Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 viết bài tập làm văn đạt kết quả tốt

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 viết bài tập làm văn đạt kết quả tốt

Như chúng ta đã biết hiện nay dạy học theo phương pháp đổi mới là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. Khi dạy học sinh viết văn kể chuyện giáo viên cần lưu ý phát triển kỹ năng nói, nghe và viết cho học sinh qua kỹ năng độc thoại, đối thoại, nghe.Củng cố, mở rộng và tích cực hoá vốn từ ngữ, phát triển tư duy hình tượng và tư duy lô gíc. Nâng cao sự cảm nhận về hiện thực đời sống qua nội dung câu chuyện cần kể . Bồi dưỡng tình cảm, trau dồi hứng thú học tập, đem lại niềm vui trong học tập cho các em.

 

doc 16 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 3051Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 viết bài tập làm văn đạt kết quả tốt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hương trình là điều kiện cần thiết, nó là vấn đề bức xúc mang tính tất yếu khách quan. Vậy đổi mới như thế nào? Những điều kiện tối thiểu để đổi mới phương pháp dạy học ra sao? Chúng ta cần nhìn lại các mặt sau: 
 2.1- Sự phát triển và xu thế của xã hội :
Theo sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hoá của đất nước về các mặt trong đó có giáo dục. Trình độ dân trí, đời sống con người được nâng cao thì mức độ phát triển về kinh tế, văn hoá cần phát triển nhanh hơn nữa để không bị tụt hậu với các nước trong khu vực. Chính vì thế giáo dục đã được quan tâm hàng đầu, sự đầu tư cho giáo dục cũng tương đối lớn, đời sống giáo viên đã được nâng cao, sự coi trọng người thầy đã tiến lên một bước.
2.2 Nhận thức của người thầy:
Trong thời kỳ hiện nay thì giáo dục đã được coi trọng rất nhiều so với thời kỳ trước đây, nhận thức của người thầy đã tiến bộ rõ rệt, nhưng để đáp ứng với thời kỳ hiện đại hoá, công nghiệp hoá thì người thầy càng phải ý thức cao hơn nữa về trách nhiệm của mình . Cũng đang còn những người chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của phương pháp dạy học, vẫn còn suy nghĩ lệnh lạc “ Ăn cơm chúa, múa tối ngày” 
Với sự phát triển và xu thế phát triển kinh tế, văn hoá giáo dục như hiện nay thì người thầy ( người cô) phải coi giáo dục là nghề “ Sáng tạo nhất” . “cao quý nhất” Nhằm đào tạo ra lớp người mới có khả năng tích cực, chủ động, sáng tạo, có khả năng hành động độc lập và có sự tìm tòi, khám phá, đam mê trong cuộc sống. Chính vì thế người thầy phải vắt óc suy nghĩ, sáng tạo không ngừng để nâng cao chất lượng bài dạy. 
 2.3 - Về trình độ: 
- Cần nâng cao trình độ của người thầy. Cần nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, làm chủ được trình độ chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học.
 2.4- Về thiết bị dạy học : 
- Cần đầu tư thiết bị dạy học nói chung và cho tiểu học nói riêng phục vụ cho học tập nhất là thông tin nghe nhìn về cuộc sống xã hội .
 2.5 – Về nhận thức của cha mẹ học sinh và học sinh:
Như trước đây hiện tượng cha mẹ cho con đi học tức là khóan cho thầy cô, việc quan tâm chăm sóc con học hành còn ít. Từ khi đất nước đổi mới, kinh tế phát triển thì việc đầu tư cho con cái học hành được tiến bộ rõ rệt, ý thức học tập của học sinh đã tiến bộ, chăm lo đến việc học hành hơn. Không còn học sinh bỏ học nữa. 
 3. Những khó khăn của thầy và trò khi dạy môn tập làm văn.
Những khó khăn của thầy.
Trong dạy học thực tế không mấy khi có người dạy thao giảng một tiết tập làm văn bởi tiết tập làm văn là văn bản nói và viết . Để thực hành một văn bản nói và viết ở cả giáo viên và học sinh đều khó đạt vì mức độ sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt của chúng ta còn chưa chú trọng. Việc sắp xếp, chọn từ, chọn lọc ý chưa chặt chẽ, chưa liên kết . Việc tiếp cận với việc đổi mới phương pháp dạy học đối với một số giáo viên là khó khăn vì thực tế hiện nay chất lượng giáo viên tiểu học của ta chưa đồng đều. Dạy tập làm văn cho học sinh theo chương trình mới là phải dạy theo hướng tích cực, tăng một số thủ thuật để đòi hỏi học sinh tiếp nhận được kiến thức đó theo khuynh hướng phát triển của chính mình. Người giáo viên dạy học theo hướng tích cực này không được áp đặt mà phải có đủ trình độ để xoay chuyển các tình huống mà học sinh có thể đặt ra. Chính vì vậy ngươì giáo viên tiểu học mạng một chức năng “đa năng”. Muốn dạy tốt môn tập làm văn thì chính người giáo viên phải có chất văn. Có kiến thức về Tiếng Việt một cách chắc chắn. Biết cách “mở, dẫn, dắt” học sinh trong học tập, biết cách tạo tình huống, không nên phụ thuộc hoàn toàn vào sách hướng dẫn, cần chú ý đến đối tượng học sinh ở địa bàn mình dạy và phân chia thời gian cho hợp lý.
* Nói tóm lại để đáp ứng được mục tiêu dạy học phân môn tập làm văn nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung theo phương pháp dạy học mới thì việc đầu tiên là người giáo viên phải đạt kiến thức chuẩn và trên chuẩn. Việc thứ hai là nếu người giáo viên chỉ có trong tay vẻn vẹn hai quyển sách: Sách giáo khoa và sách hướng dẫn thì việc dạy học sẽ không nâng cao được hiệu quả. Tất nhiên một người giáo viên khi chuẩn bị bài trên lớp không nhất thiết phụ thuộc vào các quy trình đã bày sẵn trong sách hướng dẫn mà các mẫu thiết kế đó chỉ là cái sườn, là cơ sở để giáo viên tổ chức một giờ dạy theo chương trình mới.
Những khó khăn của trò.
Đối với chương trình môn tập làm văn lớp 3 (chương trình mới) đòi hỏi các em phải hình thành được 4 kỹ năng: nghe , nói, đọc, viết, các em phải biết kết hợp vận dụng các kiến thức, các thông tin trong cuộc sống hàng ngày vào học tập mà thực tế là nói và viết.
Ngoài việc làm quen với các văn bản đơn giản, biết cách sử dụng sắp xếp từ ngữ , sắp xếp các câu, các hình ảnh hoặc hành văn, câu văn phải bộc lộ được cảm xúc.
Học sinh tiếp thu còn thụ động theo phương pháp cũ chưa mạnh dạn trong học tập , chưa thật chủ động sáng tạo, việc nghe nhìn các thông tin thì nhiều nhưng việc diễn đạt các thông tin thì lại kém .
* Từ những quan điểm trên rút ra thực tiễn, đó là do đặc thù của nghề dạy học mà thầy giáo có cả một khỏang trời riêng. Người thầy thoải mái lựa chọn các phương pháp dạy học cho từng môn , từng phần đặc biệt là phù hợp với đối tượng. Chính vì vậy cần có sự đổi mới về phương pháp dạy học và tránh khuynh hướng lệch lạc về đổi mới phuơng pháp mà chuẩn bị hướng nó vào những điểm sau:
- Tạo điều kiện cơ hội để học sinh được nghĩ, được làm, được thể hiện qua tiết học. Người thầy bằng nghệ thuật dẫn dắt của mình giúp học sinh tự giải quyết vấn đề đặt ra. Cao hơn nữa là người thầy để học sinh được phát biểu tự nhận xét , đánh giá ý kiến của bạn...Lúc này thầy giáo chỉ đóng vai trò là “trọng tài”. Chuẩn bị các công việc của giáo viên đó là “chuẩn bị việc” và “giao việc” cho học sinh. Đây chính là công việc khó nhất , nghệ thuật nhất. Nếu cả giáo viên và học sinh đều làm tốt khâu chuẩn bị việc và giao việc có nghĩa là đã chuẩn bị xong phương án dạy học.
Chuẩn bị các phương tiện cần thiết, các trang thiết bị nghe nhìn...Chuẩn bị các bài tập, đề kiểm tra , để phát huy tích cực của học sinh, hướng học sinh tìm tòi khám phá. Bên cạnh đó thầy cô cần đánh giá cao những bài viết có tính sáng tạo. Ngoài ra giáo viên còn có thể tìm tòi ra những loại đề mà học sinh không sử dụng các tài liệu để chép lại được một cách thuần tuý và máy móc mà bắt buộc học sinh phải đầu tư suy luận và tự mình giải quyết lấy.
Tôi nghĩ rằng đối với học sinh tiểu học nói chung , học sinh lớp 3 nói riêng thì khi viết, khi kể về nội dung một chủ đề nào đó mà các em đã xem, hoặc được trực tiếp làm thì ắt hẳn bài tập làm văn đó sẽ tự nhiên hơn, mang tính trẻ con hơn. 
II. các biện pháp giúp học sinh lớp 3 thực hành tốt bài tập làm văn viết.
Để giúp học sinh viết tốt một bài tập làm văn giáo viên cần bồi dưỡng cho các em những kiến thức cần thiết sau:
- Bồi dưỡng học sinh từ các môn học khác làm tiền đề giúp học sinh học tốt phân môn tập làm văn.
Là giáo viên tiểu học hiện nay, việc dạy theo các phân môn là rất ít mà đại đa số giáo viên của các trường vừa là giáo viên chủ nhiệm vừa là giáo viên giảng dạy tất cả các phân môn. Vì vậy việc bồi dưỡng học sinh ngay trong các giờ học khác, giúp các em chắt lọc các kiến thức , vận dụng vào trong tiết tập làm văn là rất cần thiết. Các môn học này nó sẽ bổ trợ cho môn tập làm văn, giúp các em có kiến thức để (nói, viết )trong giờ tập làm văn.
- Bồi dưỡng các em thông qua cuộc sống và giao tiếp .
Trong cuộc sống ở gia đình, nhà trường và xã hội, các em thường được giao tiếp với rất nhiều người, với rất nhiều tầng lớp trong xã hội, vì vậy các em sẽ học hỏi được rất nhiều điều, rất nhiều các kiến thức khác nhau, cách giao tiếp khác nhau, cách ứng xử khác nhau, cách nhìn nhận khác nhau, cách nghe ngóng các thông tin khác nhau, cách học tập khác nhau...Giáo viên cần giúp đỡ các em xác định được kiến thức mà các em vận dụng vào học tập. Qua cuộc sống hiện tại mà các em đang tiếp xúc, môi trường xã hội giúp các em am hiểu hơn, tò mò hơn và thích khám phá về lượng kiến thức mà mình cần tìm tòi, từ đó giúp các em có những hình ảnh vận dụng nó vào học tập như cách dùng từ đặt câu hoặc cách nói năng, phục vụ cho nói và viết hay nói một cách khác là phục vụ cho môn tập làm văn. 
- Bồi dưỡng học sinh ngay trong môn Tiếng Việt và trong giờ tập làm văn 
Như chúng ta đã biết môn Tiếng Việt gồm các phân môn như: tập đọc, kể chuyện, chính tả, tập viết, luyện từ và câu, tập làm văn. Các phân môn đó có quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó phân môn tập làm văn kết tinh các điều ấy bởi thế muốn dạy tốt phân môn tập làm văn thì cần dạy tốt các phân môn học khác.
Hiện nay việc dạy tập làm văn cho học sinh lớp 3 có các biện pháp chung là:
1.Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- Giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài tập ( bằng câu hỏi, bằng lời giải thích).
- Giúp học sinh chữa một phần của bài tập làm mẫu
- Tổ chức cho học sinh trao đổi, nhận xét kết quả, rút ra điểm cần ghi nhớ về tri thức.
2.Đánh giá kết quả thực hành luyện tập ở lớp, hướng dẫn hoạt động nối tiếp.
Việc đánh giá kết quả thực hành luyện tập ở lớp tức là hướng dẫn học sinh nhận xét kết quả của bạn, tự đánh giá kết quả của bản thân. Giáo viên tóm tắt và nhận xét chung. Hướng dẫn hoạt động tiếp nối nhằm củng cố kết quả thực hành luyện tập ở lớp ( viết bài ở nhà, thực hành giao tiếp ngoài lớp học, sử dụng kỹ năng đã học vào thực tế cuộc sống).
* Qua các biện pháp trên tôi thấy chương trình 2000 đã có những điểm thay đổi rõ rệt, sự thay đổi đó được thể hiện ngay trên mục tiêu của phân môn tập làm văn lớp 3. Tuy nhiên ở mỗi kiểu bài của phân môn tập làm văn nó cũng có những biện pháp khác nhau. 
Chương trình tập làm văn lớp 3 chỉ đòi hỏi học sinh vận dụng những kiến thức đã học, vận dụng những hiểu biết về thế giới xung quanh, về những thông tin được cập nhật hàng ngày vào việc thực hành luyện tập về Tiếng việt qua cách dùng từ đặt câu, liên kết câu thành đoạn văn, bài văn ngắn. Qua đó rèn kỹ năng cơ bản như nói, viết. ở mỗi đề bài tập làm văn thường kèm theo câu hỏi gợi ý , coi đó là cái sườn để học sinh làm bài. 
Vậy : Muốn rèn học sinh làm tốt một bài tập làm văn miệng thì cần đạt được mục đích sau: 
- Rèn kỹ năng nói cho học sinh theo yêu cầu của phân môn Tiếng việt.
- Chuẩn bị trực tiếp hay gián tiếp cho bài tập làm văn theo chương trình.
- Rèn về mặt tư duy và ngôn ngữ cho học sinh 
- Chú trọng diễn tả đứng, đủ, rõ ý bằng lời văn tự nhiên.
- Quan tâm đến cách trình bày mạch lạc.
*Muốn rèn học sinh viết tốt một bài tập làm văn cần lưu ý các yêu cầu sau:
Rèn học sinh cách nắm vững yêu cầu đề bài.
Rèn viết những câu văn sinh động , gợi cảm, chân thật.
Rèn viết đoạn đảm bảo tính liên kết, lô gíc, chặt chẽ về ý.
Rèn viết bài văn có bố cục, có lời văn phù hợp với yêu cầu, nội dung và thể loại.
Sau đây là một số biện pháp dạy riêng cho từng loại kiểu bài và một số ví dụ cụ thể:
* Biện pháp dạy văn kể chuyện:
Như chúng ta đã biết hiện nay dạy học theo phương pháp đổi mới là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. Khi dạy học sinh viết văn kể chuyện giáo viên cần lưu ý phát triển kỹ năng nói, nghe và viết cho học sinh qua kỹ năng độc thoại, đối thoại, nghe...Củng cố, mở rộng và tích cực hoá vốn từ ngữ, phát triển tư duy hình tượng và tư duy lô gíc. Nâng cao sự cảm nhận về hiện thực đời sống qua nội dung câu chuyện cần kể . Bồi dưỡng tình cảm, trau dồi hứng thú học tập, đem lại niềm vui trong học tập cho các em.
Khi dạy tập làm văn kể thì học sinh phải biết kể theo một trình tự nhất định. Tuy nhiên học sinh không cần kể rập khuôn máy móc mà sáng tạo theo ý của mình. 
 	Khi dạy kiểu bài văn kể chuyện giáo viên cần làm tốt các yêu cầu sau:
- Giao việc ( phân công) chuẩn bị việc từ tiết học trước cho tiết học sau.
- Dạy tốt các tiết học ( tập đọc, kể chuyện, luyện từ và câu....) xoay quanh chủ điểm của môn học tuần đó.
- Nội dung bài cần được làm sáng tỏ ở tiết miệng. Giáo viên tổ chức, điều khiển hoạt động học của học sinh. Xác định rõ trọng tâm đề bài ( loại văn gì? Kể gì ?). Chuyện bắt đầu như thế nào? Xảy ra ở đâu? Lúc nào? Diễn biến ra sao? Kết thúc thế nào? Em thấy công việc ấy ra sao?). Cách tổ chức hướng dẫn học sinh làm bài tập ( đưa các câu hỏi gợi ý ở sách giáo khoa làm điểm tựa). Học sinh trao đổi, thảo luận để đi đến thống nhất nội dung cần làm, cần diễn đạt. Cần chú trọng kỹ năng làm bài: Tổ chức cho học sinh nêu qua nhiều hình thức như: Trao đổi, tập nói. Tổ chức trò chơi như sắp xếp ý , liên kết câu.
- ở tiết viết bài học sinh phải kể lại bằng lời lẽ của mình viết thành đoạn văn, bài văn đúng ngữ pháp và có quan hệ về ý với nhau.
Ví dụ: Khi dạy tiết tập làm văn ( hãy viết bài kể lại một trận thi đấu thể thao mà em dã có dịp xem) Tuần 29
Để có được sản phẩm tức ( kết quả) tốt nhất ta cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:
- Giao việc cho học sinh về nhà chuẩn bị bài theo yêu cầu của đề trên ( từ cuối tuần 27) 
- Dạy tốt các bài tập đọc , kể chuyện, luyện từ và câu... của tuần 28, 29 (chủ điểm thể thao). để học sinh nắm được nội dung các câu chuyện về thể thao, sự sôi nổi hào hứng của việc thi đấu và kết quả của cuộc thi.
- Nội dung cần được làm rõ ở tiết miệng: Tổ chức, điều khiển hoạt động học của học sinh giúp học sinh xác định được: Trọng tâm đề bài ( loại văn kể, kể về một trận thi đấu thể thao mà em đã có dịp xem) Từ đó huy động vốn sống, sự hiểu biết của các em về thể thao khi làm bài. Nội dung cần kể ( giáo viên đưa các câu hỏi gợi ý sách giáo khoa làm điểm tựa .
+ Đó là môn thể thao nào? 
+ Em tham gia hay chỉ xem thi đấu ?
+ Buổi thi đấu được tổ chức ở đâu? Khi nào?
+ Em cùng xem với những ai?
+ Buổi thi đấu được diễn ra như thế nào?
+ Kết quả ra sao?
+ Cảm nghĩ của em?
Học sinh trả lời các câu hỏi, sau đó sắp xếp ý, liên kết câu để hoàn thành một bài làm miệng có mở đầu, diến biến, kết quả. Ngoài việc gợi mở theo trình tự câu hỏi gợi ý giáo viên cần yêu cầu học sinh làm bài theo sự sáng tạo là thay đổi thứ tự các câu hỏi , nhưng nội dung bài kể vẫn không bị xáo trộn và khi kể để học sinh nhận xét đánh giá lẫn nhau. Giáo viên đứng giữa điều khiển và làm trọng tài mọi hoạt động của trò để đi đến đích chung là biết cách làm bài, biết cách sửa chữa những gì mà mình chưa làm được.
- ở tiết viết bài khi hướng dẫn học sinh làm bài tập giáo viên không quên cho học sinh xác định lại trọng tâm đề bài, nêu nhanh dàn bài hoặc cần sửa chữa bổ sung gì vào dàn bài đã chuẩn bị sau đó mới viết bài.
Qua thực hiện biện pháp trên tôi thấy kết quả viết bài của học sinh rất khả quan. Bài viết của các em rất phong phú. Nhiều môn thể thao đã được các em kể ra như: Bóng đá, bóng chuyền, cầu lông ....Nội dung bài viết tuy ngắn gọn nhưng vẫn đầy đủ được các hành văn, vẫn thể hiện được tinh thần thi đấu thể thao quyết liệt. Đặc biệt nội dung bài viết của các em đã thể hiện được sự hứng thú, phấn khởi và sự hâm mộ về thể thao. Chính vì thế số bài viết đạt yêu cầu là 100% trong đó tỷ lệ khá giỏi là 60%.
*Biện pháp dạy văn miêu tả:
Theo chương trình cải cách giáo dục dạy theo biện pháp vận dụng các giác quan kết hợp với tưởng tượng và liên tưởng để quan sát hình dạng, mầu sắc, tên gọi...
- Hoàn cảnh xuất hiện chú ý tới đặc điểm của vật đó.
- Nêu rõ mối quan hệ với con người .
- Trả lời các câu hỏi và sắp xếp bài văn cho mạch lạc.
ở chương trình mới này tôi nghĩ nó vẫn được áp dụng song có điều giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách quan sát tinh tường, sắp xếp ý theo ý tưởng của các em để bài văn có hình ảnh, có trật tự theo sáng tạo của các em.
Ngoài biện pháp trên tôi còn chia nhóm, chia tổ, cho học sinh đánh giá, góp ý bài lẫn nhau một phần tạo không khí học tập, một phần tạo sự ganh đua mà tích cực trong học tập. Học sinh cần thể hiện sự cảm xúc của mình.
Việc đánh giá kết quả luyện tập thực hành của các em dựa vào bài làm cụ thể. Đó là sản phẩm của qúa trình học tập. Vì vậy cần nhận xét một cách chính xác, rõ ràng.
*Biện pháp dạy văn viết thư:
Đây là kiểu văn mới đối với học sinh lớp 3 chương trình 2000. Vì vậy biện pháp chủ yếu vẫn là hướng dẫn học sinh ngay vào bài tập. Thực hành các bài ấy qua cách giới thiệu bài tập đọc đã học, giáo viên hướng dẫn gợi ý.
Cách viết thư ra sao?
- Giáo viên trình bày dạng văn viết thư: đầu thư, nội dung bức thư và phần cuối thư.
- Khi dạy phần văn viết thư cho học sinh lớp 3 giáo viên cần nhắc nhở học sinh cách trình bày theo mẫu. Nội dung bức thư phải thể hiện được tình cảm của mình. Cách dùng từ ngữ phải phù hợp với từng đối tượng mình viết thư thăm hỏi
Ví dụ: - Khi viết thư thăm hỏi ông bà, cha mẹ...( là người bề trên cần phải thể hiện sự quý mến, kính trọng, lễ phép.) Đối với bạn bè thì thể hiện tình cảm chân thành, thân thiết...
- Ngoài phần viết thư còn tập cho học sinh viết phong bì thư,
- Đối với yêu cầu để đánh giá bài văn viết thư ở lớp 3 chúng ta cần đánh giá phần hình thức nhiều hơn phần nội dung vì bước đầu các em làm quen với dạng văn mới.
* Biện pháp dạy văn nhật dụng.
Văn nhật dụng được đưa vào chương trình học đối với học sinh lớp 3 là một điều mà tôi rất tâm đắc. Tôi nghĩ rằng điều này rất thiết thực với học sinh lớp 3. Lên lớp 4 các em đã là các Đội viên được đeo chiếc khăn quàng đỏ. Vì vậy nội dung viết những lá đơn phục vụ cho lứa tuổi các em là hợp lý. Tất nhiên ở chương trình mới này biện pháp chủ yếu vẫn là hướng dẫn các em thực hành qua một bài viết đơn, mẫu có sẵn. Trên cơ sở đó giáo viên giúp học sinh nắm vững cách viết một lá đơn. Phần nào phải viết theo mẫu , phần nào không nhất thiết viết theo mẫu. Vì sao?
Để đánh giá kết quả thực hành một bài văn viết đơn theo mẫu thì học sinh phải nắm và viết đủ nội dung lá đơn chỗ nào viết theo mẫu và chỗ nào không viết theo mẫu , câu văn và cách dùng từ cần chính xác. 
 Với những biện pháp nêu trên tôi thấy đại đa số học sinh đều viết được lá đơn theo mẫu tuy nhiên một số từ ngữ, câu văn của học sinh viết ở phần nội dung còn chưa chính xác.
* Biện pháp dạy văn thuyết minh.
Đối với văn thuyết minh cũng rất cần thiết với học sinh lớp 3. Biện pháp dạy học ở đây được thông qua nhiều bài tập tình hướng rất phù hợp trong việc giao tiếp tự nhiên ví dụ: ( các cuộc họp....)
- Các kỹ năng giao tiếp được nâng cao dần theo từng lớp học
- Đối với cách dạy văn thuyết minh thì giáo viên cũng hướng dẫn học sinh ngay bằng phương pháp thực hành với yêu cầu sau:
- Xác định rõ nội dung chủ đề giao tiếp
- Giáo viên là người tổ chức điều khiển hoạt động của học sinh .Lớp trưởng chỉ đạo cuộc họp, giao việc cho các tổ, tổ trưởng nêu nội dung cần bàn , các thành viên phát biểu ý kiến, tổ trưởng kết luận, báo cáo kết quả, giáo viên chỉ đạo chung ( tập hợp các kết quả từ các tổ nhóm) để đánh giá. Để đánh giá bài văn giao tiếp thì giáo viên cần phải nắm được nội dung giao tiếp của tổ, nhóm, cách thức tổ chức, hoạt động của các thành viên, kết quả như thể nào? Cả lớp đánh giá tính điểm. Với cách đánh giá như thế, giáo viên phải thể hiện đúng vai trò là người cầm cân nảy mực để học sinh thấy được sự công bằng và thoải mái sau cuộc họp.
+ Từ các biện pháp mà tôi đã nêu trên nói tóm lại để có những kinh nghiệm dạy học sinh lớp 3 viết tốt tập làm văn thì giáo viên cần hướng dẫn học sinh theo những yêu cầu sau:
 + Xây dựng nội dung bài:
 Quan sát ý ( trả lời câu hỏi ) (Lập dàn bài) ở lớp 3 chủ yếu là văn kể , tập viết theo mẫu, tập làm quen với một số bài viết có bố cục. Vì vậy để viết một bài văn có bố cục ( mở bài, thân bài và kết luận) đúng với yêu cầu đề, đối với mỗi bài văn tôi yêu cầu học sinh tìm hiểu kỹ đề qua những việc sau: 
Học sinh đọc kỹ, xác định thể loại của bài ( kể , viết thư, miêu tả...)
Xác định nội dung bài ( Kể gì? tả gì?......) 
Xác định trọng tâm, ý chính cần tập trung trong bài 
Xác định tư tưởng tình cảm cần thể hiện trong bài.
Sau đó cho học sinh bám sát yêu cầu của đề bài huy động vốn thực tế để trả lời câu hỏi, tìm ý, liên kết đoạn văn...
+ Diễn đạt có nghệ thuật.
Để diễn đạt bài văn của mình một cách sinh động, Có nghệ thuật các em được trau dồi qua tiết làm văn miệng. Qua tiết làm văn miệng các em thể hiện sự diễn đạt của mình, học được sự diễn đạt của bạn, luyện cách mở bài, kết luận vận dụng một số biện pháp nghệ thuật vào việc diễn tả nội dung bài.
Tập diễn đạt bằng câu văn có hình ảnh và sử dụng biện pháp nghệ thuật đã học. Bước đầ

Tài liệu đính kèm:

  • docBP giup HS l3 viet TLV.doc