Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lớp mẫu giáo 5 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lớp mẫu giáo 5 tuổi

Biện pháp 2: Phát triển các kỹ năng tự lập cơ bản cho trẻ thông qua các hoạt động:

 * Phát triển kỹ năng chủ động tự tin giao tiếp với bạn bè và người lớn.

Trong giờ đón, trả trẻ tôi cùng giáo viên phụ trách cùng lớp luôn trò chuyện với trẻ, giáo dục trẻ kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự cất giầy dép, ba lô đúng nơi quy định ngoài ra tôi còn dạy trẻ biết chào hỏi, biết nói lời xin lỗi, biết nói cảm ơi, không nói leo khi người khác nói, không tự tiện lấy đồ và sử dụng đồ của người khác

Rèn kỹ năng biết tự chăm sóc, bảo vệ bản thân.

Là giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi luôn ý thức được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng biết tự chăm sóc và bảo vệ bản thân, bởi chính dạy cho trẻ những kỹ năng này là rèn cho trẻ có tính chủ động, tính tự lập, tính kỹ luật, tự chủ không phụ thuộc vào người khác trong mọi hoàn cảnh.

  Dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân: Trẻ con vốn luôn hiếu động, hiếu kỳ và muốn khám phá những điều mới lạ. Trong cuộc sống ngày nay, khi xã hội ngày càng hiện đại, càng phát triển thì những mối nguy hiểm cho trẻ con ngày càng nhiều. Những nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ tiềm ẩn không chỉ ở gia đình, ở trường học, ngoài đường mà còn ở bất kỳ đâu trong cuộc sống này.

 

pptx 26 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 819Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lớp mẫu giáo 5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ LỚP MẪU GIÁO 5 TUỔI  Họ và tên: Nguyễn Phùng Nhã QuyênChức vụ: Giáo viên3. Đơn vị công tác: Trường Mẫu Giáo Hoa Mai*.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI “ Trẻ em hôm nay- Thế giới ngày mai” Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của Đất nước. Những người làm cha, làm mẹ sẽ hạnh phúc biết bao khi con của họ là những đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh và ngoan ngoãn, biết lễ phép, kính trọng, vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo. Rồi mai đây những người con ấy sẽ là lớp kế cận, tiếp tục gánh vác sự nghiệp của cha ông ta dựng nước và giữ nước, thực hiện lòng mong mỏi của Bác Hồ “Non Sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu” .Chúng ta dễ dàng bắt gặp trẻ 5 tuổi vẫn còn được mẹ chăm bẩm từng ly từng tí: Từ việc vệ sinh cá nhân, mặc quần áo đến việc xúc ăn. Những việc làm này vô tình sẽ làm mất dần kỹ năng sống ở trẻ, làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhận thức, tình cảm và sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là hầu hết trẻ không có vốn kỹ năng sống Đó chính là tiền đề gieo mầm hạt giống nhằm hình thành kỹ năng sống cho trẻ. Đối với trẻ kỹ năng sống là rất cần thiết nếu không có kỹ năng sống thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày cho trẻ sau này. Qua một thời gian tìm tòi, nhận thức được sâu sắc, ý nghĩa vai trò quan trọng của các kỹ năng sống và tính tự lập cho trẻ đối với sự phát triển của trẻ và có ý nghĩa của mỗi con người trong tương lai, Với sự hiểu biết của bản thân, với trái tim người mẹ thứ hai tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi tại trường mầm non” để thực hiện.1.Thực trạng Thực tế cho thấy trẻ em ngày nay bị ảnh hưởng bởi cuộc sống hiện đại như: Internet, tivi, điện thoại, các trò chơi điện tử.. Một số cháu sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm, không có tính tự lập. Việc giao tiếp chưa tự tin, mạnh dạn, giáo viên còn phải nhắc nhở khi chào cô, chào người lớn. Chưa có thói quen trong việc cảm ơn, xin lỗi, chưa có khả năng tự phục vụ Từ những thực tế đó bản thân tôi khi trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tôi đã nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: .Thuận lợi.Ban giám hiệu nhà trường luôn chỉ đạo, quan tâm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Hướng dẫn làm các tranh ảnh, mô hình thể hiện được một số kỹ năng sống cần thiết cho trẻ để trẻ được thực hành, làm quen ở mọi lúc mọi nơi.Là giáo viên có nhiều năm giảng dạy, nắm được tâm sinh lý của trẻ và những thói quen của trẻ hàng ngày để có biện pháp giáo dục phù hợp. 	 Trẻ được phân chia học đúng theo độ tuổi, đi học chuyên cần, khỏe mạnh. .. Khó khăn:+ Về phía trẻ. Các cháu tuy cùng độ tuổi nhưng khả năng tiếp thu của trẻ không đồng đều. Trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống hiện đại như: Internet, tivi, các trò chơi điện tử.. Một số cháu sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm, không có tính tự lập, ích kỷ, lãnh cảm với môi trường xung quanh + Về phía giáo viên: Việc giáo dục kỹ năng tự lâp cho trẻ có lúc chưa thực sự kiên trì, chưa nhiệt tình trong việc quan tâm đến sự lĩnh hội các kiến thức và kỹ năng của trẻ. Chưa phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng tự lập cho trẻ. Nội dung tuyên truyền đôi khi thiếu tính thực tế, không phù hợp và chưa được cập nhật thông tin kịp thời dẫn đến hiệu quả chưa cao. *Về phía phụ huynh Đa số phụ huynh trẻ là nông dân, làm xa thời gian quan tâm chăm sóc con em còn hạn chế. Một số gia đình thì trẻ được nuông chiều thái quá, chưa hiểu tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống tự lâp cho con em ở lứa tuổi mầm non, nên thường khoán trắng cho giáo viên và nhà trường, thái độ hợp tác giáo dục trẻ chưa rõ ràng. . Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.Biện pháp 1: Nhận thức đúng, tự học, tự bồi dưỡng về việc dạy kỹ năng tự lập cho trẻ. Trước hết chúng ta phải nhận thức đúng,rõ ràng những kỹ năng sống cơ bản, đặc điểm tâm sinh lí của trẻ để giúp trẻ phát triển những kỹ năng sống phù hợp như: sự hợp tác, tự kiểm soát, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu, tự bảo vệ và giao tiếp. Việc xác định được các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp giáo viên lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ, những kỹ năng cơ bản mà giáo viên cần dạy trẻ, bao gồm: + Kỹ năng sống tự tin: + Kỹ năng sống hợp tác: + Kỹ năng thích tò mò, ham học hỏi: + Kỹ năng giao tiếp: . . Biện pháp 2: Phát triển các kỹ năng tự lập cơ bản cho trẻ thông qua các hoạt động: * Phát triển kỹ năng chủ động tự tin giao tiếp với bạn bè và người lớn.Trong giờ đón, trả trẻ tôi cùng giáo viên phụ trách cùng lớp luôn trò chuyện với trẻ, giáo dục trẻ kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự cất giầy dép, ba lô đúng nơi quy định ngoài ra tôi còn dạy trẻ biết chào hỏi, biết nói lời xin lỗi, biết nói cảm ơi, không nói leo khi người khác nói, không tự tiện lấy đồ và sử dụng đồ của người khác. Dạy trẻ kỹ năng sống tự tinGiao tiếp với người lớn tuổiDạy trẻ kỹ năng chủ động tự tin giao tiếp của trẻ với người lạ\.*Rèn kỹ năng biết tự chăm sóc, bảo vệ bản thân.Là giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi luôn ý thức được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng biết tự chăm sóc và bảo vệ bản thân, bởi chính dạy cho trẻ những kỹ năng này là rèn cho trẻ có tính chủ động, tính tự lập, tính kỹ luật, tự chủ không phụ thuộc vào người khác trong mọi hoàn cảnh.  Dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân: Trẻ con vốn luôn hiếu động, hiếu kỳ và muốn khám phá những điều mới lạ. Trong cuộc sống ngày nay, khi xã hội ngày càng hiện đại, càng phát triển thì những mối nguy hiểm cho trẻ con ngày càng nhiều. Những nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ tiềm ẩn không chỉ ở gia đình, ở trường học, ngoài đường mà còn ở bất kỳ đâu trong cuộc sống này..  Giáo dục các kỹ năng tự bảo vệ bản thân qua giờ ăn - giờ ngủ- vệ sinh:*Giờ vệ sinh: Khi đi rửa tay, đi vệ sinh nhớ phải đi dép để tránh bị trơn ngã, cô nhắc nhở trẻ nhiều lần để trẻ ghi nhớ và trở thành thói quen.Trẻ biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, thực hiện đúng quy trình rửa tay bằng xà phòng qua 6 bước cơ bản.*Giờ ăn:Trẻ biết mời cô, mời bạn, biết vệ sinh cá nhân trước và sau khi ăn, biết giữ vệ sinh chung và hành vi văn hoá như không nói chuyện khi ăn, ho hoặc ngáp phải quay ra ngoài đồng thời lấy tay che miệng, biết nhặt cơm rơi bỏ vào đĩa và lau tay). Để đảm an toàn thì phải ngồi ngay ngắn, không xô đẩy bạn, tránh xô ghế đi lại không dễ gây kẹp chân mình hoặc chân bạn; Cầm thìa để vào bát chỉ để xúc cơm, không được cầm thìa gõ đập xuống bàn không cầm thìa đũa dí vào người khác.,Không làm rơi vãi thức ăn, ngồi ngay ngắn không làm đổ cơm canh..*Giờ ngủ:Trẻ biết cùng cô trải chiếu, biết tự mình lấy, cất gối đúng nơi quy định, biết lau chùi chân trước khi lên gường, đi nhẹ, nói khẽ, không làm ồn khi bạn đang ngủ, Giờ ngủ không được cầm bất cứ đồ chơi, ống hút hay cầm dây thun quấn vào tay, không cho trẻ ăn hoặc uống quá no trước khi đi ngủ.Giáo viên hướng dẫn trẻ ngủ đúng tư thế,, nhắc nhở trẻ ngủ trong mùng để tránh muỗi đốt.Giờ ăn:Dạy trẻ có hành vi văn hóa trong giờ ăn, ý thức tốt trong khi ăn như ngồi ngay ngắn, phụ giúp cô trong giờ ănGiờ ngủ: Trẻ ngủ đúng tư thế, không làm ồn trong giờ ngủ, không cầm bất cứ vật hay đeo dây thun trên tayGiờ vệ sinh:Dạy trẻ xếp hàng chờ tới lượt và tự mang dép và tự rửa tay khi đi vệ sinh. Biện pháp 4: Tuyên truyền, phối kết hợp với các bậc phụ huynh cùng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Khi đã hiểu rõ được vai trò của các bậc phụ huynh góp phần không nhỏ trong việc giáo dục các kỹ năng tự lập vì vậy ngay từ đầu năm khi tổ chức họp phụ huynh tôi đã đưa ra ý kiến về giáo dục kỹ năng sống của mình áp dụng vào trẻ. Để phụ huynh nhận thức ý nghĩa của vấn đề để cùng cô giáo, giáo dục trẻ. Sau đó thống nhất với các phụ huynh về những biện pháp giáo dục ở nhà và tôi đã đưa ra những kỹ năng cơ bản cần phải phát triển ở trẻ, kỹ năng nào phần đa trẻ đã thực hiện được, còn những kỹ năng nào chưa làm được tôi nêu ra cuộc họp để cùng bàn luận và cùng uốn nắn trẻ ngay và kịp thời. Đặc biệt những phụ huynh ít quan tâm đến con cái, tôi tìm cách để gặp và trao đổi với phụ huynh nhằm để tìm hiểu và nắm bắt được những nguyên nhân, hoàn cảnh gia đình của từng cháu để có biện pháp giáo dục kịp thời phù hợp với trẻ. . Trao đổi với phụ huynh giáo dục các kỹ năng sống.. 2.4. Hiệu quả của các biên phápSau khi thực hiện nghiên cứu đề tài” Một số biện pháp dạy kỹ năng tự lâp cho trẻ 5 tuổi” lớp tôi phụ trách. Với, kinh nghiệm của bản thân, sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ. Tôi đã tìm ra những biện pháp tích cực phù hợp để nâng việc giáo dục kỹ năng tự lập cho trẻ và điều đó đã cho được những kết quả sau: *Về phía giáo viên.- Chủ động, mạnh dạn, tự tin, dám nghĩ dám làm, có kinh nghiệm và đặc biệt có thêm kinh nghiệm để giúp trẻ có được những kỹ năng sống cơ bản ngay từ lứa tuổi mầm non.- Biết lồng ghép việc giáo dục kỹ năng tự lập cho trẻ vào các hoạt động để giáo dục trẻ. Luôn lắng nghe, trò chuyện với trẻ, trả lời những câu hỏi vụn vặt của trẻ, không la mắng, giải quyết hợp lý, công bằng với mọi tình huống xảy ra giữa các trẻ trong lớp. Trong giảng dạy, chú ý đến hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhiều hơn, Mạnh dạn, tự tin điều khiển các cuộc họp phụ huynh học sinh, biết tự chuẩn bị, phối hợp chặt chẽ, trao đổi thường xuyên với cha mẹ trẻ, tạo uy tín tiềm năng đối với phụ huynh và với trẻ, được phụ huynh tín nhiệm. .Đối với phụ huynh:- Đa số Phụ huynh đã nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cơ bản cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non. Phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc dạy trẻ các kỹ năng sống, đảm bảo thông tin 2 chiều.- Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái đã gần gũi hơn, thường xuyên chia sẻ với con hơn, ít la mắng trẻ, phân việc cho trẻ, hướng dẫn trẻ tự làm những công việc phục vụ bản thân như: Trẻ tự đeo ba lô, tự vào lớp chào cô..- Cha mẹ cảm thấy hài lòng với kết quả của con mình đạt được và đã có sự quan tâm bằng việc ủng hộ giáo viên những nguyên vật liệu để giáo viên và trẻ làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ ở lớp .Về phía trẻ. Các kỹ năng tự lập tự phục vụ được tăng rõ rệt .Trẻ lớp tôi đã có được những kỹ năng cơ bản, cần thiết của lứa tuổi này. Đặc biệt là kỷ năng giao tiếp của trẻ rất tốt, trẻ chủ động hơn trong giao tiếp đặc biệt là với người lớn, người lạ. Biết quan tâm chia sẻ đến mọi người xung quanh, Đồng thời cũng lĩnh hội được những kỹ năng tự phục vụ, thói quen hành vi tốt biết chăm sóc, bảo vệ bản thân trước các mối nguy hiểm. Từ đó làm nền tảng cho việc phát triển nhân cách trẻ toàn diện, bền vững, có khả năng thích ứng, biết tự khẳng định mình. Góp phần làm cho xã hội ngày càng phát triển vững mạnh. .3. KẾT LUẬN Đến đây ta có thể khẳng định rằng: Việc giáo dục kỹ năng tự lập cho trẻ đóng một vai trò vô cùng quan trọng, cấp thiết đặc biệt đối với thời đại mà công nghệ thông tin phát triển như hiện nay. Nó không chỉ giúp trẻ phát triển tư duy, óc quan sát, ghi nhớ, chú ý có chủ định. Mà còn giúp trẻ so sánh, phân tích, tổng hợp Còn là những kinh nghiệm bổ ích đối với cuộc sống thực tiển hàng ngày diễn ra xung quanh trẻ. Giúp trẻ có một hành trang vững vàng, một tâm thế tự tin để bước vào cuộc sống sau này của trẻ. có khả năng làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với môi trường xung quanh và có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. 	 Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ngay từ lúc còn bé là rất cần thiết. Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cần được quan tâm và thực hiện một cách đồng bộ hơn nữa ở cả gia đình, nhà trường và xã hội. Góp phần tạo cho xã hội có những“mầm ươm” khoẻ mạnh và sẵn sàng vươn lên.. Kết quả đạt được*Về phía trẻ:-Trẻ có Kỹ năng tự lập thân được  nâng cao, trẻ biết tự làm một số công việc vừa sức, không ỉ lại, tự  giác hơn trong mọi hoạt động, biết đoàn kết chia sẻ với bạn bè, chơi ngoan, chơi an toàn, thể hiện tinh thần đồng đội, cư xử với nhau một cách thân thiện, biết giải quyết vấn đề, giải quyết xung đột hiệu quả hơn và phát triển những phẩm chất tốt đẹp như: tính kiên trì, tính trung thực, biết nhường nhịn, biết cư xử đẹp khi thắng thua. Trẻ tự tin tham gia vào các hoạt động của trường lớp*Về phía giáo viên: Sau khi tiến hành những biện pháp trên tôi thấy trẻ đã có kỹ năng  cần thiết phù hợp với độ tuổi. Trẻ tham gia vào các hoạt động một cách tự tin mạnh dạn hơn giúp cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục của cô giáo đạt kết quả tốt hơn.* Về phía phụ huynh:Phụ huynh hưởng ứng, thường xuyên trao đổi và cùng phối kết hợp với giáo viên để cùng giáo dục, rèn kỹ năng tự bảo vệ bản thân, tự tin  cho trẻ và rất tin tưởng cô giáo bởi họ tự nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của con mình.Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã nghiên cứu và áp dụng được trong năm học này. Tôi hy vọng đóng góp được một phần công sức nhỏ bé của mình vào chương trình chăm sóc giáo dục của nhà trường. Vì điều kiện thời gian có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi kính mong sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, các chị em đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn./.

Tài liệu đính kèm:

  • pptxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song.pptx