Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường mẫu giáo

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường mẫu giáo

Biện pháp 4: Tổ chức các buổi lao động và các hoạt động khác theo tập thể:

Để tạo bóng mát ở sân trường, tạo điều kiện cho các em vui chơi nhà trường phải tổ chức nhiều buổi lao động cho cô và trẻ, đoàn thanh niên, đoàn viên công đoàn trồng nhiều cây xanh, trồng cỏ trên sân trường, tổ chức các buổi lao động vệ sinh phong quang trường lớp có như vậy mới tạo được khuôn viên nhà trường luôn xanh và sạch. Giao trách nhiệm cụ thể cho các lớp về việc giữ gìn chăm sóc cây xanh, thảm cỏ, bồn hoa, trường lớp.

Biện pháp 5: Xây dựng hố rác, nhà vệ sinh:

Rác thải hàng ngày ở trường học tương đối lớn để đảm bảo vệ sinh môi trường cần phải xây dựng hố rác đảm bảo lưu lượng chứa đựng, xử lý rác đúng quy trình tránh ô nhiễm môi trường. Nhà vệ sinh của trẻ và giáo viên cần xây dựng cách xa các phòng học, có hệ thống nước rửa tay sau khi đi vệ sinh, thường xuyên làm tốt công tác chùi rửa nhà vệ sinh.

 

doc 21 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 10520Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường mẫu giáo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ống hàng ngày ở mọi lúc, mọi nơi một cách tự nhiên. Trẻ học thông qua hoạt động, chia sẻ với người lớn bạn bè.
- Lao động của trẻ ở dạng sơ đẳng: Lao động tự phục vụ, chăm sóc thiên nhiên, vệ sinh môi trường. Lao động là phương tiện quan trọng để hình thành ý thức bảo vệ tự nhiên và bảo vệ môi trường.
- Trẻ bắt chước rất nhanh nên thực hiện được các quy tắc đơn giản trong gia đình, trường lớp, cộng đồng.
* Vai trò của giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non:
- Vai trò của giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn, góp phần đặt nền móng ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người. Vì vậy, tôi thấy cần phải biết khuyến khích kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia vào các hoạt động quan sát, tìm hiểu, khám phá môi trường, đáp ứng được tính tò mò nhu cầu tìm tòi hiểu biết của trẻ. Qua đó giúp trẻ hiểu biết về môi trường, rèn luyện kỹ năng giữ gìn bảo vệ môi trường và có thái độ, hành vi thân thiện, gần gũi với môi trường, yêu quý, tôn trọng môi trường, mong muốn được tham gia cải thiện môi trường. Giáo dục tốt bảo vệ môi trường trong trường mầm non là chúng ta đã trang bị kiến thức cho cả một thế hệ tương lai, đó là hành trang theo các em suốt cuộc đời. Đó chính là ước mơ, là hành động cụ thể để giúp cho môi trường của chúng ta mãi mãi xanh tươi. Trong quá trình thực hiện bản thân tôi đã gặp phải không ít những khó khăn và thuận lợi sau:
II.2. Thực trạng.
a. Thuận lợi - khó khăn.
- Thuận lợi.
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục, sự giúp đỡ tận tình của chính quyền địa phương.
Sự quan tâm của nhà trường, sự ủng hộ nhiệt tình của đội ngũ giáo viên, các bậc phụ huynh; sự ngoan ngoãn, chuyên cần của các em học sinh.
Các dụng cụ phục vụ cho hoạt động lao động được nhà trường trang bị tương đối đầy đủ.
- Khó khăn.
Trẻ ở trường tôi đa số là học sinh người dân tộc thiểu số nên việc nhận thức của trẻ còn hạn chế. Và thói quen trong sinh hoạt chưa được văn minh. Trẻ chưa hiểu được và chưa có ý thức về bảo vệ môi trường.
Một số ít cha mẹ học sinh chưa thật sự quan tâm đến con, em mình, và chưa giáo dục cho con, em mình thể hiện ý thức bảo vệ môi trường.
Trẻ mầm non còn nhỏ chóng nhớ mau quên nên việc giáo dục bảo vệ môi trường cần phải thưòng xuyên liên tục.
Trình độ của giáo viên chưa đồng đều, một số giáo viên chưa nắm chắc về nội dung, phương pháp, hình thức nên còn hạn chế trong công tác giáo dục trẻ mầm non bảo vệ môi trường. Trường có 402 học sinh đóng tại 7 điểm trường cách xa nhau, với tổng số 18 lớp nhưng có một số lớp phải ghép nhiều độ tuổi khác nhau dẫn đến khó khăn trong quá trình hướng dẫn, chỉ đạo .
b. Thành công - hạn chế.
- Thành công
Được sự đồng tình và cùng phối hợp giáo viên, sự kết hợp của cha mẹ học sinh đã giúp cho trẻ thêm hứng thú khi tham gia vào các hoạt động, tạo cho trẻ sự tự tin khi thể hiện những hành động văn minh bằng những việc làm nhỏ bé hàng ngày khi đến trường. Giúp cho trẻ biết gần gũi với môi trường.
- Hạn chế
Bên cạnh những thành công đã đạt được thì vẫn còn một số hạn chế như sau: Một số ít cha mẹ học sinh chưa thật sự quan tâm tới vấn đề mà giáo viên tuyên truyền, còn thờ ơ, không nhiệt tình tham gia lao động tập thể. Vì thế mà việc tuyên truyền và vận động chưa được đạt được hiệu quả cao. 
c. Mặt mạnh - mặt yếu.
- Mặt mạnh.
Được sự ủng hộ nhiệt tình của các giáo viên, đồng tình của các giáo viên cùng một lớp thường xuyên tổ chức các hoạt động lao động cho trẻ cùng tham gia, trẻ rất tích cực tham gia vào các hoạt động như cùng làm đồ dùng, đồ chơi. Trẻ thi đua nhau thể hiện hành vi tốt như nhặt rác quanh lớp, quét nhà, tưới nước cho cây.
- Mặt yếu.
Đa số trẻ là người dân tộc thiểu số nên trẻ còn rụt rè, và bên cạnh đó một số trẻ chưa tự tin khi tham gia vào các hoạt động, trẻ chưa hiểu hết lời cô nói. Và một số trẻ vẫn còn quen với lối sinh hoạt ở nhà, chưa biết thể hiện hành vi tốt “như thấy rác mà chưa biết nhặt bỏ vào sọt rác...” dẫn đến khó khăn cho các giáo viên trong quá trình dạy trẻ.
Nhận thức giữa các giáo viên chưa đồng đều dẫn đến khó khăn trong qúa trình hướng dẫn, chỉ đạo.
d. Nguyên nhân, các yếu tố tác động.
Nguyên nhân dẫn đến thành công là nhờ vào sự động viên của Ban lãnh đạo nhà trường, sự ủng hộ nhiệt tình của giáo viên, sự kết hợp của cha mẹ học sinh, và nhất là sự hăng say hứng thú, nhiệt tình của trẻ, ý thức của trẻ đã dần hình thành.
Nguyên nhân hạn chế là một số trẻ chưa nhiệt tình tham gia vào các hoạt động, trẻ còn rụt rè, một số ít cha mẹ học sinh chưa thật sự quan tâm, giáo dục cho con em mình.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra. 
Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm giải quyết những vấn đề về thực trạng đặt ra với những thuận lợi và khó khăn như sau:
- Mặt thuận lợi.
 Trong các năm đứng lớp tôi luôn được tham gia các cuộc thi như “ Môi trường và vệ sinh cá nhân”, “An toàn giao thông”giúp tôi hiểu hơn về trẻ, vấn đề bảo vệ môi trường. Hơn thế bây giờ với vai trò là người quản lý trực tiếp phụ trách công tác bán trú nên tôi biết và thấy rõ hơn thói quen hằng ngày của trẻ từ đó tôi tìm ra được những giải pháp, biện pháp để rèn luyện, giáo dục ý thức cho trẻ biết bảo vệ môi trường.
 Ở trẻ phát huy rất tốt tính tích cực, biết vâng lời cô khi cô hướng dẫn, trẻ biết thi đua trong trong mọi hoạt động. Thể hiện sự nhanh nhẹn và sáng tạo trong các hoạt động.
 Tôi thường xuyên tham mưu với nhà trường trang bị đầy đủ về những vật dụng cần thiết cho lớp. Tuyên truyền tốt nên tạo sự nhiệt tình của giáo viên, cha mẹ học sinh như tham gia vào các buổi lao động ở trường và cùng với giáo viên tuyên truyền đến những người xung quanh về bảo vệ môi trường. 
 Những điều kiện thuận lợi đó đã giúp tôi tìm ra được những biện pháp, giải pháp phù hợp với lứa tuổi của trẻ trong trường để nhằm giáo dục cho trẻ những ý thức, kỹ năng sống cơ bản nhất cho trẻ ngay khi còn nhỏ.
- Mặt khó khăn.
 Bên cạnh những thuận lợi thì bản thân tôi gặp nhiều khó khăn khi thực hiện đề tài này bản thân vốn kinh nghiệm còn ít ỏi, mới được bổ nhiệm nên trong công tác hướng dẫn, quản lý còn gặp nhiều khó khăn.
 Các phân hiệu cách xa nhau dẫn đến khó khăn trong việc hướng dẫn chỉ đạo theo dõi cũng như việc tổ chức các cuộc thi cho giáo viên, học sinh, phụ huynh cùng tham gia.
Cơ sở vật chất mặc dù đã được nhà trường, Phòng giáo dục, chính quyền địa phương quan tâm nhưng chưa đủ đáp ứng với nhu cầu thực tế giáo viên cũng như của trẻ.
Học sinh trường tôi đa số là học sinh người dân tộc thiểu số, một số ít trẻ chưa hiểu tiếng phổ thông, nên cô khó giao lưu cùng trẻ, hướng dẫn trẻ cũng khó tiếp thu, một số trẻ còn rụt rè khi tham gia vào các hoạt động. Bên cạch đó do cuộc sống khó khăn nên cha bố mẹ học sinh chưa quan tâm nhiều tới con, em mình. Chưa nhận thức được tầm quan trọng việc bảo vệ môi trường, do đó một số ít cha mẹ học sinh còn chưa uốn nắn, sửa sai khi thấy con, em mình làm sai. Một số ít còn thơ ơ, tỏ ra không muốn hợp tác cùng giáo viên.
Với những khó khăn và thuận lợi trên bản thân luôn cố gắng học hỏi trau dồi vốn hiểu biết để đưa ra được những giải pháp, biện pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề đặt ra.
II.3. Giải pháp, biện pháp.
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp .
Nhằm rèn cho trẻ những thói quen tốt, giúp cho trẻ hình thành ý thức bảo vệ môi trường ngay từ khi còn nhỏ. Từ đó trẻ sẽ biết tuyên truyền, vận động bạn bè, mọi người xung quanh cùng bảo vệ môi trường xanh –sạch – đẹp.
b. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp.
Biện pháp1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, học sinh về công tác giáo dục bảo vệ môi trường:
Xây dựng cảnh quan môi trường xanh –sạch – đẹp Nhận thức là một vấn đề rất quan trọng trong công tác quản lý, chỉ đạo giáo dục bảo vệ môi trường đây là một công tác để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, giáo dục ý thức kỹ năng sống cho học sinh. 
* Đối với cán bộ quản lý. 
Cán bộ cốt cán là lực lượng nòng cốt quyết định sự thành công của công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh vì vậy nâng cao nhận thức là một việc làm cần thiết. Trước hết là đối với hiệu trưởng, người cán bộ quản lý trường học phải nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục bảo vệ môi trường ởtrường phổ thông, triển khai cụ thể đến từng giáo viên yêu cầu, tiêu chí trường học xanh – sạch- đẹp, an toàn cuối năm học tự đánh giá theo kế hoạch của trường đã đề ra . Phải nhận thức được sự chỉ đạo, tổ chức các hoạt động, các phong trào là nhiệm vụ của hiệu trưởng và Hội đồng giáo dục. Thấy được tầm quan trọng của công tác giáo dục trong trường phổ thông, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng sống, ý thức bảo vệ môi trường xung quanh. Qua đó hiệu trưởng không được xem nhẹ công tác này và biết đầu tư thích đáng để công tác giáo dục môi trường có chất lượng và đạt được hiệu quả cao nhất. 
* Đối với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm. 
Sự hợp tác của GVCN và GVBM có vai trò quyết định cho sự thành công của công tác giáo dục bảo vệ môi trường vì vậy nâng cao nhận thức cho giáo viên là việc cần làm. Thông qua hoạt động ngoại khoá của các tổ chuyên môn, các buổi họp hội đồng ...giúp giáo viên nhận thức tầm quan trọng của công tác giáo dục bảo vệ môi trường, đây là nhiệm vụ quan trọng trong phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của ngành giáo dục phát động nhằm góp phần giáo dục toàn diện học sinh, rèn luyện cho các em kỹ năng sống và hoạt động, thấy được tầm quan trọng của công tác này và thì mỗi CBVC phải phát huy tinh thần trách nhiệm của mình tìm ra biện pháp phù hợp để giáo dục học sinh đạt hiệu quả cao nhất. 
c.Đối với học sinh: 
Tập cho trẻ có ý thức và hành động tự giác giữ gìn môi trường xanh – sạch –đẹp ngay từ ngày đầu tiên bước chân đến trường và thực hiện mọi lúc, mọi nơi. 
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch lao động vệ sinh hàng tuần, hàng ngày cho cô và trẻ
Kế hoạch này được tiến hành từ đầu năm học đến kết thúc năm được duy trì thường xuyên liên tục. 
Biện pháp 3: Thành lập Ban kiểm tra giám sát công tác giáo dục bảo vệ môi trường.
Cần thành lập Ban chỉ đạo thường xuyên giám sát công tác bảo vệ môi trường của học sinh. Ban chỉ đạo mỗi tháng phải tổ chức họp 1 lần để đánh giá tình hình của công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan môi trường xanh-sạch- đẹp.
Biện pháp 4: Tổ chức các buổi lao động và các hoạt động khác theo tập thể:
Để tạo bóng mát ở sân trường, tạo điều kiện cho các em vui chơi nhà trường phải tổ chức nhiều buổi lao động cho cô và trẻ, đoàn thanh niên, đoàn viên công đoàn trồng nhiều cây xanh, trồng cỏ trên sân trường, tổ chức các buổi lao động vệ sinh phong quang trường lớp có như vậy mới tạo được khuôn viên nhà trường luôn xanh và sạch. Giao trách nhiệm cụ thể cho các lớp về việc giữ gìn chăm sóc cây xanh, thảm cỏ, bồn hoa, trường lớp. 
Biện pháp 5: Xây dựng hố rác, nhà vệ sinh:
Rác thải hàng ngày ở trường học tương đối lớn để đảm bảo vệ sinh môi trường cần phải xây dựng hố rác đảm bảo lưu lượng chứa đựng, xử lý rác đúng quy trình tránh ô nhiễm môi trường. Nhà vệ sinh của trẻ và giáo viên cần xây dựng cách xa các phòng học, có hệ thống nước rửa tay sau khi đi vệ sinh, thường xuyên làm tốt công tác chùi rửa nhà vệ sinh. 
Biện pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá
Phong trào bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan môi trường xanh- sạch- đẹp là rất cần thiết và quan trọng do vậy. Công tác kiểm tra phải xuyên suốt từ đầu đến cuối năm học. Hằng tháng phải đưa ra được những ưu điểm và tồn tại cần khắc phục. Có khen thưởng rõ ràng, công bằng...
Biện pháp 7: Thực hiện công tác xã hội hoá hiệu quả bằng việc tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non:
- 	Các năm học trước những phương pháp, kỹ năng tổ chức tuyên truyền còn gặp khó khăn lúng túng và hạn chế về nội dung tuyên truyền. Bản thân tôi rất trăn trở suy nghĩ cần cải cách lại phương pháp tuyên truyền theo hình thức mới có hiệu quả hơn. Sự kết hợp công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn dân về việc bảo vệ môi trường kết hợp với đóng góp xây dựng cơ sở vật chất. Trước hết đối với thành viên ban chỉ đạo năm học 2014-2015 có điều chỉnh bổ sung thành viên mới là đại diện phụ huynh tham gia ban chỉ đạo, nhằm tạo nhân lực làm tiếng nói gần gũi trong quá trình xã hội hoá công tác giáo dục bảo vệ môi trường.
- Cùng với nhà trường họp với các đoàn thể và giáo viên trong trường để quán triệt kế hoạch bảo vệ môi trường. Các đoàn thể và giáo viên đã thảo luận sâu sắc vào kế hoạch của trường và đưa yêu cầu, nội dung của giáo dục bảo vệ môi trường vào kế hoạch công tác năm, tháng của tổ chuyên môn và cá nhân.
 - Tuyên truyền sâu rộng tới phụ huynh học sinh về nội dung của giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non. Tuyên truyền bằng nhiều hình thức: Qua các buổi họp phụ huynh học sinh, qua những bài viết tuyên truyền của đội ngũ giáo viên, tuyên truyền bằng bản tin, tranh treo trên tường, những nơi gần đường đi lại để phụ huynh dễ quan sát.
- Tuyên truyền bằng hình thức giới thiệu sản phẩm của các cháu như: Vẽ nặn, viết chữ đẹp, những đồ chơi đơn giản do các bé tự làm vì vậycho cha mẹ rất phấn khởi khi đưa con đến trường.
- Thời gian tuyên truyền là cả một năm học. Kết quả: Nhận thức của nhân dân, của phụ huynh được nâng lên rõ rệt, đã cải thiện được cơ sở vật chất, những đồ dùng thiết thực cho học sinh: ti vi, đầu đĩa, đệm ấm cho trẻ .
Biện pháp 8: Thường xuyên động viên giáo viên làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh tăng cường nguyên liệu vật liệu cho từng chủ điểm.
- Câu nói của Bác Hồ luôn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động “ Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Biết vận dụng được điều đó trong thực tiễn chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường sẽ đạt được kết quả như mong đợi. Phụ huynh học sinh là một lực lượng gắn bó mật thiết trong giáo dục mầm non. Họ là người hàng ngày đưa đón trẻ tới trường, họ thường xuyên được nhìn thấy công việc làm của cán bộ giáo viên mầm non. Chính vì vậy tôi đã triển khai và tích cực phối hợp với phụ huynh cùng tham gia vào sưu tầm và bổ sung một nguyên liệu, vật liệu sẵn có của địa phương vào làm các đồ dùng học tập cũng như đồ chơi cho trẻ theo các chủ đề của năm học. Vì thế giáo viên đã có đầy đủ nguyên liệu để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ, tận dụng được các nguyên liệu thiên nhiên, đồ dùng phong phú đa dạng và nhiều chủng loại.
Biện pháp 9: Tổ chức tốt các hội thi bảo vệ cho giáo viên, trẻ, phụ huynh cùng tham gia
Tôi đã lập kế hoạch kết hợp cùng với nhà trường tổ chức hội thi “Làm đồ dùng đồ chơi tự tạo”, “ Môi trường và vệ sinh cá nhân”, “ An toàn giao thông”, “ Bé với văn học”, “Trò chơi dân gian”, “Hát dân ca”. Thành viên ban giám khảo là đại diện phụ huynh học sinh, đại diện nhà trường. Qua hội thi đó giúp phụ huynh hiểu được việc làm của đội ngũ giáo viên, bằng đôi tay khéoléo các cô đã tạo ra hàng ngàn dồ chơi không những hấp dẫn trẻ mà phụ huynh cũng vô cùng thích thú, bằng những bài thơ câu chuyện qua hội thi “Bé với văn học” đã tạo cho trẻ vui vẻ thích thú tích cực tham gia hoạt động sôi nổi. Qua đó đã tạo được niềm tin của phụ huynh với nhà trường nhờ đó công tác giáo dục bảo vệ môi trường được phụ huynh nhiệt tình ủng hộ.
- Ban giám hiệu phổ biến nội dung tiêu chí của công tác giáo dục bảo vệ môi trường để phụ huynh cùng bàn bạc, xem nội dung nào làm trước nội dung nào làm sau: 
Ví dụ: Trồng cây bóng mát trong trường, cải tạo công trình vệ sinh, hợp đồng chuyển rác thải và đặc biệt chú trọng khâu vệ sinh an toàn thực phẩm, cải tạo đất để làm vườn rau cho nhà trường, ủng hộ chậu hoa cây cảnh.
Tổ chức một số trò chơi là một hoạt động quen thuộc, gần gũi với tất cả mọi người từ người lớn đến trẻ em. Cũng như lao động, học tập, trò chơi là một loại hình hoạt động sống của con người. Trò chơi tạo tất cả những điều kiện để trẻ thể hiện nhu cầu tự nhiên về hoạt động, tạo ra ở trẻ những rung động thực tế và quan trọng cho cuộc sống. Đối với trẻ em, chơi có nghĩa là hoạt động, là khơi dậy trong mình những cảm giác và ước mơ, là cố gắng để thực hiện những ước mơ đó, là cảm giác, tri giác và phản ánh một cách sáng tạo thế giới vào trong tưởng tượng của mình. Đúng như A.M. Go- rơ- ki đã nhận xét “ Trò chơi là con đường để trẻ em nhận thức thế giới, là nơi chúng đang sống và là cái chúng nhận thấy cần phải thay đổi.”Tổ chức thi chơi “Trò chơi dân gian”, “Hát dân ca”, đối tượng dự thi là cô giáo, học sinh và phụ huynh cùng kết hợp thi.
- Chủ động vận động phụ huynh sưu tầm cung cấp thêm một số trò chơi dân gian bài hát dân ca có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường để cung cấp thêm cho giáo viên vào các buổi chuyên đề.
Trò chơi 1: Thi kể tên các loài động vật, thực vật
a. Mục đích: Giúp học sinh củng cố, khắc sâu các kiến thức về đa dạng sinh học.
b. Nội dung: Kể tên các loài động thực vật mà em biết.
c. Cách chơi: Giáo viên chia học sinh thành 2 nhóm ( hoặc 3, 4 nhóm) giáo viên nêu 1 chữ cái, các nhóm phải kể tên các động vật, thực vật mà nhóm biết bắt đầu bằng chữ cái đó. 
Ví dụ: Giáo viên nêu chữ “S” học sinh các nhóm phải kể tên các động vật hoặc thực vật có chữ cái đầu là “S”: sên, sấu, sáo, sóc, su su, su hào,....nhưng không được kể tên trùng với nhóm bạn, khi chỉ đến nhóm nào mà không tìm được, giáo viên cho đếm từ 1 đến 5 như nhóm đó vẫn chưa tìm ra coi như b ị thua. Hoặc cũng có thể cho các nhóm ghi tên lên bảng nhóm và đếm xem nhóm nào kể được nhiều tên động vật, thực vật hơn là nhóm đó thắng. Trò chơi diễn ra trong 5 phút. Các chữ cái giáo viên đưa ra từ dễ đến khó: S, C, Ch, K, Ô, Ê,..
Trò chơi 2: Trời- Đất- Nước
a. Mục đích: Giúp học sinh củng cố, khắc sâu các kiến thức về đa dạng sinh học.
b. Nội dung: Kể tên các con vật có ở trên trời, dưới đất, dưới nước
- Đối với phụ huynh sẽ là ấn tượng sâu sắc trong công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non, nâng cao hiểu biết cho phụ huynh, phụ huynh thông cảm, giúp đỡ nhà trường, chia sẻ khó khăn để giúp trẻ cùng tiến bộ. 
Không những vậy tôi còn vận động cha mẹ học sinh chung tay bảo vệ môi trường, như không được vứt rác bùa bãi, không được chặt phá rừng. khi có rác hãy gom lại thành đống và đốt, cùng tham gia phát quan nhà ở, trồng cây xanh quanh nhà, và tham gia vào hoạt động lao động phát cỏ quanh lớp học. Bằng những việc làm hàng ngày chúng ta đã dần hình thành những thói quen tốt cho trẻ, những thói quen ấy sẽ là nền tảng để trẻ trở thành người công dân tốt, một người có ý thức tốt trong việc bảo vệ môi trường.
*Biện pháp 10: Hướng dẫn cho giáo viên:
+ Tạo môi trường thân thiện cho trẻ khi trẻ đến lớp.
 Để tạo cho trẻ một môi trường thân thiện thì trước hết tôi phải dọn dẹp lớp học sạch sẽ, gon gàng, trang trí lớp phù hợp lôi cuốn trẻ, đồ dùng, đồ chơi tôi thường xuyên lau chùi sắp xếp gọn gàng vào kệ, phía ngoài lớp thì có sẵn những thùng đựng rác, chổi, đồ hốt rác, găng tay..., không những vậy bản thân tôi cũng phải ăn mặc gọn gàng, phù hợp nơi công sở, trò chuyện thân mật cùng trẻ. Như vậy sẽ làm cho trẻ một cảm giác an toàn khi đến lớp, thích được đến lớp.
Trong giờ đón trẻ tôi thường trò chuyện với trẻ để nghe trẻ kể về những thói quen sinh hoạt khi ở nhà, tạo cho trẻ sự mạnh dạn, tự tin và gần gũi với cô giáo như:
 “Sáng nay con ngủ dậy con làm gì?” 
 “Con giúp mẹ làm những việc gì?”
 “Ở nhà con có hay ăn qua không?”
 ‘Vậy ăn xong con thường làm gì với các vỏ kẹo, vỏ bánh đó nào?”
 Động viên trẻ trả lời thật để từ đó giáo viên nắm bắt được những thói của trẻ để tìm ra cách giáo dục phù hợp nhất. Tôi thường hướng dẫn, trẻ nhặt rác khi thấy bạn khác vứt ra sân, hàng tuần tôi cùng trẻ tổ chức lao động nhặt rác, dọn vệ sinh quanh lớp học quanh sân trường, cho trẻ tham gia trồng cây xanh, trồng hoa trước cửa lớp. Khi vào lớp thì cho trẻ cất đồ dùng cá nhân của mình vào nơi quy định, khi chơi xong biết dọn cất đồ chơi vào nơi quy định. Và giáo dục cho trẻ hiểu rằng bạn làm như vậy là xấu, khi ăn xong có rác thì phải biết cầm tới nơi có xọt rác để bỏ vào đó. Nếu như thấy rác mà các con không nhặt, bạn không nhặt thì nhìn sân trường của chúng ta có sạch – đẹp không? Lần đầu tiên cô nhắc nhở như vậy sẽ là một bài học đơn giản cho trẻ và sau nhiều lần như thế sẽ hình thành dần thói quen cho trẻ.
Biện pháp 11: H

Tài liệu đính kèm:

  • doc19SKKN_2014-2015 Nguyệt.doc