Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo Lớn

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo Lớn

. Cơ sở lý luận

1.1 Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ

Trẻ mầm non ban đầu còn chưa hiểu hết việc kính trọng, thưa gửi lễ phép, còn

ứng xử theo cách riêng của bản thân mình với người lớn tuổi, với bạn bè và cô

giáo

Trẻ bắt đầu giao tiếp và học theo

Giao tiếp là một trong những đặc điểm tâm lý trẻ mầm non. Ở độ tuổi này, trẻ

bắt đầu hình thành khả năng giao tiếp và hào hứng với việc giao tiếp với mọi

người. Trẻ sẽ quan sát những gì đang diễn ra xung quanh, cha mẹ, người thân và

giáo viên để học theo. Là giáo viên mầm non, các bạn nên chú ý trong ngôn từ

giao tiếp trên lớp sao cho chuẩn mực sư phạm, tránh sử dụng tiếng địa phương

tránh gây nhiễu loạn ngôn ngữ của trẻ.

Trẻ thích được yêu thương

Các em bắt đầu tiếp xúc với thế giới bên ngoài nên đặc điểm tâm lý trẻ mầm non

trong giai đoạn này là sợ hãi và cần sự yêu thương của gia đình, giáo viên và

mọi người xung quanh. Khi trẻ sợ hãi, giáo viên nên động viên, ai ủi trẻ, khi trẻ

mắc sai lầm thì giáo viên cũng nên nhẹ nhàng phân tích để cho trẻ hiểu, tránh

quát mắng làm các em hoảng sợ.

pdf 24 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 1778Lượt tải 7 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo Lớn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biện pháp 
3.1. Biện pháp 1: Đánh giá thực trạng lớp 
Thời gian đầu trẻ đến lớp còn có những thói quen tự do như ở nhà, trả lời 
câu hỏi của cô còn trả lời trống không, ra vào lớp tự nhiên nói năng tự do ở trong 
lớp, không chú ý học bài mà ngồi chơi, không vứt rác đúng vào nơi quy định... 
Đứng trước tình hình như vậy, tôi thực sự trăn trở và tìm ra các giải pháp 
dạy trẻ để tất cả trẻ đều ngoan và có những thói quen, hành vi nề nếp. 
Tôi đã thực hiện khảo sát chất lượng hành vi lễ giáo của trẻ và thu được 
kết quả như sau: 
STT Nội dung Số trẻ Tỉ lệ% 
1 Biết xưng hô, chào hỏi lễ phép 23/43 53 
2 Biết nói cảm ơn, xin lỗi đúng lúc 20/43 46 
3 Biết giữ gìn, cất, sắp xếp đồ chơi theo quy định 27/43 63 
4 Biết giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường 25/43 58 
5 Biết nhường nhịn giúp đỡ bạn 22/43 51 
6 Trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp 28/43 65 
Khi đã có kết quả khảo sát tôi dã dễ dàng hơn trong việc tìm ra các biện 
pháp phù hợp tiếp theo để giáo dục lễ giáo cho trẻ 
3.2. Biện pháp 2: Xây dựng lớp học lễ giáo 
Cùng với toàn ngành thực hiện chuyên đề năm học xây dựng trường học thân thiệnhọc 
7 
sinh tích cực. Thì việc tạo cảnh quan sư phạm trong phòng học, môi trường 
xung quanh cũng là một chuyên đề mà tôi chú trọng trong năm học này. 
Tôi luôn chú ý tạo cảnh quan trong phòng học, đồ dùng đồ chơi được sắp xếp 
“Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ MGL” 
gọn gàng, ngăn nắp, từng góc riêng biệt mỗi kệ góc tôi đều làm mới, để hấp dẫn trẻ, 
tạo cảm giác thích thú khi trẻ hoạt động và luôn mong muốn được sắp xếp ngăn nắp 
sau khi chơi. 
Ngoài ra trong tôi còn xây dựng góc tuyên truyền gây sự chú ý của phụ 
huynh. Hàng tháng tôi lên kế hoạch chủ đề giáo dục lễ giáo và thay tranh ảnh bài 
thơ có nội dung phù hợp với chủ đề từng tháng. 
 Ngoài ra tôi còn sưu tầm tranh truyện sách báo nhi đồng có hình ảnh và 
nội dung về lễ giáo làm một album có nội dung và hình ảnh phù hợp với trẻ để 
đến giờ hoạt động góc trẻ về góc học tập có thể mở ra xem . Đối với góc tuyên 
truyền tôi cũng dành một góc để tuyên truyền giáo dục lễ giáo cho phụ huynh 
nắm bắt để từ đó phụ huynh sẽ chú trọng đến việc giáo dục lễ giáo ở nhà 
8 
“Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ MGL” 
Ví dụ 1:Với chủ đề Trường mầm non tôi dán lên bức tranh một em bé 
đang vòng tay chào cô giáo khi đến lớp. Khi trẻ nhìn tranh và biết được hành 
động của em bé này ngoan hay hư, từ đó có ý thức làm theo những việc làm 
đúng đắn.Hay chủ đề bản thân tôi dán lên bài thơ Năm không 
Một không quấy mẹ đòi cha 
Hai không vòi vĩnh mẹ cho ăn quà 
Ba không cấu bạn tranh giành đồ chơi 
Bốn không ăn uống lề mề 
Năm không vứt rác ra nhà mới ngoan 
Ví dụ 2: Với chủ đề Bản thân tôi dán lên bài thơ: “Không vứt rác ra 
đường”cùng với hình ảnh minh họa một bạn nhỏ đang bỏ vào thùng. Thông qua 
hình ảnh đó trẻ biết những hành vi bảo vệ môi trường và bỏ rác đúng nơi quy 
định 
 Không vứt rác ra đường 
 Cái bánh có lá gai 
Quả chuối vỏ rất trơn 
Giẫm phải là ngã luôn 
Nhớ bỏ vào thùng rác 
 Việc lồng ghép nội dung giáo dục lễ giáo vào các góc trẻ rất thích thú và 
thường xuyên đến xem. 
9 
Ví dụ 3: Với chủ đề Gia đình. Giáo dục cho các cháu thương yêu kính 
trọng ông bà, bố mẹ: Hằng ngày bố mẹ làm việc vất vả để nuôi các con, vì vậy 
các con 
“Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ MGL” 
phải biết phụ giúp, đỡ đần cho bố mẹ bớt những công việc vừa sức của mình 
như: quét dọn nhà cửa, trông coi nhà cửa, cho gà ăn, tưới nước cho hoa, chăm 
sóc nhổ cỏ cho các cây bon sai và còn phải học hành thật là chăm chỉ đấy nhé. 
Tôi dán tranh “Bé quét nhà”, “Bé cho gà ăn thóc”, “Bé cùng chị tưới nước, bắt 
sâu cho hoa” và ghép với bài thơ Buổi sáng 
Sáng nào cũng vậy 
Bé dậy cùng bà 
Ra trước sân nhà 
Tập bài thể dục 
Đánh răng rửa mặt 
Lấy chổi quét nhà 
Cho gà ăn thóc 
Thương ba khó nhọc 
Bé học chuyên cần 
Thương mẹ tảo tần 
Bé ngoan lễ phép. 
Khi sử dụng biện pháp này, tôi thấy trẻ lớp tôi học được rất nhiều các 
hành vi lễ giáo mà không bị gò bó hay nặng nề. Không những thế tôi còn giảm 
được thời gian truyền tải kiến thức cho trẻ. 
3.3. Biện pháp 3: Giáo viên làm gương cho trẻ 
Phương pháp tốt nhất mà giáo viên có thể dạy cho trẻ là hãy trở thành tấm 
gương tốt để trẻ noi theo. Bởi vì, trẻ nhỏ thường hay bắt chước những gì người 
lớn làm. 
 Là một giáo viên mầm non tôi nghĩ cô giáo là tụ điểm văn hóa, là mẫu 
hình thành nhân cách cho trẻ nhập tâm bắt chước và học tập cô như là một đại 
diện nền văn hóa dân tộc, cô thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo 
hay cô giáo như mẹ hiền, mẹ và cô là hai cô giáo, trẻ có hai mẹ hiền nhất định là 
con ngoan trò giỏi vì vậy để đạt được hiệu quả trong giáo dục lễ giáo cho trẻ thì 
việc cô giáo gương mẫu là việc làm vô cùng cần thiết. Bởi hàng ngày thời gian 
của trẻ ở trường, ở bên cô là chủ yếu, trẻ luôn thích được cô yêu thương, gần 
gũi. Mọi hành vi của cô được trẻ để ý và thích bắt chước làm theo. Vì vậy cô 
luôn luôn thể hiện chuẩn mực trong cách giao tiếp với người lớn và mọi người 
xung quanh. Với trẻ không to tiếng quát tháo, xưng hô dịu dàng bằng cô và con, 
giờ đón trả trẻ tôi luôn ân cần dịu dàng thương yêu trẻ, khiêm tốn lịch sự trong 
giao tiếp với phụ huynh, Khi nói với trẻ tôi phát âm chuẩn, rõ ràng song không 
khô khan, cứng nhắc. Tôi nhận thấy tư duy của trẻ gắn với yếu tố tình cảm, hành 
động suy nghĩ theo hứng thú trẻ ghi nhớ chủ yếu qua những gì ấn tượng mạnh: 
Một giọng nói hấp dẫn nhẹ nhàng ,cháu hỏi gì tôi trả lời rõ ràng, đủ câu, không 
trả lời qua loa chiếu lệ. 
Mặt khác tôi luôn tìm hiểu kỹ về đặc điểm tâm lý của từng trẻ để có 
những cách ứng xử phù hợp với trẻ. 
Ví dụ: Lớp tôi có cháu cháu Nhất Sang, cháu Minh Ngọc, Cháu Kim Anh, 
 Ở lớp các cháu rất nhút nhát, trong giờ học ít tham gia phát biểu ý kiến, và 
10 
dường như trẻ không thích tham gia vào các hoạt động tập thể. Chính vì vậy tôi 
luôn dành nhiều thời gian để trò chuyện, gần gũi trẻ. Nhiều lúc tôi tham gia chơi 
và hoạt động cùng trẻ và lôi cuốn trẻ vào các hoạt động chung.Còn với những 
“Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ MGL” 
cháu hay làm nũng thì lại cần tập cho trẻ thói quen biết tự lập, tự phục vụ cho bản 
thân mình mà không phải lúc nào cũng cần đến sự giúp đỡ của người thân. 
Với biện pháp này không những trẻ có mẫu để làm theo, để bắt chước mà 
chính bản thân giáo viên cũng ngày càng hoàn thiện mình hơn 
3.4. Biện pháp 4: Sử dụng công nghệ thông tin vào việc giáo dục lễ 
giáo 
Mỗi phương pháp hay biện pháp mà giáo viên sử dụng trong giảng dạy 
đều hướng đến mục đích: góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ và ứng 
dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy là một trong những biện pháp đó. 
Để việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy đòi hỏi người giáo viên 
mầm non không chỉ có năng lực sư phạm mà còn cần có những kinh nghiệm 
trong việc phối kết hợp giữa giáo án điện tử và phần giảng dạy của cô để việc 
ứng dụng tin học thực sự đem lại hiệu quả giáo dục cao. 
 Ví dụ: Trong các tiết học tôi đã áp dụng công nghệ thông tin và đưa 
đên cho trẻ những hình ảnh thật về các hành vi văn minh, lễ phép. Cho trẻ xem 
những đoạn phim về các bạn nhỏ đang thực hiện công việc nhặt rác ở sân trường 
và giáo dục cho trẻ biết các bạn đang làm vệ sinh môi trường ở những nơi công 
cộng để giữ gìn vệ sinh chung. 
Hoặc có thể đưa ra clip về các hành vi đúng, sai về việc bảo vệ môi 
trường và tham gia giao thông. Yêu cầu trẻ lên chọn cho cô các hành vi đúng và 
chỉ ra các hành vi sai. Nếu cháu chọn đúng cô sẽ cho hiệu ứng mặt cười, và các 
cháu chọn sai sẽ hiện ra mặt mếu. điều đó khiến trẻ rất hứng thú và tham gia học 
tập với hiệu quả cao. 
Các tiết học được tổ chức thường xuyên và thu hút được sự chú ý, thích 
thú của trẻ. Vì vậy lồng ghép nội dung giáo dục lễ giáo vào các môn học có 
nhiều ưu thế nhằm hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi có văn hoá. 
Ví dụ: 
+ Môn làm quen văn học: Qua câu chuyện “Tấm Cám”. Sau khi cô kể 
cho trẻ trên màn hình máy chiếu.Cô đàm thoại cùng với trẻ Tấm là người như 
thế nào? Cám là người như thế nào? Con thích nhân vật nào? Vì sao? 
11 
“Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ MGL” 
Cô giáo dục trẻ lòng thật thà, yêu thương người thân, dạy cháu yêu cái 
thiện ghét cái ác, hình thành ở trẻ lòng nhân ái với mọi người xung quanh . 
Hay khi kể cho trẻ nghe câu chuyện: “Cái hồ nhỏ” 
Sau khi kể cho trẻ nghe và đàm thoại về nội dung câu chuyện: Bạn thỏ đã 
nhận ra lỗi của mình và xin lỗi các bạn Tôm, cua, ếch. Và bạn còn tự mình vớt hết 
rác trong hồ lên để cho nước trong sạch. Qua câu chuyện đó tôi lồng ghép giáo 
dục trẻ không vứt rác bừa bãi mà phải bỏ vào đúng nơi quy định, đồng thời giáo 
dục các cháu biết giữ gìn vệ sinh cho môi trường trong sạch. Và khi làm điều gì 
sai phải biết xin lỗi bạn bè và biết sửa lỗi. Như vậy mới được mọi người yêu quý. 
Dạy trẻ bài thơ: “Phải là hai tay” sau khi cho trẻ đọc trên máy tính cô đàm 
thoại cùng trẻ Lễ phép với người bề trên kính trọng yêu thương mọi người trong 
gia đình khi ăn xong phải biết rót nước, mời tăm bố mẹ ông bà mời ai cái gì phải 
đưa bằng hai tay mới là con ngoan. 
+ Qua môn khám phá khoa học. Tiết "Trò chuyện cùng trẻ về cây xanh 
quanh bé". 
Sau khi cho trẻ quan sát trên màn hình, đàm thoại về lợi ích của cây và các 
bạn nhỏ đang chăm sóc cho cây cô hỏi trẻ: Con có biết các bạn đang làm gì không? 
Các bạn có đáng khen không? Muốn được khen như các bạn thì con phải làm gì? 
12 
Qua đó trẻ biết bảo vệ chăm sóc cây xanh để cây cho ta nhiều lợi ích bằng 
cách tưới nước cho cây, không bẻ cành ngắt lá Có thể cho trẻ trực tiếp được tưới 
cây, nhổ cỏ cho cây, nhắc trẻ về nhà giúp đỡ bố mẹ chăm sóc cây trong vườn. 
+ Môn học âm nhạc: Tiết dạy hát: Bông hoa mừng cô 
“Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ MGL” 
Sau khi dạy trẻ hát cô trò chuyện về nội dung bài hát: 
- Đối với cô giáo các con phải như thế nào? Khi tặng hoa cho cô các con 
tặng bằng mấy tay? Thông qua đó giáo dục trẻ khi nhận hoặc trao vật gì với 
người lớn nên trao hoặc nhận phải là hai tay, khi nhận con nói lời cảm ơn. 
+ Môn giáo dục thể chất: Trước giờ hoạt động có chủ đích tôi mở cho trẻ 
xem hình về các môm thể thao và trao đổi với trẻ: Muốn cơ thể khỏe mạnh thì 
các con phải làm gì? 
– Cô giáo dục trẻ siêng năng tập thể dục, tập đều đặn giúp cho cơ thể luôn 
khỏe mạnh và phát triển các nhóm cơ, trong lúc tập các con phải không chen lấn 
nhau hay xô đẩy bạn. 
+ Đối với giờ học tạo hình: Ví dụ: “Vẽ người thân trong gia đình”. 
Cô cho trẻquan sát các vật mẫu trên máy tính và trò chuyện cùng trẻ về 
các thành viên có trên máy cô hỏi gia đình trẻ có những ai? Gia đình một thế hệ 
hay hai thế hệ?Mọi người sống trong gia đình như thế nào với nhau? ... 
– Cô giáo dục trẻ biết yêu thương kính trọng đối với ông bà, cha mẹ, anh 
chị, biết nhường nhịn em bé không tranh giành đồ chơi của em. 
Sử dụng công nghệ thông tin vào việc giáo dục lễ giáo làm cho trẻ không 
bị nhàm chán, giúp trẻ hứng thú hơn khi tiếp thu kiến thức và kết quả giáo dục 
đạt cao. 
3.5. Biện pháp 5:Giáo dục lễ giáo cho trẻ mọi lúc mọi nơi 
Khi thực hiên giáo dục lễ giáo cho trẻ tôi đã lồng ghép vào các hoạt động 
trong ngày như hoạt động đón trả trẻ hoạt động góc, hoạt động dạo chơi ngoài 
trời, hoạt động chiều 
 * Giờ đón, trả trẻ: 
Ở lứa tuổi của trẻ luôn thích được cô yêu thương gần gũi, mọi hành vi của 
cô được trẻ lưu tâm nhất vì vậy cô luôn chuẩn mực trong giao tiếp giờ đón trả trẻ 
tôi luôn ân cần dịu dàng thương yêu trẻ, khiêm tốn lịch sự trong giao tiếp với phụ 
huynh, sau đó nhắc trẻ biết cất đồ dùng đúng nơi quy định, chào cô sau đó chào 
tạm biệt bố mẹ để đi vào lớp. 
13 
“Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ MGL” 
 - Trước giờ trả trẻ cô nhắc trẻ từ tốn, không vội vàng, xô đẩy nhau, chào Bố 
Mẹ và xin phép cô ra về. Dặn trẻ về nhà ngoan, vâng lời bố mẹ ông bà anh chị 
* Giáo dục lễ giáo vào hoạt động vui chơi : Đối với trẻ lứa tuổi này trẻ 
học mà chơi, chơi mà học, trong giờ hoạt động góc trẻ được thực hành trải 
nghiệm nhiều vai chơi khác nhau phản ánh sinh hoạt cuộc sống của người lớn, 
tôi tiến hành lồng ghép lễ giáo vào các góc, qua đó trẻ được đối thoại những câu 
chào hỏi lễ phép, câu cảm ơn, xin lỗi, trao nhận bằng hai tay, tôi theo dõi quan 
sát lắng nghe để kịp thời uốn nắn trẻ khi có biểu hiện chưa đúng. Giúp trẻ hình 
thành thói quen hành vi văn minh trong giao tiếp. 
Ví dụ: Qua trò chơi phân vai – y tá – bác sỹ: 
 Tôi hướng dẫn trẻ biết đóng vai bác sĩ, biết thăm hỏi bệnh nhân ân cần. 
+Bác sĩ biết hỏi bệnh nhân, cháu đau chỗ nào? Đau ra sao? 
+Trẻ đóng vai bác sĩ phát thuốc dặn bệnh nhân uống thuốc ngày mấy lần. 
+Trẻ đóng vai bệnh nhân nhận thuốc, nhận đơn thuốc bằng hai tay và nói 
lời cảm ơn đối với bác sĩ. 
14 
“Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ MGL” 
 Ví dụ : Qua trò chơi bán hàng: 
Yêu cầu người bán hàng và người mua hàng phải nói nhẹ nhàng, đủ câu: 
+ Cô chú mua gì ạ? 
+ Bán cho tôi quả nải chuối 
+ Bao nhiêu tiền vậy cô 
Sau khi chơi xong tôi nhắc nhở trẻ thu dọn đồ chơi cất lên giá gọn gàng, 
ngay ngắn. 
Qua hoạt động góc cháu mạnh dạn dần, thành thạo dần trong giao tiếp, 
trong ứng xử, chào hỏi đối với mọi người xung quanh mình. 
Từ đây trẻ lớp tôi đã hết nói trống không . Trẻ biết nói và trả lời đầy đủ 
câu, biết xưng hô chuẩn mực đối với cô và bạn. 
Trong khi chơi nếu trẻ làm việc gì sai đối với bạn, tôi nhắc nhở trẻ phải 
biết xin lỗi cô, xin lỗi bạn, ai cho cái gì thì nhận bằng hai tay và nói cảm ơn. 
Ngoài ra còn giáo dục cháu đoàn kết với bạn bè, không tranh giành đồ chơi 
với bạn, gặp chuyện gì phải thông báo cho người lớn biết. 
 * Đối với giờ dạo chơi ngoài trời 
Ví dụ: Tham quan vườn cây ăn quả .Cô đàm thoại với trẻ: 
- Khi đi tham quan các con phải đi như thế nào? – Khi ăn quả các con 
phải nhớ đến ai? 
15 
 Sau khi đàm thoại tôi giáo dục trẻ ngoan, không chen lấn, xô đẩy bạn. 
Biết kính trọng, yêu quý những người lao động, trước khi ăn quả phải rửa sạch 
và gọt vỏ, không vứt vỏ và hạt bừa bãi mà phải để vỏ vào nơi qui định. Ăn phải 
từ tốn, chậm rãi. 
“Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ MGL” 
Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh lớp, biết đoàn kết, giúp 
đỡ bạn bè, mọi người xung quanh. 
* Giờ đón trẻ hoặc trả trẻ: 
 Tôi rất ân cần và chuẩn mực trong xưng hô với bố mẹ trẻ, nhắc nhở trẻ cất đồ 
dùng đúng nơi quy định và chào cô, sau đó chào tạm biệt bố mẹ để vào lớp học. 
 Ra về nhắc trẻ từ tốn, không vội vàng, xô đẩy nhau chào Bố Mẹ và xin phép 
cô ra về. Dặn trẻ về nhà ngoan, nghe lời Ông Bà, Bố Mẹ 
 * Giờ ăn: 
 - Trước khi ăn cô cho trẻ rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch 
Ví dụ: Chuẩn bị trước giờ ăn cô cho trẻ đọc bài thơ: Giờ ăn 
Giờ ăn bé nhớ lời cô 
Ăn chậm nhai kỹ sao cho đàng hoàng 
Ăn xong xếp ghế gọn gàng 
Nhặt vụn cơm vãi bé càng đáng khen 
Cô mời trẻ và gợi ý để trẻ mời cô, mời các bạn cùng ăn cơm. Nhắc nhở trẻ 
ăn gọn gàng, không để cơm rơi vãi, nhặt rác bỏ vào thùng rác đúng nơi quy định. 
Giờ ăn phụ chiều khi cô đưa cho trẻ, cô gợi ý để trẻ biết nói Cháu xin cô, 
Cháu cảm ơn cô, và biết nhận quà khi người lớn cho bằng hai tay. 
16 
Biện pháp này là biện pháp thực hiện dễ nhất và thuận tiện nhất nhưng 
kiến thức mà trẻ lĩnh hội được lại vô cùng phong phú. 
3.6. Biện pháp 6: Giáo dục lễ giáo bằng hình thức khích lệ, động viên. 
Tâm lý của con người thích được khen hơn là chê nhất là trẻ nhỏ rất thích 
“Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ MGL” 
được khen ngợi, động viên, khi làm được việc tốt. Những lời động viên, những 
phần thưởng nhỏ cũng làm trẻ vui sướng và khích lệ trẻ cố gắng hơn nữa để lại 
được khen, được thưởng.Vì vậy cuối ngày tôi sẽ cho các trẻ tự nhận xét xem ngày 
hôm nay mình đã ngoan hay chưa, nhận xét trong lớp có những bạn nào ngoan, bạn 
nào chưa ngoan và cho trẻ cắm cờ bé ngoan. 
Ngoài ra tôi luôn dành thời gian để gần gũi với trẻ. Tôi tìm những câu nói 
hài hước, hóm hỉnh, những món quà bất ngờ, kịp thời và các hình thức khen dễ 
thương để động viên cho trẻ. 
Ví dụ 1: Hằng ngày vào giờ nêu gương cuối ngày trước khi cắm cờ, tôi 
cho trẻ tự nhận xét về mình trong ngày đó có bạn nào hành vi lời nói hay tôi nêu 
gương ra cho cả lớp và tặng trẻ một bông hoa. Tôi làm bông hoa là một nội dung 
yêu cầu : Hoa màu đỏ: “Bé sạch sẽ”. Hoa Màu xanh: “Bé lễ phép”. Hoa màu 
vàng: “Bé học ngoan”. Khi nào trẻ nhận được bông hoa màu gì, tôi hỏi cả lớp vì 
sao bạn nhận được bông hoa màu đó? Ngoài ra, vào mỗi buổi sáng tôi thường 
đưa ra những tiêu chuẩn bé ngoan và lễ giáo để trẻ thực hiện . 
Trẻ rất thích thú và mong muốn ngày nào cũng ngoan để được nhận nhiều 
những món quà thú vị. 
Còn với những bạn chưa ngoan thì cô sẽ tạo cơ hội bằng cách cho trẻ lên 
đọc thơ, hát múa và tặng những món quà nhỏ để khuyến khích động viên trẻ cố 
gắng hơn nữa để lần sau cũng được nhận nhiều quà như các bạn. 
 Ví dụ 2: Tôi còn lên kế hoạch cuối tuần bao giờ cũng có tiết mục kể 
chuyện về gương tốt, tuần nào cũng vậy tôi không bao giờ bỏ qua: Tuần 1 
Tháng 10 tôi kể chuyện: “ Tích Chu” cho trẻ nghe. Tuần 1 Tháng 11 tôi kể 
chuyện “Cháu ngoan của bà”cho trẻ nghe và tuần khác tôi kể cho trẻ nghe: Sự 
tích cây vú sữa, hay những câu chuyện về ăn uống có văn hóa do tôi sáng tạo 
hay sưu tầm, những giờ như vậy trẻ rất thích lắng nghe, nhằm kích thích trẻ học 
ngoan, muốn được cắm cờ, trẻ sẽ nổ lực ý chí. 
Khi sử dụng biện pháp này tôi thấy trẻ lớp tôi thực sự là: “Mỗi ngày đến 
trường là một ngày vui” 
3.7. Biện pháp 7: Giáo dục lễ giáo thông qua ngày hội, ngày lễ 
Truyền thống của người Việt Nam chúng ta luôn tôn sư trọng đạo và giữ 
vững những nét văn hóa đặc trưng. Vì vậy tôi thường xuyên tạo điều kiện cho 
trẻ có cơ hội được tham gia các buổi tổ chức ngày lễ, ngày hội như ngày nhà 
giáo Việt Nam, ngày tết trung thu, ngày múa hát mừng xuân 
Từ ý nghĩa của những ngày lễ lớn, truyền thống của dân tộc để giáo dục 
trẻ lòng tự hào dân tộc, tôi cũng đã cung cấp cho trẻ biết về ngày lễ, biết kính 
trọng những người đã hy sinh cho lợi ích dân tộc, lợi ích trồng người. Từ đó 
17 
hình thành cho trẻ lòng tự hào, kính yêu đối với người lớn tuổi, thông qua đó 
khuyến khích trẻ học tập và phấn đấu thành con người có ích sau này. 
Ví dụ: Ngày nhà giáo Việt Nam tôi tổ chức cho các tổ trong lớp thi hát về 
cô giáo. Các tổ sẽ phải nhớ được các bài hát về cô giáo và hát thi với nhau. Sau 
“Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ MGL” 
đó trò chuyện để trẻ hiểu thêm về ý nghĩa công việc của các cô giáo. Giáo dục 
trẻ biết quí trọng, nghe lời cô giáo, cố gắng học giỏi để cô vui lòng. 
Hay đến ngày Tết trung thu tôi chuẩn bị mâm ngũ quả, đèn ông sao và rất 
nhiều hoa quả, bánh kẹo. Mời trẻ cùng chuẩn bị, bày mâm ngũ quả và thắp đèn. 
Nhắc trẻ giúp đỡ nhau trong khi làm, cùng nhau làm để có một sản phẩm đẹp. 
Tôi đóng vai làm chị Hằng kể cho trẻ nghe về ngày tết Trung thu có trăng 
sáng, có chị Hằng, chú Cuội và tổ chức cho trẻ rước đèn, hát múa. 
Tết Trung Thu tại trường 
Cùng với cuộc thi Bé khỏe bé thông minh do nhà trường tổ chức tôi cũng đã 
tổ chức cho lớp mình thi Bé khỏe bé thông minh. Trong cuộc thi có các bức tranh 
hành động đúng và sai như: tranh em bé quét nhà, tranh em bé chào hỏi, tranh em 
bé bẻ cành cây, tranh các bạn tranh giành nhau Yêu cầu trẻ dán tranh hành động 
đúng vào bảng có khuôn mặt cười và tranh hành động sai vào bảng có khuôn mặt 
mếu. Để trẻ tự tìm tranh đúng hay sai và dán vào bảng phù hợp. Và những cháu 
nào thực hiện tốt thì sẽ có phần thưởng. Trẻ rất hứng thú khi tham gia cuộc thi và 
đem lại hiệu quả cao. 
Khi giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua ngày hội ngày lễ trẻ được thực hành, 
được trải nghiệm nhiều nên kiến thức sẽ khắc sâu hơn một số biện pháp khác. 
3.8. Biện pháp 8: Phối kết hợp với phụ huynh 
18 
Cùng với mục tiêu xã hội hoá giáo dục thì vai trò của phụ huynh có vai 
trò không nhỏ trong việc giáo dục trẻ. Vì vậy việc phối kết hợp với phụ huynh 
trong việc giáo dục lễ giáo cho trẻ là vô c

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_le_giao_cho.pdf