1: Đoạn văn trong bài “Tả con búp bê” Con búp bê được làm bằng nhựa, màu phấn hồng rất đẹp và nhẹ. Nó to bằng em bé mới sinh. Khuôn mặt búp bê tròn, má trắng hồng, mịn màng. Đôi mắt đen long lanh, sáng lên trên khuôn mặt rạng rỡ, tươi tắn. Búp bê có mái tóc đen nhánh, được tết thành hai dải. Mỗi dải có thắt một chiếc nơ màu đỏ thật xinh xắn. Hai tay búp bê bụ bẫm chìa ra phía trước như đang đòi được bế. Hai chân tròn trĩnh. Bàn chân đi tất trắng hồng trong chiếc giày màu xanh da trời thật đẹp. Búp bê duyên dáng trong bộ áo váy trắng muốt xen lẫn sợi kim tuyến óng ánh. - Cách thực hiện: + Học sinh suy nghĩ, tự đặt và ghi các câu hỏi khác nhau, xoay quanh nội dung đoạn văn trên. Kết quả học sinh tự đặt ra được các câu hỏi khác nhau rất phong phú: - Đoạn văn miêu tả gì? - Tìm những từ láy được sử dụng trong đoạn văn? - Tìm những hình ảnh so sánh? - Đọc xong đoạn này, bạn có cảm xúc gì? Ví dụ 2: Đoạn văn tả Cái trống Anh chàng trống này thân tròn như cái chum, lúc nào cũng trên một cái giá giỗ kê ở trước phòng bảo vệ. Mình anh ta được ghép bằng những mảnh gỗ đều chằn chặn, nở ở giữa, khum nhỏ lại ở hai đầu. Quanh lưng anh quấn hai vành đai to bằng con rắn cạp nong, nom rất hùng dũng. Sáng sáng khi nghe thấy tiếng anh ồm ồm giục giã “ Tùng! Tùng! Tùng!” là chúng tôi xếp hàng vào lớp. Vào những lúc tập thể dục, anh trống lại “ cầm càng” cho chúng tôi theo nhịp “ Cắc, tùng! Cắc, tùng!” đều đặn. Khi anh ta “ xả hơi ” một hồi dài là lúc chúng tôi cũng được “ xả hơi ” sau buổi học. - Cách thực hiện: + Giáo viên chia lớp thành nhóm 4, yêu cầu từng nhóm suy nghĩ câu hỏi, đặt vấn đề để chỉ định một trong những nhóm bạn trả lời câu hỏi đã đặt ra. + Sau khi trả lời, bổ sung ý kiến, được quyền đặt câu hỏi phỏng vấn nhóm tiếp theo: - Tìm từ láy có trong đoạn văn ? - Tìm những hình ảnh nhân hoá ? - Giải thích nghĩa của từ “ cầm càng; xả hơi”? Ví dụ 3: - Học sinh có thể tự tìm một đoạn văn, đoạn thơ mà mình thích để trình bày cho cả lớp cùng trao đổi để cảm thụ văn: “Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ Đã nuôi em khôn lớn từng ngày Tay bồng bế sớm khuya vất vả Mắt nhắm rồi lại mở ra ngay” Đoạn thơ trên tác giả Vũ Quần Phương muốn nói gì với các em ? 2.6. Biện pháp 6: Hướng dẫn học sinh sưu tầm, tích luỹ các hình ảnh văn học - Qua các bài tập đọc, bài thơ, bài đọc thêm,... tôi giúp học sinh cách phát hiện và ghi lại một ý hay, những câu văn hay vào “sổ tay văn học”. Bởi vì sưu tầm, tích luỹ, ghi chép từng câu văn hay, những câu thơ giàu cảm xúc, những câu ca, lời hát,... lâu dần sẽ thấm hình ảnh văn học được tích luỹ giống của các em càng nhiều, càng hay. + Có học sinh đã ghi được những câu danh ngôn như: “ Trên bước đường thành công không có dấu chân của người lười biếng” + Có em đã ghi được những đoạn văn gợi cảm như: “Những nụ hoa như những bàn tay nhỏ xíu vẫy vẫy trong nắng sớm. Hồng cần mẫn chắt chiu từng giọt nắng của ba mùa xuân, hạ, thu để sang đông đâm bông hồng đỏ thắm. Đầu tiên là một nụ hoa, sau đó như gọi nhau, từng tầng lớp hoa đồng loạt bung ra khoe sắc đỏ thắm dịu dàng. Một bông hồng nhung nở ra có vài tầng lớp hoa, kêt tròn khum khum lại như e ấp, thẹn thùng.” ( Đoạn văn tả Cây hoa hồng ). - Tất cả những lời lẽ ấy sao hồn nhiên ngây thơ đến vậy ? Các em thường xuyên sưu tầm, tích luỹ những hình ảnh văn học thì sổ tay văn học các em càng phong phú thì các em càng mau tiến bộ, càng có kĩ năng viết tốt. IV. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp. - Giáo viên phải kết hợp chặt chẽ giữa kiến thức cần truyền đạt với vốn hiểu biết thực tế của học sinh. - Lồng ghép giữa hình thức học tập và vui chơi một cách khoa học hợp lí làm cho người học nắm được kiến thức cần đạt một cách tự nhiên, thoải mái. - Phát huy tính tự giác, sáng tạo, kết hợp với sự động viên khích lệ kịp thời của giáo viên. V. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. - Cải cách phương pháp dạy và học môn Tập làm văn, tôi đã vận dụng các biện pháp dạy học theo hướng tích cực như trên. Qua đó, học sinh của tôi đã tự giác thực hiện tốt các hoạt động học tập như sau: + Học sinh tự thuyết trình bài viết của mình dưới sự tổ chức của giáo viên. + Học sinh tự “chấm chéo bài” của nhau. + Học sinh tự tìm những câu văn diễn đạt hay ngay trong bài làm của mình và trong bài làm của bạn. + Tự rút kinh nghiệm, tự sữa chữa câu văn cho hoàn chỉnh. Sau khi học xong phần Tả cây cối, học sinh làm bài kiểm tra giữa kì 2. Các em đã có tiến bộ vượt bậc Sau đây là một số đoạn, bài mà học sinh làm trong bài kiểm tra giữa kì 2: Mở bài tả cây bàng: Tả lá bàng mùa đông: Tả cây phượng: Kết bài tả cây đa: Trong quá trình thực hiện đã có sự chuyển biến rõ rệt chất lượng học tập của các em được nâng lên. Tỉ lệ học sinh hoàn thành được nâng lên.Tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành được giảm xuống, thể hiện qua các bài khảo sát như sau: Thời gian TSHS Hoàn thành Chưa hoàn thành Tổng số Tỉ lệ Tổng số Tỉ lệ Giữa kì I 14 10/14 71,4% 4/14 28,6% Cuối kì I 14 11/14 78.57 % 3/14 21,43% Giữa kì II 14 14/14 100 % 0 0,0 % Với những biện pháp và kết quả nêu trên, tôi thật sự vui mừng vì sự đầu tư của mình đã đạt được kết quả tốt. Tất cả học sinh trong lớp đã có kĩ viết văn tương đối tốt. Các em đã biết xác định đề chính xác, biết diễn đạt câu đúng ngữ pháp. Diễn đạt ý chuẩn và đúng yêu cầu của đề bài; viết được bài văn có hình ảnh. Các em đã Có khả năng phát hiện và sửa chữa sai lầm mà bạn gặp phải và biết sửa lỗi trong bài làm của mình. Các em đã tích cực chuẩn bị bài ở nhà, ham thích học văn hơn. PHẦN III: KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy- học kĩ năng viết văn cho học sinh tiểu học, bản thân tôi luôn nổ lực phấn đấu giảng dạy, từng bước giúp học sinh trong lớp có kiến thức vững chắc hơn về môn Tập làm văn. Chính vì vậy
Tài liệu đính kèm: