Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt Giáo dục An toàn giao thông

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt Giáo dục An toàn giao thông

Tổ chức giảng dạy chính khóa

a, Các thầy cô cần soạn bài, chuẩn bị trang thiết bị, đồ dùng dạy học thật tốt. Vì là môn học giáo dục ý thức cho nên, các thầy cô không nên sử dụng phương pháp “trang bị kiến thức” truyền thống mà nên sử dụng các phương pháp, hình thức và kỹ thuật dạy học tích cực để các em tham gia học tập vui vẻ, thích thú.

b, Có hình thức kiểm tra, đánh giá các em một cách phù hợp để biết được các em nắm kiến thức kỹ năng ở mức độ nào. Từ đó, chúng ta sẽ điều chỉnh phương pháp, kỹ thuật giảng dạy cho phù hợp, hiệu quả hơn. Bởi hiểu bài, học sinh mới thích học đồng nghĩa với việc bài dạy của chúng ta đã có thể thu hút học sinh, giúp các em hiểu và vận dụng vào thực tế một cách tốt nhất.

c, Tăng cường ôn tập, củng cố những kiến thức, kỹ năng về ATGT đã học trong tài liệu “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ”.

d, Vận dụng các phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học tích cực để lồng ghép các bài học trong tài liệu “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” vào các tiết dạy chính khóa (Toán, Tiếng Việt, Lịch sử, Địa lý, Rèn luyện kỹ năng sống, ).

- Rà soát chương trình giảng dạy

- Thống kê những bài học có thể lồng ghép được 1 trong 12 bài trong tài liệu “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” để dạy cho các em.

- Thiết kế bài dạy – học cẩn thận, chu đáo, sáng tạo

- Kiểm tra, đánh giá khả năng HS vận dụng những điều đã học vào thực tế tham gia giao thôn g an toàn như thế nào, từ đó động viên, nhắc nhở các em kịp thời.

 

docx 12 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 09/01/2025 Lượt xem 195Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt Giáo dục An toàn giao thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 gián tiếp
+ Nêu mục tiêu của bài học
b. Hình thành kiến thức
* Hoạt động 1: Xem tranh 
* Hoạt động 2: Khai thác nội dung rút ra bài học, ghi nhớ.
* Hoạt động 3: Vận dụng thực tế.
3. Củng cố - dặn dò
VI. Những hình thức tổ chức giảng dạy: 
1. Tổ chức giảng dạy chính khóa
a, Các thầy cô cần soạn bài, chuẩn bị trang thiết bị, đồ dùng dạy học thật tốt. Vì là môn học giáo dục ý thức cho nên, các thầy cô không nên sử dụng phương pháp “trang bị kiến thức” truyền thống mà nên sử dụng các phương pháp, hình thức và kỹ thuật dạy học tích cực để các em tham gia học tập vui vẻ, thích thú.
b, Có hình thức kiểm tra, đánh giá các em một cách phù hợp để biết được các em nắm kiến thức kỹ năng ở mức độ nào. Từ đó, chúng ta sẽ điều chỉnh phương pháp, kỹ thuật giảng dạy cho phù hợp, hiệu quả hơn. Bởi hiểu bài, học sinh mới thích học đồng nghĩa với việc bài dạy của chúng ta đã có thể thu hút học sinh, giúp các em hiểu và vận dụng vào thực tế một cách tốt nhất. 
c, Tăng cường ôn tập, củng cố những kiến thức, kỹ năng về ATGT đã học trong tài liệu “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ”.
d, Vận dụng các phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học tích cực để lồng ghép các bài học trong tài liệu “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” vào các tiết dạy chính khóa (Toán, Tiếng Việt, Lịch sử, Địa lý, Rèn luyện kỹ năng sống,).
- Rà soát chương trình giảng dạy
- Thống kê những bài học có thể lồng ghép được 1 trong 12 bài trong tài liệu “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” để dạy cho các em.
- Thiết kế bài dạy – học cẩn thận, chu đáo, sáng tạo 
- Kiểm tra, đánh giá khả năng HS vận dụng những điều đã học vào thực tế tham gia giao thôn g an toàn như thế nào, từ đó động viên, nhắc nhở các em kịp thời.
2. Tổ chức các hình thức giảng dạy qua hoạt động ngoại khóa
a, Tuyên truyền, phổ biến những bài đã học trong tài liệu “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” cho các em.
Một số hình thức tuyên truyền cho HS có thể triển khai như là:
- Treo các khẩu hiệu sinh động trước cổng trường và một số vị trí phù hợp trong khuôn viên nhà trường.
- Thường xuyên treo băng zôn ở trường gắn với từng thời điểm quan trọng trong năm học (hết thời điểm quan trọng lại thay đổi).
- In và gắn các bức tranh trích từ cuốn tài liệu “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” dành cho HS Tiểu học vào tường rào bao quanh lán xe của HS để có thể thu hút học sinh, giúp các em hiểu và vận dụng vào thực tế. 
- Mỗi lớp cần có một pa nô góc học tập “Vui học với ATGT cho nụ cười trẻ thơ” tại lớp học. 
- Lắp loa tuyên truyền, phổ biến các kiến thức đã học tập được trong sách “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” vào giờ ra chơi thứ tư (hoặc ngày khác) hàng tuần. 
- Vào tuần thứ 2 mỗi tháng, nhà trường sẽ dành 15 phút cuối tiết chào cờ để chiếu phim về ATGT. Các đoạn phim sẽ có liên quan đến 12 bài học trong sách “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ”. Các đoạn phim này do Ủy ban ATGT quốc gia cung cấp và do phòng cảnh sát giao thông. phối hợp cùng các đơn vị chức năng sản xuất. Nhà trường sẽ liên hệ với phòng cảnh sát giao thông và ban ATGT gần trường nhất để được cung cấp.
Các hình thức tuyên truyền phổ biến trên đây chưa phải là duy nhất. Tôi mong rằng sẽ có thêm nhiều hình thức tuyên truyền hay hơn nữa, thiết thực hơn nữa ở các cơ sở giáo dục để nâng cao ý thức chấp hành của HS Tiểu học khi lưu thông trên đường. 
b, Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp
Hoạt động ngoài giờ lên lớp có rất nhiều hình thức tổ chức như: 
- Tổ chức buổi giao lưu tọa đàm về ATGT cho HS
- Tổ chức báo cáo sinh hoạt chuyên đề về ATGT cho HS.
- Tổ chức cho HS hoạt động trải nghiệm sáng tạo
- Tổ chức dạy học theo dự án (HS phải tự hoàn thành các nhiệm vụ của mình về ATGT vấn đề ATGT trong dự án mà GV đã phân công).
 c, Tổ chức các cuộc thi về chủ đề ATGT cho các em HS trong trường, liên trường trong phạm vi huyện, tỉnh, thành phố..
Các hình thức tổ chức thi có thể là:
- Sân khấu hóa (đóng kịch) giáo dục ý thức tham gia giao thông ở HS.
- Vẽ tranh về đề tài ATGT
- Sưu tầm các bài hát về ATGT
- Viết bản tin về ATGT ở địa phương và nhà trường
- Giao lưu Văn nghệ với tiết mục hát, múa về ATGT
- Thiết kế trang phục ấn tượng về chủ đề ATGT
- Giải quyết các tình huống về ATGT
- Kể chuyện về những tấm gương điển hình có ý thức chấp hành tốt luật ATGT và tuyên truyền công tác giáo dục ATGT hiệu quả.
- Giao lưu “Tôi là tuyên truyền viên ATGT”.
- Tổ chức các trò chơi dân gian có lồng ghép ATGT
- Đố vui để học; đuổi hình bắt chữ.
- Thi rung chuông vàng
- Giao kỹ năng sống
- Đặc biệt là phát động, cổ vũ động viên các em nhiệt tình tham gia chương trình giao lưu “Tìm hiểu luật an toàn giao thông – An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) và Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Vụ Giáo dục Tiểu học và Công ty Honda Việt Nam phối hợp tổ chức 
d, Phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng khi tổ chức giảng dạy (trong nhà trường cũng như hoạt động ngoại khóa) tài liệu “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” cho các em HS.
VII. Một số kinh nghiệm giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học
1. Giáo viên cần nắm bắt nội dung cũng như mức độ yêu cầu của bài
- Giáo viên dạy nghiêm túc, có chất lượng tiết dạy an toàn giao thông. Để thực hiện dạy một bài An toàn giao thông, chúng tôi đã chủ động tìm hiểu luật giao thông liên quan đến bài dạy với mọi hình thức như đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, tìm hiểu báo mạng Internet, tìm hiểu tình hình giao thông của học sinh trong nước nói chung và địa phương nói riêng. Khi truyền thụ cho học sinh, cần lựa chọn những nội dung về luật giao thông có tính phổ biến, cần thiết về luật giao thông đường bộ. Quy định đối với các trường hợp điều khiển và ngồi trên các phương tiện xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện và tác dụng của việc sử dụng mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông một cách dễ nhớ, dễ hiểu và phù hợp với học sinh tiểu học.
- Xác định mục tiêu tiết dạy là lấy việc hình thành kĩ năng, hành vi đúng làm cơ bản. Giáo dục phải giúp học sinh có hành vi đúng và biết cách xử lí các tình huống giao thông theo quy định của Luật giao thông đường bộ khi tham gia giao thông.
- Dạy từ đơn giản tới phức tạp, từ dễ đến khó theo sự nhận biết cả học sinh, tăng cường rèn luyện kĩ năng tham gia giao thông an toàn.
- Giáo viên cần phải vận dụng các phương pháp dạy học đặc trưng, tích cực. Những bài học về an toàn giao thông thường có nội dung khô khan, đơn điệu, dễ nhàm chán. Vì vậy cần có nhiều hoạt động nhằm thu hút sự chú ý của học sinh và làm cho các em nhớ lâu hơn. Cần tránh cách dạy thụ động, áp đặt cho học sinh, bắt học sinh nghe, nhắc lại và yêu cầu học sinh nhớ, thực hiện cho đúng. Các em sẽ có kĩ năng dần qua các giờ thực hành, trò chơi hay từ những tình huống thật mà các em gặp phải. Tuy nhiên với bất kì hình thức dạy học nào, chúng tôi đều phải chú ý từ ngữ sử dụng phải ngắn gọn, trò chơi phải phù hợp, có quy tắc chơi rõ ràng, hình ảnh đưa ra phải sát với thực tế. Ngoài ra, chúng tôi còn vận dụng tối đa công nghệ thông tin để tìm kiếm những hình ảnh tham gia giao thông an toàn, những hành vi đội mũ bảo hiểm đúng cách và không đúng cách, một số vụ tai nạn khi điều khiển các phương tiện giao thông mà không đội mũ bảo hiểm để học sinh khám phá, tìm hiểu, từ đó rút ra bài học. Hình thức này đã thu hút được sự chú ý của học sinh, hiệu quả mang lại tốt.
2. Phối hợp với phụ huynh học sinh để đảm bảo an toàn giao thông cho học sinh
Đa số các em học sinh được cha mẹ cho đi xe đạp đến trường, nhưng bên cạnh đó cũng có một số em được cha mẹ, ông bà đưa tới trường bằng phương tiện xe máy, xe đạp điện. Có những phụ huynh đã thực hiện rất tốt việc đội mũ bảo hiểm cho bản thân và con em mình khi đưa tới trường. Xong cũng có những trường hợp chấp hành chưa đúng việc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy, xe đạp điện. 
Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, đặc biệt là ngồi trên các phương tiện xe gắn máy, xe mô tô, xe đạp điện, chúng tôi đã tuyên truyền tới các bậc phụ huynh, và các học sinh nhớ đội mũ bảo hiểm, đồng thời nhắc nhở các trường hợp vi phạm để kịp thời khắc phục.
3. Xác định nội dung cần giáo dục để giúp các em đội mũ bảo hiểm an toàn khi tham gia giao thông
a, Lựa chọn mũ bảo hiểm phù hợp
 Qua bài “Nhớ đội mũ bảo hiểm nhé”, các em xác định được thế nào là một chiếc mũ bảo hiểm đảm bảo an toàn, và đạt chuẩn. Từ đó, các em hiểu được mức độ nguy hiểm khi đội mũ không đạt chuẩn và sai cách.
 Cụ thể khi dạy bài này, chúng tôi chọn một số mũ bảo hiểm đạt chuẩn và không đạt chuẩn cho các em nhận xét chọn ra đâu là mũ đạt chuẩn, đâu là mũ không đạt chuẩn. Học sinh giải thích được vì sao có sự lựa chọn như vậy. 
b, Những quy định khi đội mũ bảo hiểm
Ngoài việc hướng dẫn các em chọn mũ bảo hiểm phù hợp, còn phải giáo dục các em nắm được những quy định khi đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện. Từ đó, các em có ý thức hơn khi đội mũ bảo hiểm tham gia giao thông
- Chọn mũ bảo hiểm đạt chuẩn, vừa với cỡ đầu của các em
- Đội mũ bảo hiểm ngay ngắn, cài quai mũ chắc chắn, vì nếu không cài quai, khi các em ngã, mũ sẽ văng ra ngoài và không có tác dụng bảo vệ vùng đầu.
- Kiểm tra để đảm bảo quai mũ không quá lỏng hay quá chặt. Sau khi cài quai, nếu các em vẫn cho được hai ngón tay dưới cằm là vừa.
- Khi điều khiển hay ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện cần đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn cho bản thân và chấp hành đúng quy định của luật giao thông.
4. Một số phương pháp và hình thức để truyền tải nội dung bài “Nhớ đội mũ bảo hiểm nhé”
4.1. Khởi động
4.2. Kiểm tra bài cũ: Cho học sinh nhắc lại kiến thức bài trước.
4.3. Bài mới 
a. Giới thiệu bài nghe bài hát
b. Hình thành kiến thức
* Hoạt động 1: Xem tranh
Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm 2 quan sát tranh 
+ Nhận biết thực trạng
+ Nhận biết hành vi đúng, hành vi chưa đúng
* Hoạt động 2: Tác dụng của mũ bảo hiểm và cách đội mũ bảo hiểm đúng cách
Tác dụng của mũ bảo hiểm:
+ Giáo viên tổ chức xem video. Sau đó rút ra kết luận.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông tin.
+ Cho học sin

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.docx